Giáo án dạy Tuần 11 - Trường Tiểu học Tuấn Đạo

Giáo án dạy Tuần 11 - Trường Tiểu học Tuấn Đạo

TẬP ĐỌC:

TIẾT BÀ CHÁU

I. MỤC TIÊU:

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc ,châu báu.( trả lời được các câu hỏi trong sgk)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa

 

doc 42 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 11 - Trường Tiểu học Tuấn Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11
Ngày soạn:29/10/2011
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011. 
CHÀO CỜ
----------------------------------------------------------------------
Tập đọc:
TIẾT Bà cháu
I. Mục tiêu: 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
-	Hiểu nội dung : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc ,châu báu.( trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Bài cũ:
2 học sinh nối tiếp đọc bài: Bưu thiếp
	Bưu thiếp dùng để làm gì?
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài : 
2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: vất vả, nảy mầm, giàu sang, màu nhiệm.
- Đọc nối tiếp câu lần 2.
- Luyện đọc câu khó:" Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau,/ tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. //
- Đọc nối tiếp đoạn .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1 hs đọc đoạn 1.
? Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống với nhau như thế nào?( sống nghèo khổ nhưng 
đầm ấm)
-	Giảng từ: đầm ấm
? Cô tiên cho hạt đào và nói gì? ( Dặn rằng: khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà...)
1 hs đọc đoạn 2.
? Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao? ( hai anh em trở nên giàu có)
1 hs đọc đoạn 3
? Thái độ hai anh em như thế nào sau khi trở nên giàu có?( ngày càng buồn bã)
? Vì sao hai anh em vẫn không vui sướng? ( Vì hai anh em nhớ thương bà)
1 hs đọc đoạn 4.
? Câu chuyện kết thúc như thế nào? ( Cô tiên hiện lên và hai anh em oà khóc cầu xin cô 
hoá phép...)
-	Giảng từ: màu nhiệm
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
 Đọc phân vai: Bà, cháu, cô tiên, người dẫn chuyện.
 Cho HS đọc theo nhóm rồi gọi hai nhóm đọc trước lớp.
5. Hoạt động chuyển tiếp:
 ? Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị tiết kể chuyện.
 ________________________________________
Toán :
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ dạng 51 - 15.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 -5.
II. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS làm bài vào bảng con: 81- 46, 31- 17
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành :
Bài 1: Cho hs nối tiếp nêu kết quả
Bài 2: Cho học sinh nêu cách đặt tính và tính .
? Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? ( ...các hàng phải thẳng cột với nhau...)
?Thực hiện phép trừ như thế nào? ( thực hiện từ phải sang trái)
Bài 3: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
Bài 4: Gọi hs đọc bài toán , gợi ý để hs nêu yêu cầu của bài và nêu cách làm.
* HS làm bài 2cột 1,2; bài 3a,b; bài 4 vào vở.
* Chấm chữa bài.
 Bài 4. Cửa hàng còn lại số táo là:
 51 – 26 = 25 ( kg)
 Đáp số: 25 kg
4.Củng cố dặn dò:
 Gv tổng kết giờ học.
 Dặn HS làm thêm bài 5.
Thủ công:
Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ quy trình
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui:
- 2 học sinh nêu qui trình gấp: 
 + Gấp tạo mui thuyền.
 + Gấp thân và mũi thuyền.
 + Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh thực hành gấp. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
3. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm. Đánh giá kết quả
4.Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. 
Toán:
12 trừ đi một số: 12 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi một số. 
- Biết giải bài toán có một phép trừ.dạng 12 - 8.
II. Đồ dùng dạy học:
	Que tính 1 bó và 12 que tính rời, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	Cho HS đặt tính rồi tính vào bảng con:
 51 - 34 61 - 6 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ :12 - 8
GV nêu bài toán: Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính . Còn bao nhiêu que tính?
? Muốn biết còn bao nhiêu que tính em làm tính gì ? (ta lấy 12-8)
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
- HS nêu cách làm: Bớt 2 que tính rời,thay 1 bó que tính bằng 10 que tính rồi bớt tiếp 6 
que tính nữa,còn 4 que tính.
? Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu? ( 12- 8 = 4)
- 1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện: Thực hiện từ phải sang trái
 12	 - 2 không trừ được 8 , lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1
 8	 - 1 trừ 1 bằng 0,
 4
 Gọi 1 số HS thực hiện lại, cho cả lớp đồng thanh.
 * Gv hướng dẫn HS lập bảng công thức 12 trừ đi một số.
3. Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1a: Cho HS tính nhẩm rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2. Cho HS nêu cách tính. HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 4. 	Số quyển vở màu xanh là:
 12 - 6 = 6 ( quyển)
	Đáp số: 6 quyển
3.Củng cố dặn dò:
 Gọi HS đọc lại bảng công thức 12 trừ đi một số. .
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn hs làm thêm bài tập 3
 __________________________________________ 
Tiết 3: Kể chuyện : Bà cháu
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh , kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu.
- Hs khá, giỏi kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :
-	3 học sinh kể lại3 đoạn của câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động1: Kể lại từng đoạn chuyện
- Học sinh nêu yêu cầu bài : Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Học sinh quan sát từng tranh lần lượt kể từng đoạn câu chuyện
GV gợi ý:Đoạn 1:Trong tranh có những nhân vật nào?
? Ba bà cháu sống với nhau thế nào? Cô tiên nói gì?
- Kể theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm thi kể. Cả lớp nhận xét bổ sung
3. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu 4 h/s kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
- 2 học sinh kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
4 .Củng cố dặn dò:
? Khi kể chuyện ta chú ý điều gì? ( Kể bằng lời của mình )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn Hs tập kể lại câu chuyện.
 ____________________________________
Tiết 4.chính tả ( tập chép): Bà cháu
 I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bà cháu 
- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh, s/ x, ươn/ ương.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng đã chép sẵn bài viết
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :
	Cả lớp viết bảng con, 2 học sinh viết bảng lớp: kiến, con công, nước non.
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại.
? Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?( Chúng cháu chỉ cần bà sống lại )
? Lời nói ấy được viết dưới dấu câu nào? ( Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm )
? Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên?
- Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay
b. Học sinh chép bài vào vở
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm bài, chữa lỗi.
3. Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
 HS tìm các tiếng có nghĩa viết vào bảng con.
 Học sinh đọc các tiếng viết đúng.
Bài 3. ? Trước những chữ cái nào ta viết gh mà không viết g? ( Trước e,ê,i)
? Trước những chữ cái nào ta chỉ viết g mà không viết gh?
Bài 4: Điền vào chỗ trống x/ s, ươn/ ương:
a. Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
b. Vươn vai, vương vãi, bay lượn, số lượng
4.Củng cố dặn dò:
 Gv nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết tốt.
 ___________________________________________
Chiều. Tiết 1. Luyện tiếng việt: Luyện viết: Lượm
 I. Mục tiêu:
 - Giúp hs trình bày đúng, đẹp bài viết Lượm
 -Hs viết đúng cỡ chữ , mẫu chữ quy định
 II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1.Hướng dẫn hs chuẩn bị
 Gv đọc bài viết; 2 hs đọc lại
 ? Bài viết có mấy khổ thơ? (3 khổ thơ)
 ? Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ? (4 tiếng)
 ? Nên viết lùi vào mấy ô ? (2 ô)
 ? Các chữ đầu dòng thơ viết thế nào ? (Viết hoa chữ cái đầu ) 
 ? Qua mỗi khổ thơ viết thế nào? (Viết cách 1 dòng )
 - Cho hs luyện viết từ khó vào bảng con : loắt choắt, xắc,thoăn thoắt, nghênh, huýt. 
 Hoạt động 2.Hs viết bài
 - Hs viết bài vào vở luyện viết
 - Gv theo dõi, giúp đỡ thêm cho các em viết đúng mẫu chữ
 Hoạt động 3.Nhận xét đánh giá
 - Gv cùng hs nhận xét một số bài viết
 - Dặn hs về nhà luyện viết thêm.
 _____________________________________________
 Tiết 2. Luyện toán: Luyện bảng 12 trừ đi một số 	I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục giúp hs thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số
 - Hs vận dụng bảng trừ để làm tính và giải toán.
 II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Hs học thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Hs nối tiếp đọc thuộc lòng bảng 12 trừ đi một số
- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2.Ra bài và hướng dẫn hs làm các bài tập sau:
- Bài 1. Đặt tính rồi tính:
 12 - 8 12 - 3 12 - 5 12 - 9 12 - 4
- Bài 2. Có 12 quả trứng, trong đó có 8 quả trứng gà, còn lại là trứng vịt.Hỏi có mấy trứng vịt?
- Bài 3. ( Hs khá, giỏi ) Tổng của hai số là 12. Một trong hai số đó là 7. Tìm số còn lại.
Hoạt động 3. Hs làm bài.
 Hs làm bài vào vở
 Gv theo dõi hs làm bài, giúp đỡ thêm cho em Thủy, em Quỳnh.
Hoạt động 4. Chữa bài.
Gọi hs lên bảng chữa bài
Gv cùng hs nhận xét
* Củng cố dặn dò:
Cả lớp đọc bảng 12 trừ đi một số.
Nhận xét giờ học
 ___________________________________
 Thứ 4 ngày 5 tháng 11 năm 2009
Sáng. Tiết 2: Toán: 32 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng : 32 - 8.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 - 8.
- Biết tìm số hạng của một tổng. 
II. Đồ dùng dạy học:
	3 bó que tính, 12 que tính rời, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
-	Gọi 3 h/s đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ: 32 –8
-Lấy 3 bó và 2 que tính rời. ? Có bao nhiêu que tính?
-	Giáo viên ghi bảng 32
- Bớt đi 8 que tính. 
? Muốn biết 32 bớt đi 8 bằng bao nhiêu ta làm tính gì?
- Giáo viên ghi : 32- 8
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
- Học sinh nêu cách làm.
? Vậy 32-8 bằng bao nhiêu? ( bằng 24)
- Hướng dẫn đặt tính và tính:
32	-	2 không trừ được 8 ,lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 
 8	-	3 trừ 1 bàng 2, viết 2
24
3. Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Cho HS làm bài vào bảng con.( dòng 1)
Bài 2: Gv hướng dẫn mẫu một phép tính.
B ... thái độ yêu mến, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện 
quan tâm giúp đỡ bạn bè.
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
Học sinh hát bài : Tìm bạn thân
2.Hoạt động 1: Kể chuyện: Trong giờ ra chơi
a. Giáo viên kể chuyện
 b. Thảo luận:
 ? Các bạn đã làm gì khi Cường bị ngã? ( Đỡ Cường dậy và đưa Cường xuống trạm y tế của 
 trường)
? Em có đồng tình với việc làm của bạn không? Vì sao?( HS thảo luận rồi trình bày)
 Giáo viên kết luận: Khi bạn bị ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của 
 việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
 HĐ 2. Việc làm nào đúng?
	Từng cặp quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn? Tại sao?
 - Đại diện một số cặp nêu các hành vi đúng.
 GV kết luận: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
 Hoạt động 3. Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
 Các nhóm làm bài tập 3
	 Đại diện nhốm nêu kết quả thảo luận.
 5. Củng cố dặn dò:
 Gv nêu: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, 
 em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
 Dặn HS chuẩn bị tiết 2.
 Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2008
 ( Tổ chức ngày lễ)
Tiết 3: Thể dục: Ôn: Điểm số 1-2, 1- 2, ...vòng tròn.Trò chơi: Bỏ khăn.
I. Mục tiêu:
- Điểm số đúng, rõ ràng.
- Ôn trò chơi: Bỏ khăn . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa 
chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu: 
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản:
- Điểm số 1 –2, 1- 2 , theo vòng tròn.
Lần 1. GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho HS điểm số.
Lần 2. Gv điều khiển dưới dạng thi xem ai thực hiện động tác và điểm số đúng,rõ ràng.
- Trò chơi “ Bỏ khăn:
 + Giáo viên nhắc lại cách chơi. Chơi thử 1 lần
 + Cả lớp chơi
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc:
- Thả lỏng người, hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2008.
Sáng. Tiết 1. Tập viết : Chữ hoa K 
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng viết chữ hoa K theo cỡ vừa và nhỏ
- Viết đúng mẫu chữ, cở chữ đều nét cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ hoa K trên khung chữ
- Bảng phụ viết từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh viết bảng con: I, Ich
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Học sinh quan sát chữ mẫu : K .Nhận xét
? Độ cao chữ hoa K? (cao 5 li, rộng 5 li)
? Gồm mấy nét?(3nét: nét 1,2 viết như chữ hoa I, nét 3 đặt bút trên đường kẻ 5 viết móc 
xuôi phải...) 
- Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình viết chữ K
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con: K
- GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:Kề vai sát cánh- Hs đọc cụm từ ứng dụng 
- Giáo viên nêu ý nghĩa: Đoàn kết cùng nhau làm việc
- Học sinh quan sát, nhận xét: độ cao của các chữ cái và cách đặt dấu thanh ở các chữ?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Kề vào bảng con
4. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
- GV nêu yêu cầu cho HS viết, Gv giúp đỡ HS viết chậm, viết yếu.
5. Hoạt động 4: Chấm chữa bài
 GV chấm 1 số bài nêu lỗi - HS chữa lỗi.
6 .Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn Hs luyện viết ở nhà.
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố phép trừ dạng: 13 – 5; 33 – 5; 53 – 15
- Giải toán có lời văn
- Bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Thực hành:
Bước1: Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Bài 1:Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.
Bài 2: Gọi HS nêu cách đặt tính. 
Bài 3: Gv hướng dẫn 33 - 9 - 4. Ta thực hiện phép tính như thế nào?( trừ lần lượt). 
Bài 4: HS đọc yêu cầu, GV tóm tắt: Cô có: 63 quyển vở
 Cho : 48 quyển
 Còn : ? quyển
Bước 2. HS làm bài.
Bước 3. Chấm, chữa bài.
Bài 4.
 Giải:
 Cô giáo còn số quyển vở là:
 63 - 48 = 15 ( quyển )
 Đáp số: 15 quyển vở 
 4.Củng cố dặn dò:
 GV tổng kết giờ học.
 Tiết 3: Tập làm văn: Gọi điện 
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng gọi điện thoại
- Học sinh có ý thức gọi điện thoại có văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số máy điện thoại
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 3 học sinh đọc bức thư thăm hỏi ông bà.
- Cả lớp nhận xét
B. Dạy bà mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh nêu miệng ý a: Thứ tự cần làm khi gọi điện thoại:
+ Tìm số máy của bạn trong sổ.
+ Nhấc ống nghe lên
+ Nhấn từng số	
- Từng cặp thảo luận ý (b, c). Nêu các tín hiệu..
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gọi học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm lưu ý học sinh ghi câu 
hội thoại.
- Một số học sinh đọc bài của mình. Giáo viên nhận xét
- Giáo viên chấm một số bài
3.Củng cố dặn dò:
 Nhắc HS ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại.
Tiết 4: Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét tình hình tuần 12.
-Gv nhận xét những ưu, nhược điểm về các mặt hoạt động: học tập, vệ sinh trực nhật, vệ 
sinh cá nhân, sinh hoạt tập thể,...
- Sơ kết đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
 Tuyên dương những HS có tiến bộ,chăm học,...	
- HS phát biểu ý kiến.
2. Kế hoạch tuần 13:
 - Duy trì nề nếp lớp.
 - Phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng.
Chiều. Tiết 1: Tự nhiên và xã hội: Đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu: 
- Biết kể tên và nêu công dụng một số đồ dùng thông thường trong nhà.
- Biết phân biệt các loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
II. Đồ dùng dạy học:
 Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27.
 Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi chảo, bàn ghế
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể những công việc mà em và các thành viên trong gia đình em thường làm?
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Kể tên một số đồ dùng trong nhà.Phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra 
chúng.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 26, thảo luận theo cặp:
+ Kể tên các đồ dùng có trong các hình? Chúng được dùng để làm gì?
+ Chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Từng nhóm kể tên các đồ dùng trong gia đình.
- Đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. 
Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về: Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
 Làm việc theo cặp:
- Quan sát tranh 4, 5, 6 trang 27, nói các bạn trong mỗi tranh làm gì? Việc đó có tác dụng 
gì?
- Một số nhóm trình bày.
Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải bết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc 
biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ
 nhàng, cẩn thận.
3. Hoạt động chuyển tiếp:
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS bảo quản các đồ dùng trong nhà.
Tiết 2: Luyện toán: Luyện đặt tính, tính dạng: 33-5, 53 - 15
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng đặt tính và tính dạng: 33-5, 53 - 15.
- Củng cố tìm số bị trừ
- Luyện giải toán
III. Hoạt động dạy học:
1.Củng cố kiền thức:
? Khi đặt tính ta lưu ý điều gì?
Cho học sinh đặt tính và tính: 43 – 18
2. Hoạt động 1: Thực hành: 
Bước 1: GV chép đề và hướng dẫn h/s làm bài tập.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
 43-9 33-5 63-28 33-15 53-46 93-34 83-47
Bài 2. Tìm x:
 x-27=15 x+7=63 x-9=24 x+38=83
Bài 3. Năm nay ông 63 tuổi, bố ít hơn ông 34 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?
Bài làm thêm: Điền số thích hợp vào ô trống
a,	 3	b,	 6 
	 1 5	 4 6
	 4 7
Bước 2.: Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hướng dẫn thêm
Bước 3: Chữa bài
Bài 1. Nêu cách đặt tính và tính
Bài 2. Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
	Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
Bài 3. ? Bài toán thuộc dạng nào? 
- Bài làm thêm: 
a. Hàng đơn vị: 3 không trừ được 5 ,lấy 13 trừ 5 bằng 8, 	 = 8
-	Hàng chục: 	-1-1( nhớ) = 4, - - 2 = 4 	 = 6
ta có: 
 63
	 15
	 48
Bài b, 1 học sinh chữa bài. Cả lớp nhận xét	
3. Nhận xét tiết học.
Tiết 3. Chính tả(tập chép): Mẹ 
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn: “Lời ru. suốt đời”trong bài thơ Mẹ
- Trình bày đúng hình thức thơ lục bát .
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê /yê / ya; phân biệt r/ gi; thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Bảnglớp chép nội dung đoạn thơ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng viết: sữa mẹ, ngon miệng, bãi cát. Cả lớp viết bảng con
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại.
? Người mẹ được so sánh với những gì? ( ngôi sao, ngọn gió)
- Giáo viên đọc cho học sinh viết tiếng khó: lời ru, quạt, thức, giấc tròn, gió, suốt đời.
- Học sinh nêu cách trình bày bài thơ.( dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô)
- Học sinh chép bài vào vở, GV theo dõi HS chép bài.
- Khảo lỗi.
- Gv chấm bài, nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu.
 Học sinh làm bài tập:thứ tự các nguyên âm cần điền là: ya, yê, yê, yê, iê, iê
Bài 3: HS đọc yêu cầu:ghi vào chỗ trống các tiếng có âm gi: 
-Các tiếng có âm r: rồi, ru
- Các tiếng có thanh hỏi: cả, chẳng, của
- Các tiếng có thanh ngã: cũng, vẫn, kẻo, võng, những. 
4.Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết có tiến bộ. Dặn HS luyện viết thêm.
	 Thủ công: Gấp thuyền phẳng đáy có mui( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui
-	Học sinh yêu thích gấp hình
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ quy trình
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui:
-	2 học sinh nêu quy trình gấp:
 + Gấp tạo mui thuyền
	 + Gấp thân và mũi thuyền
	 + Tạo thuyền phẳng đáy có mui
-	Học sinh thực hành gấp. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
3. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm. Đánh giá kết quả
4.Củng cố dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 10.doc