Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Tập đọc:

PHẦN THƯỞNG

I. MỤC TIÊU

1. Đọc

· Đọc trơn được cả bài.

· Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ.

2. Hiểu

· Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.

· Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.

· Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Lòng tốt rất đáng quý và đnág trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

· Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.

 

doc 33 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tập đọc:
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.
Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Lòng tốt rất đáng quý và đnág trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Luyện đọc đoạn 1, 2
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2
Hỏi: Câu chuyện kể về bạn nào?
Bạn Na là người như thế nào?
Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm?
Các bạn đối với Na như thế nào?
Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na lại buồn?
Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học?
Yên lặng có nghĩa là gì?
Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi?
Theo em, các bạn của Na bàn bạc điều gì?
Chuyển: Để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn cuối.
Đọc thuộc lòng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? Và trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để không phí thời gian?
Theo dõi sách giáo khoa và đọc thầm theo.
Học sinh tiếp nối nhau đọc.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2.
Đọc theo nhóm. Lần lượt từng học sinh đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau.
Thi đọc.
Kể về bạn Na.
Na là một cô bé tốt bụng.
Na gọt bút chì giúp bạn Lan. / Cho bạn Mai nữa cục tẩy. / Làm trực nhật giúp các bạn. (Mỗi họ sinh chỉ kể một việc).
Các bạn rất quý mến Na.
Vì Na chưa học giỏi.
Các bạn sôi nổi bàn tán về điểm thi và phần thưởng còn Na chỉ yên lặng.
Yên lặng là không nói gì.
Các bạn túm tụm nhau bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm.
Các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na vì em là một cô bé tốt bụng.
TIẾT 2
2.4. Luyện đọc đoạn 3
Tiến hành tương tự như Luyện đọc đoạn 1.2.
GV đọc mẫu.
Đọc từng câu.
Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ: lặng lẽ, tấm lòng đáng quý
Yêu cầu HS đọc cả đoạn trước lớp.
Luyện đọc cả đoạn.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh.
2.5. Tìm hiểu đoạn 3
GV hỏi: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
Hỏi tiếp: Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ bạn Na?
Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện: Phần thưởng và bài tập đọc Làm việc thật là vui.
HS mở SGK theo dõi.
Tiếp nối nhau đọc.
Lặng lẽ nghĩa là im lặng, không nói gì. Tấm lòng đáng quý chỉ lòng tốt của Na.
Một số HS đọc cả đoạn trước lớp.
Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến. HS có thể có các ý kiến như:
+ Na xứng đáng được thưởng, vì em là một cô bé tốt bụng, lòng tốt rất đáng quý.
+ Na không xứng đáng được thưởng vì Na chưa học giỏi.
Nhiều HS trả lời.
Đọc bài và trả lời.
Tốt bụng. Hãy giúp đỡ mọi người.
Toán:
LUYỆN TẬP
 	I.Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm,cm.
Tập ước lượng và thực hành và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế 
II.Đồ dùng dạy học: 
Thước thẳng 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : HS làm bài 2, 3, 4/ 7
3. Bài mới
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động2: Luyện tập.
 Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm,cm.
- Tập ước lượng và thực hành và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế 
 Cách tiến hành:
* Bài 1/8 
-Hướng dẫn HS tìm vạch cm, dm trên thước
* Bài 2/8
- GV hướng dẫn HS làm như bài 1
* Bài 3/8
- GV hướng dẫn HS đổi dm-cm và ngược lại
* Bài 4/8
- GV hướng dẫn HS điền dm,cm vào chỗ trống
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại quan hệ dm, cm
- Về nhà : 2,3,4/8
- Nhận xét tiết học.
-Đọc yêu cầu
-Nêu quan hệ dm,cm
- Lên bảng
- Hoạt động nhóm
- Làm vở toán trường
- Đọc yêu cầu
- Quan sát tranh
- Trả lời miệng
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Toán
SỐ BỊ TRƯ Ø- SỐ TRỪ - HIỆU
	I.Mục tiêu:
Bước đầu biết gọi tên thành phần và kết quả của phép trừ.
Củng cố phép trừ(không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: 
 	III.Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS
3. Bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Giảng bài mới
 Mục tiêu:
 Bước đầu biết gọi tên thành phần và kết quả của phép trừ.
 Cách tiến hành:
* Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu
-Giáo viên viết phép tính
- GV nêu tên từng thành phần của từng số. ( viết bên dưới).
- GV viết cột dọc ,hướng dẫn cách làm
- Củng cố : lấy ví dụ khác.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Củng cố phép trừ(không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
* Bài 1/9 
- Gv giảng mẫu , hướng dẫn HS điền kết quả vào ô trống.
* Bài 2/9
- GV hướng dẫn HS đặt tính, tính hiệu.
* Bài 3/9
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và cách giải.
- Gv củng cố, nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại các thành phần phép cộng
-Về nhà 1, 2, 3, 4/9
- Đọc
- Làm nháp
- Nhắc lại
- Nhắc lại
- Làm miệng
- Đọc đề.
-Nêu thành phần 
-Lần lượt lên bảng
- Đọc yêu cầu
- Làm bảng con
- Đọc yêu cầu
- Làm vở toán
- 1 HS lên bảng
Kể chuyện:
PHẦN THƯỞNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và gợi ý của GV tái hiện lại được nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Mỗi em kể về một đoạn chuyện.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý
Tiến hành theo từng bước như đã giới thiệu ở tiết kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim
Bước 1: Kể mẫu trước lớp
Bước 2: Luyện kể theo nhóm.
Bước 3: Kể từng đoạn trước lớp.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS khác nhận xét.
Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
3 HS khá nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn truyện.
Thực hành kể trong nhóm.
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối câu chuyện.
Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã giới thiệu.
1 đến 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
Chính tả:
PHẦN THƯỞNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
Viết đúng một số tiếng có âm đầu x/s hoặc có vần ăn/ăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nọi dung 2 bài tập chính tả.
Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết, yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp.
Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn kể về ai?
Bạn Na là người như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài.
Những chữ này ở vị trí nào trong câu?
Vậy còn Na là gì?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Kết luận: Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu chấm.
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Chép bài
Yêu cầu HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở.
e) Soát lỗi
Đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ lẫn cho HS kiểm tra.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Cho điểm HS.
2.4. Học bảng chữ cái
Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Kết luận về lời giải của bài tập.
Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng. Dặn dò HS học thuộc 29 chữ cái.
HS viết theo lời đọc của GV ...  nhau
- Thảo luận.
Nghe
* Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ xương.
- Quan sát tranh thảo luận nhóm.
- Hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống.
- Vì xương còn mềm, nếu không ngồi ngay ngắn, mang vác nặng thì sẽ cong vẹo cột sống.
- Ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng.
- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang vác nặng.
Thể dục
Bài : 04 	 * Dàn hàng ngang, Dồn hàng
 * Trị chơi: Nhanh lên bạn ơi 
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Ơn một số khĩ năng ĐHĐN, Y/c thực hiện tương đối chính xác, đẹp
- Ơn trị chơi :” Nhanh lên bạn ơi” Y/c học sinh biết cách chơi và tham gia nhiệt tình.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường; Cịi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
Giậm chân giậm Đứng lại đứng 
( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a. Tập hợp hàng dọc, dĩng hàng
- Thành 4 hàng dọc ..tập hợp
- Nhìn trước Thẳng . Thơi
Cả lớp điểm số.báo cáo
Nghiêm (nghỉ )
Bên phải ( trái ) .quay
Nhận xét
b. Dàn hàng ngang - Dồn hàng
Nhận xét
c. Trị chơi: Nhanh lên bạn ơi
GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vổ tay hát 
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ơn ĐHĐN
6p
1-2 lấn
28p
10p
2-3lần
9p
2-3lần
9p
6p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
	I.Mục tiêu:
Củng cố phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị
Củng cố phép trừ,phép cộng (tên các thành phần) và giải bài toán có lời văn.
Quan hệ giữa dm,cm.
II.Đồ dùng dạy học: 
 	III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : HS làm bài 2,3, 4/ 11. 
3.Bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2 : Luyện tập.
Mục tiêu:
Củng cố phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị
Củng cố phép trừ,phép cộng (tên các thành phần) và giải bài toán có lời văn.
Quan hệ giữa dm,cm.
Cách thi hành:
* Bài 1/11: 
- Gv hướng dãn HS phân tích số thành chục và đơn vị
- Gv nhận xét.
* Bài 2/11
- GV hướng dẫn nêu tên gọi các thành phần phép cộng, trừ.
* Bài 3/11
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính, tên gọi các thành phần.
- Gv củng cố, nhận xét, sửa bài.
* Bài 4/11
- GV hướng dẫn phân tích ,tìm cách giải.
- GV nhận xét
* Bài 5/11:Nhắc lại quan hệ dm, cm.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
- Về nhà : 1,2,3,4,5/12
- Nhận xét tiết học.
- Đọc đề
- Lên bảng
- Đọc đề.
- Tính số điền vào ô trống
- Lên bảng, làm miệng
- Đọc yêu cầu
-Làm bảng con
- Đọc đề bài
- Làm vở toán
-1 HS lên bảng
- Điền số vào ô trống
Tập làm văn:
Chào hỏi . Tự giới thiệu
I. MỤC TIÊU
Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
Viết đươc 1 bản tự thuật ngắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập 2 – SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS trả lời:
+ Tên em là gì? Quê em ở đâu? Em học trường nào? Lớp nào? Em thích môn học nào nhất? Em thích làm việc gì?
Gọi 2 HS lên bảng nói lại các thông tin mà 2 bạn vừa giới thiệu.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Hỏi: Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp bố mẹ khi đi học về, gặp thầy cô khi đến trường, con phải làm gì?
Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình con phải làm gì?
Trong bài tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, từ giới thiệu mình để làm quen với ai đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (Làm miệng)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Sau mỗi lần HS nói, GV chỉnh sửa lỗi cho các em.
+ Chào thầy, cô khi đến trường.
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
Nêu: Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý chào sao cho lễ phép, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2 (Làm miệng)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Treo tranh lên bảng và hỏi: Tranh vẽ những
Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào?
Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
Hỏi: Ba bạn chào nhau tự giới thiêu chào nhau như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự không?
Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu , ba bạn còn làm gì?
Yêu cầu 3 HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
Bài 3
Cho HS đọc yêu cầu sau đó tự làn bài vào Vở bài tập.
Gọi HS đọc bài làm, lắng nghe và nhận xét.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS chú ý thực hành những điều đã học
2 HS lần lượt trả lời.
Lần lượt từng HS nói. Mỗi HS nói về một bạn. Chẳng hạn: Bạn tên làQuê bạn ởBạn đang học lớpTrườngBạn thích học
Em cần chào hỏi.
Em phải tự giới thiệu.
Đọc yêu cầu của bài.
Nối tiếp nhau nói lời chào.
Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ!/
Em chào thầy (cô) ạ!
Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Thu!/
Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh.
Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.
Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự.
Bắt tay nhau rât thân mật.
Thực hành.
Làm bài.
Nhiều HS tư đọc bản Tự thuật của mình.
Đạo đức:
Học tập sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
A/ Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: H/S hiểu được các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
 2. Kỹ năng: H/S biết bày tỏ ý kiến và tự nhận biết về lợi iach của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
 3. Thái độ: Biết ủng hộ cảm phục các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu bài tập, Vở bài tập.
C/ Phương pháp :
 Quan sát, sắm vai, thảo luận, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
D/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì.
- Nhận xét.
3. Bài mới: (28’)
a. GT bài:
- Ghi đầu bài:
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: 
- Phát phiếu cho các nhóm.
- YC thảo luận nhóm đôi.
HD các nhóm thực hiện.
a. Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b. Học tập sinh hoạt đúng giờ giúp trẻ em mau tiến bộ.
c. Cùng một lúc có thể vừa học vừa chơi.
d. Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ.
Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sớc khoẻ và việc học tập của bản thân.
* Hoạt động 2: 
- Chia nhóm, phát phiếu bài tập.
- YC h/s ghi vào phiếu rồi đọc trước lớp.
Học tập sinh hoạt đúng giờ giúp học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn. Là việc làm cần thiết.
* Hoạt động 3: 
- YC trao đổi về thời gian biểu của mình.
-YC trình bày.
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Cần thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học tập tiến bộ.
- Về nhà thực hiện thời gian biểu đã lập.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ mới có sức khoẻ...
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Bài tỏ ý kiến của mình trước việc làm đúng.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày:
a. Là ý kiến sai, nếu như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, kết quả học tậpcủa mình, của bạn bè, làm bố mẹ thầy cô lo lắng.
b. Là ý kiến đúng. Vì có như vậy mới học giỏi, mau tién bộ.
c. Là ý kiến sai. Vì sẽ không tập chung học tập, kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian. Vừa học vừa chơi sẽ là thói quen xấu.
d. Là ý kiến đúng.
* Nêu lợi ích của học tập đúng giờ.
- 4 nhóm thảo luận – trình bày.
+ Nhóm1: Ghi lợi ích học tập đúng giờ.
- Sẽ học giỏi, tiếp thu bài nhanh.
+ Nhóm2: Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.
- Có lợi cho sức khoẻ.
+ Nhóm3: Những việc làm để học tập đúng giờ.
- Chú ý nghe giảng, giờ nào việc nấy.
+ Nhóm4: Những việc làm để sinh hoạt đúng giờ.
Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý.
- Đã hợp lý chưa?
- Đã thực hiện dược chưa?
- Có làm đủ những việc đề ra không?
Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
Sinh hoạt lớp 
I/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 9
Thực hiện tốt việc dạy – học đúng chương trình và thời khoá biểu.
HS đi học đầy đủ đúng giờ.
Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Đã ôn tập và kiểm tra giữa kì I.
Vẫn còn một số HS hay vắng học như: Y Duôt, H Ra, Y Vol, 
Kiểm tra giữa kì I kết quả chưa cao.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10
Thực hiện dạy học đúng thời khoá biẻu.
Duy trì sĩ số, nề nếp học tập, sinh hoạt.
Học bài và làm bài đầy đủ.
Thi đua tiết học tốt, buổi học tốt.
Tiếp tục học nhóm, rèn vở sạch chữ đẹp.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	- GVCN và cán sự theo dõi nhắc nhở.
	- Học sinh trong lớp tự giác trong mọi hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 cac mon Tuan 2.doc