TIẾT 1:
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Giúp học sinh nhận biết được:
- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 5.
- Chương trình học của học sinh lớp 1,2, 3, 4, 5 , học sinh THCS, THPT.
- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Xem tranh, Xem truyện tranh -Trao đổi, thực hành- Lời khuyên).
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 5 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).
3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
THANH LỊCH -VĂN MINH TIẾT 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU : 1. Giúp học sinh nhận biết được: - Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. - Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 5. - Chương trình học của học sinh lớp 1,2, 3, 4, 5 , học sinh THCS, THPT. - Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Xem tranh, Xem truyện tranh -Trao đổi, thực hành- Lời khuyên). 2. Học sinh có kĩ năng : - Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 5 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục). 3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Sách HS lớp 1, 2, 3, 4, 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Bài cũ : không kiểm tra. 2 Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV giới thiệu khái quát về tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dùng cho HS lớp 5. Bước 2 : GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài. Hoạt động 2 : Giới thiệu về tài liệu (4’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 5, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Bước 2 : GV có thể lấy một số ví dụ về hành vi đẹp trong SHS để minh họa. Hoạt động 3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp (4’) Bước 1 : GV sử dụng sách từ lớp 1 đến lớp 5 để khái quát về Bộ tài liệu “Giáo dục Nếp sống TL, VM cho HS Hà Nội” . - Hình thức : Bộ tài liệu gồm 5 cuốn tương ứng với 5 khối lớp. - Nội dung : Có 8 chủ đề “Nói, nghe ; ăn; mặc; ở; cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử”. Bước 2 : GV tóm tắt lời giới thiệu cho HS. Hoạt động 4 : Tìm hiểu sách HS lớp 2 (15’) * Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược nếp sống thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 2. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau: - SHS gồm có mấy bài ? - Tên từng bài là gì ? Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận : SHS lớp 2 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ăn, mặc, cử chỉ. Bài 1 : Ý kiến của em Bài 2 : Tôn trọng người nghe Bài 3 : Bữa ăn cùng khách Bài 4 : Dự sinh nhật bạn Bài 5 : Bữa ăn trên đường du lịch Bài 6 : Trang phục khi ra đường Bài 7 : Trang phục thể thao Bài 8 : Cách nằm, ngồi của em 3.Củng cố dặn dò: (2’) - GV yêu cầu HS nêu vắn tắt về việc sử dụng tài liệu GDNSTL,VM cho HS lớp 2. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Ý kiến của em”. HS ghi bài HS theo dõi chỉ ra hành vi chưa đẹp.nêu cách sửa HS theo dõi chỉ ra hành vi đẹp.nêu gương học tập, liên hệ trong lớp Hs theo dõi, nhắc lại tên các chủ đề. Về xem trước bài THANH LỊCH -VĂN MINH TIẾT 2 : Bài 1: Ý KIẾN CỦA EM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học, giờ chơi hay trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết cách xin phép người nghe để nêu ý kiến. - Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn. - Biết nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn. 3. Học sinh có thái độ tự tin khi nêu ý kiến. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1.Bài cũ : không kiểm tra. 2.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV nêu câu hỏi bất kì, yêu cầu 1 HS trả lời. Cả lớp nhận xét cách trả lời của bạn theo tiêu chí “Bạn trả lời đã đủ cả câu chưa ?” GV nhắc lại kiến thức đã học trong bài “Em hỏi và trả lời” ở lớp 1 (Hỏi và trả lời phải đủ cả câu. Không hỏi và trả lời trống không). Bước 2 : GV dẫn vào bài mới, ghi tên bài “Ý kiến của em”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (15’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học; Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn. * Các bước tiến hành : - Bước 1 : Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 5, 6, 7. - Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh : + Tranh 1 : Các bạn giơ tay xin phát biểu như vậy cô giáo có thể gọi lần lượt HS phát biểu. + Tranh 2 : Các bạn tranh nhau nói khi chưa được cô giáo cho phép làm lớp ồn, cô giáo không gọi được HS phát biểu, nói trươc câu trả lời của mình,... + Tranh 3 : Nam chưa mạnh dạn nêu ý kiến như vậy thầy, cô giáo sẽ không biết khả năng học tập của Nam để giúp Nam học tập tốt hơn. + Tranh 4 : Mai Anh đứng ngay ngắn, trả lời câu hỏi rõ ràng như vậy thầy, cô giáo sẽ biết khả năng học tập của Mai Anh và giúp bạn học tập tốt hơn. + Tranh 5 : Các bạn tranh nhau nói nên nhóm trưởng không tập hợp được ý kiến như vậy hoạt động nhóm sẽ không có hiệu quả. + Tranh 6 : Các bạn lần lượt nêu ý kiến như vậy giúp cho hoạt động nhóm hiệu quả. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 8. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (7’) * Mục tiêu : Giúp HS bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng và hành vi sai và nhận thấy nên nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GVtổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 8. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng hành vi: a) Liên đã mạnh dạn góp ý khi thấy Nam sai như vậy sẽ giúp cho bạn Nam tập trung và học tốt môn Toán > tán thành. b) Tuấn góp ý với bạn như vậy giúp cho các bạn ngồi sau xem được phim, > tán thành. c) Mai nhìn thấy bạn làm sai nhưng không góp ý như vậy bạn sẽ không ý thức về việc làm sai của mình, > không tán thành. Bước 3 : GV gợi mở để HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 8. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hành kĩ năng nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 8. Bước 2 : HS trình bày trước lớp. GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. 3. củng cố dặn dò: (3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 2 “Tôn trọng người nghe”. Hs nêu miệng nối tiếp. Hs ghi bài. Hs quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn. Đại diện nêu kết quả, nhận xét theo từng tranh. Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét. Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường. Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân. 1,2 em nhắc lại. THANH LỊCH -VĂN MINH TIẾT 3 : Bài 2 : TÔN TRỌNG NGƯỜI NGHE I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe. 2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như : - Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải. - Không nói quá to hay quá nhỏ. - Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp. 3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1 : Kiểm tra bài cũ (3’) * Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức HS đã học ở bài 1 “Ý kiến của em” (TLGDNSTL,VM lớp 2). * Cách tiến hành : Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi có ý kiến, em cần làm gì ?” ; “Khi nêu ý kiến, em cần chú ý điều gì ?” Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS. 2.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Cách tiến hành: GVgiới thiệu bài học, ghi tên bài “Tôn trọng người nghe”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe qua một số hành vi như giữ khoảng cách vừa phải với người nghe, không nói quá to hay quá nhỏ. * Các bước tiến hành : - Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 9, 10. - Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh : + Tranh 1: Việt Anh đứng gần quá khiến Nam khó chịu. + Tranh 2: Hai bạn đứng nói chuyện, khoảng cách vừa phải. + Tranh 3: Tuấn nói to quá làm Nga cảm thấy khó chịu. + Tranh 4: Thảo nói nhỏ làm cho Tùng không nghe rõ. Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 12. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (5’) * Mục tiêu : Giúp HS bày tỏ ý kiến với những hành vi thể hiện sự tôn trọng người nghe cũng như hành vi không tôn trọng người nghe. * Các bước tiến hành : - Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 12. - Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : Khi nói chuyện cần để ý nét mặt người nghe để có cách ứng xử thích hợp > tán thành. b) Trong khi nói chuyện, thích điều gì thì nói mà không cần quan tâm đến thái độ của người nghe > không tán thành vì đó là hành vi thiếu tôn trọng người nghe. c) Khi nói chuyện không đứng sát vào người nghe và không nói quá to hay quá nhỏ > tán thành vì đó là hành vi thể hiện sự tôn trọng người nghe. Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 12. Bước 4 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện kĩ năng quan sát nét mặt người nghe để có cách ứng xử thích hợp. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 11. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay : - Tranh 1: Nên dừng cuộc nói chuyện lại vì chị đang chuẩn bị đi học. - Tranh 2 : Nên chuyển sang chuyện khác vì bạn được điểm không cao nên có thể bạn không thích nói chuyện đó. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổ ... ớc 2 : HS trình bày kết quả. Giáo viên phân tích các hành vi : a) > Không đồng ý (khi chơi thể thao cần mặc quần áo thể thao). b) > Đồng ý (trang phục có độ co giãn cao sẽ giúp chúng ta vận động dễ dàng). c) > Đồng ý (mỗi môn thể thao đều có trang phục riêng, phù hợp với đặc điểm của môn đó). d) > Đồng ý (nếu không thắt dây giày có thể bị tuột giày hoặc bị ngã). e) > Đồng ý (các bạn nữ buộc gọn tóc sẽ giúp cho vận động dễ dàng hơn. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (7’) * Mục tiêu : HS thực hành lựa chọn trang phục cho một số môn thể thao. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 33 (có thể thay những hình vẽ trong sách bằng những bộ trang phục thật). Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV giúp HS nhận xét và bình chọn trang phục phù hợp. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. 3. củng cố dặn dò: (3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 8 : Cách nằm ngồi của em Hs nêu miệng nối tiếp. Hs ghi bài. Hs xem truyện,quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn. Đại diện nêu kết quả, nhận xét Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên (SHS trang 33) Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét. Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường. Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.Chọn bạn có chọn trang phục phù hợp nhất. Hs thực hành theo nhóm bàn. 1,2 em nhắc lại. THANH LỊCH -VĂN MINH TIẾT 9 : Bài 8 : CÁCH NẰM NGỒI CỦA EM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy khi nằm hoặc ngồi, cần lựa chọn chỗ và hướng nằm, ngồi thích hợp. 2. Học sinh có kĩ năng : a) Khi ngồi : - Biết chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế. - HS nữ biết thu váy và khép chân. b) Khi nằm : - Biết chọn chỗ và hướng nằm thích hợp. - Nằm đúng tư thế. - HS nữ biết thu váy và khép chân. 3. Học sinh tự giác thực hiện cách nằm, ngồi lịch sự. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1 : Kiểm tra bài cũ (3’) * Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức HS đã học ở Bài 7 “Cách đi đứng của em” (TLGDNSTL,VM lớp 1). * Cách tiến hành : Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi đi lại, em cần chú ý điều gì ?” ( Đi thong thả, nhẹ nhàng. Quan sát phía trước để tránh bị va chạm. Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện.) ; “Khi đứng nói chuyện với người khác, em cần chú ý điều gì ?” (Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện. Nên chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh). Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS. 2.Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp học sinh định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cách nằm, ngồi của em”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi ngồi, cần chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế. * Các bước tiến hành: - Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh (a), SHS trang 34. 35 (HS có thể thảo luận theo nhóm). - Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh : + Tranh 1 : Dũng ngồi chen vào phía trước bố khi nhà đang có khách như vậy làm ảnh hưởng đến việc tiếp khách của bố > hành vi không đẹp, không nên làm theo. + Tranh 2 : Các bạn ngồi đúng tư thế, giúp cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, việc học tập hiệu quả > hành vi đúng, cần làm theo. + Tranh 3 : Tú ngồi dang chân ra ngoài như vậy vừa không đẹp mắt vừa làm ảnh hưởng đến người khác > hành vi không đẹp, không nên làm theo. + Tranh 4 : Đức ngồi cho chân lên bàn như vậy trông không đẹp, làm chóng hỏng đồ dùng > hành vi không đẹp, không nên làm theo. - Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra phần a của lời khuyên, SHS trang 38. - Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi nằm, cần chọn chỗ thích hợp và nằm đúng tư thế. * Các bước tiến hành: Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh (b) , SHS trang 36, 37. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh : - Tranh 1 : Huy nằm ngủ đúng tư thế, hướng nằm thích hợp vì khi nằm không nên quay chân về bàn thờ > hành vi đúng, cần làm theo. - Tranh 2 : Nằm ngủ trên ghế đá công viên là chưa đúng chỗ. Không nên nằm ở những nơi công cộng > hành vi không đẹp, không nên làm theo. - Tranh 3 : Hùng nằm quay ngược lại với các bạn, hướng nằm chưa đẹp > hành vi không đẹp, không nên làm theo. - Tranh 4 : Các bạn nữ nằm đúng và đẹp vì khi mặc váy nên nằm hướng chân vào trong và nên thu váy > hành vi đúng, cần làm theo. Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra phần b của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện cách ứng xử trong các tình huống nằm, ngồi cụ thể. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 26. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay. - Tình huống 1: Em nên nhắc bạn ngồi lại cho đúng tư thế. - Tình huống 2 : Em nên nhắc em trai em không nên nằm ở phòng khách xem ti vi khi nhà đang đông khách. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hành ngồi đẹp. * Các bước tiến hành : - Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 38 (Ngồi trên ghế nhựa, nam thi riêng, nữ thi riêng.) - Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV giúp HS nhận xét, bình chọn cách ngồi đẹp. 3. củng cố dặn dò: (3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Nhắc HS xem lại các bài đã học trong chương trình để chuẩn bị cho tiết tổng kết. Hs nêu miệng nối tiếp. Hs ghi bài. Hs quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn. Đại diện nêu kết quả, nhận xét Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyến (SHS trang 38) Xem tranh và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét. Nêu lại. Hs liên hệ trong lớp. Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân, trong lớp. Hs thực hành theo nhóm bàn. 1,2 em nhắc lại. THANH LỊCH -VĂN MINH TIẾT10 : Bài: TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh ôn lại các chủ điểm đã học. 2. Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm. 3. Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bộ mô hình bát, đũa ăn cơm. Một số bộ trang phục khi tới trường, khi ra đường, khi ở nhà, khi chơi thể thao, III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Bài cũ xen trong giờ học. 2. Bài mới:Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Tổng kết”. Hoạt động 2 : Ôn lại các chủ điểm đã học (7’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại các chủ điểm đã học và nội dung hành vi trong từng chủ điểm. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS ôn lại tên các chủ điểm đã được học ở lớp 2 và tên các bài theo từng chủ điểm. - Chủ điểm nói, nghe : Ý kiến của em, tôn trọng người nghe - Chủ điểm ăn : Bữa ăn cùng khách, dự sinh nhật bạn, bữa ăn trên đường du lịch. - Chủ điểm mặc : Trang phục khi ra đường, trang phục thể thao - Chủ điểm cử chỉ : Cách nằm, ngồi của em. Bước 2: GV yêu cầu HS nhớ và nêu lại những hành vi đã được học theo từng bài, từng chủ điểm. Hoạt động 3 : Trò chơi “Kể chuyện” (8’) * Mục tiêu : Giúp HS rèn luyện kĩ năng nghe, nhớ và diễn đạt ý kiến. Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV nêu cách chơi và luật chơi. - Cách chơi : GV nói một câu mào đầu, sau đó những người chơi xung phong cứ lần lượt kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic và hợp lý để thành một câu chuyện hoàn chỉnh. - Luật chơi : Ai muốn kể, phải giơ tay xin phép kể. Người vừa kể có quyền chỉ định bạn tiếp theo. Ai không kể được, kể ngập ngừng, kể không logich là bị loại. Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi. Bình chọn bạn có câu kể hay nhất, hài hước nhất. Bước 3 : Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung câu chuyện vừa kể. Hoạt động 4 : Trò chơi “Đoàn kết” (8’) * Mục tiêu : Giúp HS rèn luyện kĩ năng lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. * Các bước tiến hành : Bước 1 : Giáo viên nêu cách chơi và luật chơi - Cách chơi : Mỗi HS tự chọn cho mình một bộ trang phục. GV hô “Đoàn kết, đoàn kết”, cả lớp hỏi “Kết gì, kết gì”, GV hô “Kết trang phục tới trường” (hoặc kết trang phục ở nhà, kết trang phục ra đường, kết trang phục thể thao, ) thì các nhóm chơi mặc trang phục của nhóm nào phải nhanh chóng kết lại theo yêu cầu của GV, các nhóm không đúng yêu cầu của GV thì đứng yên. - Luật chơi : Nhóm nào kết không đúng yêu cầu sẽ bị phạt như nhảy lò cò, hát, Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi. Khen những nhóm có nhiều HS kết đúng. Yêu cầu từng nhóm nhắc lại yêu cầu về trang phục của nhóm mình. Hoạt động 5 : Trò chơi “Dựng hoạt cảnh” (10’) * Mục tiêu : HS rèn luyện các kĩ năng hành vi Ăn và khả năng khéo léo, linh hoạt. Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GVnêu cách chơi và luật chơi - Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm (4- 6) học sinh. GV đưa ra các từ ngữ “Bữa ăn cùng khách, bữa ăn trên đường du lịch, dự tiệc sinh nhật, bữa ăn gia đình, .). Các nhóm chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà mỗi từ ngữ đó gợi lên. Ví dụ: Bữa ăn cùng khách phải có gia đình mình và khách. Phải thực hiện được các hành vi như nói lời mời với khách, gắp thức ăn mời khách, - Luật chơi : Nhóm nào dàn dựng tốt, thực hiện được nhiều hành vi đúng, có sáng tạo, gây ấn tượng tốt cho khán giả (HS ở lớp) sẽ là đội chiến thắng. Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi, bình chọn nhóm chơi tốt. 3. củng cố dặn dò: (3’) - Giáo viên nhắc nhở HS thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh đã được học. Hs ghi bài. Hs nêu miệng. HS thực hiện theo dãy hay nhóm lớn. 1 Hs khá nêu lại. Thực hiện cả lớp. Hs thực hành theo nhóm 1,2 em nhắc lại.
Tài liệu đính kèm: