Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 3 - Trường Tiểu học Phùng Giáo

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 3 - Trường Tiểu học Phùng Giáo

TẬP ĐỌC

BẠN CỦA NAI NHỎ (2 TIẾT)

I/ Mục đích yêu cầu:

 -Đọc đung, lão Hổ, ngã ngửa ( đọc rừ ràng, rành mạch, toàn bài)

- Biết đọc liền mạch, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người

( trả lời được câu hỏi trong sgk )

- Học sinh khá, giỏi luyện đọc phân vai.

- Có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác nhau.

- Học sinh khuyết tật đọc, viết âm a, b, c.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 3 - Trường Tiểu học Phùng Giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học buổi 1 - Tuần 3
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
Chuẩn bị đồ dùng
2
9/9
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Tập đọc
Chào cờ đầu tuần
Kiểm tra
Ôn tập bài hát: Thật là hay 
Bạn của Nai Nhỏ (KNS)
Bạn của Nai Nhỏ (KNS)
Nhạc cụ
Tranh minh họa
Bảng phụ
3
10/9
Toán
Mĩ thuật
Kể chuyện
Thể dục
Phép cộng có tổng bằng 10
Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây (BVMT)
 Bạn của Nai Nhỏ
Bài 5
Bảng con
Vở tập vẽ
Tranh minh họa
Còi, vs sân tập
4
11/9
Tập đọc
Toán
Chính tả
Thể dục
Gọi bạn
26+4 ; 36+42
Tập chép: Bạn của Nai Nhỏ
Bài 6
Tranh minh họa
Bảng con
Vở BTTV
Còi, vs sân tập
5
12/9
Toán
LTVC
Chính tả
Thủ công
TNXH
Luyện tập
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
Nghe-viết: Gọi bạn
Gấp máy bay phản lực (tiết )Tiết 3
Hệ cơ 
Bảng con
Vở BTTV
Bảng phụ
Giấy thủ công
Tranh SGK
6
13/9
Toán
TLV
Tập viết
đạo đức
Sinh hoạt
9 cộng với một số: 9+5
Sắp xếp câu Lập DSHS (KNS)
Chữ hoa: B
Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1) Sinh hoạt lớp
Bảng con
Vở BTTV
Chữ mẫu
Đóng vai 
 Thứ 2 ngày 9 tháng 9 năm 2013
 Tập đọc
Bạn của nai nhỏ (2 tiết)
I/ Mục đích yêu cầu:
 -Đọc đung, lão Hổ, ngã ngửa ( đọc rừ ràng, rành mạch, toàn bài)
- Biết đọc liền mạch, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người 
( trả lời được câu hỏi trong sgk ) 
- Học sinh khá, giỏi luyện đọc phân vai. 
- Có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác nhau.
- Học sinh khuyết tật đọc, viết âm a, b, c.
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc
- HS : Q/S tranh SGK, đọc trước bài.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ: ( 5’) 2 HS nối tiếp đọc bài: Làm việc thật là vui.
2/Bài mới: 
Tiết 1
Giới thiệu bài: GT chủ điểm và bài học (Giáo viên)
 HĐ1: (30’) Luyện đọc :
*Hướng dẫn HS KT( Huyền) đọc, viết âm a, b, c.
 Luyện đọc theo quy trình: Đọc câu, đọc đoạn, đọc cả bài.
. Lưu ý:
- GV đọc diễn cảm bài văn: lời Nai Nhỏ hồn nhiên, ngây thơ; lời của cha Nai Nhỏ lúc đầu lo lắng,sau vui vẻ, hài lòng.
- GV hướng dẫn đọc từ khó:ngăn cản, hích vai, lão Hổ ,...(HS cả lớp đọc, HS TB,Y đọc)
- Đọc đoạn: Bài chia 4 đoạn ( mỗi đoạn ứng 1 số trong bài)
- GV HD đọc câu khó: “Sói sắp tóm... ngã ngửa” - giọng tự hào 
 “ Con trai... chút nào nữa”- giọng vui vẻ, hào hứng.
 Tiết 2
 HĐ2: (13’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- 1 HS K, G đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 1SGK (HS:...đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói cha không ngăn cản con....về bạn của con)
- HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4, trả lời câu hỏi 2SGK.(HS K, G thuật lại cả 3 hành động của bạn Nai Nhỏ; HS TB, Y có thể thuật lại từng hành động riêng lẻ 
- HS đọc cả bài, trả lời câu hỏi 3 SGK ( HS: nêu ý kiến cá nhân kèm theo lời giải thích)
- Câu hỏi 4 SGK (HS cả lớp cùng thảo luận, trả lời...)
? Câu chuyện này ý muốn nói gì? (HS K, G trả lời; HS TB, Y nhắc lại)
- GV: Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy. Chính vì vậy cha Nai Nhỏ chỉ yên tâm về bạn của con khi biết bạn con dám lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói, cứu Dê Non.
? Người bạn tốt là người như thế nào. Em đã thực sự là người bạn tốt chưa?
- HS thảo luận nhóm đôi-Trả lời câu hỏi
- GV chốt ý kiến đúng.
- HS liên hệ những công việc mình làm giúp bạn để trở thành người bạn tốt.
- Nội dung ( như ở phần 2 mục yêu cầu.)
 *HĐ3: (15’) Luyện đọc lại.
- HD cách đọc (GV)
HS Khá-Giỏi ( Toàn, Trường, Hân, Tài, Ngọc Tú...) phân2, 3 nhóm (mỗi nhóm 3 em) phân các vai thi đọc truyện.
- Học sinh trung bình - yếu ( Trang, Diện, Hường... ), tiếp tục luyện đọc.
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- Kiểm tra HS KT( Huyền) đọc, viết âm a, b, c.
3/Củng cố dặn dò : (2’) 
? Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa? (HS nối tiếp nêu ý kiến)
-Yêu cầu HS đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
Toán
Kiểm tra
I/Mục tiêu:
- Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau
- Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
- Giải bài toán bằng một phép tính đã học. Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng
II/ Chuẩn bị :
 GV: Đề bài,...
 HS : Ôn bài, giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới.
*GTB: GT trực tiếp
A/Đề bài: (thời gian 40 phút kể từ khi bắt đầu làm bài)
Bài 1: Viết các số:
 a/ Từ 70 đến 80...
 b/ Từ 89 đến 95...
Bài 2: Số liền trước của 61 là ...
 Số liền sau của 99 là...
Bài 3: Tính:
 +42 -84 +60 - 66 +5 
 54 31 25 16 23
Bài 4: Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa? 
B/ Hướng dẫn đánh giá:
 Bài 1: 3,5 điểm
 Mỗi số viết đúng cho 1/6 điểm ( kể cả các số đã cho)
 Bài 2: 1 điểm (mỗi số viết đúng được 0,5 điểm)
 Bài 3: 2,5 điểm ( mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm)
 Bài 4: 3 điểm . Lời giải đúng 1 điểm
 Phép tính đúng 1 điểm
 Đáp số đúng 1 điểm
3/Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT ở VBT toán(trang 13)
- Chuẩn bị bài sau: Phép cộng có tổng bằng 10.
 Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013
Toán
Phép cộng có tổng bằng 10
I / Mục tiêu 
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết cộng với số cho trước bằng10
- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước 
- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12 
- HS KT( Huyền) đọc, viết, đếm 2, 3, 4, 5, 6.
II / Đồ dùng dạy học 
 GV: Bảng cài, 10 que tính. Mô hình mặt đồng hồ
 HS : 10 que tính, VBT 
III / Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5’) Nhận xét bài kiểm tra tiết trước 
2. Bài mới : GTB : Trực tiếp
 HĐ1: (10’) Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10
- GV lấy 6 que tính cài lên bảng cài và hỏi: ? Có mấy que tính? - HS lấy 6 que tính đặt lên bàn.GV ghi 6 vào cột đơn vị 
- GVcài tiếp 4 que tính và hỏi: Thêm mấy que tính nữa?(4que). HS lấy thêm 4 que tính nữa đặt lên bàn . GVghi số 4vào cột đơn vị(dưới số 6)
GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (10 que tính ). Vậy : 6 cộng 4 bằng bao nhiêu? (bằng 10 ).GV viết 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục ( như SGK)
- GV nêu phép tính 6 + 4 =  và hướng dẫn cách đặt tính, tính : 
 + 6
 4
- HD học sinh nêu: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị 10
 viết 1vào cột chục 
- GV gọi 1, 2 học sinh K, G nêu lại cách đặt tính và tính; HS TB, Y nhắc lại
 HĐ2: (20’) Thực hành 
 *Hướng dẫn HS KT( Huyền) đọc, đếm 2, 3, 4, 5, 6.
Bài 1: Cả lớp làm bài 1 cột 1,2,3 . Kết hợp giao cột 4 cho HS Khá- Giỏi ( Ngọc Tú, Hân, Thu, Phương... ) - Làm vào vở.
- GV làm mẫu: 6+4=10; 4+6=10
-HS tự làm các bài còn lại vào vở 3 học sinh lên làm bài trên bảng 
 - GV và HS cả lớp nhận xét kết quả bài trên bảng lớp.
HS: Đổi bài kiểm tra kết quả
KL: Củng cố kĩ năng tính nhẩm
Bài 2: Làm vào bảng con
- GV nêu yêu cầu và mẫu : 7+ 3 =10
- Lần lượt 4 HS lên bảng làm bài .Lớp làm vào bảng con, GV quan tâm giúp đỡ học sinh yếu ( Trang, Diện, Hường... )
- Nhận xét chữa bài trên bảng lớp .
KL: Củng cố kĩ năng viết phép tính thẳng hàng
Bài 3: Cả lớp làm bài 3 dòng 1- Kết hợp giao dòng 2,3 cho HS Khá- giỏi ( Toàn, Trường, Hân, Tài, Ngọc Tú... )
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT ( dòng1 )
- 2HS làm bài trên bảng lớp, dưới lớp làm vào vở
- 2 hs làm bảng lớp.
-GVcùng lớp kt bài bảng lớp .
HS: Đổi bài kiểm tra kết quả
KL: Củng cố kĩ năng tính nhẩm
Bài 4: 
- HS nêu đề bài . Cả lớp tự làm bài vào vở
- HS nhìn vào tranh vẽ rồi nêu đồng hồ chỉ mấy giờ. GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Lần lượt từng học sinh đứng lên nêu miệng.
KL: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
- Kiểm tra HS khuyết tật (Huyền) đọc, viết đếm số 2, 3, 4, 5, 6,
3/ Củng cố dặn dò: 
-1 HS khá nhắc lại cách đặt tính ( đơn vị thẳng cột đơn vị ,chục thẳng cột chục).
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau: 26+4; 36+24 
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu -vẽ lá cây
 ( GV bộ môn dạy)
Thể dục
Quay phải, quay trái Trò chơi: “nhanh lên bạn ơi!
 ( GV bộ môn dạy)
Kể chuyện
Bạn của nai nhỏ
I/ Mục đich ,yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình 
( BT1); Nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn ( BT2) - Biết kể nối tiếp dược từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoa (BT1) - HSKG thực hiện đóng vai dựng lại câu chuyện ( BT3 ) 
II/Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa (SGK)	
- HS : Đọc trước nội dung kể chuyện.
III/Các hoạt động dạy học.
1/Mở đầu.
2/Bài mới: GTB:GV nêu MĐ,YC của tiết học.
 HĐ1: (30”) Hướng dẫn kể chuyện
 Dựa theo tranh , nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ 3 tranh minh hoạ SGK, Nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn tả bằng hình ảnh .
- 1 học sinh Giỏi làm mẫu : Nhắc lại lời kể thứ nhất về bạn của Nai Nhỏ 
- GV khuyến khích HS diễn đạt tự nhiên bằng lời của mình .
- Học sinh tập kể theo nhóm 2 - Mỗi nhóm kể theo một tranh .
- Đại diện nhóm thi kể lại lời của Nai Nhỏ .
- GV nhận xét , khen ngợi những học sinh kể tốt .
* Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn .
-HS nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời kể của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ ..
- GVgợi ý học sinh kể lại theo các câu hỏi SGK.
- HS tập nói theo nhóm 2 .Đại diện các nhóm lần lượt nhắc lại từng lời kể của cha Nai Nhỏ nói với con.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn học sinh nói tốt nhất .
* Phân các vai (người dẫn chuyện ,Nai Nhỏ, Cha Nai Nhỏ ) tập dựng lại câu chuyện
 ( Dành cho HS Khá-Giỏi :Toàn, Trường, Hân, Tài, Ngọc Tú ) Lần 1: GV làm người dẫn chuyện, 1 HS nói lời Nai Nhỏ, 1 HS nói lời cha Nai Nhỏ
Lần 2: GV hướng dần cách kể từng vai cho HS. 3 HS khá, giỏi kể mẫu
Lần 3: Lần lượt từng nhóm 3 học sinh tập kể theo vai-1 số nhóm thi kể trước lớp
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh .( hskg)
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể tốt nhất.
 HĐ2: (5’) Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện.
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
Gọi bạn
I/ Mục đích yêu cầu 
- Đọc ... bài.
Tập viết
Chữ hoa : B
I/ Mục đích yêu cầu
-Viết đúng chữ hoa B ( Một dòng cỡ vừa 1dòng cỡ nhỏ ) chữ và câu ứng dụng: Bạn( một dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ ),Bạn bè sum họp ( 3lần ) 
- Viết chữ rừ ràng, liền mạch và tương đối đều nột.
II/ Đồ dùng dạy học 
 GV : Mẫu chữ B , bảng phụ viết từ và câu ứng dụng
 HS : Vở tập viết
III/ Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ : (5’) 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng-HS cả lớp viết vào bảng con : Ă, Â và ăn
2/Bài mới : *GTB : GV nêu MĐYC của tiết học
 HĐ1: (5’) HD viết chữ hoa 
+ HD học sinh QS và nhận xét mẫu :
- Cho học sinh quan sát mẫu chữ hoa B . HS khá , giỏi nêu nhận xét ;HS TB,Y nhắc lại Cấu tạo : cao 5 li , gồm 2 nét : Nét 1 giống nét móc ngược trái , phía trên hơi lượn phải; Nét 2 là kết hợp 2 nét : nét cong trên và nét cong phải nối liền nhau )
- GV viết mẫu chữ B lên bảng , vừa viết vừa nói lại cách viết
+ HD học sinh viết trên bảng con :
- HS tập viết chữ B 2,3 lượt . GVnhận xét, uốn nắn cho học sinh 
*HĐ2: (5’) HD viết câu ứng dụng 
+ Giới thiệu câu ứng dụng : 1 học sinh đọc câu ứng dụng ( trên bảng phụ )
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa: Bạn bè ở khắp nơi về quây quần họp mặt đông vui.
+ HD quan sát và nhận xét câu ứng dụng :
- HS K,G nêu nhận xét ; HS TB,Y nhắc lại ( Độ cao các con chữ , cách đặt dấu thanh ở các chữ )
- GV viết mẫu chữ Bạn lên bảng ; HS tập viết trên bảng con *HĐ3: (20’) HD học sinh viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết (trang 7 ) . HS thực hành viết vào vở TV
 Chấm chữa bài : GV chấm bài, nêu nhận xét. 
3/Củng cố dặn dò : GV nhận xét chung tiết học.
Giao bài tập về nhà.
Đạo đức
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi - Biết được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi. Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi.
- Rèn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: phiếu thảo luận nhóm HĐ1
- HS: vở bài tập đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ : (5’) Nêu thời gian biểu về việc sinh hoạt và học tập đúng giờ
2/ Bài mới: *GTB : Trực tiếp bằng lời
 HĐ1: (15’) Phân tích truyện Cái bình hoa.
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi ,lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi .
Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 3 nhóm , yêu cầu học sinh theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết cho câu chuyện.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết cục mở (từ đầuđến không ai còn nhớ đến chuyện cái bình vỡ ) .
- GV hỏi : Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra ? Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó ? 
- Các nhóm thảo luận và trình bày phần kết trước lớp. 
- GV chốt lại các phần kết hợp lí nhất và kể nốt phần kết câu chuyện .
- GV phát phiếu ghi các câu hỏi của BT 1 trong VBT cho các nhóm thảo luận và trả lời .
 KL : Trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc lỗi, nhất là với các em nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sữa lỗi .Biết nhận lỗi và sữa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý .
 HĐ2 : (15’) Bày tỏ ý kiến ,thái độ của mình .
Mục tiêu : Giúp học sinh biết bày tỏ ý kiến , thái độ của mình .
Cách tiến hành
- GV quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ bằng cách : đồng ý thì các em dơ tay, không đồng ý thì không dơ tay
- GV đọc lần lượt các ý kiến của BT2 trong VBT-Đạo đức (trang 6) . HS đưa ra ý kiến, thái độ của mình.
- GV nhận xét chốt lại đáp án đúng : a, d ,đ là đúng ; b,c, e là sai.
- Thảo luận ( Nhóm đôi ). Trong cuộc sống hằng ngày: Em đã bao giờ mắc lỗi chưa? Khi mắc lỗi rồi em đã dũng cảm nhận lỗi chưa?
- Lần lượt học sinh trả lời, GV nhận xét chốt ý đúng. 
KL : Biết nhận lỗi và sữa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi ngời quí mến .
3/ HD thực hành ở nhà .
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị: Kể một trường hợp em hoặc người khác đã biết nhận lỗi và sữa lỗi.
Sinh hoạt
Nhận xét tình hình học tập tuần 3
I.Mục tiêu:
 - HS tự sinh hoạt để rút kinh nghiệm cho bản thân. 
 - Xây dựng kế hoạch cho tuần sau
 -Tạo phong trào thi đua của lớp.
III.Tiến hành sinh hoạt:
- GV hướng dẫn các em sinh hoạt theo 3 phần.
 Phần1: Nhận xét tình hình học tập tuần 3
 - VG cùng lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của từng tổ .Sau đó gv nhận xét chung.
 Phần 2: Lên kế hoạch tuần tới.(tuần3) 
 - GV hướng dẫn các em nêu kế hoạch của tuần tới.
 Phần 3: Bình bầu tuyên dương: Theo tiêu chuẩn đã thống nhất từ đầu năm học. 
IV. Kết thúc: GV nhận xét chung tình hình của lớp
Nhận xét của Ban Giám hiệu
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
Quay phải, quay trái Trò chơi: “nhanh lên bạn ơi!”
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết cách quay phải quay trái. –B iết cách thực hiện 2 ĐT vươn thở và tay của bài thể dục phát trển chung. –Biết cách chơi và thưc hiện theo yêu cầu của trò chơi 
II.chuẩn bị: 
-Sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung Y/C giờ học.
- GV cho HS khởi động. 
B. Phần cơ bản:
1.Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số từ 1 đến hết:
- Lớp trưởng điều khiển .
2. Học quay phải, quay trái: 
- GV làm mẫu- HD động tác .- Lớp trưởng hô .
- GV sửa sai cho HS.
3. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 đến hết theo tổ :
4. Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!” 
- GV HD HS chơi và tổ chức cho HS chơi.
c. Phần kết thúc: 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS ôn tập kĩ ĐHĐN.	
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu -vẽ lá cây
I/ Mục tiêu
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, maù sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây. 
- Biết cách vẽ lá cây. 
-Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích. 
- HS Khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 
- HS chưa đạt chuẩn:Tập vẽ lá cây và vẽ màu theo ý thích. 
- HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây- Bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Một vài loại lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. 
Hoạt động 1: (7’) Quan sát nhận xét
* Giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.
? Nêu tên các loại lá trên.
? Các loại lá cây trên có giống nhau không ? Khác nhau ở chỗ nào ?
*GV kl: Lá cây có h/dáng và màu sắc khác n
-Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường. Có ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn cách vẽ lá cây:
*Giới thiệu mẫu để cả lớp quan sát rồi minh họa lên bảng theo từng bước sau.
Hoạt động 3: (18’) Hướng dẫn thực hành: 
*Yêu cầu cả lớp q/sát bài vẽ của HS năm trước.
*Nhắc nhở HS.
+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 2.
+ Quan sát kỹ chiếc lá trước khi vẽ.
+ Thực hiện bài vẽ theo từng bước Thầy đã h/d.
*Q/sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: (5’) Nhận xét,đánh giá.
*Chọn một số bài có ưu, có nhược để cả lớp nhận xét về.
+ Hình dáng - Đặc điểm – Màu sắc
-GV,cùng với HS xếp loại các bài vẽ 
- Khen ngợi những HS hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài và những HS có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: - Quan sát hình dáng màu sắc một vài loại cây khác nhau.- Sưu tầm tranh, ảnh về cây.Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.	
Thể dục
Quay phải, quay trái. Động tác vươn thở và tay.
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết cách quay phải quay trái. -B iết cách thực hiện 2 ĐT vươn thở và tay của bài thể dục phát trển chung. -Biết cách chơi và thưc hiện theo yêu cầu của trò chơi .
II.chuẩn bị: 
-Sân trường , còi, kẻ sân .
III. Các hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung Y/C giờ học 
- GV cho HS khởi động. 
B. Phần cơ bản:
1.Quay phải, quay trái:
- GV nhắc lại cách thực hiện động tác . -Làm mẫu – Hô khẩu lệnh 
- GV sửa sai cho HS
2. Động tác vươn thở:
- GV nêu tên động tác – vừa giải thích vừa làm mẫu.
- Lớp trưởng hô.
- GV sửa sai cho HS.
3. Động tác tay:
- GV nêu tên động tác – phân tích- làm mẫu.
- Lớp trưởng hô. GV nhận xét. 
4. Ôn 2 động tác:
5. Chơi trò chơi “Qua đường lội” 
- GV HD HS chơi và tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét.
c. Phần kết thúc: 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và ôn 2 ĐT đã học	
-Đánh giá, nhận xét các hoạt động nề nếp học tập, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân tuần 3.
-Xếp loại thi đua các tổ tuần 3
-HS chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê. 
-GV phổ biến kế hoạch tuần 4.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Thật là hay 
I.Mục tiêu
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
 II- Chuẩn bị
1.Giáo viên : Nhạc cụ quen dùng
III : Các hoạt động dạy - Học 
1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học
2.Phần hoạt động 
Hoạt động 1: (10’) Ôn tập bài hát Reo vang bình minh
- GV bắt giọng cho HS hát và có thể đệm đàn theo .
 Lần đầu : tốc độ vừa phải .
Lần thứ hai : tốc độ nhanh hơn .
Hoạt động 2 : (10’) hát và gõ nhịp
GV hướng dẫn HS cách đánh nhịp 2/4 : một phách mạnh , một phách nhẹ . Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. Lần lượt gọi vài em lên điều khiển cho cả lớp hát.
 Hoạt động 3 : (15’) Tập biểu diễn
- GV cho HS tập gõ theo âm hình tiết tấu .
 -Tập biểu diễn từng nhóm ( một nhóm hát , 4 em biểu diễn ) 
3.Phần kết thúc
 GV cho cả lớp hát lại một lần 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 Lop 2.doc