Giáo án dạy Tuần 23 Lớp 2

Giáo án dạy Tuần 23 Lớp 2

TIẾT 2+3

TẬP ĐỌC

BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu

- Đọc trô chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu ND: Sói gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại ( trả lới đuộc CH 1,2,3,5

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).

- HS: SGK.

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 23 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2010
TIẾT 1
CHÀO CỜ
.
TIẾT 2+3
TẬP ĐỌC
BÁC SĨ SÓI 
I. Mục tiêu
- Đọc trơ chảy từng đoạn, tồn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Sĩi gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, khơng ngờ Ngựa thơng minh dùng mẹo trị lại ( trả lới đuộc CH 1,2,3,5
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (5’) Cò và Cuốc.
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới (34’)
Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
v Hoạt động 1: Luyện đọc bài 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc:
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.
+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.
b) Luyện phát âm
 - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
 - Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
 - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Bài tập đọc gồm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
 - Trong bài tập đọc có lời của những ai?
 - Giảng: Vậy chúng ta phải chú ý đọc để phân biệt lời của họ với nhau.
HS đọc đoạn
 - GV giải nhgiãû từ
- Luyện đọc nhóm đôi
v Hoạt động 2: Thi đua đọc bài 
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.
d) Đọc đồng thanh
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (16’)
GV đọc lại toàn bài một lần.
 - Câu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
-Câu 2: Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
Câu 3: Ngựa đã bình tĩnh giả đau ntn?
 - Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
 - Câu 4: Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này)
Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5.
 - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
 - Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại truyện (20’)
GV tổ chức cho HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
4. Củng cố (3’)
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
 - GV nhận xét tiết học
 5. Dặn dò(1’)
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Nội quy Đảo Khỉ
HS khá giỏi biết tả lại cảnh Sĩi bị Ngựa đá
Bổ sung:
..
TIẾT 4
TOÁN
SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được số bị chia – số chia- thương
 - Biết cách tìm kết quả của phép chia
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vơ.û Bộ thực hành Toán.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Luyện tập.
Sửa bài 3
Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18 : 2 = 9 (lá cờ)	
 Đáp số: 9 lá cờ
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Số bị chia – Số chia - Thương
v Hoạt động 1: Giúp HS biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả phép chia.
GV nêu phép chia 6 : 2
HS tìm kết quả của phép chia?
GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi:
6	 	:	2	=	3
Số bị chia	 Số chia	 Thương
Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương.
GV có thể ghi lên bảng:
Số bị chia	Số chia	Thương
6	 : 2	=	 3
	Thương
HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó.
GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở (theo mẫu ở SGK)
Bài 2: Ở mỗi cặp phép nhân và chia, HS tìm kết quả của phép tính rồi viết vào vở. Chẳng hạn:
2 x 6 = 3
6 : 2 = 3	 
4.Củng cố 
 - HS đọc bảng chia 2
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò(1’)
Chuẩn bị: Bảng chia 3
Bài 1
Bài 2
Bổ sung:
TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
I. Mục tiêu:
 - Nêu được 1 số yêu cầu tối thiểu khi gọi và nhận điện thoại
 - Biết xử lý một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1Ổn định 
2. Bài cũ Thực hành
Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
v Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
Yêâu cầu HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
Kịch bản:
Tại nhà Hùng, hai bố con đang ngồi nói chuyện với nhau thì chuông điện thoại reo. Bố Hùng nhấc ống nghe:
Bố Hùng: Alô! Tôi nghe đây!
Minh: Alô! Cháu chào bác ạ, cháu là Minh, bạn của Hùng, bác làm ơn cho cháu gặp Hùng với ạ!
Bố Hùng: Cháu chờ một chút nhé.
Hùng: Chào Minh, tớ Hùng đây, có chuyện gì vậy?
Minh: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Hùng:	Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Minh:	Cám ơn cậu nhiều. Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé. Tớ cúp máy đây, chào cậu.
Hùng:	Chào cậu.
Yêu cầu HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
+ Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói ntn? Có lễ phép không?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
+ Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không?
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả
 Thảo luận, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố (3’)
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò(1’)
Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành. 
Biết:
Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh
Bổ sung:
.	
Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2010
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN
BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II. Chuẩn bị
GV: 4 tranh minh hoạ trong sgk phóng to (nếu có)
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
 - Hỏi: Trong giờ tập đọc đầu tuần, các con đã được học bài tập đọc nào?
Câu chuyện khuyên các con điều gì?
 - Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
GV treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
 - Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc ntn?
 - Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
 - Bức tranh 4 minh hoạ điều gì?
 - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hiện kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.
Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
 - Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào?
Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn?
 - Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ.
HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT2)
Bổ sung:
TIẾT 2
CHÍNH TẢ
BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tĩm tắt bài Bác sỹ Sĩi.
- Làm được bài tập ( 2) a/b; hoặc BT 3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
HS: Vở
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Cò và Cuốc
Gọi 3 HS lên bảng sau đó đọc cho HS viết các từ sau: riêng lẻ, của riêng, tháng giêng, giêng hai, con dơi, rơi vãi, (MB); ngã rẽ, mở cửa, thịt mỡ, củ cải, cửa cũ, (MN).
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Bác sĩ Sói.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
Nội dung của câu chuyện đó thế nào?
 b) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Chữ đầu đoạn văn ta viết ntn?
 - Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau các dấu câu nào?
Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
Những chữ nào trong bài cần phải viết hoa?
c) Hướng da ... au cho HS viết: 
+ nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa, lung linh, lời nói, (MB)
+ ước mong, trầy xước, ngược, ướt át, lướt ván, (MN)
 - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS, sau đó cho điểm 2 HS viết trên bảng. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
 - GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn nói về nội dung gì?
 - Ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên diễn ra vào mùa nào?
Những con voi được miêu tả ntn?
 - Bà con các dân tộc đi xem hội ntn?
 b) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong bài có các dấu câu nào?
 - Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
 - Các chữ đầu câu viết thế nào?
 c) Hướng dẫn viết từ khó
 - Hướng dẫn HS viết tên các dân tộc Ê-đê, Mơ-nông.
 - Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ khó viết.
 - Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
 - GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
 - Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ .
 - Yêu cầu các em trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các tiếng theo yêu cầu của bài. Sau 3 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Dặn dò HS: Các em viết bài có 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả và sạch đẹp.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ
v Bổ sung:
TIẾT 2
MÔN: TẬP LÀM VĂN
 ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH – VIẾT NỘI QUY
I. Mục tiêu
Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1,2)
Đọc và chép lại được 2,3 điều trong nội quy của trường ( BT3) .
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Bản nội quy của trường.
HS: Vở
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tả ngắn về loài chim.
Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
Em thích nhất loài chim nào?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Đáp lời khẳng định. Viết nộäi quy của trường.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
 - Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
 - Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
 - Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện ntn?
 - Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Cho một số HS đóng lại tình huống trên.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
Gọi 1 HS cặp HS đóng lại tình huống 1.
Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
Bài 3
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc Nội quy trường học.
Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
GV chấm 1 số vở.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS thực hành đáp lại lời khẳng định của người khác trong cuộc sống hằng ngày. 
Chuẩn bị: Đáp lời phủ định
v Bổ sung:
TIẾT 3
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục tiêu
II. Chuẩn bị
GV: Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về Xã hội. Cây cảnh treo các câu hỏi. Phần thưởng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’) 
2. Bài cũ (3’) Cuộc sống xung quanh
Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?
Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Oân tập: Xã hội.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thi hùng biện về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh
 - Yêu cầu: Bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc nghiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã được học, các nhóm hãy thảo luận để nói về các nội dung đã được học.
Nhóm 1 – Nói về gia đình.
Nhóm 2 – Nói về nhà trường.
Nhóm 3 – Nói về cuộc sống xung quanh.
* Cách tính điểm:
+ Nói đủ, đúng kiến thức: 10 điểm
+ Nói sinh động: 5 điểm
+ Nói thêm tranh ảnh minh họa: 5 điểm
Đội nào được nhiều điểm nhất, sẽ là đội thắng cuộc.
 GV nhận xét các đội chơi.
Phát phần thưởng cho các đội chơi.
v Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập
GV phát phiếu bài tập và yêu cầu cả lớp HS làm.
GV thu phiếu để chấm điểm.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng:
 a) Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà.
 b) Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ.
 c) Không nên chạy nhảy ở trường, để giữ gìn an toàn cho mình và các bạn. 
 d) Chúng ta có thể ngắt hoa ở trong vườn trường để tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11.
 e) Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại.
 g) Bác nông dân làm việc trong các nhà máy.
 h) Không nên ăn các thức ăn ôi thiu để đề phòng bị ngộ độc.
Thuốc tây cần phải để tránh xa tầm tay của trẻ em.
2. Nối các câu ở cột A với câu tương ứng ở cột B.
3. Hãy kể tên:
Hai ngành nghề ở vùng nông thôn:
Hai ngành nghề ở thành phố:
Ngành nghề ở địa phương bạn:
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cây sống ở đâu?
v Bổ sung:	
TIẾT 4
 TOÁN
 TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được thừa số, tích, tìm 1 thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số
- Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng : X x a = b; a x X = b ( với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học)
- Biết giải bài tốn cĩ 1 phép chia ( trong bảng chia 2)
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
HS: Bảng con. Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Sửa bài 5:
 Bài giải
	 Số can dầu là:
	27 : 3 = 9 (can)
 	Đáp số: 9 can dầu.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tìm 1 thừa số của phép nhân.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Oân tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn. GV viết lên bảng như sau:
 	2	 x	3	=	6
Thừa số thứ nhất	Thừa số thứ hai 	Tích
Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng:
6 : 2 = 3. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)
6 : 3 = 2. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2)
Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
2. Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết
GV nêu: Có phép nhân X x 2 = 8
Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.
Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập được phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2”.
GV hướng dẫn HS viết và tính: 	X = 8 : 2
	 X = 4
GV giải thích: X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8.
Cách trình bày: 	X x 2 = 8
	X = 8 :2
	X = 4
GV nêu: 3 x X = 15
Phải tìm giá trị của X để 3 x với số đó bằng 15.
Nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- 	GV hướng dẫn HS viết và tính:	X = 15 : 3
	 X = 5
X = 5 là số phải tìm để được 3 x 5 = 15.
Trình bày: 	3 x X	 = 15
	X = 15 : 3
	X = 5
Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia (như SGK)
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột.
Bài 2: Tìm x (theo mẫu). HS nhắc lại kết luận trên.
X x 3 = 12
X = 12 : 3
X = 4
3 x X = 21
X = 21 : 3
X = 7
Bài 3: Tìm y ( tương tự như bài 2)
Bài 4: 
GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 20 : 2 = 10
Trình bày:
	Bài giải
	Số bàn học là:
20 : 2 = 10 (bàn)
	Đáp số: 10 bàn học
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Bài 1
Bài 2
v Bổ sung:
.
..
TIẾT 5
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
1/ Điểm lại tình hình học tập trong tuần: 
 - Đi học đều và đúng giờ
 - trang phục đúng quy định, thường xuyên lao động sân trường và lớp học
 - Học tập bình thường
 - Đọc chậm, viết chậm: 
 - Biện pháp: Kèm 2 buổi/ tuần
 2/Kế hoạch tuần 24:
 - Tiếp tục soạn giảng tuần 24
 - Nhắc nhở hs đi học đều và đúng giờ
 - Nhắc hs duy trì tiếng trống nhặt rác
 - Nhắc hs ơn lại các bảng nhân
 - Tiếp tục kèm hs yếu
Duyệt của điểm trưởng
Duyệt của BGH 
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 23.doc