Giáo án các môn lớp ghép 2 + 3 - Tuần 20

Giáo án các môn lớp ghép 2 + 3 - Tuần 20

 TẬP ĐỌC

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (T.1)

I. Mục tiêu

- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời được CH 1, 2, 3, 4)

 * HS KG trả lời được CH5.

II. Chuẩn bị

 - GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

 - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

 TỐN

ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu

- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước ; Trung điểm của một đoạn thẳng.

 - BT cần lm: Bi 1, bi 2.

* HS KG làm được: Bài 3.

II. Chuẩn bị

- Bảng phụ + SGK + Phiếu BT

 

doc 52 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp ghép 2 + 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 : Thứ hai ngày tháng năm 20
 TẬP ĐỌC
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (T.1)
I. Mục tiêu
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời được CH 1, 2, 3, 4)
 * HS KG trả lời được CH5.
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
 TỐN
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước ; Trung điểm của một đoạn thẳng.
 - BT cần làm: Bài 1, bài 2.
* HS KG làm được: Bài 3.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ + SGK + Phiếu BT
 LỚP 2
 LỚP 3
1. ÔĐTC: Hát
2.KTBC : 
- 2 HS đọc bài và TLCH trong SGK
 - GV nhận xét , cho điểm
3. DBM
3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
3.2. Luyện đọc
a/ GV đọc mẫu toàn bài: 
b/ Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ:
* HS nối tiếp nhau đọc câu cho đến hết bài.
* HD HS đọc đúng từ khó: ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả.
* HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.(NT)
+ Đoạn 1: Ngày xưa  hoành hành.
+ Đoạn 2: Một hôm  ngạo nghễ.
+ Đoạn 3: Từ đó  làm tường.
+ Đoạn 4: Ngôi nhà  xô đổ ngôi nhà.
 + Đoạn 5: Phần còn lại
 - HD đọc các câu:
 . Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
 . Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//
 . Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.//
- HS đọc các từ chú giải: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
* HS đọc nối tiếp nhau đọc trong nhóm:
* Thi đọc giữa các nhóm: (NT)
4. Củng cố - Dặn dị:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Tiết 2
1.ÔĐTC: Hát
2. KTBC:
- HS sửa bài 6.
- GV nhận xét, cho điểm
3. DBM:
3.1 Giới thiệu bài : Trực tiếp
@ Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa
Giáo viên vẽ hình :
 A O B
GV nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B ( hướng từ trái sang phải ). O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
O là điểm ở giữa hai điểm A và B được hiểu là A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O nhưng với điều kiện trước tiên là ba điểm phải thẳng hàng.
@ Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng 
Giáo viên vẽ hình :
A 3cm M 3cm B 
Giáo viên nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:
M là điểm ở giữa hai điểm A và B
AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm ).
Giáo viên nêu thêm một vài ví dụ khác để củng cố cho học sinh hiểu.
@ Hoạt động 3 : thực hành ( 8’ ) 
* Bài 1 : Viết tên các điểm vào chỗ chấm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ và xác định được tên ba điểm thẳng hàng theo yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
* Bài 2 : Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm :
M là trung điểm của đoạn thẳng CD: sai vì C, M, D không thẳng hàng
O là trung điểm của đoạn thẳng AB: đúng vì :
+ A, O, B thẳng hàng
+ AO = OB.
H là trung điểm của đoạn thẳng EG: sai vì HE không bằng HG
O là điểm ở giữa hai điểm A và B: đúng
H là điểm ở giữa hai điểm E và G: đúng
M là điểm ở giữa hai điểm C và D: sai vì C, M, D không thẳng hàng.
Giáo viên cho lớp nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- HD HS về nhà làm bài 3 vào vở.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
 Thứ hai ngày tháng năm 20
 TẬP ĐỌC
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
( tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời được CH 1, 2, 3, 4)
 * HS KG trả lời được CH5.
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
 ĐẠO ĐỨC
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cấn phải đồn kết giúp đỡ lẫn nhau khơng phân biệt dân tộc, màu da, ngơn ngữ, ...
- Tích cực tham gia các hoạt động đồn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* HS KG: Biết trẻ em cĩ quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được ăn, mặc, trang phục, sử dụng tiếng nĩi, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng
II. Chuẩn bị
- Phiếu thảo luận + SGK
LỚP 2
LỚP 3
TIẾT 2 
2.3. Tìm hiểu bài:
- Chia nhóm phát phiếu thảo luận các câu hỏi trong SGK .
 + Câu 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
 + Câu 2: Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió?
 + Câu 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
 + Câu 4: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
 + Câu 5: Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì?
 - Đại diện nhóm trình bày
 + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, chốt ý, rút ra ND chính bài
- Cho HS đọc ND bài
2.4. Luyện đọc lại :
- GV hướng dẫn 2 nhóm HS 
- Thi đọc truyện theo vai.
- GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
- GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
- Cho HS đọc từng đoạn, toàn bài. (NT)
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
2. KTBC: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
( tiết 1 )
GV đưa ra câu hỏi – HS trả lời CH.
Nhận xét bài cũ.
3. DBM:
a/ GTB: Trực tiếp 
@ Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- GV nhận xét, khen các HS hoặc cá nhân đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc đã có những sáng tác tốt về chủ đề bài học.
@ Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 
+ GV gợi ý HS gửi thư cho thiếu nhi các nước đang gặp nhiều khó khăn như : đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,...
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét
@ Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày
* Kết luận chung : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo
: 
 Thứ hai ngày tháng năm 20
TỐN
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu
 - Lập được bảng nhân 3.
 - Nhớ được bảng nhân 3.
 - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
 - Đếm thêm 3.
 - BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II. Chuẩn bị
 - GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
 - HS: Vở + SGK
 III. Các hoạt động dạy học 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU ( tiết 1)
I. Mục tiêu
* Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch. Bước dầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các CH trong SGK)
* HS KG: Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.
* Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
* HS KG: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
II. Chuẩn bị
- Phiếu thảo luận + SGK
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
LỚP 2
LỚP 3
1. ÔĐTC: Hát
 2. KTBC: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
 2 cm x 8 = 	; 	2 kg x 6 = 
 2 cm x 5 = 	; 	2 kg x 3 = 
- Nhận xét cho điểm HS.
3. DBM
3.1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
v Hoạt động 1: HD lập bảng nhân 3.
- Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
- Ba được lấy mấy lần?
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3 x 1 = 3 (ghi lên bảng phép nhân này)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 3 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.
- 3 nhân với 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. (NT)
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Y/c HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
- Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.(NT)
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
 * Bài 1:
- Hỏi: Bài tập yêu  ...  bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)
 - Biết đếm thêm 5.
 * BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II. Chuẩn bị
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
- HS: Vở + SGK
III. Hoạt động dạy học :
TẬP LÀM VĂN
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1) ; Viết lại một phần np65i dung báo cáo trên (về học tập, hoặc lao động) theo mẫu (BT2).
II.Chuẩn bị :
- GV : mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh. 
- HS : Vở + SGK
LỚP 2
LỚP 3
1.ÔĐTC: Hát
2. KTBC: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
- Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. (NT)
3.DBM:
a/Giới thiệu bài: Trực tiếp
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5
- Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
- Bốn được lấy mấy lần
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 5 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
- 5 nhân 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới (nhóm trưởng) ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
 * Bài 1:
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 * Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 3:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 5 là số nào?
- 5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
- Tiếp sau số 10 là số nào?
- 10 cộng thêm mấy thì bằng 15?
- Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài
- Sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
1.ÔĐTC: Hát
2.KTBC: 
2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” vàTLCH.
Nhận xét , cho điểm
3.DBM:
a/ Giới thiệu bài : Trực tiếp
b/ HD HS làm bài tập:
@ Hoạt động 1: GV HD HS báo cáo 
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
GV cho HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
Giáo viên nhắc học sinh:
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
GV cho các tổ làm việc theo trình tự :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. 
+ Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình 
GV cho một vài học sinh đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp
Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
@ Hoạt động 2: Thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo
Giáo viên giải thích :
+ Báo cáo này có phần quốc hiệu : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
+ Có địa điểm, thời gian viết : Gò Vấp, ngày 28 tháng 01 năm 2005
+ Tên báo cáo : Báo cáo của tổ, lớp, trường nào.
+ Người nhận báo cáo : Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba 1 
Giáo viên nhắc học sinh : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động
Cho một số học sinh đọc báo cáo
Cả lớp nhận xét và bổ sung
Giáo viên chấm điểm và tuyên dương 
- HS đọc lại bài. (NT)
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ sáu ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I.Mục tiêu :
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1).
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về mùa hè (BT2).
II. Chuẩn bị
 - GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
 - HS: SGK. Vở
III. Hoạt động dạy học :
CHÍNH TẢ ( nghe – viết )
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi . Không mắc quá 5 lỗi.
 - Làm đúng BT(2) b (chọn 3 trong 4 từ)
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ + SGK.
LỚP 2
LỚP 3
1. ÔĐTC: Hát
2. KTBC: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12. (NT)
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. DBM:
a/ GTB: Trực tiếp
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV đọc đoạn văn lần 1.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Bài văn miêu tả cảnh gì?
- Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- HS làm việc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
Bài 2
- Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè.
- GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
- Mặt trời mùa hè ntn?
- Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
- Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
- Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
- Con có mong ước mùa hè đến không?
- Mùa hè con sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
- Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ.
- HS đọc lại bài văn. (NT)
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
- Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
1.ÔĐTC: Hát
2.KTBC:
GV gọi 2 HS lên bảng viết các từ ngữ : thời tiếc, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.DBM:
a/Giới thiệu bài : Trực tiếp. 
b/ HD HS nghe – viết: 
@ Hoạt động 1 : HD HS nghe - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
GV đọc đoạn văn cần viết CT 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn này có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ?
+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao ?
+ Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: sa vào, dụ dỗ, tước vương, khẳng khái,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
HS đọc lại từ khó.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
@ Hoạt động 2: HD HS làm BT chính tả
Bài tập 2 b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ
- Sửa bài.
- Đáp án: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, công việc, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt
4. Củng cố – dặn dò:Ø
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các BT vào vở.
- Chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop ghep 23 tuan 20.doc