Thiết kế bài đạy các môn lớp 4 - Tuần 13

Thiết kế bài đạy các môn lớp 4 - Tuần 13

TẬP ĐỌC:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, ; biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

(lời được các CH trong SGK)

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ,

*KNS: - Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân

 - Đặt mục tiêu. Kiên định

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki.

- Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.

 

doc 138 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 13
 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC: 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần,; biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
(lời được các CH trong SGK)
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ,
*KNS: - Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân 
 - Đặt mục tiêu. Kiên định
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki.
- Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:	
 a, Giới thiệu bài
 b, Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có)
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
+ Nhấn giọng những từ ngữ: gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và TLCH:
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1. 
- HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Ghi bảng ý chính đoạn 2, 3. 
- HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và TLCH:
? Ý chính của đoạn 4 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 4. 
? Em hãy đặt tên khác cho truyện.
? Câu truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức có HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố và dặn dò ;
? Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
? Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi- ô- côp- xki.
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc bài.
- Quan sát và lắng nghe.
- 4 HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ nhỏ  bay được.
+ Đoạn 2: Để tìm  tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: Đúng là  vì sao	
+ Đoạn 4: Hơn  đến chinh phục.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Giới thiệu và lắng nghe.
- 2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhắc lại.
*Ước mơ của Xi- ôn- côp- xki.
*Người chinh phục các vì sao.
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
*Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi- ôn- côp- xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
- 4 HS đọc như đã hướng dẫn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
-Nhờ kiên trì, nhẫn nại ông đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình.
+ Xi- ôn- côp- xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
+ Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại.
+ Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý quyết tâm.
TOÁN: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM
 SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU : 
- Giúp HS: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
- Làm bài tập 1,3 
 - GDHS : Tính cẩn thận khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC :
2. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
 - Viết phép tính 27 x 11. 
 - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
 - Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. 
 - Khi nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. 
 - Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? 
 - Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
 * 2 cộng 7 = 9 
 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. 
 * Vậy 27 x 11 = 297 
 - HS nhân nhẩm 41 với 11. 
 - GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27, 41  đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48, 57,  thì ta thực hiện thế nào ?
 c. Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10)
 - Viết lên bảng phép tính 48 x 11. 
 - Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẫm x 11. 
 - Vậy kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. 
 - Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. 
 - Yêu cầu HS thực hiện nhân nhẫm 75 x 11. 
 d. Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 - HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 - HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Nhận xét cho điểm học sinh
 Bài 4 (Dành cho HS giỏi)
 - HS đọc đề bài: 
 - GV H/d: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.	
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.	
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- Đều bằng 297. 
- HS nêu. 
- Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. 
- HS nhẩm 
- HS nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp 
- HS nêu.
- 2 HS lần lượt nêu.
- HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. 
Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra 
- HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
- HS nghe GV hướng dẫn và tự làm bài
 Phòng A có 11 x 12 = 132 người 
 Phòng B có 9 x 14 = 126 người 
Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. 
- HS cả lớp.
CHÍNH TẢ: 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúg bài CT; trình bày đúng đoạn văn. 
- Làm đúng BT (2) a / b hoặc BT (3) a / b. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giấy khổ to và bút dạ,
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn viết về ai?
? Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- côp- xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
 * Soát lỗi chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
a) HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
Có hai tiếng đề bắt đầu bằng l
Có hai tiếng bắt đầu bằng n
 Bài 3:
a/. HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
- Gọi HS phát biểu.
- HS nhận xét và kết luận từ đúng.
b/. Tiến hành tương tự phần a/.
 3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125, SGK.
+ Viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi- ôn- côp- xki.
- HS trả lời.
- Các từ: Xi- ôn- côp- xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- Bổ sung.
- 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 10 từ vào vở.
Long lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng. Lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ lem , lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
Nóng nảy, nặng nề, nảo nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê náo nức nô nức,
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ tìm được.
- Lời giải: nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối, lạc hướng.
- Lời giải: Kim khâu, tiết kiệm, tim,
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
ĐỊA LÍ: 
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
 - Biết ĐB Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 - Sử dụng tranh, ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐB Bắc Bộ.
 + Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...
 + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lùa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
 - HS khá, giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua cách dựng nhà của người dân ĐB Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vũng chắc. 
 - GDHS: Tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (do HS và GV sưu tầm ).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC :
 - ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên.
 - Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 b. Phát triển bài :
Chủ nhân của đồng bằng:
 * Hoạt động cả lớp:
 - HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau : 
? ĐB Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
? Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc gì?
 - GV nhận xét, kết luận.
 * Hoạt động nhóm:
 - GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo các câu hỏi 
 - GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ, một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó
Trang phục và lễ hội :
 * Hoạt động nhóm:
 - HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận.
 - GV kể thêm về một lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội )
3. Củng cố :
 ? Nhà v ...  Chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766
+ Chia hết cho 3 : 2229 ; 35766.
+ Chia hết cho 5 là : 7435 ; 2050 
+ Chia hết cho 9 là : 35766.
- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc.
+ 2 HS nêu cách làm.
+ Thực hiện vào vở.
+ HS đọc bài làm.
- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
+ Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số: chia hết cho 3, chia hết cho 9, chia hết cho 3 và chia hết cho 5, chia hết cho 2 và chia hết cho 3.
+ HS tự làm bài .
- 2 - 3 HS nêu trước lớp.
- 1 HS đọc.
+ Thực hiện tính và xét kết quả.
- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- HS cả lớp thực hiện.
LỊCH SỬ:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề nhà trường ra)
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
 I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô – xi 
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đến sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập.
 II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm,tránh lãng phí nước.
-Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước (quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS chuẩn bị 2 cây nến bằng nhau .
- 2 lọ thuỷ tinh ( 1 lọ to , 1 lọ nhỏ )
- 2 lọ thuỷ tinh không có đáy để kê .
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động : 
? Không khí có ở đâu ?
? Không khí có những tính chất gì ?
? Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : VAI TRÒ CỦA Ô - XI ĐỐI VỚI SỰ CHÁY 
 - GV kê một chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm để cả lớp quan sát dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1 : (SGV)
+ Yêu cầu HS quan sát và hỏi HS xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
+ Theo em tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ ?
+ Qua thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô - xi có vai trò gì ?
+ Kết luận.
* Hoạt động 2: 
CÁCH DUY TRÌ SỰ CHÁY
 - GV dùng một lọ thuỷ tinh không có đáy úp vào 1 cây nến gắn trên đế kín và hỏi :
- Các em hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
+ GV thực hiện thí ngiệm và hỏi 
+ Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? 
+ Theo em vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?
 - GV yêu cầu HS làm thêm một số thí nghiệm khác. (Như SGV)
+ Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
+ Ta thấy : Khi sự cháy xảy ra khí ni - tơ và khí các - bo - níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào lọ tiếp tục cung cấp ô - xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.
 + Vậy để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? Tại sao lại phải làm như vậy ?
+ Để duy trì sự cháy cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
* Hoạt động 3: ỨNG DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CHÁY
 - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 - Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi.
+ Bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Bạn làm như vậy để làm gì ?
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh.
 - GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
 - GV nhận xét chung.
* Hoạt động kết thúc : 
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
+ Khí ô - xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
+ Làm cách nào để duy trì sự cháy ?
 - Gọi HS lên trình bày.
 - GV nhận xét, khen những HS trả lời đúng 
3. Củng cố- dặn dò:
- HS trả lời.
+ Lắng nghe.
+ Quan sát, trao đổi và phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe và phát biểu.
+ Cả 2 cây nên cùng tắt.
+ Cả 2 cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Cây nến trong lọ thuỷ tinh to sẽ cháy lâu hơn so với cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ.
- Lắng nghe.
- 1 HS làm thí nghiệm và trả lời kết quả:
+ Lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS suy nghĩ và trả lời : cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Cây nến sẽ tắt.
- Quan sát thí nghiệm và trả lời.
- Cây nến sẽ tắt sau mấy phút .
- Cây nến chỉ cháy được trong một thời gian ngắn là do lượng ô - xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.
+ Cây nến có thể cháy bình thường là do được cung cấp ô - xi liên tục .
+ Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô - xi nên cây nến đã cháy được liên tục.
+ Lắng nghe và quan sát GV mô tả.
+ Để duy trì được sự cháy liên tục ta cần phải cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô - xi. 
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
- Bổ sung cho nhóm bạn.
+ Lắng nghe.
+ Trao đổi và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.
 - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS chuẩn bị các cây con vật nuôi, đã chuẩn bị do giáo viên giao từ tiết trước.
 - GV chuẩn bị tranh ảnh về các người bệnh đang thở bằng bình ô - xi.
 - Bể cá đang được bơm không khí.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:	
 * Giới thiệu bài. 
 * Hoạt động 1: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI .
 - GV yêu cầu cả lớp : 
- Để tay trước mũi thở ra và hít vào. Em có nhận xét gì ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Khi thở ra và hít vào phổi của chúng ta có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô - xi và thải ra khí các - bo - níc.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn gần nhau lấy tay bịt mũi nhau và yêu cầu người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại.
+ GV hỏi HS bị bịt mũi.
+ Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ?
+ Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối với đời sống con người ?
 - GV nêu: Không khí rất cần cho đời sống con người. Trong không khí có chứa khí ô - xi, con người tá sống không thể thiếu ô - xi nếu quá 3 - 4 phút. 
+ Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao các em sẽ tìm hiểu tiếp bài ..
 * Hoạt động 2: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT .
 - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm có thể trưng bày các vật nuôi, cây trồng theo yêu cầu tiết học trước.
 - Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày về kết quả thí nghiệm của nhóm mình đã làm ở nhà.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống thì tại sao con sâu này lại chết ?
+ Còn hạt đậu này khi gieo mọc thành cây thì tại sao lại không sống và phát triển được bình thường ?
 + Qua 2 thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò như thế nào ? đối với thực vật và động vật 
* Kết luận : Không khí rất cần thiết cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô - xi đây là thành phần rất quan trọng cho hoạt động hô hấp của con người và động, thực vật.
 * Hoạt động 3: 
ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA KHÍ Ô - XI TRONG CUỘC SỐNG .
 - GV nêu : Khí ô - xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em hãy quan sát hình 5 và 6 trong SGK và cho biết tên các dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan 
 + Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và kết luận.
 - GV yêu cầu HS chia theo nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi các câu hỏi. GV ghi lên bảng.
 - Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người, động vật, thực vật ?
+ Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ?
+ Trong trường hợp nào con người phải thở bằng bình ô - xi ?
 - Gọi HS lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét và kết luận : 
- Người, động vật, thực vật sốg được là cần có ô - xi để thở.
 3.Củng cố - dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo giáo viên 
+ 3 HS trả lời : Để tay trước mũi thở ra và hít vào em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
+ Lắng nghe.
- HS tiến hành theo cặp đôi sau đó 3 em trả lời.
+ Em thấy tức ngực khó chịu và không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.
- Không khí rất cần cho quá trình thở của con người. Nếu không có không khí để thở thì con người sẽ chết.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động.
- Trong nhóm thảo luận về cách trình bày, Các nhóm cử đại diện thuyết minh.
- 4 HS cầm cây trồng ( con vật ) của mình trên tay và nêu kết quả.
- Trao đổi và trả lời : Con cào cào này đã chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín lượng ô xi có trong không khí trong lọ bị hết là nó chết.
+ Là do cây đậu đã bị thiếu không khí. Cây sống được là nhờ vào sự trao đổi khí với môi trường.
- Không khí rất cần thiết cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô - xi trong không khí, động, thực vật sẽ bị chết 
+ Lắng nghe.
- 2 HS vừa chỉ hình vừa nói :
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sau dưới nước là bình ô - xi mà họ đeo ở lưng.
+ Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
- 1 HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 4 HS cùng bàn trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày.
- HS lắng nghe.
+ Không có không khí thì con người, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3- 4 phút.
- Trong không khí thì ô - xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
+ Người ta phải thở bình ô - xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, ...
- HS lắng nghe.
+ HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KI I
(Đề nhà trường ra)
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KI I
(Đề nhà trường ra)
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(1).doc