Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 17

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 17

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

I. Mục tiêu:

 - Giúp học sinh thuộc bảng cộng, trừ trong pham vi 20 để tính nhẩm.

 - Thực hiện được các phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100

 - Củng cố giải bài toán về nhiều hơn.

 - Rèn kĩ năng tính toán cho HS.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2012
Toán
ÔN TậP Về PHéP CộNG Và PHéP TRừ 
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh thuộc bảng cộng, trừ trong pham vi 20 để tính nhẩm. 
 - Thực hiện được các phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
 - Củng cố giải bài toán về nhiều hơn. 
 - Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố xem đồng hồ ( 4')
- HS làm bài 3 / tr 81. 
- GV nhận xét chốt lại cách xem đồng hồ. 
HĐ2: Củng cố bảng cộng , trừ trong phạm vi 20 và thực hiện cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. ( 21')
Bài 1: (VBT). Tính nhẩm. 
- Yêu cầu học sinh làm miệng. 
- Yêu cầu HS nêu nhận xét kết quả của từng cột. 
- GV chốt lại mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2:( SGK) Đặt tính rồi tính. 
- Giúp em yếu đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét và chốt lại cách đặt tính và tính cộng, trừ có nhớ.
Bài 3a, c: ( VBT) 
- Giúp HS nhận ra được cách tính cộng từ các phép tính đã làm. 
- GV chốt lại cách cộng có nhớ trong phạm vi 20. 
HĐ5: Củng cố giải toán ( 7')
Bài 4: ( VBT )
- HD HS tìm hiểu đề. 
- Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Giúp em yếu hiểu đề và chọn phép tính đúng.
- GV chốt lại cách giải bài toán về nhiều hơn. 
HĐ nối tiếp : ( 7')
- Hệ thống nội dung bài-
- HDHS về làm bài 5.
- Nhận xét giờ học. 
- HS thực hành quay kim đồng hồ theo giờ đã cho.
- Nhẩm rồi nêu kết quả theo cặp.
- HS nối tiếp nhau kết quả nêu trước lớp, lớp NX bổ sung. 
- HS nêu nhận xét.
- HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào bảng con. 
- 3 HS lên bảng làm
- HS nêu yêu cầu- 1 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- HS đọc đề toán. 
- HS nêu điều đã biết và điều cần tìm.
- HS nêu dạng toán. 
- HS làm bài cá nhân, 1 em chữa, lớp NX.
- HS yếu đọc lại bài giải. 
- Về làm bài và học thuộc bảng cộng trừ.
Tập đọc
 TìM NGọC
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi hợp lý sau các dấu câu, đọc với giọng chậm rãi.
 2. Đọc - hiểu:
 - Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. 
 3. Giái dục: 
 - GDHS biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi câuu văn dài cần luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
- Gọi HS đọc bài “Thời gian biểu” và trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1')
1. Luyện đọc: ( 29')
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, nêu cách đọc. 
a) Đọc từng câu:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu
- GV giúp HS đọc đúng 1 số từ khó đọc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp. 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu văn dài, HD cách ngắt nghỉ. (treo bảng phụ ghi câu văn)
c) Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
d) Đọc đồng thanh 
 Tiết 2
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 20') 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 - Sgk).
- Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- Giải nghĩa thêm từ: rắn nước: loài rắn lành sống dưới nước, thân màu vàng nhạt, ăn ếch nhái.
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.
- Đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi :
 Câu hỏi 3 tách ra làm các câu hỏi:
+ ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc?
- Đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi :
+ Khi ngọc bị cá đớp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
- Đọc đoạn 5, trả lời câu hỏi :
+ Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Đọc đoạn 6, trả lời câu hỏi :
+ Chó và Mèo có mang được ngọc về không? Thái độ của chàng trai ra sao? 
(sau câu 3).
- Nêu nội dung bài.
* Bài này muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV chốt lại: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. 
*Liên hệ: Trong gia đình em, em yêu quý con vật nào nhất vì sao?
3. Luyện đọc lại ( 12') 
 - Hướng dẫn đọc theo vai, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
C. Củng cố - Dặn dò (3')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 buổi của thời gian biểu, lớp NX.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc từng câu.
- Đọc từ khó: ( CN, ĐT)
- HS đọc 6 đoạn trước lớp (2 lượt) 
- CN luyện đọc câu.
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Đọc trong nhóm 2 
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đoạn 1, 2. 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi Sgk.
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi .
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi .
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi .
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi .
- HS đọc đoạn 5, trả lời .
- Đọc đoạn 6, trả lời câu hỏi 
- HS nêu nội dung.
- HS tự liên hệ.
- HS luyện đọc theo vai( nhóm 2).
- Học sinh các nhóm lên thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất. 
- Về nhà đọc lại bài
 Thứ ba, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Toán
 ÔN TậP Về PHéP CộNG, PHéP TRừ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
 - Thực hiện được các phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Củng cố giải bài toán về ít hơn. 
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố thực hiện phép cộng, trừ
 ( 4') 
- Gv đọc các phép tính: 53-27 ; 47 + 8
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: Củng cố bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 và thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100. ( 21')
Bài 1: (VBT)
- Giúp HS tính nhẩm vận dụng bảng cộng, trừ đã học.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng và cách tính nhẩm.
Bài 2:(SGK). Đặt tính rồi tính
- Giúp HS cách trừ và viết kết quả.
- Chốt lại cách đặt tính và tính.
Bài 3a, c: (VBT) (HS k, giỏi làm cả bài)
- Giúp HS làm và tìm ra cách trừ ở mỗi bài.
+ Như: 16 - 9 = 16 - 6 - 3 = 7
- GV chốt lại cách thứ tự thực hiện dãy tính. 
HĐ5: Củng cố về giải toán có lời văn
 ( 8')
Bài 4: (VBT)
- HDHS tìm hiểu đề. 
- Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Giúp em yếu hiểu đề và chọn phép giải sao cho đúng.
- GV chốt lại cách giải bài toán về nhiều hơn. 
HĐ nối tiếp ( 2')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Gợi ý cho HS làm bài 5 SGK: Viết phép cộng có tổng bằng một số hạng. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 em làm bảng lớp
- HS đọc yêu cầu, làm miệng theo nhóm đôi.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp NX
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào bảng con, 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 2 cách làm. 
- HS làm bài vào vở, 2 em chữa, lớp bổ sung.
- HS đọc đề toán. 
- HS nêu dạng toán. 
- HS làm bài cá nhân, 1 em chữa, lớp NX.
- HS yếu đọc lại bài giải. 
- HS nêu nhanh kết quả. 
 Tự nhiên xã hội
Phòng tránh ngã khi ở trường
I/Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
 - Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường .
 - Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh khi ngã ở trường .
II/Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài cũ: ( 3')
+Trong nhà trường gồm có những ai?
+ Kể những công việc của các thành viên trong nhà trường em ?
2.Bài mới : Giới thiệu bài ( 1')
HĐ1: Nhận biết các trò chơi nguy hiểm cần tránh ( 10')
Yêu cầu HS: Quan sát tranh /38,39 SGK thảo luận nhóm đổi trả lời câu hỏi :
+ Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình ?
+ Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- GV phân tích một số mức độ nguy hiểm của từng tranh .
* KL: Những hoạt động chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây,... là rất nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
HĐ2: Giúp HS có ý thức chọn những trò chơi để phòng tránh tai nạn ở trường ( 15')
 GV yêu cầu :
+ Nhóm em thường chơi trò chơi gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?
+Theo em, trò chơi này có gây tai nạn cho em và các bạn không ?
+ Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi để khỏi gây tai nạn?
+ Em sẽ làm gì khi bản thân hoặc người khác bị ngã.(HS KG)
 3. HĐ nối tiếp:( 4')
+ Nêu những hoạt động nên làm và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho người khác ?
- GD: Chọn những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường 
- Nhận xét tiết học.
- Làm việc với SGK
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Dành cho HS khá giỏi 
- HS nêu
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 17
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả “Tìm ngọc”, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện. Không mắc quá 5 lỗi trong bài .
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1, 2- a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ( BT 2a).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
- Viết các từ: trâu, ra ngoài, nối nghiệp, quản công.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1') 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23') 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn bài viết: “Tìm ngọc”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn trích này nói về những nhân vật nào?
- Trả lời câu hỏi.
+- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
+ Nhờ đâu mà Chó và Mèo lấy lại được ngọc quý?
+ Chó và Mèo là những con vật thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Những từ nào trong bài viết hoa? Vì sao?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, thông minh,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết.
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7') 
Bài 1: Điền vào chỗ trống ui hay uy:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS trả lời. 
- GV nhận xét.
* Chốt KT giúp HS phân biệt ui / uy.
Bài 2a : GV treo bảng phụ hướng dẫn làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài và chữa bài. 
- GV nhận xét, sửa chữa ... ó sáng tạo.
+ Qua câu chuyện em thấy Chó và Mèo là những con vật như thế nào? 
*KL: Chó và Mèo là những con vật rất thông minh và có tình có nghĩa, chúng ta phải yêu quý và chăm sóc chúng.
C. Củng cố - Dặn dò ( 2')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 em kể nối tiếp nhau kể tạo câu chuyện.
- Học sinh lắng nghe và NX. 
- HS quan sát tranh nêu nội dung của từng tranh.
- Tìm đoạn tương ứng với từng tranh.
- Học sinh kể trong nhóm đôi. 
- Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp. 
- Cả lớp cùng nhận xét nhóm kể hay nhất. 
- Một vài HS khá, giỏi thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- HS nhận xét chọn bạn kể đúng, hay.
- HS nêu ý kiến.
- Về kể câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
 ÔN TậP Về HìNH HọC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật. 
 - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết vẽ hình theo mẫu.
 - Rèn kĩ năng đọc và vẽ hình.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố tìm số trừ, số bị trừ.
 ( 5')
- Gọi học sinh lên bảng làm: 
x- 36= 27 71- x= 45 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: Củng cố nhận dạng, đọc tên hình đã học ( 7') 
Bài 1: (VBT)
- GV tổ chức cho HS quan sát hình SGK
- Mở hình vẽ ở bảng gọi HS lên chỉ và nêu tên hình.
- GV củng cố cách gọi tên hình.
HĐ3: Củng cố vẽ đoạn thẳng ( 8')
Bài 2: (VBT)
- Để vẽ được 1 đoạn thẳng ta cần mấy điểm?
- Giúp HS vẽ đoạn thẳng vào vở.
- Chốt lại cách vẽ đoạn thẳng.
HĐ4: Củng cố về vẽ hình theo mẫu (8') 
Bài 4: (VBT)
- Giúp HS vẽ hình theo mẫu đã cho. 
+ Hình em vừa vẽ giống hình gì? Gồm những hình nào?
HĐ nối tiếp: ( 3')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét, nêu lại cách tìm x. 
- HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và làm miệng. 
- HS lên chỉ ở bảng, lớp NX bổ sung.
- HS viết vào VBT.
- HS nêu yêu cầu, 1 HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- HS vẽ ở VBT, đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả.
- HS nêu yêu cầu, HS quan sát, nhận xét mẫu, thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ hình.
- HS nêu ý kiến. 
Chính tả
Tiết 2 - Tuần 17
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Chép chính xác đoạn “Khi gà mẹ thong thảmồi ngon lắm” trong bài chính tả “Gà “tỉ tê” với gà”. Không mắc quá 5 lỗi trong bài .
 - Làm được các bài tập 1, 2a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (BT2-a - VBT).
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
- Nêu kết quả bài tập 2b - Sgk.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1') 
1. Hướng dẫn tập chép: ( 22') 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn chép:
- Đọc đoạn chép: “Khi gà mẹ thong thảmồi ngon lắm”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn viết này nói về con vật nào? 
- Trả lời câu hỏi.
+ Đoạn văn nói đến điều gì?
+ Đọc câu văn lời của gà mẹ nói với gà con?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
- HD cách trình bày sao cho đúng, đẹp.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Cần dùng dấu câu nào để ghi lời của gà mẹ?
+ Những chữ nào được viết hoa?
- Nêu cách trình bày.
- Hướng dẫn phân biệt và viết các từ khó:
- Nêu chữ khó viết.
 thong thả, miệng, nguy hiểm lắm,...
- Phân tích chữ khó.
- Viết từ khó vào bảng con và đọc lại.
- Sửa sai cho HS.
- Nhận xét.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Chép bài vào vở chính tả.
- Theo dõi HS chép bài.
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 6') 
Bài 1: Điền vào chỗ trống ao hay au?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS trả lời. 
- GV nhận xét.
* Chốt KT giúp HS phân biệt ao / au.
Bài 2a : GV treo bảng phụ hướng dẫn làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài và chữa bài. 
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Chốt KTgiúp HS phân biệt r / d / gi.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2a.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt ao/au và d/r/gi.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò: ( 1')	
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết bài thêm ở nhà.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Tập làm văn 
TUầN 17
I. Mục tiêu: Giúp Học sinh
 - Biết cách nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp. 
 - Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học. 
 *GDKNS: HS có kĩ năng quản lí thời gian. Kiểm soát được cảm xúc của mình. Lắng nghe ý kiến của người khác.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4') 
- Đọc bài văn viết về con vật nuôi trong gia đình.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài ( 1') 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập. ( 27') 
Bài 1: (SGK) Giúp HS quan sát tranh 
- Cho biết bạn nhỏ nói gì, lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ? 
* Chốt lại: Lời nói của bạn nhỏ thể hện thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng. 
Bài 1: VBT 
 - Giúp HS chọn câu nói thể hiện thái độ ngạc nhiên
- GV chốt lại các câu đúng, thể hiện được sự ngạc nhiên, thích thú.
*Liên hệ: Những sự việc làm em ngạc nhiên, vui mừng, em đã nói gì?
- Gv nhận xét và khen những HS biết thể lời nói và biết kiểm soát cảm xúc của mình.
* Qua 2 BT trên giúp em ghi nhớ điều gì? 
Bài 2: VBT. 
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Giúp em yếu làm bài.
- Gọi HS đọc bài vừa làm của mình. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Buổi sáng chủ nhật của em, em thường làm gì? 
- Các em cần học tập và vui chơi theo đúng thời gian biểu của mình, không nên lãng phí thời gian vào những việc không có ích.
C. Củng cố - Dặn dò ( 3')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- HS đọc lại bài 2 (VBT)
- Lớp NX bổ sung.
- HS đọc yêu cầu 
- Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh. 
- HS khá, giỏi đọc lại lời của cậu bé.
- HS nối nhau nêu trước lớp, lớp NX.
- HS đưa ra lời nói thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng đó.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- Học sinh tự lập thời gian biểu buổi sáng chủ nhật của bạn Hà theo đoạn văn đó. 
- Vài HS đọc bài trước lớp. 
- HS nêu lịch làm việc của mình (HS khá, giỏi)
Toán
 ÔN TậP Về ĐO LƯờNG.
I. Mục tiêu: Giúp Học sinh: 
 - Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân. 
 - Xem lịch để biết số ngày trong một tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần. 
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
 - GDHS biết vận dụng xem lịch, xem giờ để áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên: Cân đĩa, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về xác định khối lượng( 5') 
Bài 1: ( VBT)
- Giúp HS xem cân để xác định khối lượng các vật.
- HS nêu cách xem 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng ở mỗi loại cân.
* GV đưa cân đĩa và giới thiệu cách cân.
- GV nhận xét.
HĐ2: Củng cố xem lịch. ( 19')
Bài 2a, b: (VBT)
- Giúp HS yếu đọc và hiểu yêu cầu
- Lưu ý HS đọc hết yêu cầu rồi mới trả lời 
a) Tháng 10 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật? Đó là các ngày nào ?
b) Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm?
- GV chốt lại cách xem thứ, ngày trong tháng.
Bài 3: ( VBT). Xem tờ lịch ở bài 2 rồi cho biết: 
- Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ mấy?
- Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ mấy?
- Ngày 20 tháng 11 là ngày thứ mấy?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
HĐ3: Củng cố xem đồng hồ ( 7')
Bài 4: (SGK)
- Giúp HS tìm đúng giờ sinh hoạt của các bạn trong tranh.
- GV dùng mô hình đồng hồ quay 1 số giờ. 
* GV chốt lại cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
HĐ nối tiếp: ( 2')
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn bài. 
- HS QS tranh và thảo luận nhóm 2.
- Nêu kết quả trước lớp. 
- 2 em nêu. 
- HS quan sát và thực hành lên cân thử 1 số đồ vật.
- HS đọc yêu cầu, quan sát lịch tháng 10 và tháng 11 làm bài theo nhóm đôi.
- Vài HS nêu kết quả, lớp theo dõi, NX bổ sung.
- HS yếu nhắc lại.
- Học sinh xem lịch rồi viết kết quả vào VBT.
- HS nêu kết quả trước lớp. 
- Lớp NX bổ sung 
*HS khá, giỏi có thể hỏi thêm về các ngày tự chọn để các bạn trả lời.
- Học sinh quan sát tranh rồi trả lời cá nhân. Giải thích lí do.
- Lớp NX bổ sung.
- HS nêu số giờ trên mặt đồng hồ.
- Về nhà tập xem lịch và xem đồng hồ.
Thủ công
GấP, CắT, DáN BIểN BáO GIAO THÔNG 
CấM Đỗ XE ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông. 
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe, đường cắt ít mấp mô, biển báo cân đối. 
- Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Mẫu biển báo. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')
- Gọi một số HS nhắc lại các bước gấp biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1')
 Hoạt động 1: Hướng dẫn lại cách làm.
( 8')
- Cho HS quan sát lại mẫu biển báo.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm.
- Bước 1: Gấp, cắt biển báo
- GV chốt lại: cắt 1 hình tròn màu đỏ từ hình vuông cạnh 6 ô, 1 hình tròn màu xanh cạnh 4 ô, 1 hình chữ nhật màu đỏ dài 4 ô rộng 1 ô, chân biển báo dài 10 ô rộng 1 ô
- Bước 2: Dán biển báo. 
 Hoạt động 2: Thực hành. ( 16')
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
- Giáo viên đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn.
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm. ( 5')
-Tổ chức trưng bày sản phẩm .
- Đánh giá sản phẩm của học HS , 
chọn những sản phẩm đẹp , đúng kĩ 
thuật .
- Khen thưởng để khuyến khích HS . 
HĐ nối tiếp: ( 2')
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
- HS nêu, lớp bổ sung
- HS quan sát.
- 1 em lên gấp, cắt cho lớp xem. lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi nhắc lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của GV. 
- Trưng bày sản phẩm. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn sản phẩm đẹp.
Sinh hoạt sao
Duyệt kế hoạch bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17- B1.doc