TUẦN 9
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC -Tiết 25- 26 - SGK/ 70
ÔN TẬP ( T1, T2 )
Thời gian dự kiến: 70 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, r rng cc đoạn (bài) tập đọc đ học trong 8 tuần đầu (phát âm r, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đ học.
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4).
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2); biết xếp tn ring người theo thứ tự bảng chữa cái (BT3).
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học. Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi bài tập 3, 4.
HS: SGK, Vở bàitập
TUẦN 9 Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 TẬP ĐỌC -Tiết 25- 26 - SGK/ 70 ÔN TẬP ( T1, T2 ) Thời gian dự kiến: 70 phút A-Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học. - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4). - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2); biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữa cái (BT3). B- Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học. Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi bài tập 3, 4. HS: SGK, Vở bàitập C- Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. * Hoạt động 3: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái Bài 2: - Gọi 1 HS đọc thuộc Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái. - Gọi 2 HS đọc lại. Nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 4: Ôn tập về chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm vào vở - Gọi hs nêu kết quả, nhận xét Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm. - Gọi từng nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi đã làm bài xong. - Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực. Tiết 2 * Hoạt động 5: Ôn mẫu câu: Ai ( cái gì, con gì ) là gì? Bài 2: Đặt 2 câu theo mẫu - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài. Gv đính bảng phụ trình bày câu mẫu - Gọi hs đặt câu theo mẫu. Nhận xét, tuyên dương Bài 3: Ghi lại tên riêng các nhân vật trong bài tập đọc tuần 7, 8 - Cả lớp mở mục lục sách tìm tuần 7, 8 ( chủ điểm Thầy cô ) - Gọi hs nêu tên bài tập đọc, tên nhânvật trong bài. Gv ghi nhanh lên bảng - Trao đổi nhóm đôi, xếp tên riêng theo bảng chữ cái vào vở bài tập. Gọi hs nêu kết quả, nhận xét * Hoạt động 6: Củng cố Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc tuần 7 và tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... TOÁN - Tiết 41 - SGK/ 41- 42 LÍT Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để dong, đo nước, dầu, - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải tốn cĩ liên quan đến lít. - Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 4 B- Đồ dùng dạy học: GV: Ca 1 lít , chai 1 lít HS: SGK, vở toán C- Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài - Gọi hs làm bài 3/ 40 - Nhận xét và cho điểm * Hoạt động 2: Giới thiệu bài * Giới thiệu nhiều hơn và ít hơn: - HS quan sát 1 cốc nước và 1 bình nước, 1 can nước và 1 ca nước - HS nhận xét về mức nước: Cốc nước có ít nước hơn bình nước , bình nước có nhiều nước hơn cốc nước. - Muốn biết trong cốc , can có bao nhiêu nước . . . ta dùng đơn vị đo đó là lít - Viết tắt là l - GV viết bảng – HS đọc. * Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập Bài 1: Đọc viết (theo mẫu) * Mục tiêu: Làm quen với biểu tượng lít - HS tự làm và nêu kết quả. Nhận xét tuyên dương - Cả lớp đọc kết quả Bài 2: ( cột 1, 2 ) Tính (theo mẫu ) * Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít - HS làm bài – Gọi hs lên bảng tính. GV nhận xét, sữa sai Bài 4 : Giải toán * Mục tiêu: Biết giải tốn cĩ liên quan đến lít. - Hs nêu yêu cầu . HD hs tóm tắt rồ giải bài vào vở - Gọi hs lên bảng giải, nhận xét chữa bài * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho hs thực hành đo nước, rượu - Dặn dò về nhà làm bài 2 ( cột 3 ); bài 3/41- 42 - Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC - Tiết 9 - SGK/17 CHĂM CHỈ HỌC TẬP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. * - Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân B- Đồ dùng dạy học: GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập. HS: SGK. C- Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài - Ở nhà em tham gia làm những việc gì? - Bố mẹ tỏ thái độ thế nào về những việc làm của em? Đọc ghi nhớ. - Nhận xét đánh giá * Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Gv nêu mục tiêu, ghi bảng: Chăm chỉ học tập. * Hoạt động 3: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập - GV nêu tình huống, yêu cầu các HS thảo luận để đưa ra cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai. + Tình huống: Sáng ngày nghỉ, Dung đang làm bài tập bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi chơi. Dung phải làm gì bây giờ? * Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập. * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Yêu cầu: Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy khổ lớn các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân. - GV tổng kết và đưa ra kết luận dựa vào những ý kiến thảo luận của các nhóm HS. * Các em đã nêu được những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập => Đó chính là các em đã biết quản lí được thời gian học tập của chính bản thân * Hoạt động 5: Liên hệ thực tế. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá về bản thân về việc chăm chỉ học tập. - Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận, xử lý các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí. + Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng chương trình đang chiếu phim hay. Mẹ giục Lan đi học nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ? + Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép được bài. Bạn Nam làm như thế có đúng không? + Tình huống 3: Trống trường đã điểm, nhưng vì hôm nay chưa học thuộc bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao? + Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không? Vì sao? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung * Kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem nhiều ích lợi cho em như: giúp cho việc học tập đạt được kết quả tốt hơn; em được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình => Đó cũng chính là các em biết quản lí thời gian học tập của bản thân mình * Hoạt động 6: Củng cố - Yêu cầu: các HS về nhà xem xét lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp. - Chuẩn bị: Thực hành. Nhận xét tiết học D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 THỂ DỤC - Tiết 17 - Sgv/ 58 ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. ĐIỂM SỐ 1- 2 , 1- 2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc (cĩ thể cịn chậm). B- Đồ dùng dạy học: - Sân trường sạch sẽ, an toàn - Còi C- Các hoạt động dạy học: Nội Dung ĐLVĐ Biện pháp tổ chức A-Phần mở đầu: - Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Dậm chân tại chổ - Trò chơi: Diệt các con vật có hại * Kiểm tra bài cũ: động tác điều hoà B-Phần cơ bản: - Ôn bài thể dục phát triển chung - GV cho cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác - GV sữa sai- Gọi HS thực hiện * Điểm số 1-2 theo đội hình hàng dọc - GV hướng dẫn điểm số - Các tổ điểm số - Cả lớp điểm số - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi C-Phần kết thúc: - Nhảy thả lỏng thu nhỏ vòng tròn - GV hệ thống bài học - Nhận xét giờ học cho bài tập về nhà. 5 phút 25 phút 2-3 lần 2 x 8 nhịp 5-10 lần 5 phút - 4 hàng dọc - vòngtròn - 4 hàng ngang - 4 hàng ngang so le - hàng dọc - vòng tròn D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... KỂ CHUYỆN - Tiết 9 - SGK/ 71 ÔN TẬP ( T3 ) Thời gian dự kiến 35 phút A-Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nĩi về sự vật (BT2, BT3). B- Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc Làm việc thật là vui; Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. HS: SGK, Vở bài tập C- Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng v Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - ... TỤC ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang (cĩ thể cịn chậm). B- Đồ dùng dạy học: - Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn - Còi C- Các hoạt động dạy học: Nội Dung ĐLVĐ Biện pháp tổ chức A-Phần mở đầu: - Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Đứng vỗ tay hát - Trò chơi: Diệt các con vật có hại * Kiểm tra bài cũ: động tác điều hoà B-Phần cơ bản: - Ôn bài thể dục phát triển chung - GV cho cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác - GV sữa sai- Gọi HS thực hiện * Điểm số 1- 2, 1- 2 theo hàng ngang - HS điểm số theo hàng ngang - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê C-Phần kết thúc: - Nhảy thả lỏng thu nhỏ vòng tròn - GV hệ thống bài học - Nhận xét giờ học cho bài tập về nhà. 5 phút 25 phút 2-3 lần 2 x 8 nhịp 5 phút - 4 hàng dọc - vòng tròn - Đội hình hàng ngang - 4 hàng ngang - vòng tròn - đội hình 4 hàng dọc D-Phần bổ sung: ................................................................................................................... TOÁN - Tiết 44 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1 Thời gian dự kiến: 40 phút A-Mục tiêu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100. - Nhận dạng hình chữ nhật, nối các điểm cho trước để cĩ hình chữ nhật. - Giải tốn cĩ lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn, liên quan tới đơn vị: kg, l. HS thi kiểm tra định kì lần 1 ( Đề của trường ) TẬP VIẾT - Tiết 9 - SGK/ 73 ÔN TẬP ( T7 ) Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết cách tra mục lục sách (BT2); nĩi đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3). B- Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và các bài học thuộc lòng.Bảng phụ HS: SGK, Vở bài tập C- Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. * Hoạt động 2: Ôn luyện cách tra mục lục sách. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 ( Nêu tên các bài đã học trong tuần 8 - Yêu cầu HS đọc theo hình thức nối tiếp. Nhận xét * Hoạt động 3: Ôân luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu HS đọc tình huống 1. - Gọi HS nói câu của mình và bạn, nhận xét. GV chỉnh sửa cho HS. * Hoạt động 4: Củng cố - Nhận xét tiết học. D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... ÂM NHẠC - Tiết 9 - SGK / 10 HỌC HÁT : CHÚC MỪNG SINH NHẬT Thời gian dự kiến : 35 phút A.Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết đây là bài hát của nước Anh. - Biết gõ đệm theo phách. B.ĐDDH : -Nhạc cụ quen dung C.Hoạt động dạy học Hoạt động 1 : bài cũ : ơn lại ba bài hát Hoạt động 2 : bài mới : Học hát : Chúc Mừng Sinh Nhật a . Dạy bài hát : Chúc Mừng Sinh Nhật - GV hát mẫu - HS đọc lời ca - Dạy hát từng câu - HS chú ý ngắt âm thể hiện tính chất vui tươi b. Hát kết hợp gõ đệm - Gv cho HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca - HS hát : CN - tổ - dãy - HS thi đua giữa các tổ - HS xung phong hát Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dị D.Phần bổ sung:.. AN TOÀN GIAO THÔNG – Tiết 3 - STL/ 12 HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Hs biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh ( bằng tay, còi, gậy ) để điều khiển xe và người đi lại trên đường - Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao rhông - Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 112 - Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT - Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông B- Đồ dùng dạy học: GV: 2 bức tranh 1, 2 và ảnh số 3 STL; 3 biển báo 101, 102, 112 ( phóng to ) C- Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Gv giới thiệu bài, ghi bảng v Hoạt động 2: Hiệu lệnh của CSGT * Mục tiêu: Biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện hiệu lệnh đó - Gv treo tranh ( H1 -> H5 ), hs quan sát tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đó ntn? - Gv làm mẫu từng tư thế theo hình và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế - Thảo luận nhóm, đại diện thực hành làm CSGT- thực hành đi đường theo hiệu lệnh của CSGT * Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường v Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông * Mục tiêu: + Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm + Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm - Chia nhóm ( 6 nhóm ) mỗi nhóm nhận 1 biển báo - Thảo luận về đặc điểm, ý nghĩa của nhóm biển báo này. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung - Gv tóm tắt từng biển báo một cách cụ thể * Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng theo hiệu lệnh ghi trên mỗi biến báo đó v Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh hơn * Mục tiêu: Thuộc tên các biển báo vừa học - Chọn 2 đội ( mỗi đội 2 hs ). Gv phổ biến nội dung chơi - Tiến hành các nhóm chơi, theo dõi nhận xét * Kết luận: Nêu lại nội dung, đặc điểm của từng biển v Hoạt động 5: Củng cố - Nêu lại nội dung, đặc điểm của từng biển báo - Nhận xét tiết học DPhầnbổsung:...................................................................................................................... Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013 CHÍNH TẢ - Tiết 18 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1 ( Đọc ) A-Mục tiêu: Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa HK I (nêu ở Tiết 1. Ơn tập) HS thi kiểm tra định kì lần 1 TOÁN - Tiết 45 - SGK/45 TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG. Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số cĩ khơng quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Biết giải bài tốn cĩ một phép trừ. - Bài 1 (a, b, c, d, e), bài 2 (cột 1, 2, 3) B- Đồ dùng dạy học: GV: Các hình vẽ trong phần bài học. HS: Bảng con, vở toán, SGK C- Các hoạt động dạy học: * Hoat động 1 : Kiểm tra bài: Luyện tập chung - Gọi hs lên bảng làm bài 1 ( dòng 3 ); bài 3 ( cột 4, 5 ); bài 5/ 44 * Hoạt động 2 : Giới thiệu bài : Tìm một số hạng trong một tổng Mục tiêu: Biết cách tìm số hạng trong 1 tổng. - Treo lên bảng hình vẽ 1 trong phần bài học. - Hỏi: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông? - 4 + 6 bằng mấy? 6 bằng 10 trừ mấy? - Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. - Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được ô vuông của phần hai. - Treo hình 2 lên bảng và nêu bài toán. Có tất cả 10 ô vuông. Chia làm 2 phần. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. - Viết lên bảng x + 4 = 10 - Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết. - Viết lên bảng x = 10 – 4 - Viết lên bảng: x = 6 - Hỏi tương tự để có: 6 + x = 10 x = 10 – 6 x = 4 - Kết luận: ( Như trong phần bài học SGK ). Yêu cầu một vài hs nêu lại - GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép cộng của bài để rút ra kết luận ghi bảng - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh từ, từng bàn, tổ, cá nhân đọc. * Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: ( a, b, c, d, e ) Tìm x ( theo mẫu ) Mục tiêu: Biết tìm x trong các dạng: x+a=b, a+x=b( với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - HS làm vào vở, GV theo giỏi giúp đỡ - Bốn HS lên bảng, chữa bài. Bài 2: ( cột 1, 2, 3 ) Viết số thích hợp vào ô trống Mục tiêu: Biết cách tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - GV hướng dẫn HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ. - Nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 4: Củng cố - Trò chơi tiếp sức. GV HD cách chơi, 2 đội, mỗi đội 3em * Dặn dò về làm BT1g, 3/45 - Nhận xét tiết học. D-Phần bổ sung:.................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN - Tiết 9 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1 ( Viết ) Thời gian dự kiến: 40 phút A-Mục tiêu: Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa HK I : - Nghe-viết chính xác bài CT (tốc độ viết khoảng 35 chữ/15 phút), khơng mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoặc văn xuơi). - Viết được một đoạn kể ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo câu hỏi gợi ý nĩi về chủ điểm nhà trường. HS thi kiểm tra định kì lần 1 SINH HOẠT LỚP TUẦN 9 Tự quản A .N.xét tình hình tuần qua: - Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung B.Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Rèn đọc cho những em đọc yếu
Tài liệu đính kèm: