Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 19 năm học 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 19 năm học 2012

TUẦN 19

 Thứ hai ngày 9 tháng 01 năm 2012

 Tập đọc

CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục đích, yêu cầu:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể và giọng các nhân vật

- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ: bập bùng, đâm chồi, đơm tựu trường

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ

III.Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

A. Mở đầu:

Giới thiệu 7 chủ điểm

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

a, Đọc toàn bài:

GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng

b, Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ

+ Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu.(3 lần)

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 19 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Thứ hai ngày 9 tháng 01 năm 2012
 Tập đọc
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể và giọng các nhân vật 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ: bập bùng, đâm chồi, đơm tựu trường
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
A. Mở đầu:
Giới thiệu 7 chủ điểm
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a, Đọc toàn bài:
GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng 
b, Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu.(3 lần)
Luyện đọc một số từ khó: nảy lộc, tinh nghịch
Từ mới: bập bùng
+ Luyện đọc đoạn: (3 lần)
HS đọc nối tiếp hai em đọc hai đoạn trong bài, hướng dẫn các em đọc một số câu dài:
Có em/ mới có bếp lửa bập bùng nhà sàn,/có giấc ngủ ấm trong chăn//
Cháu có công ấp ủ mầm sống/để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc // 
* Đọc từng đoạn trong nhóm: HS dọc theo nhóm hai và nối tiếp nhau đọc hết bài 
* Các nhóm báo cáo kết quả đọc của nhóm
* Đại diện các nhóm thi đọc
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
Tiết 2
3.Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Bốn nàng tiên trong truyện tương tự những mùa nào?
HS nhìn tranh tìm các nàng tiên xuân, hạ, thu đông, và tìm đặc đIểm của mỗi người
+ Câu 2a: em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? (xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc)
+ Các em có biết vì sao khi xuân về cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? (Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối đâm chồi nảy lộc)
+ Câu 2b: Mùa xuân có điều gì hay theo bà Đất?
- Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác gì nhau không ?
+ Câu 3: Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
HS trình bày theo nhóm và viết vào giấy to về mùa xuân, mùa hạ, mùa đông sau đó trình bày 
+ Câu 4: Em thích mùa nào nhất? Vì sao?
HS nói lên cảm xúc của mình 
- Bà văn nói lên đều gì? (mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng nhưng mùa nào cũng có ích cho cuộc sống)
c, Luyện đọc lại:
Đọc phân vai.
4.Củng cố dặn dò:về nhà đọc lại truyện, tập kể lại
 ---------------------------------***------------------------------
Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 1)
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Học hiểu: + Nhặt lại của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
 + Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
2. HS trả lại của rơi khi nhặt được. 
-Rèn KN: xác định giá trị bản thân, giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi
3. HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
· Tranh tình huống HĐ - tiết 1. 
· Đồ dùng hóa trang.
· Các tấm bìa nhỏ có 3 màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
* Mục tiêu: Giúp HS biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.
* Cách tiến hành: 
· GV yêu cầu HS quan sát và cho biết nd tranh.
· HS nêu về nd tranh.
· GV giới thiệu TH/ SGV.
· HS phán đoán các giải pháp có thể xảy ra. GV ghi bảng.
· GV hỏi: Nếu em là bạn nhỏ trong Th, em sẽ chọn cách giải pháp nào?
· HS thảo luận à đại diện từng nhóm báo cáo.
* Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
 Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quanđến việc nhặt được của rơi.
* Cách tiến hành:
· HS làm việc cá nhân trên phiếu.
· Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. 
· GV lần lượt đọc từng ý kiến à HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ bìa.
* Nội dung phiếu:
a, Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.
b, Trả lại của rơi là ngốc.
c, Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
d, Chỉ trả lại của rơi khi có người biết.
đ, Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
* Kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. Các ý kiến a, d, đ là sai.
 Hoạt động 3: Củng cố
Cả lớp hát bài “ Bà Còng”
GV hỏi: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài có ngoan không? Vì sao?
HS thảo luận và trả lời.
* GV Kết luận: Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà, được mọi người yêu quý.
4. Hoạt động cuối: dặn dò.
Sưu tầm các truyện kể, tục ngữ, ca dao... nói về không tham của rơi.
 ---------------------------------------------***-------------------------------------------
Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Bứơc đầu nhận biết tổng của nhiều số và cách tính tổng của nhiều số 
- Chuẩn bị học phép nhân 
II.Các hoạt động dạy - học: 
GV hướng dẫn HS nhiệm vụ của chương trình toán kì 2
Giới thiệu bài học đầu tiên của kì 2
1. Giới thiệu tổng nhiều số và cách tính
a.GV viết lên bảng: 2 + 3 + 4 =?
Giới thiệu đây là tổng 3 số 2, 3, 4
Gọi 1 em tính tổng trên: hai cộng 3 cộng 4 bằng 9, GV viết
2 + 3 + 4 = 9
Hướng dẫn cách viết theo cột dọc của 2 + 3 + 4 như SGK và hướng dẫn 
cách tính:
 52	2 cộng 3 bằng 5
+ 43	5 cộng 4 bằng 9, viết 9
 95
 	b.GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 12 + 34 + 40 rồi hướng dẫn cách tính như SGK
	c.Gọi HS lên đặt tính và nêu cách tính đối với tổng sau:
 15 + 16 + 29 + 8
 15	5 cộng 6 bằng 11, 11 cộng 9 bằng 20, 20 cộng 8 bằng 28
 16	viết 8 nhớ 2
 + 29	1 cộng4 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7, 7 thêm 2 bằng 9 viết 9
 8
 98
2. Thực hành:
 + Bài 1: Cho HS làm bài trong vở chữa bài HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả. Hướng dẫn HS nhận xét các phép tính: 6 + 6 + 6 + 6 các số hạng đều bằng 6
 + Bài 2: Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở 
Giúp HS tự nhận thấy tổng có các số hạng bằng nhau:15 + 15 + 15 + 15
 + Bài 3: HS tự làm bài và chữa bài.
HS nhìn tranh vẽ rồi viết tồng và các số còn thiếu vào chỗ chấm 
Khi chữa bài khuyến khích HS đọc từng tổng: Chẳng hạn 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít bằng 20 lít 
III. Củng cố dặn dò:
HS về nhà làm bài tập còn lại ở VBT
---------------------------------***-------------------------------
CHIỀU Đ/C Bông dạy
---------------------------------***-------------------------------
 Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2012
 Đ/C Vân dạy
 ---------------------------------***-------------------------------
 Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2012 
Tập đọc
THƯ TRUNG THU
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Giọng đọc diễn tả tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài 
Hiểu nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
- Rèn kĩ năng: tự nhận thức , xác định giá trị bản thân, lắng nghe tích cực .
- Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ, ảnh Bác Hồ 
III.Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 
2 em đọc nối tiếp truyện: Chuyện bốn mùa
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a, GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc vui, đầm ấm đầy tình yêu thương 
b, Luỵên đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc 1 em 2 dòng thơ trong bài. 
Luyện đọc các từ khó: ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ,.......
+ Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài.Bài chia làm 2 đoạn 
Đoạn 1: Phần lời thư
Đoạn 2: Phần bài thơ
Hướng dẫn đọc rõ ràng,rành mạch ngắt đúng nhịp các dòng thơ cuối 
GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ trong bài: trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hoà bình. Giải nghĩa thêm: nhi đồng ( trẻ em tù 4,5 đến 9 tuổi); phân biệt thư với thơ: Lá thư, bức thư/ dòng thơ, bài thơ
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm(từng đoạn, cả bài)
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Câu 1: Mỗi Tết trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? ( nhớ đến các cháu nhi đồng )
+ Câu 2:Những cau thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? (Ai yêu các cháu...Mặt các cháu xinh xinh )
GV hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu cac cháu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh ?)
- câu hỏi đó nói lên điều gì ?
GV giới thiệu tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm yêu thương, quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ
+Câu 3: Bác khuyên các cháu thiếu nhi điều gì ?( gắng học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tham gia kháng chiến, giữ gìn hoà bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ )
GV: Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ? ( hôn các cháu/ Hồ CHí Minh)
4. Học thuộc lòng bài thơ: GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng lời thơ theo phương pháp xoá dần từng chữ trên từng dòng thơ
HS xung phong và đọc thuộc lòng bài thơ
5.Củng cố dặn dò: 
HS đọc lại bài 
Về nhà đọc lại bài- nhớ lời khuyên của Bác Hồ
 ---------------------------------***----------------------------- 
 Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA.
ĐẶT CÂU TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu và kết thúc của từng mùa
- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong câu chuyện: Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm 
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào 
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ và giấy khổ to
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
+ Bài 1(miệng ):
1 em đọc yêu cầu bài
HS trao đổi trong nhóm,thực hiện yêu cầu bài
Đại diên các nhóm nói trước lớp tên 3 tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm:xuân: tháng giêng, hai,ba ; hạ: tháng tư, năm, sáu
 Thu: tháng bảy, tám, chín ; đông: tháng mười, mười một, mười hai.
Đại dện các nhóm nói tên các tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa. HS nhìn bảng và nói, sau đó GV che bảng lại và HS nhắc. GV nói thêm: Các mùa chia theo như thế là theo lịch chứ trong thực tế thời tiết mỗi vùng mỗi khác.
+ Bài 2(viết):1em đọc yêu cầu bài tập 2 - lớp đọc thầm.
- GV nêu: mỗi ý a,b,c,d,e nói về điều hay của mỗi mùa nào? Các em xếp mỗi ý vào bảng cho đúng lời bà Đất.
Mùa xuân	Mùa hạ Mùa thu	 Mùa đông
b	a	c, e	d
- Nếu còn thời gian thì cho HS chơi trò chơi:Ai nhanh nhất 
+ Bài 3: (miệng)
1 HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi:
Cho từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
1 em nêu câu hỏi em kia trả lời.
VD: Khi nào HS được nghỉ hè?
 Đầu tháng ... , giữ gìn sức khoẻ 
 ***************************************** 
BD năng khiếu Tiếng Việt: Nâng cao 
I. Yêu cầu: Bồi dưỡng những HS có năng khiếu Tiếng Việt thêm kĩ năng dùng từ và viết câu văn hoàn chỉnh thành đoạn văn.
II. Lên lớp:
GV nêu yêu cầu của tiết học.
Treo bài tập viết sẵn vào giấy to lên bảng:
Điền các từ: dân tộc, giống nòi, đồng bào, tổ quốc, non sông, dựng nước, giữ nước, yêu nước thương nòi vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
.......Việt Nam ta vốn là một dân tộc giàu lòng......... Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, ông cha ta dẫ ra sức........ và.......... Ngày nay..... cả nước ta cũng đang hăng hái xây dựng và bảo vệ...........Nhờ đó,.........chúng ta càng thêm tươi đẹp, hùng vĩ,............ ta càng thêm vẻ vang như điều bác Hồ mong muốn.
Hướng dẫn học sinh chọn đúng từ cần điền vào các chỗ trống:
Câu đầu tiên: Dùng phương pháp thử với hai từ sát nghĩa nhất: Đó là dân tộc và giống nòi, sau đó HS chọn từ dân tộc điền vào nghĩa sẽ đúng hơn. GV gợi ý tiếp: Nói đến dân tộc Việt Nam ta thì nói đến lòng gì ?HS tiếp tục chọn và điền vào chỗ chấm.
HS dọc lại bài mình và viết vào vở.
HS hoàn thành đoạn văn và hiểu thêm cách dùng từ 
Chấm bài và nhận xét 
III. Tổng kết: Nhận xét gìơ học 
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỚP 3D
TUẦN: ..........
Thu 3Toán
PHÉP NHÂN
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng có các số hạng bằng nhau
- Biết đọc viết và cách tính kết quả của phép nhân 
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ, mô hình 
III.Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
HS làm bảng con:	
4 + 4 + 4 + 4 =
B. Bài mới:
1.GV hướng dẫn HS nhân biếtvề phép nhân
Cho HS lấy 2 tấm bìa có 2 chấm tròn.Hỏi:Tấm bìa có mấy chấm tròn ? Cho HS lấy 5 tấm như vậy và hỏi:Có 5 tấm bìa đều có 2 chấm tròn (Hoặc2 chấm trên được lấy 5 lần)có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
HS nêu: Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn ta tính tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2 ta chuyển thành phép nhân.Viết 2 x 5 = 10 đọc là: hai nhân năm bằng mười 
GV nêu tiếp cách đọc phép nhân, giới thiệu dấu x
HS thực hành đọc,viết phép nhân
GV giúp HS tự nhận ra chuyển từ tổng sang phép nhân thì 2 là 1 số hạng của tổng, 5 là các số hạng của tổng, viết 2 x 5chỉ 2 lấy 5 lần. Như vậy chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân
2. Thực hành:
+ Bài 1:Hướng dẫn hướng dẫn xem tranh vẽ
Hướng dẫn HS nêu: 4 được lấy 2 lần tức là: 4 + 4 = 8
 Ta chuyển thành phép nhân 4 x 2= 8
Tương tự câu b 
+Bài 2: Giúp HS viết được phép nhân theo mẫu
 9 + 9 + 9 = 27 
 9 x 3 = 27
+Bài 3: HS quan sát tranh vẽ nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán.
Có hai đội bóng đá thiếu nhi, mỗi đội có 5 bạn. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
Hướng dẫn HS có 5 cầu thủ được lấy hai lần (hai đội) ta có phép nhân 5 x 2 ta tính 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10
3.Củng cố dặn dò :
Về nhà làm bài tập ở VBT
--------------------------------***-----------------------------
 Kể chuyện
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại câu chuyện đã học, biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung 
- Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn 
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: 
 Truyện có bài cụ mài thỏi sắt là truyện gì?
 Truyện bông hoa niềm vui có những nhân vật nào?
2.Bài mới: 
* Hướng dẫn HS kể theo 3 cách 
* Hướng dẫn HS kể lại đoạn 1 theo tranh 
- 1 em đọc yêu cầu:
- 2 - 3 kể lại đoạn 1
- Từng HS kể lại từng đoạn trong nhóm
* Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Từng HS kể lần lượt 2 đoạn trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện
* Dựng lại các câu chuyện theo các vai
GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là dựng chuyện theo vai.GV cùng hai HS thực hành lại nội dung 4 câu đầu 
- Từng nhóm HS phân vai thi kể lại câu chuyện trước lớp (mỗi nhóm chọn 1 HS làm giám khảo)
HS thực hành lại nội dung câu chuyện và tổng kết 
3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét -dặn về nhà tập kể lại câu chuyện
	 -------------------------------***----------------------------
 Chính tả
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Chép lại chính xác và trình bày đúng một đoạn trong bài: Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm và thanh dễ lẫn: l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, viết và giấy khổ to
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn tập chép
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn tập chép, 1- 2 HS đọc lại 
- GV hỏi: Đoạn tập chép này ghi lời của ai trong: Chuyện bốn mùa? (lời bà Đất )
+ Bà Đất nói gì?
+ Đoạn tập chép này có những tên riêng nào? Những tên riêng ấy phải viết như thế nào?
HS viết vào bảng con những tiếng khó: tươi tốt, đâm chồi, trường,có ích 
* HS chép bài vào vở
 - GV theo dõi uốn nắn
* Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
HS làm vào vở
+ Bài 2: HS lựa chọn bài và làm vào giấy khổ to sau đó dán lên bảng cả lớp cùng GV chữa 
+ Bài 3: Hướng dẫn HS lựa chọn câu b:
Tiếng có thanh hỏi: bảy, nảy, của, nghỉ, bưỏi, thủ thỉ,.....
Tiếng có dấu ngã: cỗ, đã, mỗi 
4.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
 --------------------------------***-------------------------------
CHIỀU
 Luyện đọc
CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	HS luyện đọc bài: Chuyện bốn mùa
	HS đọc đúng, diễn cảm thể hiện được giọng các nhân vật
	Hiếu và nhớ nội dung của bài
II.Các hoạt động dạy - học: 
HS mở SGK bài: Chuyện bốn mùa
* HS đọc nối tiếp câu: 2 lần
GV theo dõi sữa cho HS đọc còn chậm và sai.
* HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp: 2 lần
GV chú ý các em đọc còn yếu.
* HS đọc đoạn trong nhóm theo cách phân vai
* Các nhóm thi đọc.
GV và cả lớp nhận xét
Gọi 3 HS đọc toàn bài.	
Ôn lại nội dung bài
GV hỏi: Câu chuyện ca ngợi điều gì?
HS: Câu chuyện ca ngợi 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa đều có vẽ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Gọi HS nhắc lại
Dặn dò: HS về nhà luyện đọc lại bài
-------------------------------***--------------------------------
 Tiết 1:Luyện Toán : ÔN LUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
Trên cơ sở những kiến thức đã học giúp những HS còn chậm rèn thêm kĩ năng làm quen với tổng các số hạng bằng nhau và phép nhân 
II.Các hoạt động dạy - học: 
A. GV nêu yêu cầu của tiết học 
B. HS ôn lại bài 
1. Ôn về tổng các số hạng bằng nhau
HS làm bảng con:
10 + 10 + 10 = ?
Nhận xét gì về các số hạng của phép cộng trên ?
2. Ôn về phép nhân 
Từ phép cộng trên yêu cầu HS chuyển sang phép nhân: 10 x 3 = 
Vì sao em làm được như vậy ? ( 10 được lấy 3 lần )
Đọc to phép nhân đó 
3 Làm bài tập 
+ Bài 1: tính:
2 + 2 + 2 + 2 = 	 	5 + 5 + 5 =
7 + 7 + 7 + 7 + 7 =	 8 + 8 =
+ Bài 2: Yêu cầu HS chuyển các phép cộng trên thành phép nhân
theo mẫu 
 2 x 4 =	5 x 3 =
 7 x 5 =	8 x 2 =
+ Bài 3: Hai giỏ trái cam, mỗi giỏ có 10 trái. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam ?
HS làm bài và chữa, chấm 
III. Củng cố - dặn dò: nhận xét giờ học 
 -------------------------------***------------------------------
 Luyện viết
CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
HS luyện viết đoạn 1,2 bài: Chuyện bốn mùa
HS viết đúng, chính xác.
Trình bày đẹp, sạch sẽ, rõ ràng.
II.Các hoạt động dạy - học: 
GV đọc cho HS ngheđoạn cần viết.
Gọi 2 HS đọc lại
Tìm hiểu ND bài chính tả
a, Bốn Nàng Tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa nào trong năm?
(Bốn Nàng Tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm : Xuân, Hạ, Thu, Đông)
b, Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời Nàng Đông?	
( Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc)
HS nhận xét và tìm ra những từ khó viết rồi luyện viết vào bảng con.
GV đọc bài HS luyện viết vào vở
GV đọc lại HS dò soát bài
GV chấm bài – nhận xét
 -------------------------------------------***-CHIỀU 
 Luyện Toán
BẢNG NHÂN 2
I. Mục đích, yêu cầu: 
	HS luyện lại bảng nhân 2
	Vận dụng để làm các bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	GV hướng dẫn HS làm bài	
	HS theo dõi làm bài vào vở
	HS chữa bài
	HS khác nhận xét 
Bài 1: Tính nhẩm
 2 x 8 = 2 x 1 =
 2 x 6 = 2 x 9 = 
 2 x 5 = 2 x 4 =
 2 x 3 = 2 x 10 =
 2 x 2 = 2 x 7 =
	* Bài 2:
	Thay các tổng sau thành tích của thừa số.
	a, 2 + 2 + 2 + 2 + 2
	b, 4 + 4 + 4 
	c, 5 + 5 + 5 + 5
	* Bài 3: An có 10 hộp bi. Mỗi hộp có hai viên bi. Hỏi bạn An có tất cả bao nhiêu viên bi?
	* Dặn:
	HS về nhà học thuộc bảng nhân 2 và xem lại các bài tập.
 -----------------------------***------------------------------
Luyện tập làm văn
ĐÁP LỜI CHÀO – LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục đích, yêu cầu: 
	Giúp HS luyện đáp lời chào và lời tự giới thiệu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	GV hướng dẫn HS làm bài	
	HS theo dõi làm bài vào vở
	HS chữa bài
	HS khác nhận xét 
Bài 1: HS quan sát tranh trong SGK
Yêu cầu HS nói lời đáp trong mỗi bức tranh
+ Tranh 1: Em chào chị ạ !
+ Tranh 2: Ôi, thích quá ! Chúng em mời chị vào lớp ạ !
Bài 2:
Nêu lời đáp trong mỗi trường hợp
a, Nếu bố mẹ em có nhà, em có thể nói: Cháu mời chú vào nhà ạ !
b, Nếu bố mẹ đi vắng em có thể nói: Thưa chú, bố mẹ cháu đi vắng. Lát nữa chú quay lại được không ạ !
* Bài 3:
Viết lời đáp của em vào vở
Chào cháu.
Dạ, cháu chào cô ạ !
Dặn dò: 
HS về nhà xem lại các bài tập.
-----------------------------***----------------------------- 
 LUYỆN : Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. Mục đích, yêu cầu: 
	Giúp HS ôn tập từ ngữ về các mùa
	Luyện đặt và trả lời câu hỏi khi nào?	
II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
	GV hướng dẫn HS làm bài	
	HS theo dõi làm bài vào vở
	HS chữa bài
	HS khác nhận xét 
Bài 1:
 Nối
Mùa xuân nóng bức có mưa rào
Mùa hạ giá lạnh và khô
Mùa thu Tiết trời ấm, cây cối đâm chồi, nảy lộc
Mùa đông gió mát trời trong xanh
Bài 2:
Dùng cụm từ khi nào, tháng nào, ngày nào để đặt câu cho bộ phận câu gạch dưới trong mỗi câu sau:
a, Hồi tháng ba, lớp tôi đi xem viện bảo tàng.
b, Tháng sáu chúng em sẽ được nghỉ hè.
c, Ngày mai chúng em sẽ đến thăm cô giáo
* Dặn dò:
HS về nhà học bài và xem lại các BT
-----------------------------***----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc