Giáo án các môn học khối 2 - Tuần lễ 1 năm 2010

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần lễ 1 năm 2010

 TUẦN 1

Thứ sáu , ngày 27 tháng 8 năm 2010

Tập đọc

TIẾT 1 : CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được giải nghĩa sau bài học .

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : “ Có công mài sắt , có ngày nên kim"

 2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các từ có vần khó : quyển , nguệch ngoạc , quay .

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật .

 3. Thái độ :

- Giáo dục HS tính nhẫn nại , kiên trì trong học tập cũng như trong lao động .

II.CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : Tranh , SGK, 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu.

 - Học sinh : SGK .

 

doc 42 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần lễ 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Thứ sáu , ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
TIẾT 1 : CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được giải nghĩa sau bài học .
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : “ Có công mài sắt , có ngày nên kim" 
 2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các từ có vần khó : quyển , nguệch ngoạc , quay .
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật .
 3. Thái độ : 
- Giáo dục HS tính nhẫn nại , kiên trì trong học tập cũng như trong lao động .
II.CHUẨN BỊ : 
 - Giáo viên : Tranh , SGK, 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu.
 - Học sinh : SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : (1’) 
 Kiểm tra SGK của HS .
3. Giới thiệu : (2’) 
Treo tranh .
- Tranh vẽ những ai ? 
- GV : Muốn biết bà cụ đang làm gì và trò chuyện với cậu bé ra sao , hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện có tên : Có công mài sắt , có ngày nên kim .
4. Dạy – học bài mới : ( 20’ ) 
 * Hoạt động 1 : Luyện đọc.
 + MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng . Hiểu nghĩa từ .
 + Cách tiến hành : 
 GV đọc mẫu : Đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật .
- Lời dẫn chuyện: thong thả, chậm dãi
- Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên
- Lời bà cụ : ôn tồn, hiền hậu 
a) Đọc từng câu .
- Nêu từ cần luyện đọc .
Hướng dẫn đọc câu : 
- Cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài , / rồi bỏ dở . //
- Bà ơi , / bà làm gì thế ? //
- Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí , / sẽ có ngày / nó thành kim . //
- Giống như cháu đi học , / mỗi ngày cháu học một ít , / sẽ có ngày / cháu thành tài . // 
- Nêu từ chú thích . GV giải thích thêm những từ HS chưa hiểu (nếu có) .
b) Đọc từng đoạn trước lớp .
c) Đọc từng đoạn trong nhóm . 
* Hoạt động 2 : Thi đọc giữa các nhóm .
 + MT: HS đọc lưu loát hơn, có hứng thú thích đọc
 + Cách tiến hành:
 Cho các nhóm trao đổi cử đại diện thi đọc .
Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân đọc hay .
 * Hoạt động 3: Đọc đồng thanh
 Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 2 ) .
5. Củng cố – dặn dò : HS về nhà đọc lại và chuẩn bị tìm hiểu bài ở tiết 2
 HS quan sát trả lời.
- Vẽ một bà cụ và cậu bé .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
1 HS đọc , lớp đọc thầm .
 HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
 HS nêu : quyển , nắn nót , nguệch ngoạc , sắt , quay ,giảng giải , mải miết .
 HS luyện đọc từ khó .
 GV viết từng câu lên bảng.
 HS luyện đọc câu .
 HS đọc từ chú thích .
 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
 Nhóm 4 HS đọc , nhóm nhận xét , sửa chữa .
Các nhóm thi đọc tiếp nối,đọc đồng thanh đoạn trong bài
Lớp nhận xét .
* Rút kinh nghiệm : 
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : Củng cố về .
- Viết các số từ 0 đến 100 ; Thứ tự của các số .
- Số có 1 , 2 chữ số , số liền trứơc , số liền sau của một số .
2. Kĩ năng : 
- Viết các số đúng thứ tự và chân phương .
- Viết được các số liền trứơc và liền sau của một số .
3. Thái độ : Tính cẩn thận , yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : 1 bảng các ô vuông ( như bài 2 trong SGK ) , thẻ số . 
- HS : Vở làm bài, vở BT , bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG : 
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 2’) 
Kiểm tra SGK , vở BT , ĐDHT .
3. Giới thiệu : ( 1’) 
- Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại các số từ 0 đến 100 .
4. Phát triển các hoạt động : (33’) 
 * Hoạt động 1 : Ôn số có 1 , 2 chữ số .
+ MT : Giúp HS củng cố về viết các số từ 0 đến 100 ; số có 1 , 2 chữ số .
+ PP : Luyện tập , thực hành .
Bài 1: 
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10 .
- Hãy nêu các số từ 10 về 0 .
Cho HS làm bài , gọi 1 HS làm xong trước lên bảng viết các số từ 0 đến 10 . 
- Có bao nhiêu số có một chữ số ? Kể tên các số đó ? 
- Số bé nhất là số nào ? 
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? 
- Số 10 có mấy chữ số ? 
Bài 2 : 
Trò chơi : Cùng nhau lập bảng số .
Cách chơi : Cắt bảng số của bài 2 thành 5 băng giấy (mỗi băng 2 hàng ) . Chia lớp thành 5 đội , các đội điền nhanh và đúng các số còn thiếu trên băng giấy . Đội nào xong trước thì dán lên bảng . Đội nào xong trước , điền đúng , dán đúng đội đó thắng cuộc .
Sau khi cho HS chơi xong , cho từng đội đếm các số của đội mình hoặc đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn .
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ? 
- Chữ số nào lớn nhất có 2 chữ số ? 
 * Hoạt động 2 : Ôn về số liền trước , số liền sau .
+ MT : Giúp HS củng cố về số liền trước , số liền sau .
+ Cách tiến hành : 
Vẽ lên bảng : 
 39
- Số liền trước của 39 là số nào ? 
- Làm cách nào để tìm số 38 ? 
- Sốù liền sau của 39 là số nào ? 
- Vì sao em biết ? 
- Số liền trước và sốù liền sau của một số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? 
 Cho HS làm bài . 
 Đính bảng các ô số cho đại diện các nhóm lên tham gia thi điền số liền trước và sốù liền sau của một số .
5. Củng cố , dăn dò : (2’) 
Biểu dương cá nhân HS học tập tốt , động viên , khuyến khích cá nhân HS còn chưa tích cực .
- Về nhà làm bài 2 .
- Chuẩn bị : Ôn tập các số đến 100 .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
10 HS nối tiếp nhau nêu : khôn g , một ,  , mười . Sau đó 3 HS nêu lại từ 0 đến 10 .
3 HS lần lượt đếm ngược : mười , chín , .. , không .
HS làm bài , sửa bài trên bảng .
- 10 số có một chữ số . HS nêu .
- Số 0 .
- Số 9 . 
- Số 10 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 0 .
HS tham gia trò chơi .
- Số 10 .
- Số 99 .
Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
- Số 38 .	
- Lấy 39 trừ 1 được 38 .
- Số 40 .
- Vì 39 + 1 = 40 
- 1 đơn vị .
 HS lên tham gia trò chơi . nhận xét và sửa bài .
* Rút kinh nghiệm : 
Đạo đức
HỌC TẬP , SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ – Tiết 1
I.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập .
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân .
2. Kỹ năng :
- Lập được thời gian biểu và áp dụng thường xuyên : học tập và sinh hoạt đúng thời gian biểu .
3. Thái độ : 
- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập , sinh hoạt đúng giờ 
II.CHUẨN BỊ :
 - GV : Tranh minh hoạ , phiếu thảo luận nhóm , 8 bông hoa .
 - HS : Vở BT .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động : (1’) Hát 
2. Bài cũ : (2’) 
 Kiểm tra vở BT của HS .
3. Giới thiệu : (1’) 
- Trong 1 ngày có rất nhiều hoạt động diễn ra . Để thực hiện các hoạt động như thế nào cho khoa học , hợp lí , bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta cách sắp xếp công việc cho hợp lí , khoa học . => GV ghi tựa lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động : (30’) 
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến .
 + MT : Giúp HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động .
+ PP : Thảo luận , quan sát , đàm thoại .
Treo tranh và nêu 2 tình huống : 
. Tình huống 1 : Trong giờ học toán , cô đang hứơng dẫn lớp làm bài , Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt , Tùng vẽ máy bay trên nháp .
. Tình huống 2 : Cả nhà đang ăn cơm riêng bạn Dương vừa ăn vừa xem truyện . 
Chia nhóm , y/c các nhóm trao đổi và trình bày ý kiến về việc làm của các bạn trong từng tình huống .
- Việc nào đúng , việc nào sai ? Vì sao ? 
 GV kết luận : 
. Tình huống 1 : Giờ học Toán , Lan và Tùng làm việc khác , không chú ý nghe cô giảng sẽ không hiểu bài . Do đó học tập sẽ không tiến bộ , ảnh hưởng đến quyền học tập của các em .
. Tình huống 2 : Vừa ăn , vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ . Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với gia đình như vậy mới thực hiện tốt quyền được bảo đảm sức khoẻ . 
=> Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập , sinh hoạt đúng giờ .
 * Hoạt động 2 : Xử lí các tình huống 
+ MT : Giúp HS biết lựa chọn các ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
+ PP : Đàm thoại , đóng vai .
 Chia lớp thành 6 nhóm và y/c các nhóm thảo luận lựa chọn cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai .
. Tình huống 1 : Ngọc đang xem 1 chương trình ti vi rất hay . Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ . 
- Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào ? Hãy lựa chọn cáh ứng xử phù hợp trong tình huống đó ? Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp ? 
. Tình huống 2 : Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp , Nam và Hùng đi học muộn , đeo cặp đứùng ở cổng trường . Nam rủ bạn : “ Đằng nào cũng bị muộn rồi , chúng mình đi mua bi chơi đi “. 
- Hãy lựa chọn giúp Hùng cách ứng xử phù hợp và giải thích lí do .
Mỗi tình huống chọn 3 bạn đóng vai có cả người dẫn truyện .
 GV kết luận : 
. Tình huống 1 : Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ sớm để đảm bảo sức khoẻ không làm mẹ lo lắng .
. Tình huống 2 : Bạn Hùng nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác .
=> Mỗi tình huống có thể có rất nhiều cách ứng xử , ta nên chọn cách ứng xử phù hợp nhất .
 * Hoạt động 3 : Giờ nào việc nấy.	
+ MT : Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện  ... ùm , y/c HS quan sát tranh và kể từng đoạn trong nhóm . Y/c kể hết một lượt , sau đó quay lại từ đoạn 1 nhưng thay đổi người kể .
b) Kể chuyện trước lớp : 
 Cho HS đại diện từng nhóm lên kể .
GV hướng dẫn cách nhận xét về nội dung , cách diễn đạt , cách thể hiện .
=> Khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên , tránh đọc thuộc lòng câu chuyện trong sách .
 Nhận xét , tuyên dương cá nhân , nhóm kể hay .
 * Hoạt động 2 : Kể toàn bộ câu chuyện .
+ MT : Giúp HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo phân vai .
+ PP : Đàm thoại , kể chuyện , sắm vai . 
Chỉ định 4 HS kể nối tiếp từng đoạn và 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
Giúp HS dựng lại câu chyện threo vai : 
Chia nhóm , cho các nhóm trao đổi phân vai , cử đại diện kể .
Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân sắm vai hoặc kể hay .
5. Củng cố – dặn dò : (1’) 
- Tập kể lại câu chuyện .
- Chuẩn bị : Phần thưởng .
- Có công mài sắt , có ngày nên kim .
- Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
- Dựa theo tranh , kể lại từng đoạn câu chuyện : Có công mài sắt , có ngày nên kim .
 HS quan sát từng tranh trong SGK , đọc lời gợi ý đưới mội tranh => Tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm .
 Cá nhân các nhóm lên thi kể . Lớp nhận xét .
HS kể , lớp nhận xét các mặt : Nội dung (ý , trình tự ) , diễn đạt (Từ , câu ,sáng tạo) , cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ , nét mặt , giọng kể) 
Mỗi nhóm phân vai : Câu bé , bà cụ , người dẫn truyện . 
Lớp nhận xét .
* Rút kinh nghiệm : 
 Sinh hoạt lớp 
TỔNG KẾT TUẦN 1
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : - Giúp HS tự nhận xét công tác tuần qua , nêu được ưu , khuyết để có hướng khắc phục .
 2. Kỹ năng : - Rèn HS tính tự quản . Biết phê và tự phê . 
 3.Thái độ : - Giáo dục HS tính tự giác, tinh thần tập thể .
II.CHUẨN BỊ : 
 GV : Kẻ bảng thi đua .
HS : Chuẩn bị nội dung báo cáo của tổ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. Khởi động :(1’) Hát 
2. Phát triển các hoạt động : (25’) 
* Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua .
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình tổ trong tuần qua . Thư ký ghi nhận .
- Lớp trưởng rút ra ưu , khuyết, nhận xét chung .
 * Ý kiến của GVCN : 
- Kỉ luật : .
... 
- Học tập : .. 
- Chuyên cần : 
.
- Phong trào : .
.
* Hoạt động 2 : Phương hướng tuần tới .
- Chuẩn bị bài , tập vở đầy đủ cho môn học .
- Thi đua về học tập , kỷ luật giữa các tổ .
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp .
- Giữ trật tự trong giờ học .
.
.
3. Tổng kết (1’) 
 Lớp trưởng nhận khuyết điểm , hứa khắc phục tuần sau .
 Văn nghệ .
* Rút kinh nghiệm : 
..
..
 Nhận xét của khối trưởng 
 Nhận xét của BGH 
Tập đọc
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Nắm được nghĩa các từ , các câu thơ .
- Nắm được ý của toàn bài : Thời gian rất đáng quý ; cần làm việc , học hành chăm chỉ để không phí thời gian . 
- Học thuộc lòng bài thơ .
 2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ có vần khó : xoa , toả , mãi .
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các dòng thơ , giữa các cụm từ .
 3. Thái độ : 
- GD – HS biết quý thời gian .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Tranh , SGK , quyển lịch .
 - HS : SGK .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : (4’) Tự thuật .
Cho 3 HS đọc bài + TLCH : 
-Nhờ đâu mà em biết được những thông tin về bạn Hà ? 
- Tự thuật là gì ? 
- Hãy tự giới thiệu về mình ? 
 GV nhận xét 
3. Giới thiệu : (1’) 
Treo quyển lịch .
- GV : Đây là quyển lịch ghi ngày tháng năm . Lịch gồm 365 tờ , mỗi tờ ghi 1 ngày . Mỗi ngày em bóc đi 1 ngày , trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới .
Treo tranh .
- Bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay , băn khoăn : “ Ngày hôm qua đâu rồi” . Vậy , ngày hôm qua đâu rồi ? Nó có mất đi không ? bài thơ hôm nay sẽ giúp em trả lời những câu hỏi đó .
4. Phát triển các hoạt động : ( 30’ ) 
 * Hoạt động 1 : Luyện đọc .
 + MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ ngữ khó , hiểu nghĩa từ ..
 + PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành , trực quan .
Đọc mẫu : Giọng chậm rãi , tình cảm , trìu mến . Câu hỏi “ ngày hôm qua đâu rồi ?” đọc với giọng ngạc nhiên .
a) Đọc từng dòng thơ .
- Nêu từ cần luyện đọc .
- Nêu từ chú thích . GV giải thích thêm những từ HS chưa hiểu (nếu có) .
Cho HS xem tờ lịch . 
Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi đúng chỗ : 
 Em cầm tờ lịch cũ : //
 - Ngày hôm qua đâu rồi ? //
Ra ngoài sân / hỏi bố //
Xoa dầu em , / bố cười . //
b) Đọc từng khổ thơ trước lớp . 
c) Đọc từng khổ thơ trong nhóm . 
d) Thi đọc giữa các nhóm .
 Cho các nhóm trao đổi cử đại diện thi đọc .
Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân đọc hay .
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài .
 + MT : Giúp HS nắm nội dung bài đọc .
+ PP : Giảng giải , vấn đáp , thảo luận .
- Bạn nhỏ hỏi bố điều gì ? 
Cho HS đọc y/c câu 2 và nêu .
Cho HS quan sát tranh vẽ những thành quả lao động trong ngày .
- Vì sao lại nói “ ngày hôm qua ở lại trên cành hoa , trong hạt lúa , trong vở hồng “ ? 
- 2 em ngồi gần nhau thảo luận và cho biết : Cần làm gì để không lãng phí thời gian ? 
- Bài thơ muốn nói với em điều gì ? 
 * Hoạt động 3 : Học thuộc lòng .
 + MT : Giúp HS học thuộc bài thơ ngay tại lớp .
+ PP : thực hành .
Viết bảng những từ làm điểm tựa , hướng dẫn HS học thuộc bài thơ theo dạng xoá bảng dần các từ đã làm điểm tựa .
5. Củng cố - dặn dò : (3’) 
 Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ .
à GV : Cần sử dụng thời gian hợp lý , tránh để thời gian trôi qua một cách lãng phí , vô ích bằng những việc làm vô bổ vì thời gian rất đang quý .
- Về ôn lại bài .
- Chuẩn bị : Phần thưởng . 
HS đọc bài và TLCH .
- Nhờ bản tự thuật .
-  là kể về mình .
 Lớp nhận xét 
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
1 HS đọc , lớp đọc thầm .
HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ .
HS nêu : lịch , toả hương , xoa đầu , mãi .
HS luyện đọc từ khó .
 HS đọc chú thích trong SGK .
 HS luyện đọc .
 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ .
 Nhóm 4 HS đọc , nhóm nhận xét , sửa chữa .
Đại diện các nhóm thi đọc : Từng khổ thơ , cả bài ( CN , ĐT ) . 
Lớp nhận xét .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
- Ngày hôm qua đâu rồi ? 
 HS đọc và nêu : 
-  trên cành hoa trong vườn .
-  trong hạt lúa mẹ trồng .
-  trong vở hồng của con .
- Nếu một ngày ta không làm được việc gì , không học được điều gì thì ngày đó mất đi . Còn ta làm việc , học tập có kết quả thì kết quả đó chính là dấu vết của ngày hôm qua .
 HS trao đổi , trình bày :
- Học chăm / học giỏi / chăm học / chăm làm , giúp đỡ cha mẹ 
- Thời gian rất đáng quý , đừng đề lãng phí thời gian một cách vô ích . 
Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm .
HS luyện học thuộc lòng : cá nhân , tổ , nhóm .
2 HS đọc .
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ – VẼ ĐẬM , VẼ NHẠT
I.MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức :
- HS nhận biết được 3 độ đậm , nhạt chính : đậm , đậm vừa , nhạt . 
2. Kĩ năng : 
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí , vẽ tranh .
3. Thái độ : 
- Hiểu được sự phong phú của màu sắc trong cách thể hiện tô màu , tạo hứng thú và niềm yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Tranh sưu tầm , hình minh hoạ 3 sắc độ . 
- HS : Vở , ĐDHT .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 2’) 
 Kiểm tra ĐDHT .
3. Giới thiệu : ( 1’) => Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động : (30’) 
 * Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
+ MT : Giúp HS nhận biết 3 độ đậm nhạt chính .
+ PP : Đàm thoại , trực quan , giảng giải .
Treo tranh , cho HS quan sát : 
- Các hình đã vẽ màu , hình nào vẽ màu đậm , đậm vừa , nhạt ?
Treo 4 tranh , cho HS quan sát :
- Quan sát từ hình 1 -> 4 chỉ ra màu đậm , đậm vừa , nhạt .
=> Trong tranh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau , nhưng có 3 sắc độ chính : đậm , đậm vừa , nhạt làm cho bài vẽ thêm sinh động .
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ .
+ MT : Giúp HS nắm được cách vẽ các sắc độ .
+ PP : Trực quan , vấn đáp , gợi mở .
 Treo tranh .
- Quan sát tranh và cho biết có mấy cách vẽ đậm nhạt ? 
Hướng dẫn cách vẽ : 
* Vẽ bằng 1 màu : 
- Vẽ đậm : Đưa nét đậm (mạnh ) , dày .
- Vẽ đậm vừa: Đưa nét nhẹ hơn và thưa.
- Vẽ nhạt : Đưa nét nhẹ và thưa .
 * Vẽ bằng nhiều màu : 
- Nêu những màu đậm ? 
- Đậm vừa ? 
- Nhạt ? 
=> Có nhiều cách vẽ đậm nhạt khác nhau . Ngoài cách vẽ bằng màu có thể vẽ bằng chì đen .
* Hoạt động 3 : Thực hành .
+ MT : Giúp HS vẽ được các sắc độ khác nhau vào 5 hình .
+ PP : Luyện tập ,thực hành .
 Y/c HS vẽ : Có thể sử dụng màu hoặc bút chì .
 Nhận xét , đánh giá .
5. Củng cố – dặn dò : (1’) 
 Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : Xem tranh thiếu nhi . 
Hoạt động lớp , cá nhân .
HS lên chỉ trên tranh .
HS lên chỉ , lớp nhận xét , bổ sung .
 Hoạt động lớp , cá nhân .
- Có 2 cách : Vẽ bằng 1 màu và vẽ bằng nhiều màu .
- Nâu ( đen ) , tím , 
- Cam (đỏ ) , 
- vàng .
Hoạt động lớp , cá nhân . 
HS thực hành vẽ .
Trình bày bài của mình , lớp nhận xét , đánh giá bài vẽ đẹp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan lop 2 moi tuan 12345.doc