Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 3, 4, 5

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 3, 4, 5

TUẦN 12

 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011

MÔN Tập đọc

 Mùa thảo quả

I - MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc đúng các từ khó: Đản khao, quyến, Chin San, đột ngột.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

3. Giáo dục: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

- GD kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tìm kiếm sự giúp đỡ

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ :

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
MÔN 	Tập đọc 
 Mùa thảo quả
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Đọc đúng các từ khó: Đản khao, quyến, Chin San, đột ngột.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
3. Giáo dục: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
- GD kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tìm kiếm sự giúp đỡ
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. BÀI MỚI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Một HS khá đọc bài.
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp, (theo 3 đoạn của bài), đọc đúng các từ HS hay phát âm sai và giúp HS hiểu nghĩa một số từ trong bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi, y/c HS trả lời.
Câu 1:
 Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
Câu 2:
 Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
(- GV cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 em để trả lời câu hỏi này. Sau đó gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện câu trả lời).
Câu 3: 
Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
Câu 4: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
Câu 5 : Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp ? 
- Sau mỗi câu trả lời của HS, GV nhận xét và chốt ý.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gắn đoạn 1 đã ghi sẵn lên bảng hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV cho HS nêu nội dung của bài.
- GV bổ sung phần nội dung, gắn bảng cho HS đọc lại.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc lại tên bài học.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn (3 đoạn) kết hợp luyện đọc từ khó lên bảng (HS đọc từ và nêu điểm cần lưu ý khi đọc)
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc thầm từng đoạn để các trả lời câu hỏi :
4 bằng mùi thơm đặc biệt quyến rủ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm , từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng về cũng thơm.
4 Từ hương và thơm lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu hai dài có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi tả cảm giác hương thơm lan toả kéo dài . Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm, rất ngắn lại lặp lại từ thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian .
4 Qua một năm, thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.
4 ... nảy dưới gốc cây .
4 Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng, rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt ....
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn như đầu bài.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS phát biểu ý kiến : Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
MÔN 	Toán 
 Nhân một số thập phân với 10, 100, 100, . .
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . 
2. Kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
- Củng cố kĩ năng viết các số đo dại lượng dưới dạng số thập phân.
3. Giáo dục: HS có ý thức tự giác học tốt môn toán.
- GD kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- 4 bảng phụ cho HS thi làm bài nhanh (bài 1)
- Bảng phụ cho HS giải bài tập 3.
- Bảng phụ ghi quy tắc 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- HS lên bảng thực hiện phép tính bài 1, tiết trước .
B. DẠY BÀI MỚI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . . 
a) Ví dụ 1: 27,867 x 10 = ?
- GV cho HS nhận xét các chữ số và vị trí dấu phẩy của thừa số được nhân với 10, với các chữ số và dấu phẩy ở tích.
b) Ví dụ 2: 53,286 x 100 = ? 
- Hướng dẫn và thực hiện như ví dụ 1.
c) Quy tắc:
+ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .ta làm như thế nào cho nhanh?
- GV gắn quy tắc lên bảng HS đọc .
3. Thực hành
Bài 1 : 
- GV chia lớp thành 4 nhóm thi làm nhanh bài tập. Yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học, các nhóm tính nhẩm và ghi nhanh kết quả. nhóm làm xong nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng cm
- GV cho HS làm bài vào vở, 4 em lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3 : 
- GV cho HS đọc bài, nêu tóm tắt và giải bài vào vở – 1 em làm bài vào bảng phụ. 
- GV tổ chức cho HS đọc kết quả bài làm trước lớp, cả lớp nhận xét. Sau đó GV mời HS làm trên bảng phụ gắn bảng phụ lên bảng và chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 HS thực hiện phép tính vào giấy nháp và nêu kết quả.
 27,867 x 10 = 278,67 
- Các chữ ở tích số vẫn giữ nguyên như thừa số còn dấu phẩy được lùi sang phải một chữ số.
+ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 1,2,3, . . . chữ số.
- HS đọc lại.
4 Các nhóm thi đua với nhau : Mỗi nhóm ghi nhanh kết quả của nhóm mình vào phiếu, xong dán nhanh kết quả lên bảng.
- Cả lớp cùng nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
4 Một em đọc lại bảng đơn vị đo độ dài và nêu mối qan hệ giữa các đơn vị đo.
- HS làm bài vào vở – 4 em làm bài trên bảng, chữa bài.
10,4 dm = 104 cm
12,6 m = 1260 cm
0,856 m = 85,6 cm
5,75 dm = 57,5 cm
4 HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài. 
Bài giải:
10 lít dầu hoả cân nặng :
10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dầu cân nặnglà:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số : 9,3 kg
- HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .
MÔN 	Khoa học 
 SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
2. Kĩ năng: 
Kể tên mổ số máy móc, dụng cụ, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép
Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
3. Giáo dục: 
HS có thức bảo quản tốt đồ dùng.
- GD kĩ năng sống : - KN đảm nhận trách nhiệm,, - KN tư duy sáng tạo, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Sưu tầm tranh ảnh đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Thông tin SGK phón to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm và cộng của tre, mây và song?
B. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Xử lí thông tin
- GV nêu câu hỏi để HS trao đổi và trả lời :
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
- GV giúp HS hoàn thiện các câu trả lời và giải thích thêm về sự khác nhau giữa gang và thép.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- GV giới thiệu: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt,... thực chất được làm bằng thép.
- Kể tên một số dụng cu, máy móc được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà.
- GV giúp HS hoàn thiện các câu trả lời
2. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 HS đọc thông tin SGK và trao đổi cùng bạn để trả lời các câu hỏi:
+Trong tự nhiên sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
+Sự giống nhau giữa gang và thép ( chúng đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Sự khác nhau giữa gang và thép: HS phát biểu theo cách nghĩ của mình.
- HS quan sát hình 48, 49 SGK thảo luận nhóm đôi nói xem gang, thép được dùng để làm gì:
Hình 1: đường ray tàu hoả
Hình 2: lan can nhà ở.
Hình 3: Cầu (cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
Hình 4: Gang được sử dụng: : Nồi.
Hình 5: dao, kéo, dây thép.
 Hình 6: Các dụng cụ dùng để mở ốc vít.
- HS trao đổi cùng bạn và trả lời các câu hỏi của GV nêu
- HS đọc thông tin bạn cần biết SGK.
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
MÔN 	 Chính tả (Nghe – viết) 
Mùa thảo quả
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả.( Đoạn từ Sự sống . . . đến . . .dưới đáy rừng)
2. Kĩ năng: Viết đúng và thành thạo các tiếng có âm cuối t/c. 
3. Giáo dục: HS có ý thức tự giác rèn luyện chư viết, giữ vỡ sạch.
- GD kĩ năng sống : - KN ra quyết định , - KN tìm kiếm sự giúp đỡ
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Một số phiếu nhỏ ghi cặp tiếng ở bài tập b
Bảng phụ để HS thi tìm nhanh từ láy theo yêu cầu của bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3 a tiết 11.
B. BÀI MỚI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học .- GV ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn nghe – viết
- GV đọc văn cần viết.
- Nêu nội dung của đoạn văn ?
- GV hướng dẫn HS viết đúng từ khó (nảy, lặng lẽ, mưa rây, rưac lên, chứa lửa, chứa nắng, . . .)
- GV đọc bài cho HS viết, đọc cho HS dò bài.
- GV chấm và chữa một số bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b :
- GV giúp các nhóm kiểm tra kết quả đúng.
Bài 3a :
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét nhanh về bài viết của HS.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại bài học.
4 HS theo dõi SGK. Một HS đọc lại.
- HS nêu nội dung của đoạn văn : Quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- HS viết bài vào vở.
4 HS thi viết nhanh từ ghi trên phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
4 HS đọc các tiếng ở các dòng và nhận xét :
+ Dòng thứ nhất chỉ tên các loài vật
+ Dòng thứ hai chỉ tên các loài cây.
- HS thay â ... a phần của bài văn tả người.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình – Một dàn ý với những ý riêng; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt tập làm văn, biết quan tâm đến người thân trong gia đình.
- GD kĩ năng sống : - KN đặt mục tiêu, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN ra quyết định 
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi tóm tắ 3 phần của bài văn tả người 
 - Một số bảng phụ nhỏ để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
 - Gọi 2 –3 HS đọc lá đơn của tiết trước đã làm.
 - Vài HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh đã học.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm về Giữ lấy màu xanh
 - GV ghi đề bài lên bảng
2. Phần nhận xét:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng
- Một số em đại diện trả lời, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng ghi vắn tắt lên bảng.
3. Ghi nhớ:
- GV hướng dẫn HS nêu được nội dung chính trong phần ghi nhớ.
4. Phần luỵên tập:
- GV nêu yêu cầu cấu tạo của bài văn tả người thân trong gia đình và cần lưu ý:
+ Lập dàn ý cần bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
+ Chú ý đưa chi tiết chọn lọc – chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động.
- Gọi một số em đọc bài trong vở bài tập.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. 
- GV nhắc về nhà học thuộc ghi nhớ hoàn thành dàn ý bài văn tả người thân (những em chưa hoàn thành ở lớp).
- HS nhắc lại tên đề bài.
- Một HS giỏi đọc bài văn, cả lớp theo dõi SGK
- Một em đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
- HS trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ SGK
4 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập một số em làm bài vào bảng phụ.
- Gắn bảng phụ chữa bài dựa theo yêu cầu cấu tạo GV đã nêu.
- HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại cấu tạo của bài văn tả người.
MÔN 	Toán 
Nhân một số thập phân với một số thập phân
I - MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: 
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Bước đầu nẵm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất giao hoán trong thực hành.
3. Giáo dục: HS có ý thức tự giác học tốt môn toán.
- GD kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi ví dụ a.
- Bảng phụ cho HS làm bài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS lên bảng thực hiện phép tính bài 2, tiết trước .
B. DẠY BÀI MỚI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
a) Ví dụ 1: 6,4 x 4,8 = ?
- GV ghi phép tính lên bảng
- HS đổi ra dm
- HS thực hiện phép tính nhân hai số tự nhiên và hướng dẫn đặt dọc nhân như SGK
- HS nhắc lại về cách đặt, cách nhân và cách đánh dấu phẩy.
b) Ví dụ 2: Thực hiện như ví dụ 1.
c) Quy tắc:
- GV bổ sung và gắn quy tắc lên bảng - HS đọc .
3. Thực hành
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học, tự làm bài tập vào vở.
- GV giúp HS kiểm tra kết quả đúng.
Bài 2 : 
a) GV gắn bài tập lên bảng – HS đọc yêu cầu bài tập . Yêu cầu HS tính kết quả vào giấy nháp, gọi 2 em lên điền kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
+ Nhận xét về kết quả và nêu tính chất
- Gọi HS đọc nhận xét SGK
b) Vận dụng tính chất giao hoán để viết kết quả.
- GV cho HS nêu miệng kết quả trước lớp.
Bài 3 : 
- GV cho HS đọc bài, nêu tóm tắt và giải bài vào vở (cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật) - 1 em làm bài vào bảng phụ. 
- GV tổ chức cho HS đọc kết quả bài làm trước lớp, cả lớp nhận xét. Sau đó GV mời HS làm trên bảng phụ gắn bảng phụ lên bảng và chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 HS đọc bài toán nêu cách làm :
6,4 x 4,8 = . . . (m2)
6,4 = 64 dm 
4,8 = 48 dm
 64
 x 48
512
 256 
 3072 (dm2)
 3072 dm2 = 30,72 m2
- Đặt tính và tính :
 6,4
 x 4,8
512
 256 
 30,72(m2)
- HS nhận xét rút quy tắc. HS đọc quy tắc.
4 HS tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng trình bày 4 phép tính của bài tập.
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
4 HS làm bài và chữa bài.
a
b
a x b
b x a
2,36
4,2
9,912
9,912
3,05
2,7
8,235
8,235
- đây là tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- HS viết ngay kết quả phép tính và nêu :
4,34 x 3,6 = 15,62
3,6 x 4,34 = 15,62
9,04 x 16 = 144,64
16 x 9,04 = 144,64
4 HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài. 
Bài giải:
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 24,02 (m)
Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
Đáp số: 131,208 m2
- HS nhắc lại quy tắc.
MÔN 	Khoa học 
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Có khả năng quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể tên một số máy móc, dụng cụ, đồ dùng, được làm bằng đồng hoặc bằng hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
2. Kĩ năng: Phân biệt, nhận ra đồng và hợp kim của đồng.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt khoa học và có ý thức bảo quản tốt đồ dùng trong gia đình.
- GD kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tự nhận thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Một số đồ dùng bằng đồng, một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểmvà công dụng của sắt, gang, thép?
B. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: làm việc với vật thật
- GV yêu cầu các nhóm quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Trên cơ sở của HS , GV nêu kết luận :Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- GV ghi nhanh vào bảng đã kẻ sẵn :
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim
-Dễ dát mỏng và kéo sợi
-Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng
- Kết luận: Đồng là kim loại đồng – thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng.
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
- GV nêu câu hỏi thảo luận :
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
- GV giúp các nhóm hoàn thiện các câu trả lời.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đoạn dây đồng và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát được, các nhóm khác bổ sung.
4 HS làm bài tập 2 ở vở bài tập.
- một số HS trình bày bài làm.
4 HS quan sát hình và thảo luận và đại diện các nhóm trả lời :
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
MÔN 	Lịch sử 
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I - MỤC TIÊU
1) Kiến thức: HS biết được tình thế nước ta sau Cách mạng tháng tám năm 1945 “Nghìn cân treo sợi tóc”
2) Kĩ năng: Biết được nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” đó như thế nào.
3) Giáo dục: HS có ý thức tôn trọng và tự hào về lịch sử Việt nam.
- GD kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN đảm nhận trách nhiệm,
 II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Hình SGK phóng to.
- Tư liệu về diệt giặc đói, diệt giặc giốt.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC	
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- HS nêu một số sự kiện lịch sử đã học từ đầu năm.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài .
- Nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
 1.Tình hình nước ta sau Cách mạng táng tám năm 1945
- GV giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm cho các nhóm
+ Nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng tám 1945?
- GV KL: Tình hình nước ta sau Cách mạng táng tám năm 1945 hết sức khó khăn, (đói và giốt được coi như giặc vì nó cũng làm cho đất nước nghèo đi)có thể nói là tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
 2. Cách giải quyết khó khăn
- Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống lại lũ lụt, chống giặc đói; giặc dốt, giặc ngoại xâm như thế nào?
- GV giúp HS hoàn thiện các ý của câu hỏi và kết luận.
GV: Trong một thời gian ngắn đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế hiểm nghèo.
3. Ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
+ Nêu ý nghĩa của nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta làm được những việc phi thường, hiện thực ấy chứng tỏ điều gì?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ vàBác Hồ ra sao?
2. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 HS đọc từ “ Cách mạng thành công . . . nghìn cân treo sợi tóc.
... Phải đối đầu với các thế lực phản động; lũ lụt, hạn hán; nạn đói; nhân dân chiếm 90% không biết chữ => Tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
- HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
4 HS đọc phần bài còn lại, trả lời.
+ Chống lũ lụt, hạn hán.
+ Chống giặc đói
+ chống giặc dốt.
+ Chống giặc ngoại xâm và giữ an ninh đất nước.
+ Nhân dân không còn cảnh đói, giốt có thể tập trung vào kháng chiến và xây dựng đất nước.
+ Nhân dân ta có một truyền thống yêu nước, thương nòi.
+ ... càng được nâng cao, nhân dân tin tưởng vào Chính phủ và Bác Hồ
- HS đọc lại nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 2-3-4.doc