Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 18

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 18

Thực hành kĩ năng cuối kì

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Giúp học sinh củng cố:

- Sự hiểu biết cần phải nghiêm trang khi chào cờ để thể hiện sự tôn kính lá cờ và thể hiện tình yêu tổ quốc. Đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong trường học giúp em học tốt hơn.

- Tư thế nghiêm trang khi chào cờ, nhận biết bài Quốc ca Việt nam

- Xử lí các tình huống về đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học

- Có ý thức và thực hiện tốt việc đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh, các tình huống

- Bài Quốc ca Việt nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài

2. Ôn tập

a. Học sinh thực hành đứng nghiêm trang khi chào cờ

- GV hô khẩu lệnh cho cả lớp thực hành đứng chào cờ

- Học sinh các tổ thi thực hành đứng chào cờ

- Trọng tài chấm điểm thi đua, công bố kết quả

 

doc 43 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :TUẦN 18
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
21/12
C . cờ
18
Tuần 18
Đạo đức
18
Thực hành kĩ năng  T 1
Toán
69
Điểm. Đoạn thẳng.
Học vần
256
Bài 73: it - iêât T1
Học vần
257
Bài 73: it - iêât T2
Thứ
ba
22/12
Toán
70
Độ dài đoạn thẳng
Học vần
258
Bài 74: uôt - ươt T1
Học vần
259
Bài 74: uôt - ươt T2
TNTV
92
Bài 46:Thời tiết T2
 .N
18
Tập biểu diễn
Thứ
tư
23/12
Toán
71
Thực hành đo độ dài
Học vần
260
Bài 75 : Ôn tập T1
Học vần
261
Bài 75 : Ôn tập T2
Mĩ thuật
18
Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông
TNTV
93
Bài 47:Thời gian trong ngày T1
Thứ
năm
24/12
Thể Dục
18
Sơ kết kì I
Toán
72
Một chục. Tia số.
Học vần
262
Bài 76 : oc - ac T1
Học vần
263
Bài 76 : oc - ac T2
TNTV
94
Bài 47:Thời gian trong ngày T2
Thứ
sáu
25/12
TNXH
18
Cuộc sống xung quanh.
Học vần
264
Ôn tập, kiểm tra định kì. T1
Học vần
265
Ôn tập, kiểm tra định kì. T2
Thủ.Công
18
Gấp cái ví T2
HĐTT
18
Tổng kết tuần 17-Kế hoạch tuần 18
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiết 2 Đạo đức (T18)
Thực hành kĩ năng cuối kì
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp học sinh củng cố:
- Sự hiểu biết cần phải nghiêm trang khi chào cờ để thể hiện sự tôn kính lá cờ và thể hiện tình yêu tổ quốc. Đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong trường học giúp em học tốt hơn.
- Tư thế nghiêm trang khi chào cờ, nhận biết bài Quốc ca Việt nam
- Xử lí các tình huống về đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học
- Có ý thức và thực hiện tốt việc đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, các tình huống
- Bài Quốc ca Việt nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
a. Học sinh thực hành đứng nghiêm trang khi chào cờ
- GV hô khẩu lệnh cho cả lớp thực hành đứng chào cờ
- Học sinh các tổ thi thực hành đứng chào cờ
- Trọng tài chấm điểm thi đua, công bố kết quả
b. Thảo luận trong nhóm
- GV nêu câu hỏi:
+ Bạn nào trong nhóm đi học đều và đúng giờ?
+ Bạn nào hay nghỉ học?
+ Bạn nào trong giờ học tập trung, chú ý?
+ Bạn nào hay làm việc riêng không tập trung chú ý?
- Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Gv tuyên dương những học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở những học sinh chưa tốt
c. Xử lí tình huống
- GV đưa các tình huống đã chuẩn bị cho học sinh thảo luận và tìm cách xử lí trong nhóm mình
- Gv gọi các nhóm đưa ra cách xử lí của mình
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có cách xử lí tình huống hợp lí
3. Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống lại bài học, nhắc lại nhứng nội ding chính học sinh cần nắm
- Dặn học sinh cố gắng thực hiện những nội dung đã học
- Xem trước nội dung bài sau
 ---------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán (T69)
Điểm. Đoạn thẳng
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Sau bài này, HS nhận biết được “điểm” và “đoạn thẳng”
- Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm, biết đọc tên các đoạn thẳng
* HSHN: nhận biết được “điểm” và “đoạn thẳng”, đọc tên điểm và đoạn thẳng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phấn màu, thước dài,
- HS: Bút chì, thước kẻ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ : (4’)
Nhận xét bài kiểm tra cuối kì 1
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Giới thiệu điểm, đoạn thẳng : ( 10’)
a) Thao tác bảng con:
- GV chấm điểm, đặt tên A: Cô có điểm A.
- Cho HS thao tác trên bảng con
- GV chấm thêm 1 điểm bất kì, đặt tên B
- GV giải thích: Điểm được biểu thị bởi 1 chấm tròn.
- GV: lấy thước nối 2 điểm lại và nói: Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB.
 A B
- Cho HS thao tác trên bảng con
b) Mở sách:
- GV cho HS mở hình trong sách
3. Giới thiệu cách vẽ đọan thẳng: (7’)
a. Giới thiệu dụng cụ vẽ thước thẳng
- GV giới thiệu dụng cụ vẽ đoạn thẳng là thước kẻ thẳng.
- GV cho học sinh lấy thuớc thẳng và hướng dẫn - - HS quan sát mép thước, dùng ngón tay di động theo mép thước để biết thước thẳng
b. Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng
 + Bước 1: Chấm 2 điểm bất kì, đặt tên cho từng điểm
 + Bước 2: Nối 2 điểm lại bằng cách đặt mép thước qua 2 điểm đó, tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút chì, cho bút trượt nhẹ trên giấy từ điểm A qua điểm B
 + Bước 3: Nhấc bút và thước ra trên mặt giấy có đoạn thẳngAB 
- GV làm lại động tác này lần nữa.
- Thi đua: Thi vẽ đoạn thẳng
c. Ứng dụng: Tìm xung quanh những vật có đoạn thẳng?
4. Thực hành: (15’)
Bài 1: Đọc tên các điểm và đoạn thẳng
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn mẫu: Đoạn thẳng MN đọc là điểm M, điểm N, đoạn thẳng MN
- GV theo dõi và chỉnh sửa
Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành các đoạn thẳng
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn học sinh xác định điểm (bằng cách đếm ô) rồi dùng thước thẳng và bút chì để nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng theo yêu cầu
Bài 3: Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng? 
- GV nêu yêu cầu bài tập: đếm xem có bao nhiêu đoạn thẳng
5. Củng cố : (2’)
GV chỉ và yêu cầu học sinh đọc tên điểm và đoạn thẳng
6. Dặn dò: (1’)
Dặn học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và xem trước bài sau: Độ dài đoạn thẳng
- HS đọc tên bài : cá nhân- cả lớp
- Lấy bảng con: chấm 1 điểm và đặt tên điểm A và đọc cá nhân- lớp: "điểm A"
- HS đọc: cá nhân- nhóm- cả lớp
- Lấy bảng con: Vẽ 1 đoạn thẳng AB và đọc" đoạn thẳng AB"
- Học sinh mở sách và đọc hình trong sách: điểm A, điểm B, 
- Học sinh lấy thước thẳng và thực hiện theo yêu cầu GV
-1 HS làm bảng lớp cả lớp làm bảng con 
- HS đại diện mỗi tổ lên vẽ nhanh và đẹp
- Cây thước, mép bàn, 
- Học sinh thảo luận và nêu kết quả: 
+ Các điểm: M, N, C, D, K, H, P, Q, X, Y
+ Các đoạn thẳng: MN, CD, KH, PQ, XY
- HS dùng thước và bút chì để nối + HS đọc tên điểm
+ HS đọc tên đoạn thẳng
- Học sinh quan sát và nêu:
a/ 3 đoạn thẳng
b/ 4 đoạn thẳng
c/ 6 đoạn thẳng
d/ 7 đoạn thẳng
- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh lắng nghe
 -----------------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Học vần (T155, 156)
Bài 69 : it iêt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Giúp học sinh
- HS đọc và viết được: it, trái mít, iêt, chữ viết
 - HS đọc được câu ứng dụng 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết
*Giúp HSHN
- Đánh vần, đọc và viết được vần : it, mít, iêt, viết
 - Đánh vần theo giáo viên các từ ứng dụng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ ứng dụng . 
- Bộ chữ Học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Yêu cầu học sinh viết
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : (1’)
Trong tiết học vần hôm nay cô sẽ giúp các em làm quen với 2 vần mới đó là vần it, iêt
2. Dạy vần
1.2 . it
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần it lên bảng và nói: vần it gồm có âm gì trước, âm gì sau?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần: 
GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: it
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng mít
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần trong tiếng mít
- GV yêu cầu học sinh đánh vần:
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: mít
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: trái mít
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần it gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần it theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình viết .
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ it
- Gv chỉnh sửa cho học sinh
- GV hỏi: 
+ Từ trái mít gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ trong từng tiếng?
- GV viết mẫu: 
trái mít
- GV nhận xét, chữa lỗi cho học sinh
* Hướng dẫn HSHN viết chữ it, mít
2.2: iêt
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần iêt lên bảng và hỏi: vần iêt gồm có âm gì trước, âm gì sau?
- So sánh vần iêt và vần it giống và khác nhau ở chỗ nào?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: iêt
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng viết
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần và dấu thanh trong tiếng viết?
- GV yêu cầu học sinh đánh vần:
- GV chỉnh sửa
- Yêu cầu học sinh đọc trơn:
- Gv chỉnh sửa
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: 
viết chữ
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần iêt gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần iêt theo khun ... giờ học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Đồ dùng học tập: tranh ảnh: vẽ cảnh trời buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp :
2. Bài cũ :
Hôm trước các em học bài gì ?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta học bài “Thời gian trong ngày ” tiết 2
b. Hoạt động 3: Thực hành theo tình huống
-Giáo viên sử dụng mẫu câu đã học cho học sinh luyện nói theo mẫu
HSA: Bạn đi học vào lúc nào?
HSB: Tớ đi học vào buổi sáng. 
HSA: Buổi chiều, bạn làm gì?
HSB: Buổi chiều, mình tưới rau.
c.Tổ chức trò chơi: Trò chơi: Nói nhanh
-Yêu cầu: Nói và diễn tả đúng động tác ứng với việc làm trong từng khoảng thời gian trong ngày.
-Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn, Giáo viên đứng giữa hô cho cả lớp cùng chơi.
 -Giáo viên hô: Buổi sáng 
-Học sinh dậm chân tại chỗ: Đi học. Đi học
-Giáo viên hô: buổi trưa 
-Học sinh làm động tác và cơm: Ăm cơm, Ăn cơm.
-Giáo viên hô: buổi chiều 
-Học sinh làm động tác tưới rau: tưới rau, tưới rau
-Giáo viên hô: buổi tối 
-Học sinh ngả đầu vào tay và nhắm mắt: đi ngủ, đi ngủ
-Giáo viên hô cho học sinh chơi thử rồi cho cả lớp chơi. Có thể cho học sinh thay nhau làm người hô.
4. Hoạt động củng cố:
-Giáo viên cho các em nói lại các từ ngữ đã học
5. Dặn dò:
-Dặn học sinh về nhà tập sử dụng các câu đã học
Hát 
Thời gian trong ngày .
- Lắng nghe .
-Học sinh hỏi đáp theo mẫu
-Học sinh lắng gnhe
-Học sinh chơi trò chơi
-Nói lại tên (cá nhân, nhóm, lớp ) 
-Thực hiện
-----------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 Tự nhiên – Xã hội (T18)
Bài 18: Cuộc sống xung quanh
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 
Sau bài học, HS có thể:
- Quan sát các hoạt động của nhân dân địa phương
- Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác.
- Biết được những hoạt động chính ở nông thôn
- Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương
* HSHN: 
- Quan sát các hoạt động của nhân dân địa phương
- Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Sách giáo khoa 
- Tranh ảnh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định lớp: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV nêu câu hỏi:
+Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
+ Em đã làm gì để giữ lớp học sạch, đẹp?
 C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu bài học và ghi đề bài lên bảng
2. Dạy bài mới:
3. Họat động 1:(15’) HS tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực quanh trường
a. Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình
b. Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Giao nhiệm vụ: Nhận xét quang cảnh trên đường, hai bên đường ( người qua lại đông hay vắng, đi bằng phương tiện gì?)
- GV phổ biến nội quy tham quan:
 + Đi thẳng hàng, không đi lại lung tung, tự do + Trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
 Bước 2: Thực hiện tham quan
- Gv cho học sinh xếp thành hàng đi tham quan xung quanh khu vực trường đóng
- Gv nêu các câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát tuỳ vào hoàn cảnh nơi trường đóng
Bước 3: Đưa học sinh về lớp
- Kiểm tra kết quả hoạt động: Cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích?
4. Hoạt động 2: (12’) Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
a. Mục tiêu:
HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương
b. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và nói về những gì các thành viên trong nhóm 
Bước 2: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày những công việc mà đa số người dân thường làm mà nhóm mình vừa quan sát được
- GV yêu cầu học sinh liên hệ công việc mà bố mẹ hay những người thân trong gia đình thường làm để nuôi sống gia đình.
5. Củng cố: (2’)
GV tổng kết lại kết quả công việc
6. Dặn dò: (1’)
Dặn học sinh về nhà quan sát trước 2 bức tranh trang 18 + 19 SGK
-Hát
- 2 học sinh trả lời câu hỏi
- 2 học sinh nhắc lại đề bài
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn và nắm nhiệm vụ
- HS đi thành hàng
- Quan sát
- HS trả lời
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Các nhóm thảo luận về những việc mình quan sát dược
- Các nhóm cư đại diện trình bày
- Học sinh tự liên hệ
- Học sinh lắng nghe
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 + 3 Kiểm tra cuối học kì 1 
 ( Đề kiểm tra do chuyên môn phòng ra)
 -----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T18)
Bài : Gấp cái ví (T2)
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Kiến thức : Hs nắm được cách gấp cái ví
Kĩ năng : HS gấp các nếp thẳng, đều, gấp được cái ví
Thái độ: giáo dục HS tính thẩm mỹ, khéo léo
* HSHN thực hiện gấp cái ví theo các bước theo hướng dẫn của giáo 
II . CHUẨN BỊ :
GV: cái ví gấp mẫu 
HS : giấy màu, bút chì, hồ dán
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A . Khởi động :(1’) 
B . Bài cũ : (3’) 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C . Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
Tiết này các em thực hành gấp cái ví 
2. Hoạt động 1: Ôn lại quy trình gấp cái ví (5’)
- GV gắn quy trình và yêu cầu học sinh nhắc lại các bước gấp cái ví
3. Hoạt động 2 : Thực hành gấp cái ví (15’)
- GV hướng dẫn học sinh gấp cái ví theo các bước đã hướng dẫn 
Bước 1: Lấy đường dấu gấp ở giữa
GV nhắc học sinh
+ Để dọc giấy, mặt màu úp xuống
+ Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy phải khít vào nhau
Bước 2: Gấp mép ví
Gv nhắc học sinh gấp đều, phẳng 2 mép ví, miết nhẹ cho phẳng
Bước 3: Gấp túi ví
- GV nhắc học sinh khi gấp cần chú ý
+ Khi gấp tiếp 2 mép ví vào trong, 2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, chồng lên nhau.
+ Khi lật ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào
+ Gấp đều, cân đối với chiều dài, chiều ngang của ví
- Sau khi học sinh gấp xong cái ví, giáo viên gợi ý trang trí
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho những học sinh còn lúng túng
4. Tổ chức trưng bày sản phẩm: (7’)
- Gv yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo tổ 
- GV chấm điểm và tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo
5. Nhận xét, dặn dò: (2’)
- Nhắc học sinh dán sản phẩm vào vở thủ công
- Nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- HS nêu 3 bước gấp
B1: Lấy đường dấu giữa, gấp đôi tờ giấy, gấp 2 đầu giấy vào đường dấu giữa
B2: Gấp 2 mép ví: gấp 2 mép vào phần sau 
B3: Gấp túi ví
- Học sinh thực hành gấp cái ví theo các bước giáo viên đã hướng dẫn
- Học sinh trang trí cái ví theo sở thích của mình
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ sau đó bình chọn những sản phẩm đẹp nhất
- Học sinh lắng nghe
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 18
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử 1 -2 lần
- Cho học sinh chơi thật
- GV nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Đa số học sinh có ý thức học bài và làm bài ở nhà
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập: 
( Bội,Boch,Phửi...)
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Quỳnh,Ơ Luỹ,Xoan,Sang,Phiên...) 
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Thái,Phửi,
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Thái,Măc,Hùng,Buang,Chi
+ Một số học sinh chưa học bài ở nhà: Tư,Tú,Buang,Ngọc.z
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ GV tăng chường kiểm tra bài cũ, nhất là Toán và Tiếng Việt
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- Học sinh tham gia chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc