TUẦN 28
Thứ 2 ngày 25 tháng 3 năm 2013
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
KHO BÁU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
- Hiểu được nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5)
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* KNS : Xác định giá trị bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2')
GV: Tuần 28, 29 các em sẽ đọc những bài viết về các loài cây, hoa qua chủ điểm Cây cối.
- Chuyện đọc mở đầu chủ điểm là bài Kho báu. Với truyện này các em sẽ hiểu: Cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có ? Cái gì mới thật sự là kho báu ?
- Ghi mục bài lên bảng: Kho báu
Tuần 28 Thứ 2 ngày 25 tháng 3 năm 2013 Chào cờ đầu tuần Tập đọc Kho báu I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. - Hiểu được nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5) - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4. * KNS : Xác định giá trị bản thân. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài. III. Hoạt động dạy học: A. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2') GV: Tuần 28, 29 các em sẽ đọc những bài viết về các loài cây, hoa qua chủ điểm Cây cối. - Chuyện đọc mở đầu chủ điểm là bài Kho báu. Với truyện này các em sẽ hiểu: Cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có ? Cái gì mới thật sự là kho báu ? - Ghi mục bài lên bảng: Kho báu 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc (33') a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp từng câu. + GV ghi bảng: bệnh nặng, hão huyền, cũng, đàng hoàng,.. + GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - Đọc đoạn trước lớp: - GV treo bảng phụ: .Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia./ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà, / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng. // và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. // + HS đọc lại câu dài, GV nhận xét. + HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. + GV nhận xét, sửa sai. + HS đọc chú giải - Đọc đoạn trong nhóm: + HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn. + GV theo dõi, nhận xét. + HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. + HS đọc. + GV cùng HS nhận xét. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (23') - HS đọc thầm và một bạn đọc to để trả lời lần lượt câu hỏi sau. ? Nhờ chăm chỉ làm lụng hai vợ chồng người nông dân đạt được điều gì (Gây dựng một cơ ngơi đàng hoàng) ? Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không (Họ ngại làm ruộng chỉ mơ mộng hão huyền) ? Trước khi mất cha cho các con biết điều gì (ruộng nhà có kho báu) ? Theo lời người cha hai người con đã làm gì (Đào ruộng để tìm kho báu.) - HS khá giỏi trả lời câu hỏi sau: ? Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu + Vì đất ruộng vốn là đất tốt + Vì được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. + Vì hai em giỏi trồng lúa. - HS trả lời. - GV chốt ý đúng: Vì đất được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Vậy ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đõ có cuộc sống ámm no, hạnh phúc. 4. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại (8') - GV nhắc lại cách đọc. - HS đọc lại bài. - GV nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: (4') - 1 HS đọc lại bài. ? Từ câu chuyện kho báu em rút ra bài học gì - HS trả lời. - GV chốt lại: Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều hạnh phúc. - Về nhà đọc lại bài. Toán Kiểm tra I. Mục tiêu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Phép nhân, chia trong bảng (2, 3, 4, 5). - Chia các nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. - Giải bài toán bằng một phép tính nhân hoặc một phép chia. - Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc. II. Đề ra: Bài 1: Tính nhẩm 2 x 3 = 3 x 3 = 5 x 4 = 6 x 1 = 18 : 2 = 32 : 4 = 4 x 5 = 0 : 9 = 4 x 9 = 5 x 5 = 20 : 5 = 1 x 10 = 35 : 5 = 24 : 3 = 20 : 4 = 0 : 1 = Bài 2: Ghi kết quả tính: 3 x 3 + 5 = 2 : 2 x 0 = 3 x 10 – 14 = 0 : 4 + 6 = Bài 3: Tìm x x x 2 = 12 x : 3 = 5 Bài 4: Có 15 học sinh chia đều thành 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh? Bài 5: Cho hình tứ giác có các kích thước nêu ở hình vẽ dưới đây. Hãy tính chu vi của hình tứ giác đó. 3 cm 3 cm 4 cm 5 cm III. Hướng dẫn đánh giá: Bài 1: 4 điểm. Viết đúng kết quả mỗi phép tính được điểm. Bài 2 : 2 điểm. Viết đúng kết quả mỗi phép tính đượcđiểm. Bài 3: Mỗi lần tìm X đúng được điểm. Bài 4: Nêu câu trả lời đúng được điểm. Nêu phép tính đúng được 1 điểm. Nêu đáp số đúng được điểm . Bài 5: Nêu được: 3 + 4 + 5 + 3 = 15(cm ) được 1điểm . IV. Các hoạt động trên lớp: - GV ra đề kiểm tra. Lưu ý HS một số điểm khi làm bài. - HS làm bài kiểm tra, GV bao quát lớp. Thu bài kiểm tra. Âm nhạc GV bộ môn soạn giảng Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2013 Buổi sáng: Bài soạn viết bằng tay Buổi chiều Luyện Toán luyện: ĐƠN Vị, CHụC, TRĂM, NGHìN. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. Đọc và viết được số tròn trăm. - HS củng cố lại cách điền số và tìm thừa số chưa biết. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2’) - Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hoạt động 2: Ôn lí thuyết (4') Yêu cầu HS đổi chục ra đơn vị, chục - trăm, trăm - nghìn và ngược lại. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập (27’) Bài tập 1: Làm vào vở Nối với cách đọc: 200 Năm trăm Bốn trăm 900 500 Tám trăm Một nghìn 700 800 Hai trăm Chín trăm 1000 600 Sáu trăm Bảy trăm 400 - HS làm vào vở, 3HS lần lượt lên bảng làm. Bài tập 2: Làm vào vở Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 10 đơn vị =...........chục 1 chục = .......đơn vị 10 chục = .............trăm 1 trăm = ........đơn vị 10 trăm = .............nghìn 1 nghìn = ......đơn vị -HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài tập 3: Làm vào vở - Hãy viết các số tròn trăm. - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp cùng GV nhận xét 100,...,......,..........; .....,....,.....,...., 900 Bài tập 4: Dành cho HS khá giỏi. a) Điền số? < 200 ; 900 < 400 < < 700 b) Tìm x: 3 x x = 19 - 4 x x 5 = 5 x 7 c) Đọc và chỉ ra số trăm, số chục, số đơn vị của: 405, 520, 636, 700 - HS nêu cách làm. - HS làm vào vở, GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (2’) - HS đọc lại bài tập 1. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ xem bài sau. Luyện chữ Kho báu I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả bài ''Kho báu'' - Học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2') 2. Hoạt động 2: Luyện viết (30') - GV tổ chức cho HS viết cả bài. - GV đọc bài viết 1 lần. Gọi 1HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét và cách trình bày đoạn viết. - Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó: - Gọi 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ sau: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, trồng khoai, ngơi tay, đàng hoàng, hão huyền, dặn dò. - GV đọc bài HS luyện viết bài vào vở. - Đọc cho học sinh soát lỗi - GV theo dõi hướng dẫn chung, kèm cặp HS yếu. - Chấm bài, chữa lỗi. - Kiểm tra, nhận xét. 3. Củng cố kiến thức: (3') - HS nhắc lại cách viết bài - GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài sạch đẹp. Hoạt động tập thể Vệ sinh môi trường Bài 3: Giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được làng, xã, (phố, phường) đảm bảo vệ sinh và làng xã (phố phường) mất vệ sinh. - Nêu được lợi ích của việc đảm bảo vệ sinh làng, xã (phố, phường). 2. Kĩ năng: - Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường). 3. Thái độ: - Quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn làng, xã (phố, phường) sạch sẽ để không còn những chổ bẩn cho vi trùng, ruồi, muỗi, chuột có thể ẩn náu. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh vẽ vệ sinh môi trường số 4 (2 tranh) và số 5 (4 tranh). III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: (15’) Quan sát tranh. * Mục tiêu: HS phân biệt được làng, xã( phố, phường) đảm bảo vệ sinh và làng, xã (phố, phường) mất vệ sinh. * Đồ dùng: bộ tranh vẽ VS MT số 4 (2 tranh) * Cách tiến hành: Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSMT số 4, yêu cầu các em quan sát những điểm khác nhau giữa làng, xã ở hình 4a với 4b Bước 2: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh theo yêu cầu của GV và rút ra kết luận thế nào là làng, xã (phố, phường) đảm bảo vệ sinh. Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày. GV tóm tắt ý chính và kết luận. So với làng, xã ở hình 4a, làng, xã ở hình 4b có những điểm khác sau: + Rác đổ bừa bãi + Trâu, bò phóng uế + Lợn thả rông + Nhiều bụi rậm + Trẻ em đại tiện ở cạnh bụi cây + Cây to bị chặt Bước 4: - GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận: Sống ở nơi mất vệ sinh như vậy, theo em người dân ở đây có thể mắc những bệnh gì? Tại sao? 2. Hoạt động 2: (15’) Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường). * Mục tiêu: - Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường). - Quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh làng, xã ( phố, phường) sạch sẽ để không còn những chỗ cho vi trùng, ruồi, muỗi, chuột có thể ẩn náu. * Đồ dùng: Bộ tranh VS MT số 5 (4 tranh). * Cách tiến hành: Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ VSMT số 5 và giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát các bức tranh và thảo luận về những việc mà học sinh và người dân ở cộng đồng có thể làm để làm cho làng, xã (phố, phường) sạch, đẹp hơn. Bước 2: Các nhóm quan sát và thảo luận theo yêu cầu của GV Bước 3: GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm ? Các em hãy nêu những việc hàng ngày các em có thể làm để giữ gìn vệ sinh làng, xã của mình. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học - Các em về nhà nhớ thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh làng, xã Thứ 4 ngày 27 tháng 3 năm 2013 Thể dục Trò chơi “Tung vòng vào đích” và “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” I. Mục tiêu: - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi và phương tiện cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu(5') - Tập hợp lớp, phổ biến mục tiêu tiết học. * Khởi động: + Xoay các khớp cổ tay, chân, hông, đầu gối ... + Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: khoảng 1 phút. + Ôn 4 động tác thể dục đã học: tay, chân, toàn thân và nhảy. 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản (25') * Trò chơi "Tung bóng vào đích". - GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. HS lắng nghe. - Vài học sinh chơi thử, cả lớp nhận xét. - GV chia tổ tập luyện, sau đó cho các tổ thi đấu với nhau xem tổ nào nhất. (Mỗi tổ có đại diện một nam một nữ ). * Trò chơi "Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau". - GV nêu tên trò chơi và chuyển đội hình về vị trí chuẩn bị. - Hướng dẫn học ... i số không có hai chữ số nào giống nhau). Bài tập 2: Điền dấu ( , =) thích hợp vào chỗ trống : a) 236238 c) 458..312 b) 457463 d) 423 .419 Bài tập 3: Điền chữ số thích hợp vào ô trống: a) 2 5 658 c) 824 < 12 * Trong quá trình tự luyện nếu cần sự trợ giúp, HS có thể hỏi bạn hoặc hỏi GV. GV luôn chuẩn bị tư thế để giải đáp những vướng mắc HS nêu ra. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét - kiểm tra kết quả học tập của HS và nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh. oooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo Tự học Hoàn thành các nội dung tự chọn I. Mục tiêu: - Luyện kể chuyện. - Luyện viết các chữ hoa - Luyện làm các sản phẩm thủ công gấp, cát, dán đã học. II. Hoạt động dạy học: 1. GV hướng dẫn HS làm việc: - GV chia thành 3 nhóm: Luyện kể chuyện, luyện viết các chữ hoa, luyện làm các sản phẩm thủ công, hướng dẫn HS lựa chọn nhóm học tập. - GV hướng dẫn HS tự cử nhóm trưởng, đưa ra bài tập để ôn luyện. GV theo dõi, giúp đỡ cho các nhóm HS làm việc. - GV nhận xét kết quả tự học của các nhóm. 2. Hướng dẫn HS tự học thêm ở nhà. Thứ 3 ngày tháng 3 năm 2013 Thể dục: Trò chơi “ Tung vòng vào đích ” I. Mục tiêu: - Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi và phương tiện cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu. - Tập hợp lớp, phổ biến mục tiêu tiết học. Khởi động: + Xoay các khớp cổ tay, chân, hông, đầu gối ... + Chạy nhẹ nhàng theo hang dọc : 80-100m + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : khoảng 1 phút. 2. Ôn các động tác của bài thể dục. - Cho học sinh ôn theo tổ 5 động tác thể dục đã học: Tay, chân, lườn, bụng và nhảy. - Các tổ trưởng điều khiển, GV bao quát lớp. - Tập chung cả lớp: mỗi động tác 2 x 8 nhịp. GV điều khiển . * Trò chơi "Tung bóng vào đích". - VG nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. HS lắng nghe. - Vài học sinh chơi thử, cả lớp nhận xét. - GV chia tổ tập luyện, sau đó cho các tổ thi đấu với nhau xem tổ nào nhất. (Mỗi tổ có đại diện một nam một nữ ). * Tổng kết thi đua . 3. Kết thúc. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Tập một số động tác thả lỏng. - GV cùng học sinh hệ thống lại bài học. Tuyên dương những tổ, cá nhân tập tốt. - Tổng kết tiết học và giao bài tập về nhà . Toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn I. Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm. - HS làm được BT 1,2. II. Đồ dùng: - 4 bộ ô vuông số tròn chục, trăm. III. Hoạt động dạy học: 1. 1. Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị chục, trăm: a. Gắn các ô vuông yêu cầu HS quan sát và nêu số đơn vị chục rồi ôn lại 10 đơn vị = 1 chục b. GV gắn hình chữ nhật 1 chục 10 chục , HS quan sát nêu số chục số trăm: 10 chục = 1 trăm 2. Một nghìn: a. Số tròn trăm: - GV gắn các hình vuông như SGK. HS nêu các số trăm (1 trăm 9 trăm) và cách viết số tương ứng. GV nêu các số : 100, 200, 300, ..., 900 là các số tròn trăm. Cho HS nhận xét các số tròn trăm có 2 chữ số 0 ở sau cùng. b. Nghìn: GV gắn 10 hình vuông như SGK rồi giải thích: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. Viết là 1000; Đọc là một nghìn. HS ghi nhớ: 10 trăm = 1 nghìn 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 3. 1. Hoạt động 1: Thực hành: Bài tập 1: (10 phút) Làm vào vở. Đọc, viết (theo mẫu); 100 một trăm, ........, 900 chín trăm - HS làm vào vở bài tập và đọc lên - GV cùng HS nhận xét - GV nhận xét và chữa bài -GV chấm bài và nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại tên bài. - GV nhận xét giờ học. Kể chuyện Kho báu I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). * KNS: Tự nhận thức. II. Đồ dùng dạy học: - Ghi bảng sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện. III. Hoạt động dạy học: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta kể câu chuyện: Kho báu. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. 1 HS đọc yêu cầu 1: Kể lại từng đoạn câu chuuyện theo gợi ý. - GV mở bảng phụ ra, giải thích + Các em phải thêm các từ ngữ đoạn 1: ở vùng quê nọ ..... - GV kể mẫu: Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Hai vợ chồng cần cù, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến mùa lúa, họ trồng lúa .... nhờ làm lụng vất vả chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. - GV nhắc lại đoạn 2, 3: + Đoạn 2: Dặn con: - Tuổi già; - Hai con lười biếng; - Lời dặn của người cha. + Đoạn 3: Tìm kho báu: - Đào ruộng tìm kho báu; - Không thấy kho báu; - Hiểu lời dặn của cha - HS nhắc lại và kể đoạn 2, 3 tương tự - HS kể theo nhóm đôi. - Đại diện từng nhóm kể - 3 HS tiếp nối nhau kể đoạn 3. - GV cùng HS nhận xét: giọng kể, nội dung, điệu bộ ... b. Kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS khá, giỏi nhắc lại yêu cầu. - HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện. - HS cùng GV bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: Ai yêu quý đát đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - GV nhận xét giờ học. Chính tả (Nghe - viết) Kho báu I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT 2; BT( 3) a / b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 2. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: - GV đọc- HS viết bảng con: mũi hếch, chênh chếch. - GV nhận xột. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi mục bài. 2. Hướng dẫn nghe - viết: a. Hướng dấn HS chuẩn bị. - GV đọc bài chớnh tả. 2 HS đọc lại. - Trả lời cõu hỏi: - HS viết bảng con: quanh năm, cuốc bẫm, lặn. - GV nhận xét, sửa sai. - GV đọc bài thong thả mỗi câu: 3 lượt - HS nghe và viết bài vào vở. - GV đọc lại bài , HS khoả bài và nhận xét lỗi sai của bạn. b. Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: (5 phút) Làm vào vở Điền vào chỗ trống ua uơ? - GV cho 1 HS đọc yờu cầu: Điền vào chỗ trống ua hay uơ voi h ... vòi, th~... nhỏ, m\... màng, chanh ch... - Cả lớp làm vào vở - 1 HS làm bảng phụ - chữa bài: voi hua vòi, thủa nhỏ, mùa màng, chanh chua. Bài 3 b: (5 phút) Làm vào vở ên hay ênh? Cái gì cao lớn l... khênh Đứng mà không tựa ngã k..`. ngay ra - HS trả lời: lênh; kềnh 4. Củng cố, dặn dũ: - GV nhận xột tiết học - Chuẩn bị bài sau. Luyện đọc Kho báu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc theo giọng của từng nhân vật trong bài tập đọc. - Rèn kĩ năng đọc lưu loát. II. Hoạt động dạy-học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS đọc bài: - GV nêu yêu cầu: HS khá giỏi đọc thể hiện giọng của từng nhân vật. - HS trung bình, yếu đọc cả bài. - HS đọc bài. - GV theo dõi uốn nắn. - HS nhận xét. - GV cùng HS nhận xét. - 3 em thi đọc cả bài. - Một số nhóm thi đọc theo phân vai. - GV cùng HS nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - 1 HS đọc lại bài. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà tập nhớ và kể lại câu chuyện. Luyện Toán Chữa bài kiểm tra I. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học trong đầu học kì II thông qua bài kiểm tra II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn chữa bài: Câu 1: (5 phút) Làm miệng Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng B. 2 + 2 + 2 + 2 C. 27, 30 B. 9 B. Hình 2 Câu 2: (5 phút) Làm vào bảng con Đật tính rồi tính: 73 - 18 54 + 9 60 - 34 14 + 37 - GV nhận xét. Câu 3: (5 phút) Làm miệng 5 x 3 = 15 3 x 4 = 12 1 x 5 + 9 = 14 24 : 3 = 8 32 : 4 = 8 0 : 2 = 0 Câu 4: (5 phút) Làm vào vở Tìm x: 4 x x = 28 x : 5 = 7 x x3 = 21 34 - x =17 - HS nêu cách làm. - HS làm vào vở, GV nhận xét. Câu 5: (5 phút) Làm vào vở Điền dấu nhân hoặc dấu chia vào chỗ chấm a) 4 1 7 = 28 b) 6 3 3 = 6 Câu 6: (5 phút) Làm vào vở Bài giải: Số quyển sách 4 ngăn tủ có là: 5 x 4 = 20 (quyển) Đáp số : 20 quyển sách 3. Củng cố kiến thức: - HS hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét giBài 2 : Viết các số gồm : 2 trăm, 4 chục và 6 đơn vị. 5 trăm và 7 chục. 6 trăm và 8 đơn vị. Bài 3 : Viết theo mẫu : 326 = 300 + 20 + 6 208 =. 370 =. 444 = . Thủ công Làm đồng hồ đeo tay ( tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Làm được đồng hồ đeo tay. - Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối. II. Đồ dùng: - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy . - Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. - Giấy thủ công, keo, kéo ... III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 học sinh nhắc lại quy trình làm đồng hồ đeo tay. + B1: Cắt thành các nan giấy. + B2: Làm mặt đồng hồ. + B3: Gài dây đeo đồng hồ. + B4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Học sinh thực hành làm đồng hồ đeo tay. - Học sinh thực hành làm đồng hồ đeo tay theo các bước đúng quy trình nhằm rèn luyện kĩ năng. - Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm. - Nhắc nhở học sinh: Nếp gấp phải sát, miết kĩ. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ. - Trong khi học sinh thực hành, giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. 3. Trưng bày sản phẩm. - GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Sản phẩm có thể trưng bày theo từng tổ nhóm. - Tiến hành đánh giá sản phẩm học sinh. - Tuyên dương nhóm hoàn thành sớm, đảm bảo yêu cầu. Khen ngợi những cá nhân có sản phẩm đẹp. - Tổng kết tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: Làm vòng đeo tay. Hoạt động tập thể Sơ kết tuần 28 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần. - Cùng thi đua hoạt động tốt đội sao trong tuần tới. II. Hoạt động dạy-học: 1. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Đánh giá kết quả hoạt động của tổ mình. - Tổ trưởng kiểm tra vệ sinh cá nhân của các thành viên và nêu kết quả học tập, nề nếp, vệ sinh trong thời gian qua. Bình chọn thành viên xuất sắc nhất trong tháng, thành viên có tiến bộ, thành viên chậm tiến bộ. - Lớp trưởng tổng kết lại. - GV nhận xét và tuyên dương đồng thời nhắc nhở những em chưa tiến bộ. - Tiến bộ về học tập: - Chậm tiến bộ: 5. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục duy trì nề nếp, học tập tốt. - Vệ sinh luôn sạch sẽ. - Thực hiện tốt múa hát sân trường.
Tài liệu đính kèm: