Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Hạ Trung – Bá Thước

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Hạ Trung – Bá Thước

I - MỤC TIÊU:

1. Đọc : Rèn kĩ năng đọc thành thạo

- HS đọc trơn được cả bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ nhầm lẫn như : chặn lối, chạy như bay, lo, gã Sói, ngã ngửa.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt giọng khi đọc các lời nhân vật :

 + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.

 + Nai Nhỏ : Hồn nhiên, ngây thơ.

 + Bố Nai Nhỏ: băn khoăn, vui mừng, tin tưởng.

II - ĐỒ DÙNG : Tranh SGK, bảng phụ

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Hạ Trung – Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2009
Tập đọc Bạn của Nai Nhỏ (Tiết 1) 
I - Mục tiêu: 
1. Đọc : Rèn kĩ năng đọc thành thạo
- HS đọc trơn được cả bài.
 - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ nhầm lẫn như : chặn lối, chạy như bay, lo, gã Sói, ngã ngửa.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt giọng khi đọc các lời nhân vật :
 	 + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.
 	 + Nai Nhỏ : Hồn nhiên, ngây thơ.
 + Bố Nai Nhỏ: băn khoăn, vui mừng, tin tưởng.
II - Đồ dùng : Tranh SGK, bảng phụ
III - Hoạt động dạy và học : 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
35
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Làm việc thật là vui.
 + Các con vật xung quanh ta làm những việc gì?
 + Bé làm những việc gì?
 + Bài đọc với giọng như thế nào?
- Nhận xét cho điểm .
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc đoạn 
a. Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu lần 1(rõ ràng, thong thả)
- Gọi HS đọc chú giải.
b. Hướng dẫn phát âm từ khó.
- l/n: Nai Nhỏ, nói, chặn lối, lo, lần khác nữa, Dê Non, nào nữa 
- GV đọc mẫu. Cho HS tập đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc từng câu cho đến hết bài.
c. Đọc từng đoạn trước lớp
- Câu:
 Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới /dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//
 Con trai bé bỏng của cha,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.//
- GV đọc mẫu gọi HS nêu cách ngắt nghỉ.
- Cho luyện đọc cá nhân 
- Đồng thanh.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm
e. Thi đọc
g.Cả lớp đọc đồng thanh.
- 3 Hs đọc .
- 1HS đọc từ đầu đến mùa màng.
- 1HS đọc tiếp đến hết.
- 1 em đọc cả bài
-Mở SGK trang 23
- HS theo dõi. Đọc thầm theo.
- 1 em đọc chú giải.
- 3-5 em đọc cá nhân sau đó lớp đọc thầm.
- Đọc từng câu theo hàng dọc.
- Đọc thầm 
Tập đọc Bạn của Nai Nhỏ (Tiết2) 
I - Mục tiêu: 
2. Hiểu :
	 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngao du thiên hạ, ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
 - Biết đức tính của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
 - Hiểu nội dung của bài : Người bạn đáng tin cậy là người bạn sẵn sàng giúp người, cứu người.
3.Giáo dục HS biết sống tốt với bạn, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
II - Đồ dùng : Tranh minh hoạ và bảng phụ.
TG
Nội dung hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
20
15
5
 2.5. Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc đoạn 1
Hỏi: +Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
 + Sau đó cha Nai Nhỏ đã nói gì?
* Gọi nhiều HS trả lời sau đó tổng kết lại cho đủ ý
- Gọi 1 em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
Hỏi: + Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe về hành động nào của bạn?
+ Vì sao cha Nai Nhỏ vẫn còn lo?
+ Bạn của Nai Nhỏ có những điểm tốt nào?
+ Con thích bạn của Nai Nhỏ ở điểm nào nhất? Vì sao?
* Trong các điểm trên, dũng cảm, dám liều mình vì người khác là những đặc điểm thể hiện đức tính cần có ở một người bạn tốt.
2.6. Luyện đọc lại bài.
- Bài tập đọc này có mấy nhân vật?
- Khi đọc giọng các nhân vật này cần phải đọc như thế nào ?
* GV chốt lại giọng của từng nhân vật như trong phần mục tiêu đã nêu.
- Thi đọc nối tiếp theo đoạn.
- Thi đọc theo lời các nhân vật.
- Thi đọc cả bài.
- GV nhận xét chỉnh sửa cho HS
3. Củng cố - Dặn dò.
- Hỏi: Theo con, vì sao cha Nai Nhỏ lại đồng ý cho bạn đi chơi xa?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại câu chuyện , ghi nhớ nội dung để tập kể . Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
+ Đi chơi cùng bạn.
+ Cha không ngăn cảnvề bạn của con.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Lấy vai hích đổ hàn đá.
+ Vì bạn ấy chỉ khoẻ thôi thì chưa đủ.
+ Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm.
- 1 số HS tự nêu ý kiến của mình.
- 3 nhân vật: Nai Nhỏ, bố Nai Nhỏ, người dẫn chuyện.
- HS nêu.
- Thi đọc theo nhóm mỗi em đọc 1 đoạn.
- Thi đọc phân vai thể hiện giọng các nhân vật.
- 2 em đọc cả bài.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- Về thực hiện.
- HS viết bài vào vở.
Toán Kiểm tra 
A. Mục tiêu: 
* Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS, tập trung vào:
- Đọc, viết số có 2 chữ số, viết số liền trước, số liền sau
- Kĩ năng, thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100
- Thực hiện cộng trừ không nhớ pv 100
- Giải toán đơn
- Đọc và đo độ dài đoạn thẳng
- GD ý thức tự giác.	
B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2'
I. ổn định
- HS chuẩn bị ổn định chỗ ngồi + hát
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
ị Ra đề ghi bảng
2. Nội dung
GV dự kiến để
- HS theo dõi đọc đề
Bài 1: Viết các số (3 điểm)
a. Từ 70 đến 80
b. Từ 89 đến 95
Bài 2: (1 điểm)
a. Số liền trước của 61 là:
b. Số liền sau của 99 là:
Bài 3: Tính (2,5 điểm)
	42 + 54	60 + 25	5 + 23
	84 - 31	66 - 16
Bài 4: Giải toán (2,5 điểm)
Mai và Hoà làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
Bài 5
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
* GV hướng dẫn HS cách trình bày bài
ị HS làm bài
2'
3. Củng cố dặn dò
- Thu bài
- Tổng kết giờ học
Đạo Đức Biết nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1) 
 I - Mục tiêu
1- HS hiểu khi có lỗi thì phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ.
2- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3- HS ủng hộ , cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II- Đồ dùng: - GV:Phiếu thảo luận. HS: vở bài tập.
III- Hoạt động:
TG
Nội dung hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1 - ổn định.
2 - Bài cũ:
- Cho 2 HS một nhóm kiểm tra và nhận xét việc lập và thực hiện TGB của nhau.
- Gọi HS nêu những việc đã làm được đúng với TGB đã lập.
-GV nhận xét đánh giá.
 *Cả lớp hát
-1số nhóm báo cáo kết quả.
-5 HS nêu.
2’
25’
3- Bài mới:
a, Giới thiệu - Ghi bài.
b, Nội dung:
*Hoạt động 1: Phân tích truyện: Cái bình hoa.
- GV treo tranh, chia 4 nhóm , theo dõi câu chuyện trong vở bài tập và xây dựng phần kết của câu chuyện.
+ Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó?
+ Giáo viên hỏi: “Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?”
- GV kể nốt đoạn cuối của chuyện và phát phiếu câu hỏi cho các nhóm:
+ Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
+ GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình(BT2-6).
- GV quy định cách bày tỏ ý kiến: Nếu tán thành thì đánh dấu +; nếu không tán thành thì đánh dấu - ; nếu không đánh giá được thì ghi số 0.
* Gv kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
- 1 em nhắc lại đầu bài .
- HS thảo luận nhóm, phán đoán phần kết.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
- Đại diện các nhóm bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài 2 trang 6.
+ HS bày tỏ ý kiến và cho biết lí do vì sao em lại có ý kiến đó.
+ GV gọi học sinh khác bổ sung .
3 ‘
4 -Củng cố - dặn dò
+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi như thế nào ?
+ Vì sao cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi ?
Về nhà : Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.
- 2 - 3 em trả lời câu hỏi .
-1 vài HS kể 1việc em đã mắc lỗi và sửa lỗi.
-HS thực hiện.
 Thứ 3 ngày 01 tháng 9 năm 2009
Tập đọc : Gọi bạn 
I.	Mục tiêu
1.	Đọc:
-	HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng được các từ ngữ: xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài
-	Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, ngắt dòng theo nhịp thơ 5 chữ
2.	Hiểu
-	Từ ngữ: sâu thẳm, hạn hán, lang thang
-	Nội dung: Bài thơ cho biết tình bạn thân thiết, gắn bó giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
II.	Đồ dùng: Tranh minh họa và bảng phụ
III.	Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1.Bài cũ + Đọc Đ1,2,3 bài Bạn của Nai Nhỏ và TLCH: Bạn của Nai Nhỏ đã làm những việc tốt gì?
- GV nhận xét cho điểm
- 3 HS đọc và TL
30’
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2.2.Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu
b.Luyện đọc câu – Phát âm từ khó
- Giới thiệu các từ cần luyện đọc: xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu theo hàng dọc
c.Luyện đọc từng khổ thơ 
- HS ngắt giọng từng câu: 
Tự xa xưa/ thuở nào. Đôi bạn/ sống bên nhau
Trong rừng xanh/ sâu thẳm Bê Vàng/ và Dê Trắng.
- GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách ngắt nghỉ
- Luyện đọc nối tiếp khổ thơ 
d.Đọc theo nhóm
- Phân nhóm đọc
- Lớp đọc đồng thanh
2.3.Tìm hiểu bài
+ Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
+ Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
+ Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?
+ Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê”?
2.4.Học thuộc lòng bài thơ
- GV xóa dần bài thơ để học thuộc lòng
+ Lần1: Xóa mỗi dòng 1 từ
+ Lần 2: Xóa để lại chữ đầu dòng
+ Lần 3: Xóa hết bảng.
- Gọi HS xung phong lên đọc thuộc bài thơ
3.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 1 HS khá đọc
- 1HS đọc, lớp đọc đồng thanh
- HS đọc mỗi em 2 dòng theo hàng dọc
- 3 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ
- HS đọc cá nhân
-HS nêu cách ngắt nghỉ
- HS đọc cá nhân+ ĐT
- HS đọc theo nhóm
- Trong rừng xanh 
-Trời hạn hán, cỏ héo khô, suối cạn
- Đi tìm bạn
- D T đến giờ vẫn nhớ BV, lúc nào cũng luôn luôn nhớ bạn.
- Học thuộc lòng bài thơ 
- HS đọc 
- Nghe
 Toán Phép cộng có tổng bằng 10 
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
1- Phép cộng có tổng bằng 10 (đã học ở lớp 1) và đặt tính cộng theo cột
2- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
3- GD ý thức tự giác học tập.
B. Đồ dùng dạy học:	Que tính
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1'
I. ổn định
- HS hát 
31'
II. Bài cũ: Trả lời KT ị Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng
2. Bài mới
*Giải thích phép cộng: 6 + 4 = 10
- Yêu cầu HS lấy 6 que tính đ GV ghi bảng
- Lấy 6 que tính
ị Yêu cầu HS lấy thêm 4 que nữa ị ghi bảng
- Lấy 4 que tính
ị Yêu cầu HS gộp ị đếm có bao nhiêu que tính ị Viết phép tính
 6
 4
10
+
ị 6 + 4 ...  dò
 Luyện từ và câu Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì ? 
I. Mục tiêu :
1. Làm quen với từ chỉ người, sự vật, chỉ câu cối, chỉ con vật.
2. Nhận biết từ trên trong câu và lời nói.
 - Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu: Ai( cái gì, con gì) là gì?
3. Rèn kĩ năng luyên từ và câu cho hs
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ và bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học :
TG
Nội dung hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
30
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập
Tìm các từ có tiếng : học, tập
- Khi viết cuối câu hỏi ta phải làm gì?
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
Giới thiệu và ghi đầu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tìm những từ chỉ sự vật ( người, đồ vật, con vật, câu cối) được vẽ dưới đây
- GV treo tranh vẽ sẵn, yêu cầu HS quan sát và gọi tên từng bức tranh.
- Gọi 4 HS lên bảng: ghi tên dưới mỗi bức tranh.
- GV nhận xét và YC HS đọc lại các từ trên
=> Các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật được gọi chung là từ chỉ sự vật.
- Cho HS tìm thêm các từ chỉ sự vật ở xung quanh
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:
+ Từ chỉ sự vật là từ như thế nào?
- Yêu cầu Hs tự suy nghĩ và làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thi tìm nhanh bằng cách gạch chéo vào các ô không phải là từ chỉ sự vật.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây:
 Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì? 
 Bạn Vân Anh.. là học sinh lớp 2
- Đưa bảng phụ có viết sẵn mẫu câu .
- Gọi HS đọc cấu trúc câu và ví dụ.
- GV đặt một câu mẫu.
 Cá heo là bạn của người đi biển.
- Gọi HS đặt câu.
3. Củng cố :
- Tiết học này các con được học những gì?
- Con hiểu từ chỉ sự vật là những từ như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về hoàn tập đặt câu theo mẫu câu đã học
- 2em làm bài tập 1: 
- 1 em làm bài tập 3
+ Cuối câu hỏi ta phải đánh dấu hỏi chấm.
- HS theo dõi. 2 HS nhắc lại tên đầu bài.
- 1HS đọc to YC bài,lớp đọc thầm.
- HS quan sát bức tranh và nêu
- 4 HS lên bảng, mỗi em ghi 2 tranh.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 3 - 4 HS đọc cá nhân, Đồng thanh cả lớp.
- HS tự nêu: quạt, bàn, ghế, bảng, cô giáo, học sinh, bác sĩ
- 1 HS đọcYC. Cả lớp đọc thầm.
- Từ chỉ người, đồ vật, câu cối,
- HS làm bài nhóm 3 vào phiếu 
- 2 nhóm lên bảng cùng làm.
- HS suy nghĩ và nêu miệng.
- 1 em nêu yêu cầu bài.
- HS đọc câu mẫu.
- Quan sát.
- Từng HS nêu miệng câu của mình
- Từ chỉ sự vật. Đặt câu theo mẫu
- Là từ chỉ người, con vật, vật, cây cối.
- Thực hiện lời dặn của GV.
 Thủ công Gấp máy bay phản lực (T1)	
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp máy bay phản lực.
- Gấp được máy bay phản lực.
- Học sinh hứng thú gấp hình.
II. Đồ dùng: Mẫu gấp, quy trình, giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
A. Bài cũ:
Nhận xét bài: Gấp tên lửa.
B. Dạy - học bài mới:
1.Giới thiệu bài: Giáo viên đưa mẫu và giới thiệu
2.Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
-Máy bay phản lực có hình dáng như thế nào?
-Máy bay phản lực gồm? Phần?
-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hình dáng của máy bay phản lực và tên lửa.
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
-B1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực (H1, H2, H3, H4, H5, H6).
B2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
-Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa, miết dọc theo đường dấu giữa => được máy bay phản lực (H7)
-Cầm vào nếp gấp giữa cho 2 cánh sang 2 bên, hướng máy bay chếch lên trên để phóng.
4.Thực hành
-Giáo viên quan sát giúp đỡ.
C. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tổng kết giờ học
-Dặn dò học sinh chuẩn bị bài hôm sau
-Học sinh quan sát và trả lời
-Học sinh quan sát.
-Học sinh thực hành gấp.
 Thứ 6 ngày 04 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn	 Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh.
A. Mục tiêu: 
1- Rèn kĩ năng nghe và nói
 - Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện "Gọi bạn"
 - Dựa vào tranh kể lại nội dung câu chuyện
 - Biết sắp xếp các câu trong bài đúng theo trình tự diễn biến
2- Rèn kĩ năng viết
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để lập DS HS (1 nhóm từ 3-5 em)
	3- Rèn kĩ năng nói viết cho hs
B. Đồ dùng dạy học: 
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung và hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
A. Bài cũ:
- Đọc bản tự thuật của bản thân
- 3 HS đọc bài
 (Tuần 2)
30'
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích, yêu cầu
- HS nhắc lại
2. ND: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Sắp xếp lại TT tranh
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát tranh vẽ SGK -> nhớ lại nội dung tranh
- Thứ tự tranh 1, 4, 3, 2
- Làm bt
- Kể lại chuyện theo tranh: GV kể mẫu
 VD: Thuở xưa, trong một khu rừng xanh có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống với nhau vô cùng thân thiết. Một năm, trời hạn hán, cỏ cây khô héo, suối không một giọt nước. Bê Vàng liền lên đường đi tìm cỏ.
- HS kể lại từng tranh
* Kể lại cả 4 tranh
- HS kể nhóm 4 => kể trước lớp
- GV nhận xét cho điểm
 lớp => Đại diện kể trước lớp
- Nhận xét bạn
Bài tập 2 (miệng)
- Thứ tự đúng: b, d, a, c
- Yêu cầu HS đọc y/c
- HS đọc y/c => Làm bt
- GV viết từng câu TL lên bảng
- Chữa bt
Bài 3 (viết)
- HS đọc y/c
- Lập ds tổ, nhóm
- HS làm BT nhóm 4
- Xếp tên các bạn nhóm mình
- HSTL (5 em) => nx, bs
- GV gọi đại diện 2 nhóm viết bảng lớp
- Đại diện TB
- STT | Họ và tên | Nam | Nữ | Ngày sinh | Nơi ở
- HS nhận xét
* GV đánh giá
2'
C. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học
Toán: 9 cộng 1 số 9+5 
A. Mục tiêu: 
1. Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 +5 từ đó hoàn thành và học thuộc bảng công thức 9 cộng 1 số
- Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép tính + dạng 29 + 5 và 19 + 25 
 2.Giáo dục HS ý thưc tự giác học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính; bảng gài que tính
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1'
I. ổn định
- HS hát 
32'
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
- HS nghe
2. Nội dung:
a. Giới thiệu phép tính 9 +5
- GV đưa Bt:
- Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
* HDHD thao tác:
- Lấy 9 que tính, thêm 5 que tính nữa. Gộp lại được bao nhiêu que tính?
ị HS nêu các cách để tìm kết quả
* GV chốt cách làm:
Bước 1
- Có 9 que tính đ gài 9 que tính lên bảng, viết 9 vào cột đơn vị
- Thêm 5 que tính nữa đ Gài 5 que tính dưới 9 que tính đ Viết 5 vào cột đơn vị
đ Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
Bước 2: Thực hiện trên que tính
- HS nghe và quan sát
- Gộp 9 que tính ở hàng trên với 1 que tính ở hàng dưới; được 10 que tính (bó lại thành 1 bó)
 Chục Đvị
 9
 5
14
+
- 1 chục que tính gộp với 4 que tính lẻ còn lại được 14 que tính
- Viết 4 thẳng cột đơn vị với 9 và 5, viết 1 vào cột chục
ị Vậy 9 + 5 = 14 (Viết 14 vào chỗ)
Bước 3: Đặt tính và tính
 9
 5
14
+
Đặt tính: - 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng cột
 với 9 và 5, viết 1 vào cột trục
b. HDHS lập bảng cộng 9 với 1 số
- GV nêu phép tính đ ghi kết quả
3. Luyện tập
Bài 1: Tính
- HS mở SGK (Toán T15)
9 + 3 và 3 + 9 = ? (kết quả bằng 12)
- HS đọc yêu cầu đ Làm BT đ Chữa đ Nhận xét
- GV lưu ý: Trong phép cộng khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi
- HS nhắc lại
Bài 2: Đặt tính
- Khi đặt tính cột dọc cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời đ Nhận xét bổ sung
Bài 3: Thực hiện dãy tính
- Yêu cầu HS điền ngay kết quả, không cần tính theo 2 bước
- Chữa BT
- Củng cố bảng cộng 9 với 1 số
- Đối chiếu
 9 + 6 + 3 = 18 9 + 4 + 2 = 15
 9 + 9 + 1 = 19 9 + 2 + 4 = 15
Bài 4: Tóm tắt (Tập tính) và giải
- Đọc đề đ phân tích đề
Tóm tắt:
ị Giải BT
Có: 9 cây táo
ị Chữa BT
Thêm: 6 cây táo
Tất cả có: . cây táo?
Giải:
Trong vườn có số cây táo là:
9 + 6 = 15 (cây táo)
ĐS: 15 cây táo
ị Nhận xét
2'
III. Củng cố dặn dò:
- Tổng kết giờ học
- Nêu lại cách thực hiện phép tính: 9 + 5
- 2 HS nêu
Hát nhạc: ôn tập bài hát: thật là hay.
I/ Mục tiêu :
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài "Thật là hay", hát đúng các chỗ có dấu lặng, thể hiện tính chất vui tươi, hồn nhiên.
- Biết hát và thực hiện cách đánh nhịp 2
 4
- Hs biết chơi trò chơi: dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ theo âm hình tiết tấu bài hát . 
II/ Chuẩn bị :
- Sách GK , vở ghi , thanh gỏ phách .
III/ Phương pháp giảng dạy :
- Gợi ý , phát vấn , hướng dẫn....
IV/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định lớp : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
2, Kiểm tra bài củ : Em hãy hát kết hợp gỏ phách bài " Thật là hay " 
3, Bài mới :
a, Giới thiệu bài mới:
- Nội dung tiết học hôm nay gồm:- Ôn tập hát bài : " Thật là hay " .
b, Giảng bài mới.
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bài
- Nhạc và lờì Hoàng Lân
- Lắng nghe và nhẫm theo
- Lớp trình bày
- Tổ thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Chú ý và thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét
- Chú ý GV hướng dẫn
- Cả lớp thực hiện
- Dãy bàn thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Dùng thanh phách, song loan... gỏ theo GV
- Nhẫm theo
- Cả lớp thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
Bài hát: Thật là hay
Câu hát: nghe véo von trong vòm cây
- Thực hiện
- Lắng nghe và ghi nhớ
30/
 * Nội dung:- Ôn tập hát bài: " Thật là hay".
 * Hoạt động1:- Ôn tập hát bài : " Thật là hay " 
 - Bài hát : " Thật là hay " nhạc và lời của ai?
 - GV trình bày trên nền nhạc đệm.
 + Yêu cầu hs trình bày - - lưu ý các chữ có dấu lặng đen "oanh, lừng... "..
 - Chỉ định 2-3 tổ hát kết hợp gỏ nhịp, tiết tấu.
 - Lưu ý ngắt nghĩ giọng cho đúng.
 - GV nhận xét (GV sửa sai nếu có)
 * Hoạt động 2: Hát kết hợp đánh nhịp 2:4
 - Hướng dẫn cách đánh nhịp 2 : có hai phách phách mạnh và phách nhẹ, phách mạnh đánh xuống phách nhẹ kéo lên. sử dụng 2 tay để đánh.
 - Điều khiển hs đánh nhịp
 - Nhận xét.
 * Hoat động 3: trò chơi dùng nhạc đệm bằng một số nhạc cụ gõ.
 - Hướng dẫn cả lớp sử dụng nhạc cụ gõ: song loan, trống, phách...để gỏ đệm theo âm hình tiết tấu sau:
 2: 4
 - GV làm mẫu
 - Yêu cầu hs thực hiện lại.
 - Kiểm tra một số hs thực hiện cách gõ.
 - Nhận xét.
 - Phát vấn: em nào nhận ra đoạn tiết tấu đó trong bài hát nào?
 Trong câu nào?
4 Cũng cố bài học: (5/)
 - Cả lớp hát lại bài hát kết hợp đánh nhịp bài" Thật là hay " 
 - về nhà ôn lại các bài hát " Thật là hay" 
 - Đọc trước lời ca bài " Xèo hoa"
 *Nhận xét: - Ưu điểm 
 - Nhược điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 2 tuan 3 09 010.doc