Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Trường TH Tân Bình

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Trường TH Tân Bình

NS: 27/11/09

ND: 30/11 /09

TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN

ĐÔI BẠN

I/ MỤC TIÊU

A – Tập Đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa cu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đ gip mình lúc gian khổ, khó khăn. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4.)

 B – Kể Chuyện

 -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. V tranh kể chuyện.

2.Học sinh

- SGK, vở.

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Trường TH Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16 ( Từ 30/11/09 đến 4/12/09)
Thứ ngày
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
30/11/09
CC
TĐKC
Toán
MT
Đơi bạn
 LT chung
Thứ ba
1/12/09
TD
CT
Toán
TNXH
TC
Đơi bạn (N-V)
Làm quen với biểu thức
Hoạt động cơng nghiệp, thương mại.
Cắt dán chữ VUI VẺ (T2).
Thứ tư
2/12/09
Nhạc
TĐ
Toán
LTVC
AV
Về quê ngoại
Tính giá trị của biểu thức
Từ ngữ về thành thị, nơng thơn.Dấu phẩy
Thứ năm
3/12/09
TD
CT
Toán
TNXH
AV
Về quê ngoại ( N-V)
Tính giá trị của biểu thức (TT)
Làng quê đơ thị.
Thứ sáu
4/12/09
TLV
Toán
TV
ĐĐ
SHCN
Nghe kể: Kéo cây lúa lên. Nĩi về thành thị nơng thơn.
LT
Ôn chữ hoa M
Biết ơn thương binh liệt sĩ. (T1)
NS: 27/11/09
ND: 30/11 /09
TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ĐƠI BẠN
I/ MỤC TIÊU
A – Tập Đọc
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nơng thơn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khĩ khăn. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4.)
 B – Kể Chuyện
 -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Và tranh kể chuyện.
2.Học sinh
SGK, vở.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A – TẬP ĐỌC
1.Khởi động
2.Bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới
Giới thiệu
Trong tuần 16 và 17 các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có thêm hiểu biết về con người và cảnh vật của thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV đọc toàn bài một lượt.
Chú ý thể hiện với giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ.
Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọn cho HS.
Hướng dẫn Hs tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi Hs đọc 1 đoạn.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
Thành và mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
Mến thấy thị xã có gì lạ? 
Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vy ở công viên, Mến đã có những hành đáng gì đáng khen?
Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quí?
Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố?
Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình. ( Y/C HS khá, giỏi trả lời )
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Gvc chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại 1 đoạn trong bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
B – KỂ CHUYỆN
Giới thiệu
Kể mẫu:
Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1.
Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
Kể theo nhóm:
Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
Kể trước lớp:
Goị 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọ HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn)?
Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau và yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
Nghe GV giới thiệu bài.
Theo dõi GV đọc mẫu.
HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
Mỗi Hs đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
3 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn và chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy.
Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Hs đặt câu với từ tuyệt vọng.
3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
2 nhóm thi đọc nối tiếp.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê mến ở nông thôn.
Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu 1 em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
Hs thảo luận và trả lời.
Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc 1 đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện theo cặp.
4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ.
TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU
Biết làm tính và giải tốn cĩ hai phép tính.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh : Vở, SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ 
Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 75.
Chữa bài và cho điểm HS.
3.Bài mới
Giới thiệu 
Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH
Bài 1
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
Yêu cầu HS đặt tính và tính.
Lưu ý cho HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: cột 1,2,4.
Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
Muốn bớt đi 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào?
Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò
Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.
Nhận xét tiết học.
Hát.
2 HS làm bài trên bảng.
Nghe giới thiệu.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
1 HS đọc.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải
Số máy bơm đã bán làø:
36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
36 – 4 = 32 (chiếc)
Đáp số: 32 chiếc máy bơm.
Đọc bài.
Ta lấy số đó cộng với 4.
Ta lấy số đó nhân với 4.
Ta lấy số đó trừ đi 4.
Ta lấy số đó chia cho 4.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào SGK.
NS:28/11 /09
ND:1 /12/09
CHÍNH TẢ
ĐƠI BẠN
I/ MỤC TIÊU
Chép và trình bày đúng bài CT.
Làm đúng bài tập (BT2).
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
Bảng lớp viết nội dung BT2.
2.Học sinh 
Vở , SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ 
Gọi HS lên bảng yêu cầu nghe đọc và viết lại các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3.Bài mới
Giới thiệu
Giờ chính tả này, các em sẽ viết đoạn từ Về nhà  không hề ngần ngại trong bài Đôi bạn và làm các bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc thanh hỏi / thanh ngã.
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết:
GV đọc đoạn văn 1 lượt .
Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào?
b.Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa?
Lời của người cha được viết như thế nào?
b.Hướng dẫn HS viết từ khó
Yêu cầu HS nêu các từ khó lẫn dễ khi viết chính tả.
Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả
d. Soát lỗi
e.Chấm chữa bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự làm bài theo hình thức tiếp nối.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố- Dặn dò :
Nhận xét bài viết, chữ viết của HS.
Dặn HS ghi nhớ các câu vừa làm và chuẩn ị bài sau. 
Hát
1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
Bố Mến nói về phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
Bài văn có 6 câu.
Những chữ đầu câu: Thành, Mến.
Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Nghe chuyện, sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa, ngần ngại.
3 HS lên bảng ... tìm sự khác biệt về nghề nghiệp.
Một số nhóm trình bày kết quả.
NS: 1 /12/09
ND:4/12/09
TẬP LÀM VĂN
KÉO CÂY LÚA LÊN.NĨI VỀ THÀNH THỊ NƠNG THƠN.
I/ MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. (BT1).
Bước đầu biết kể về thành thị, nơng thơn dựa theo gợi ý. (BT2).
GD ý thức tự hào về cảnh quan mơi trường trên các vùng đất yêu thương.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
- Tranh minh họa truyện .
2.Học sinh 
Vở , SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ 
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn và giới thiệu về tổ của em.
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới
Giới thiệu 
Trong giờ tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện kéo cây lúa lên. Sau đó sẽ dựa vào gợi ý và kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
GV kể chuyện 2 lần.
Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu chàng ngốc đã làm gì?
Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn kể về tổ của em.
Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
Yêu cầu HS kể theo cặp.
Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét, cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên cho người thân nghe, viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành 1 đoạn văn ngắn và chuẩn bị bài sau.
Hát
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhn xét.
Nghe GV kể chuyện.
Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình hơn cây lúa nhà người.
Anh ta nói: “Lúa ở nhà ta xấu quá. Nhưng ôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”
Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ bị đứt và cây chết héo.
Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
Kể chuyện theo cặp.
2 HS đọc bài theo yêu cầu.
Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể cho bạn bên cạn nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
TOÁN
LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU
Biết cách tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ cĩ phép cộng, phép trừ; chỉ cĩ phép nhân, phép chia; cĩ các phép cọng, trừ, nhân, chia.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh : Vở, SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ 
Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 79.
Chữa bài và cho điểm HS.
3.Bài mới
Giới thiệu 
Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 1: Thực hành
Bài 1
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của 2 biểu thức trong phần a).
Chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2
Tiến hành tương tự như bài tập 1.
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3
Cho HS làm bài sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò
Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
Nhận xét tiết học.
Hát.
3 HS làm bài trên bảng.
Nghe giới thiệu.
Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
HS tự làm bài.
TẬP VIẾT.
ÔN CHỮ HOA M.
I/ MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng ), T,B (1 dịng).
Viết tên riêng Mạc Thị bưởi ( 1 dòng)
Và câu ứng dụng Một cây....hịn núi cao ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
Mẫu chữ viết hoa. 
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp
2.Học sinh 
Vở tập viết 3 – tập 1.
 III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 	HOẠT ĐỘNG CỦA GV 	
 	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ 
Thu và chấm 1 số vở của HS.
Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
Gọi HS lên bảng viết từ: Lê Lợi, lời nói.
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới
Giới thiệu 
Trong tiết tập viết này, các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa M, T, B có trong từ và câu ứng dụng.
Ghi tựa bài lên bảng. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát và nêu qui trình viết chữ hoa. 
Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
Treo mẫu các chữ cái viết hoa M, T và gọi HS nhắc lại qui trình viết của các chữ này đã học ở lớp 2.
Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại qui trình viết.
Yêu cầu HS viết các chữ hoa M, T vào bảng. GV chỉnh sửa cho từng HS.
b) Luyện viết từ ứng dụng
Gọi HS đọc từ ứng dụng.
Em biết gì về Mạc Thị Bưởi?
Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là 1 nữ du kích hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
Yêu cầu HS viết Mạc Thị Bưởi vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Gọi HS đọc câu ứng dụng.
Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
Yêu cầu HS viết: Một, Ba vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu Hs viết bài và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
 Thu và chấm 10 bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.
Dặn HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài sau.
Hát
1 HS đọc: Lê Lợi.
 Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con
Có các chữ hoa M, T, B.
1 HS nhắc lại qui trình viết, cả lớp theo dõi.
3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
2 HS đọc Mạc Thị Bưởi.
2 HS nói theo hiểu biết của mình.
3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
3 HS đọc:
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
HS viết theo yêu cầu:
 + 1 dòng chữ M, cỡ nhỏ.
 + 1 dòng chữ T, B, cỡ nhỏ.
 + 2 dòng Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ.
 + 4 dòng câu tục ngữ.
ĐẠO ĐỨC.
 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ. (T1).
I/ MỤC TIÊU
Biết cơng lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
Kính trọng biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
Một số bài hát về chủ đề bài học.
Tranh minh hoạ truyện “Một chuyến đi bổ ích.
Phiếu giao việc hoặc bảng phụ dùng cho hoạt động 2. 
2.Học sinh 
Vở bài tập Đạo đức 3.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ
GV hỏi 2 câu hỏi:
Tại sao phải quan tâm tới hàng xóm láng giềng?
Em đã thể hiện sự quan tâm tới hàng xóm láng giềng như thế nào?
3.Bài mới
Giới thiệu
Thương binh liệt sĩ là những người đã có công xây giữ gìn đất nước được bình yên. Vì vậy, chúng ta cần phải nhớ ơn họ. Hôm nay ta sẽ học về những người anh hùng này.
Ghi tựa bài lên bảng. 
Hoạt Động 1
Mục tiêu
Tìm hiểu câu chuyện “Một chuyến đi bổ ích”.
Cách tiến hành
GV kể chuyện Một chuyến đi bổ ích.
Đàm thoại theo câu hỏi.
GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
Hoạt Động 2
Mục tiêu
Thảo luận nhóm.
Cách tiến hành
GV chia nhóm, phát phiếu cho nhóm thảo luận nhận xét các việc làm.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận những việc làm nên và không nên. 
4.Củng cố- Dặn dò
Nhận xét tiết học. 
Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh về gương chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ.
Cả lớp cùng hát bài “Em nhớ các anh”.
Các nhóm thảo luận.
HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM.
I/ Mục tiêu:
- Phương hướng tuần 17.
II/ Chuẩn bị :
- Sổ theo dõi thi đua của 4 tổ.
III/ Tiến hành :
	NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
hởi động: Chơi "Ai nhanh hơn"
1. RÚT KINH NGHIỆM ƯU KHUYẾT ĐIỂM TRONG TUẦN:
-Lớp trưởng báo báo hoạt động chung của tuần.
-Lớp phó báo cáo hoạt động chuyên cần.
-Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của nhóm mình.
 1.Đạo đức
 2. Học tập
 3.Chuyên cần
 4. VSTL
 5. HĐ Đội
 6. Các hoạt động khác
- GV nhận xét chung.
3. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 17.
- Duy trì nề nếp HS.
- Chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp.
- Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt ATGT trên đường đi.
- Thi VSCĐ vòng trường.
- Cả lớp.
- HS đứng trong lớp.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Tuyên dương.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt hơn.
 DUYỆT CỦA CM DUYỆT CỦA KT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l3 tuan 15 CKT.doc