Giáo án các môn lớp 2 năm 2008 - Tuần 15

Giáo án các môn lớp 2 năm 2008 - Tuần 15

A/ MỤC TIÊU:

Học sinh biết.

- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.

- Lý do vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Học sinh biết làm một số việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Học sinh có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- HS có bổn phận biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu bài tập,dụng cụ làm vệ sinh .

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh xử lý tình huống.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng

Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống.

* Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống.

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, học sinh đóng vai và xử lý tình huống.

 - Đại diện các nhóm trình bày.

- Giáo viên chốt ý, kết luận từng tình huống, học sinh làm bài tập 4.

Hoạt động 4: Thực hành làm đẹp trường lớp.

* Giúp học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Học sinh quan sát lớp học.

- Học sinh thực hành quét dọn trường lớp sạch đẹp.

- Giáo viên chốt ý. Mỗi học sinh cần tham gia các việc cụ thể vừa sức là bổn phận của các em.

 

doc 17 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 năm 2008 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:	Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007	
ĐẠO ĐỨC – TIẾT 15
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP ( Tiết 2). Vở bài tập /24
Lồng ghép QVBPTE: Chủ đề 3
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC TIÊU: 
Học sinh biết.
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- Lý do vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Học sinh biết làm một số việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có bổn phận biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập,dụng cụ làm vệ sinh .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh xử lý tình huống.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống.
* Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, học sinh đóng vai và xử lý tình huống.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên chốt ý, kết luận từng tình huống, học sinh làm bài tập 4.
Hoạt động 4: Thực hành làm đẹp trường lớp.
* Giúp học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh quan sát lớp học.
- Học sinh thực hành quét dọn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo viên chốt ý. Mỗi học sinh cần tham gia các việc cụ thể vừa sức là bổn phận của các em.
Hoạt động 5: Trò chơi tìm đôi.
* Giúp học sinh biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo viên phổ biến luật chơi, 10 học sinh tham gia chơi. Các em bốc thăm ngẫu nhiên 1 phiếu, 1 phiếu là 1 câu hỏi về chủ đề bài học. Các em sẽ tìm phiếu của mình thành đôi bạn.
- Giáo viên chốt ý: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền bổn phận của mỗi học sinh .. môi trường trong lành.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu cách giữ gìn trường lớp.
-Về nhà thực hiện tốt những điều đã học.
D/ BỔ SUNG:
TẬP ĐỌC – Tiết 45
BÉ HOA- SGK Tr 121-122
Thời gian dự kiến : 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài ( kèm HS yếu đọc đúng )
- Biết đọc bài với giọng tình cảm nhẹ nhàng.
2, Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài. Hoa rất yêu em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.
3, HS có ý thức giúp đỡ bố mẹ một số công việc vừa sức.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ ghi câu và đoạn
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Hai anh em.
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Luyện đọc đúng
* Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó và giải nghĩa một số từ mới.
- Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc từng câu lần 1.
- Rút từ khó, học sinh đọc cá nhân đồng thanh. Học sinh đọc từng câu lần 2.
- Đọc đoạn giải nghĩa từ mới SGK.
* Hướng dẫn câu và đọan .
- Luyện đọc nhóm.
- Thi đọc cá nhân 3 em ( lớp bình chọn)
Hoạt động 4: Luyện đọc hiểu .
* HS hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi SGK.
-Học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm nội dung có chứa câu hỏi, giáo viên hỏi học sinh trả lời và nhắc lại.
Câu 1: Gia đình Hoa có 4 người ( Bố mẹ, em Nụ và Hoa).
Câu 2: Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to tròn và đen láy.
Câu 3: Hoa ru em ngũ, trông em giúp mẹ.
Câu 4: Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hát hết bài hát. Khi nào bố về dạy bài hát mới.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
* HS đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng.
-Hướng dẫn học sinh đọc và nhấn giọng.
- Học sinh đọc lại bài 5-7 em.
 Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Hoa làm gì giúp mẹ?
- Các em cần học tập bạn Hoa.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN – Tiết 73
ĐƯỜNG THẲNG – SGK Tr 73
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được 3 điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm ( bằng thước kẻ và bút) biết ghi tên các đường thẳng ( giúp đỡ HS yếu )
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 3 SGK
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Giới thiệu cho học sinh về đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng.
- Giới thiệu về đường AB, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đoạn AB, giáo viên vẽ trên bảng, HS vẽ vào giấy nháp, giáo viên chấm điểm A đến điểm B ta được đoạn thẳng. Ta gọi đó là đoạn thẳng AB. 
 A 	 B 
- Học sinh nhận biết ban đầu về đường thẳng, dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB ta được đường thẳng AB.
A	 B
- Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng, giáo viên chấm 3 điểm A,B,C trên bảng cùng nằm trên 1 đoạn thẳng. Ta nói A,B,C là 3 điểm thẳng hàng, giáo viên có thể chấm 1 điểm P ở ngoài đường thẳng vừa vẽ và giúp học sinh nêu nhận xét.
Hoạt động 4: Thực hành vở bài tập Tr 75
a, Vận dụng toán vừa học để thực hành vẽ.
Bài 1: Vẽ đường thẳng rồi viết tên đường thẳng.
- Học sinh thực hành trên bảng.
b, Vận dụng toán đã học, học sinh nối các đường thẳng hàng theo mẫu.
Bài 2: Dùng thước và bút nối 3 điểm thẳng hàng.
- Học sinh tự nối, giáo viên kiểm tra nhắc nhở thêm học sinh yếu.
c, Vận dụng toán vừa học để vẽ dựa theo các điểm đã cho theo hình.
Bài 3: Vẽ tiếp tên 3 điểm thẳng hàng có trong hình vẽ AOC, BOD, POQ, MON; tô màu vào hình tam giác.
- Học sinh thực hành vẽ và tô màu, giáo viên kiểm tra chấm điểm.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- Về nhà thực hành vẽ đoạn thẳng bài 2 SGK.
D/ BỔ SUNG:
TẬP VIẾT - TIẾT 15
Chöõ hoa N
Sách giáo khoa trang 31
Thời gian dự kiến: 35 phút.
A/ MỤC TIÊU:
- Biết viết chữ N theo cỡ vừa và nhỏ .
- Viết cụm từ ứng dụng : Nghiõ tröôùc, nghiõ sau ,cỡ nhỏ chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
- Rèn kỹ năng viết chữ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ N .Bảng phụ ghi từ ứng dụng và chữ N cỡ nhỏ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Chữ M , từ ứng dụng. 
Hoạt động 2: -Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ N
- Độ cao mấy li, gồm mấy nét, độ rộng mấy ô.
- Giáo viên hướng dẫn đặt bút viết từ các nét. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
 - Giáo viên viết mẫu trên mẫu chữ.
- Giáo viên nhìn học sinh viết trên không, bảng con chữ N 
- Học sinh viết N hai lần.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết bảng con từ ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng, học sinh đọc.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ.
- Học sinh quan sát và nhận xét, độ cao, khoảng cách giữa các chữ, cách nối nét giữa các chữ.
- Học sinh viết chữ Nghi õ vào bảng con 2 lần .
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên chấm 5-7 bài nhận xét.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Nêu lại độ cao của chữ N
- Về nhà viết phần ở nhà.
D/ BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Mĩ thuật Tiết : 15
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc ( cái ly ). VTV/ trang 19.
Dự kiến thời gian : 35 phút
A.Mục tiêu : 
- HS biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại ly.
- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc ( cái ly ) ( giúp HS yếu )
- Biết ly dùng để uống và phải giữ gìn cho sạch sẽ.
B.Chuẩn bị : 
GV : Các loại ly có hình dáng và chất liệu khác nhau; một số bài vẽ cũ.
HS : Bút chì , bút màu 
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Bài cũ : Kiểm tra vở tập vẽ của HS và bút màu 
Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng 
Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét.
Giúp HS nắm được hình dáng, chất liệu của một số loại ly.
GV đưa một số ly thật giới thiệu.
HS quan sát nhận biết hình dáng khác nhau của một số loại ly.
GV giới thiệu bài vẽ của một số HS năm trước để khắc sâu hơn sự hiểu biết của HS.
Hoạt động 4: HD cách vẽ tranh.
HS biết vẽ một cái ly vừa ý.
GV hướng dẫn cách vẽ: 
 + Phác hình
 + Vẽ nét thẳng, cong.
 + Hoàn chỉnh hình.
Hoạt động 5:Thực hành 
GV theo dõi , động viên ( giúp HS yếu )
Hoạt động 6: Nhận xét , đánh giá 
Chọn một số bài vẽ đẹp của HS – Lớp nhận xét , đánh giá 
Hoạt động 7: Củng cố , dặn dò .
Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
D.Bổ sung :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 15
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM - CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? 
Sách giáo khoa trang 122
Thời gian dự kiến 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật.
- Rèn kỹ năng đặt câu kiểu : Ai, thế nào? ( giúp HS yếu )
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh sách giáo khoa, Bảng phụ ghi bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh sửa bài 3 tiết trước
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nhóm đôi - Giáo viên hỏi - Học sinh trả lời miệng, giáo viên nhận xét sữa sai.
 Bài 2: Viết tiếp những từ chỉ đặc điểm của người và vật rồi đặt câu theo mẫu Ai thế nào? 
- Học sinh làm vở bài tập ( giúp HS yếu ) – 1 HS làm bảng phụ - giáo viên chấm điểm nhận xét bài làm của học sinh.
 Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Học sinh nêu lại nội dung bài vừa học.
- Về nhà học và ôn thêm.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN - TIẾT 74
LUYỆN TẬP: SGK Trang 74.
Thời gian dự kiến :35 phút
A/ MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh.
- Củng cố kỹ năng trừ nhẩm.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ (Dạng đặt tính theo cột)
- Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
- Củng cố cách vẽ đường thẳng ( Qua 2 điểm, qua 1 điểm)
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, làm bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 3,4 SGK Tr 73.
Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng 
Hoạt động 3: Thực hành làm vở bài tập Tr 76.
	a, Vận dụng các bảng trừ đã học để tính.
Bài 1: Tính nhẩm.
Học sinh nêu miệng, cả lớp sửa sai.
	b, Giúp học sinh biết cách đặt tính dựa vào bảng trừ
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp học sinh yếu làm 
	c, Củng cố cách vẽ đường thẳng qua 2 điểm, qua 1 điểm.
Bài 3: Vẽ đường thẳng:
- Học sinh làm vở đổi chéo kiểm tra, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- 2 học sinh lên vẽ đoạn thẳng theo hai điểm đã cho.
- về nhà làm bài 2 SGK.
D/ BỔ SUNG:
TẬP LÀM VĂN – Tiết 15
CHIA VUI- KỂ VỀ ANH CHỊ EM
 Sách giáo khoa- trang 126
Thời gian dự kiến 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
1/ Rèn kỹ năng nghe và nói.
 Biết nói lời chia vui ( chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp
2/ Rèn kỹ năng viết.
- Biết viết đoạn văn ngắn về anh chị em của mình ( kèm HS yếu )
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
B ...  của Bé đến giúp.
Câu 3: Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện tặng quà cho Bé. Bé vẫn buồn vì nhớ cún bông..
Câu 4: Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê, làm cho bé cười.
Câu 5: Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
* HS đọc bài diễn cảm, biết đọc giọng đối thoại.
- Học sinh đọc diễn cảm 3-5 học sinh.
- Hướng dẫn đọc phân vai, thi đọc phân vai 3 nhóm.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò
- Câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì?.
- Về kể lại câu chuyện cho bạn nghe.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN – TIẾT 76
NGÀY, GIỜ - SGK Trang 76
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
-Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày, bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian, ngày giờ.
- Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối và đọc giờ đúng trên đồng hồ).
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Đồng hồ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sữa bài 2,3 SGK Tr 75.
Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn và thảo luận về nhịp sống tự nhiên hàng ngày.
- Mỗi ngày có ban ngày, ban đêm, ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
- Lúc 5h sáng em đang làm gì? Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì? Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì? Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?
- Mỗi ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước 12 giờ đêm hôm sau. Học sinh quan sát bảng phân chia trong SGK.
- Cho học sinh nắm 2 giờ chiều là 14 giờ, 23 giờ còn gọi là 11 giờ đêm.
 Hoạt động 4: Thực hành vở bài tập.
a, Vận dụng toán vừa học để học sinh điền số.
Bài 1: Điền số vào chỗ chấm.
- Học sinh nêu miệng, giáo viên nhận xét, sửa sai.
b, Vận dụng toán vừa học để học sinh làm.
Bài 2: Điền số.
- Giáo viên dựa hình mẫu, học sinh nhìn hình và trả lời, giáo viên cùng lớp nhận xét, sửa sai.
c, Nhận biết các tranh, áp dụng toán đã học để làm.
Bài 3: Điền chữ A,B,C,D vào tranh thích hợp.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu .
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- 1 ngày có mấy giờ.
- Về nhà thực hành xem đồng hồ.
D/ BỔ SUNG:
KỂ CHUYỆN – Tiết 16
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM (SGK Tr 130)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1/Rèn kỹ năng nói.
- Kể lại được từng đọan và toàn bộ nội dung câu chuyện con chó nhà hàng xóm. 
- Biết phối hợp lời kể, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2/ Rèn kỹ năng nghe.
- Có khả năng tập theo dõi bạn kể . Biết nhận xét,đánh giá lời kể của bạn. 
3, Biết bảo vệ vật nuôi .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Hai anh em
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện .
-*Học sinh kể từng đoạn theo tranh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- Tranh 1, tranh 4,5
- Kể chuyện trong nhóm.
- Học sinh quan sát tranh, minh họa theo SGK.
- 5 học sinh nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện trước nhóm, quay lại từ đoạn 1, thay người kể.
- Học sinh kể chuyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn theo tranh. Sau mỗi lần, cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua.
Hoạt động 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2-3 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện, cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Cuối tiết học, lớp bình chọn những học sinh, nhóm kể hay nhất.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D/ BỔ SUNG:
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
THỂ DỤC –Tiết 31
TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN” và “NHÓM BA, NHÓM BẢY”
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Ôn 2 trò chơi “ Vòng tròn”và “nhóm 3 nhóm 7”, học trò chơi do giáo viên chọn, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Còi, vòng tròn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc.
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung 2/8 nhịp.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
- Trò chơi vòng tròn 8-10 phút.
- Trò chơi nhóm 3, nhóm 7, 6-8 phút.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
 - Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- Cúi người thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
D/ BỔ SUNG:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 16
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (SGK Tr 34,35)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh biết.
-Các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, các thành viên và học sinh.
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
-Yêu quí, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, phiếu bài tập
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Giáo viên đưa câu hỏi bài trước, học sinh trả lời.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Quan sát tranh (SGK)
* Biết các thành viên và công việc của họ trong trường .
- Phát cho các nhóm 1 bộ bìa, quan sát tranh ở trường trang 34,35 và gắn với từng hình cho phù hợp về công việc của từng thành viên và nêu vai trò của họ.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
-Giáo viên kết: trong trường gồm có thầy hiệu trưởng, hiệu phó, các thầy cô giáo và học sinh cùng CB-NV khác.
Hoạt động 4: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
*Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình, biết yêu quí và kính trọng, biết ơn các thành viên trong nhà trường.
-Học sinh hỏi và trả lời trong nhóm về câu hỏi khi giáo viên đưa ra. Gọi học sinh trình bày.
- Giáo viên kết: học sinh phải biết kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường yêu quí và đoàn kết với các bạn trong trường.
Hoạt động 5: Trò chơi “ Đố là ai”
* Học sinh nhớ và nói được các thành viên trong nhà trường.
- Giáo viên đưa câu đố ra, học sinh đoán.
- Giáo viên kết: dựa vào câu đố và việc làm để các em đoán các thành viên trong nhà trường
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh làm bài tập 1,2
- Cần nhớ tên những người trong nhà trường của mình.
D/ BỔ SUNG:
CHÍNH TẢ ( Tập chép) Tiết 31
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM –SGK Tr 131
Thời gian dự kiến : 35phút
A/ MỤC TIÊU:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đọan tóm tắt chuyện con chó nhà hàng xóm.
- Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt ui/uy, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã .
- HS có ý thức luyện viết 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ chép bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Viết lại các từ còn sai ở bài Bé Hoa.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập chép.
- Giáo viên đọc bài chính tả, 2 học sinh đọc lại .
- Vì sao từ Bé trong đọan phải viết hoa?
- Bé là 1 cô bé yêu loài vật. Từ nào là tên riêng?
- Học sinh viết bảng con từ khó.
Hoạt động 4: Học sinh chép bài vào vở.
- Học sinh nhìn SGK chép bài
- Giáo viên đọc soát lổi bút mực, bút chì đổi chéo.
- Tổng kết lỗi, chấm chữa bài, chấm 5- 7 bài nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập
Bài 1: Tìm và ghi vào chỗ trống.
- Hướng dẫn làm miệng, cả lớp sửa sai.
Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ chỉ đồ dùng trong nhà.
- Học sinh làm vở bài tập giáo viên theo dõi, giúp học sinh yếu làm.
- Gọi học sinh đọc bài lên cả lớp nghe.
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò.
- 01 học sinh đọc bài tập 1
- Về nhà luyện viết thêm từ sai
D/ BỔ SUNG: 
TOÁN – Tiết 77
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ - SGK Tr 78
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh tập xem đồng hồ ( ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối).
- Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ ( chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ).
- Làm quen với những họat động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian ( đúng giờ, muộn giờ, sang tối).
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đồng hồ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: 1 ngày có bao nhiêu giờ? Học sinh trả lời bài 3.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động3: Cho học sinh quan sát tranh, xem đồng hồ ở hình A,B,C,D SGK bài 1,2.
- Giúp học sinh nhận biết giờ buổi sáng, trưa, chiều, tối..
- Cả lớp quan sát tranh. Trả lời giờ theo tranh ở bài 1,2.
- Cả lớp quan sát,nhận xét cho học sinh nhắc lại.
 Hoạt động 4: Thực hành vở bài tập Tr 81.
a, Vận dụng cách xem giờ vừa học để học sinh làm .
Bài 1: Nối đồng hồ chỉ thời gian thích hợp.
- Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét.
b, Nhận biết giờ vừa học để vẽ kim tương ứng .
Bài 2: Vẽ thêm kim đồng hồ để chỉ thời gian tương ứng.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm.
c, Nhận biết các giờ phù hợp, làm cho thích hợp.
Bài 3: Đánh dấu x vào ô trống thích hợp.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm.
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên đưa kim đồng hồ chỉ, học sinh chỉ giờ.
- Về nhà thực hành tập xem giờ.
D/ BỔ SUNG:
SINH HOẠT LỚP – Tuần 15
	1/ Đánh giá từng 15:
+ Hạnh kiểm: 
- Học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường, bảo vệ cây xanh, giữ vệ sinh chung .
- Các em đều ngoan, lễ phép, thương yêu và giúp đỡ nhau, đoàn kết.
- Thực hiện tốt khâu vệ sinh . Hát đầu giờ, giữa giờ.
+ Học tập: 
- Lớp học sôi nổi có ý thức tốt trong học tập. Trong giờ học học sinh khá giỏi phát biểu xây dựng bài tốt, tác phong nhanh nhẹn, chuẩn bị bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, có ý thức thi đua trong học tập.
- Các em học sinh yếu có ý thức vươn lên trong học tập.
-Các em có ý thức rèn chữ viết
- Kết điểm 10 cuối buổi, cuối tuần.
- Tuyên dương số em có tinh thần học, học tốt như : Mai, My, Thuý, Long, Vinh, Sỹ.
- Nhắc nhở thêm học sinh yếu rèn đọc, học bảng trừ.
	2/ Phương pháp tuần 16:
-Duy trì tốt nề nếp sẵn có.
-Phụ đạo học sinh yếu vào buổi chiều, tự học ở lớp( Tài, Rồi, Lộc, Hải ) 
-Thi đua học tốt chào mừng 22/12, giáo dục học sinh về truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Thi đua dành nhiều điểm 10.
- Rèn chữ viết ở học sinh.
- Thực hiện tốt việc chải răng, ngậm thuốc.
- Duy trì sĩ số trên lớp đều đặn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 15.doc