I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- HS khá, giỏi trả lời được CH5.
*BVMT (trực tiếp): Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
II- Chuẩn bị:
- Tranh SGK, bảng phụ ghi câu văn luyện đọc.
III. Tiến trình dạy học:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 31 Môn : Tập đọc Bài: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung bài : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4). - HS khá, giỏi trả lời được CH5. *BVMT (trực tiếp): Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người. II- Chuẩn bị: - Tranh SGK, bảng phụ ghi câu văn luyện đọc. III. Tiến trình dạy học: Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng 6 dòng cuối bài: Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi SGK. - 3 hs đọc và trả lời câu hỏi 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - Treo tranh - GV: Trong giờ TLV tuần trước, các em đã được nghe mẩu chuyện Qua suối nói về Bác Hồ. Bác luôn luôn quan tâm đến mọi vật, mọi người xung quanh, mà trước hết là các cháu thiếu nhi. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn hôm nay lại kể thêm với các em một câu chuyện về lòng nhân ái bao la của Bác. - Lắng nghe. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Gv đọc mẫu - Giới thiệu giọng đọc: Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác: ôn tồn, dịu dàng. Giọng chú cần vụ: ngạc nhiên. * Đọc nối tiếp câu + Luyện phát âm tiếng khó: thường lệ, rễ, ngoằn ngoèo * Đọc nối tiếp đoạn + Bài văn chia làm mấy đoạn? - Cho HS luyện đọc từng đoạn. - GV treo bảng phụ viết câu văn dài. - GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS. + Bác Hồ chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// + Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// - Kết hợp giải nghĩa từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc thắc - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - Cho HS đọc trong nhóm. - Thi đọc. - Đọc đồng thanh. - Lắng nghe - Lắng nghe * hs đọc nối tiếp câu + Cá nhân, cả lớp đọc. - 3 đoạn - 3 hs đọc 3 đoạn - Tìm cách ngắt giọng, luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. - 2 HS một nhóm đọc cho nhau nghe. - Đại diện nhóm đọc bài trước lớp - Đọc đồng thanh cả lớp Tiết 2 c. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài - Gọi HS đọc thành tiếng từng đoạn, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: * Đoạn 1: + Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? * Đoạn 2: + Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? *Đọan 3: + Chiếc rễ đa ấy trở thành cây có hình dáng như thế nào? *Đoạn 4: + Các bạn nhỏ thích chơi trò chơi gì bên cây đa? - Hãy nói một câu: a. Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi. b. Về thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh? + Bài văn cho biết điều gì? - GD BVMT (gián tiếp): Qua việc làm của Bác Hồ ta thấy Bác là một tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, việc làm của Bác góp phần phục vụ cuộc sống của con người. 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để TLCH - Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi cho nó mọc tiếp. -1 HS đọc to đoạn 2 – lớp đọc thầm - Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn, buộc tựa vào 2 cái cọc, sau đó vùi 2 đầu rễ xuống đất. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác, thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa. - HS có thể nêu + Bác muốn những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi. + Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại. Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu. Bác rất quan tâm đến mọi vật xung quanh... => ND : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây bác cũng muốn uốn cái rễ thành vòng tròn để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. d. Luyện đọc lại - GV cho HS luyện đọc lại, hướng dẫn HS luyện đọc lưu loát, HS khá đọc diễn cảm. - Cho HS luyện đọc theo vai. - Nhận xét, đánh giá, ghi điểm. - Đọc - Nhận xét, bình chọn 3. Củng cố, dặn dò - Bác Hồ là người rất yêu thương mọi người, mọi vật, đặc biệt, Bác rất quan tâm tới thiếu nhi, chăm lo cho thiếu nhi. Vậy để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ, các em cần phải làm gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem trước tiết kể chuyện. - HS tự nêu, ví dụ: Phải chăm ngoan, học giỏi, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy - Lắng nghe. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 31 Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhơ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Biết tính chu vi hình tam giác. - BT cần làm: Bài 1, 2(cột 1,3), 4,5. II. Chuẩn bị - Bảng phụ. III. Tiến trình bài dạy Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút) - HS làm bài tập sau: Đặt tính rồi tính. a) 456 + 123 547 + 311 b) 234 + 644 781 + 118. - Nhận xét, ghi điểm. - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con. 2.Giới thiệu bài (1 phút) - Gv giới thiệu trực tiếp vào bài - Lắng nghe 3. Bài mới: a. Hướng dẫn hs làm bài tập 1 ( 7 phút) Bài 1: Tính - Cho HS tự làm bài vào vở. - GV theo dõi, kiểm tra HSY. - Nhận xét về cách đặt tính và tính. - 5 HS nối tiếp nhau lên bảng làm. HS khác đổi vở kiểm tra. + + + + + 255 362 683 502 261 634 425 204 256 27 889 787 887 758 288 b. Hướng dẫn hs làm bài tập 2 ( 5 phút) Bài 2 (cột 1, 3) : Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. - Hãy nêu cách đặt tính, cách thực hiện các phép tính? - Chữa bài, nêu miệng bài làm. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. - Các chữ số ở cùng hàng viết thẳng cột với nhau.Tính từ phải sang trái. c. Hướng dẫn hs làm bài tập 4 (10 phút) Bài 4: Giải toán + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán nào? - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. - Theo dõi, kiểm tra HSY. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS đọc và tìm hiểu bài toán. - HS nêu. - Dạng toán nhiều hơn. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải. Con sư tử nặng là: 210 + 18 = 228 (kg) Đáp số: 228 kg d. Hướng dẫn hs làm bài tập 5 ( 6 phút) Bài 5: Tính chu vi hình tam giác ABC. - Nêu cách tính chu vi của hình tam giác ? - Cho HS tự làm bài vào vở. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Tính tổng độ dài các cạnh của tam giác đó. - 1 HS lên bảng làm. Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 300 + 400 +200 = 900 ( cm ) Đáp số: 900 cm 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. - Lắng nghe. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 31 Môn : Toán (TC) Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 . - Rèn kĩ năng giải toán, nhận dạng hình . II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu nội dung ôn : 2. Hướng dẫn ôn tập : Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 362 + 525 725 + 241 463 + 325 342 + 246 Bài 2 : Thùng thứ nhất chứa được 245l nước, thùng thứ hai chứa nhiều hơn thùng thứ nhất 35l . Hỏi thùng thứ hai chứa được bao nhiêu lít nước ? Bài 3 : Một hình tam giác có các cạnh lần lượt là : AB = 124cm, AC = 212cm, BC = 362cm . Tính chu vi của hình tam giác ABC . Bài 4 : Hình bên có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác ? - GV chấm, chữa bài, nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học . HS yếu lên bảng, cả lớp làm bảng con. HS TB,yếu làm bảng, cả lớp làm vở . - HS làm bảng, vở . - HS nêu . KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 31 Môn : Toán Bài: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000. I. Mục tiêu: - Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. - Biết giải bài toán về ít hơn. - BT cần làm: Bài 1(cột 1,2), 2(phép tính đầu và phép tính cuối), 3, 4. II. Chuẩn bị: - GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị. - HS: Vở, SGK. III. Tiến trình bài dạy: Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ ( 4 phút) - Yêu cầu HS tính : 234 + 125 ; 376 + 223 ; 510 + 401 - Nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu 3 HS đại diện 3 dãy lên bảng tính, dưới lớp làm vào bảng con. - Nhận xét, nêu lại cách đặt tính và tính. 2.Giới thiệu bài (1 phút) - Giới thiệu trực tiếp vào bài - Lắng nghe 3. Bài mới a. Hình thành kiến thức (13 phút) *Giới thiệu phép trừ: - GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK. Bài toán: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông? + Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào? - Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học. * Đi tìm kết quả: - Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép trừ và hỏi: + Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông? - 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông? Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu? * Đặt tính và thực hiện tính: + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. + Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm. - Theo dõi và tìm hiểu bài toán. - HS phân tích bài toán. - Ta thực hiện phép trừ 635 – 214 - Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông. - Là 421 hình vuông. 635 – 214 = 421 2 HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - 635 124 421 b. Hướng dẫn hs làm bài tập (13 phút) Bài 1(cột 1,2) - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Nhận xét và chữa bài. Bài 2: (2 phép tính đầu và cuối) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. Bài 3 : Tính nhẩm (theo mẫu) - GV ghi : 500 - 200 = ? - Yêu cầu HS tính và nêu miệng kết quả. - Tiếp : 1000 - 200 = ? => 10 trăm - 2 trăm = 8 trăm - Cho HS làm tương tự với phần còn lại. - Nhận xét, chữa bài, hỏi : Các số trong bài có đặc điểm gì ? - Yêu cầu 1 HS đọc lại các số tròn trăm. Bài 4 : Giải toán + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài toán vào vở. - Theo dõi, kiểm tra HS làm. - Nhận ... Ó BÁC I. Mục tiêu - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. - Làm được BT2 hoặc BT(3) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. II. Chuẩn bị: - VBT, chép đoạn văn vào bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to viết bài 2. III. Tiến trình dạy học Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút) - Giáo viên đọc lần lượt từng từ, 2 hs lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con: chăm học, một trăm, chăm chút, nhìn chăm chăm. - Nhận xét, ghi điểm. - 2 hs lên bảng, dưới lớp viết vào bảng con 2. Bài mới a. Giới thiệu ( 1 phút) - Gv nêu mục đích, yêu cầu của bài - Lắng nghe b. Hướng dẫn hs tập chép ( 20 phút) * Ghi nhớ nội dung - Gọi hs đọc lại đoạn chính tả - H: + Bài thơ nói về ai ? + Công lao của Bác Hồ được so sánh với cái gì ? + Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác như thế nào ? * Hướng dẫn cách trình bày + Bài thơ có mấy dòng ? + Đây là thể thơ gì ? Vì sao em biết ? + Những chữ nào trong bài cần viết hoa ? * Hướng dẫn viết từ khó: non nước, Trường Sơn, nghìn năm, lục bát. - Gv phân tích từ khó - Gọi 2 hs lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con. - Chữa lỗi cho hs. * Cho hs viết. - Gv đọc cho hs viết, đi lại quan sát, giúp đỡ những em gặp khó khăn. * Soát lỗi: - Gv đọc thật chậm đoạn viết cho hs kiểm tra * Chấm bài: cho hs đổi vở chấm chéo, gv chấm 4 bài bất kì. - 2 hs đọc - Bài thơ nói về Bác Hồ - Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn. - Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác. - 6 dòng thơ - Thơ lục bát, dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng. - Viết hoa các chữ cái đầu dòng thơ và tên riêng : Bác, Việt Nam, Trường Sơn... - Đọc các từ - 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết bảng con - Học sinh viết bài. - Học sinh đổi vở, soát lỗi, gạch dưới những chữ viết sai. - Hs kiểm tra lỗi của mình - Chấm chéo bài của nhau c. Hướng dẫn hs làm bài tập ( 7 phút) Bài 2 : Điền vào chỗ trống r,d hay gi ? Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in đậm. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ vừa hoàn thành. + Bài thơ tả cảnh gì? - Nhận xét, đánh giá. Bài 3 : Điền tiếng thích hợp vào chỗ chấm. - Yêu cầu HS tự làm bài 2a vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu. - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm vào bảng phụ. - Các từ cần điền theo thứ tự là. Bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ, chẳng, giường. - 3,4 HS đọc. + Bài thơ tả cảnh nhà Bác trong vườn Phủ Chủ Tịch. - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu - 2 HS lên bảng chữa bài. a) Tàu rời ga, Sơn Tinh dời từng dãy núi Hổ là loài thú dữ ; Bộ đội canh giữ biển trời. 3. Củng cố, dặn dò ( 3 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ và viết đúng các từ trong 2 bài tập chính tả. - Chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 31 Môn : Kể chuyện Bài: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu: - Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3). II. Đồ dùng dạy học: - 3 tranh minh họa trong SGK. III. Tiến trình dạy học Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - 3 hs lên bảng kể lại từng đoạn câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng - Nhận xét - 3 hs lên bảng kể. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài ( 1 phút) - H: Tiết tập đọc trước, chúng ta đã học bài gì? - Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. - Bài Chiếc rễ đa tròn - Lắng nghe b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện ( 28 phút) a) Sắp xếp lại tranh : Gắn các tranh không theo thứ tự lên. - Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh. - Yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo trình tự câu chuyện. b) Kể từng đoạn câu chuyện. - Cho HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. - Cho HS thi kể trước lớp. Câu hỏi gợi ý: * Đoạn1. + Bác Hồ nhìn thấy gì trên mặt đất? + Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ? * Đoạn 2. + Chú cần vụ trồng cái rễ đa như thế nào? + Theo Bác thì phải trồng như thế nào? * Đoạn3. + Kết quả của việc trồng rễ đa như thế nào? + Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì? - Nhận xét, đánh giá. c) Kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu 3 HS nói tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV + HS khác nhận xét. c) Phân vai dựng lại câu chuyện. - Cho HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS phân vai kể. (Người dẫn, Bác Hồ, chú cần vụ ) - GV nhận xét, tuyên dương cá nhân và các nhóm kể tốt. - HS đọc yêu cầu bài 1 + Quan sát các bức tranh. + Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa. + Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn xanh tốt của cây đa non. +Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ. - Các nhóm thảo luận sắp xếp các tranh theo đúng trình tự: 3,2,1. - 4 HS kể trong nhóm , mỗi HS kể một đoạn. - Đại diện nhóm lên kể trước lớp (Mỗi HS kể một đoạn). HS khác nhận xét. - Bác Hồ nhìn thấy chiếc rễ đa nhỏ, dài. - Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ đa lại rồi trồng cho nó mọc tiếp. - Chú xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống. - Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn ... - Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn. - ...để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi. - HS kể chuyện. - HS kể trong nhóm, sau đó lần lượt các nhóm kể trước lớp. - Nhóm khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút) - Yêu cầu HS nêu lại nội dung câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. - HS nêu. - Lắng nghe. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần : 30 Môn : Đạo đức Lớp : 2 Bài: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. - HS(K,G) biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích. *BVMT (Toàn phần): Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên. *TNTT (Bộ phận): Khi chăm sóc các loài vật ngay cả đối với vật nuôi nhà cần thận trọng để tránh bị chúng tấn công. Phải tiêm phòng cho các vật nuôi trong nhà như chó, mèo để phòng bệnh dại. *SDNLTK&HQ (Liên hệ): - Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. - Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng. II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu thảo luận nhóm. - HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích. III. Tiến trình dạy học Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - 2. Bài mới a. Giới thiệu bài ( 1 phút) - Giới thiệu bài, ghi tựa . b. Các hoạt động ( 28 phút) 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút) + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ loài vật có ích ? + Bảo vệ các loài vật chúng sẽ mang lại những gì cho chúng ta ? - Về nhà làm tốt những điều đã học. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. - Lắng nghe Tuần: 31 Tiếng Việt (TC): TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. Mục tiêu : -Củng cố vốn từ ngữ về Bác Hồ . -Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1)Giới thiệu. 2)Ôn tập. Bài1:Tìm những từ ngữ ca ngợi về Bác Hồ. M: Sáng suốt, hiền hậu, nhân ái, bình dị, yêu nước... GV: Nhận xét và bổ sung. Bài2: Tách đoạn văn sau ra làm ba câu và thêm các dấu câu cần thiết để đoạn văn được mạch lạc, rõ ràng. Hồi bác còn trẻ Bác đã rời quê hương, ra đi tìm đường cứu nước trong những ngày sống ở nước Anh vào mùa đông Bác đã phải đi cào tuyết để kiếm tiền mà sống công việc cào tuyết thật là gian khổ vì con người lao động luôn luôn phải dầm mình trong tuyết lạnh giá buốt. - Lưu ý HS tách câu trước sau thêm các dấu câu cần thiết. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - HD cách đọc đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các từ ngữ về Bác Hồ, rèn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. -HS thảo luận nhóm đôi -HS nối tiếp nhau nêu -Nhận xét -1HS đọc yêu cầu và đoạn văn. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung - 1HS đọc lại đoạn văn theo cách ngắt câu GV đã hướng dẫn. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Tuần 31 HĐTT: SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Mục tiêu: - Giúp HS có ý thức rèn luyện các nề nếp trong học tập và vui chơi. - Biết sửa chữa khi mắc lỗi và có ý thức vươn lên trong học tập. - Nắm được nhiệm vụ thi đua trong tuần tới. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức. 2. Nội dung : - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các thành viên trong tổ về : Học tập, đạo đức, hoạt động ngoài giờ, việc chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp, .... - Ý kiến của các thành viên trong tổ. 3. GV nhận xét, đánh giá: - Đi học đều và đúng giờ; không có HS đi muộn. - Vệ sinh lớp học chưa sạch sẽ, HS còn vứt giấy rác ra lớp. - Một số HS chưa chăm chú nghe giảng ( Thái, Huy, Vũ) - Vở viết của HS ngày một xấu do HS không viết không cẩn thận, đặc biệt là: Đông Nguyên, Ngọc Khuê - HS làm bài rất cẩu thả, các bài toán rất đơn giản nhưng các em cũng chủ quan dẫn đến sai kết quả. - Một số em thường xuyên quên sách, vở. 4. Công tác tuần 32: - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp: Học tập, vệ sinh, HĐNG, VSCĐ, thật tốt. - Chuẩn bị tốt các loại đồ dùng học tập trước khi đến lớp: Bơm mực, SGK,VBT, - Trong lớp ch ý nghe giảng, không làm việc riêng; làm tốt các bài tập cô giao. - Chăm chỉ ôn lại kiến thức cũ, hoàn thành bài tập ở các VBT. - Thi đua lập thành tích chào mừng hai ngày lễ lớn 30 - 4 và 1- 5. - Học kết hợp ôn tập chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra cuối năm. 5. Sinh hoạt văn nghệ. - Lớp phó văn nghệ điều hành các bạn.
Tài liệu đính kèm: