Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 22

Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 22

Tập đọc:

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

I/ Muc đích, yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí

- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường

- Hiểu nội dung bài: Khó khăn, hoạn nạn,thử thách, trí thông minh, sự bướng bỉnh của mỗi. Chớ kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường người khác.

I/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009
Tập đọc:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
I/ Muc đích, yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí
- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường
- Hiểu nội dung bài: Khó khăn, hoạn nạn,thử thách, trí thông minh, sự bướng bỉnh của mỗi. Chớ kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường người khác.
I/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs đọc bài: Vè chim
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Luyện đọc - kết hợp giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu toàn bài
*Đọc từng câu:
- Yc đọc nối tiếp câu
- Đưa từ khó
- YC đọc câu lần 2
* Đọc đoạn:
- HD chia đoạn
* Đoạn 1:
- GT: Ngầm
* Đoạn 2: 
- HD cách đọc (ngắt, nghỉ, đọc diễn cảm...)
- GT: thình lình
 * Đoạn 3:
- GT: Đắn đo
* Đoạn 4:
- Đưa câu - HD cách đọc (ngắt, nghỉ, ...)
- HD cách đọc toàn bài
* Luyện đọc trong nhóm
* Thi đọc
* Đọc toàn bài
Tiết 2:
c/ Tìm hiểu bài
* CH1: Tìm những câu nói lên thái độ Chồn coi thường gà rừng?
* CH2: Khi gặp nạn, Chồn như thế nào?
*CH3: Gà rừng nghĩ ra được điều gì để cả hai thoát nạn?
*CH4: Thái độ của Chồn đối với gà rừng ra sao?
? Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
* CH 5: Chọn tên khác cho câu chuyện 
? Bài văn cho biết điều gì?
d/ Luyện đọc lại
- Cho HS đọc theo cách phân vai trong nhóm
- Thi đọc phân vai
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên đọc và TLCH
- HS nhắc lại
- HS đọc nối tiếp mỗi hs một câu
 + reo lên, lúc nãy, quẳng, thìng lình HSCN - ĐT
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2 
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến có hàng trăm.
 + Đoạn 2 : Tiếp đến trí khôn nào cả.
 + Đoạn 3: Tiếp đến vào rừng.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 học sinh đọc – lớp nhận xét
+ Kín đáo, không lộ ra ngoài
- 1 hs đọc – lớp nhận xét
- Chợt thấy một người thợ săn,/chúng cuống quýt lấp vào một cái hang.//
+ Bất ngờ
- Cân nhắc kỹ xem lợi hay hại
- 1 hs đọc đoạn 4
 Hôm sau,/ đôi bạn gặp lại nhau.//Chồn bảo gà rừng:
 - Một trí khôn của cậu/ còn hơn cả trăm trí khôn của mình.//
- hs luyện đọc trong nhóm 4 HS
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 1+ 2
- lớp nhận xét , bình chọn
- Cả lớp ĐT toàn bài
- HS đọc thầm và TLCH:
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. ít thế sao? Mình thì có hàng trăm..
- Rất sợ hã rồi chẳng nghĩ ra được điều gì.i 
- Chồn rất sợ hãi chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Gà rừng giả vờ chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang
- Chồn thay đổi hẳn thái độ; Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
- HS nêu 
- HS chọn và nêu
* Trong khó khăn hoạn nạn, thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người, chớ kiêu căng coi thường người khác.
- HS đọc trong nhóm
- Thi đọc phân vai
Toán:
Kiểm tra
I/ Mục tiêu: 
	- Đánh giá kết quả học tập của HS về các kĩ năng thực hiện tính trong bảng nhân 2, 3, 4, 5.
	- Tính độ dài đường gấp khúc
	- Giải toán có lời văn.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài
2/ Kiểm tra
- GV đọc đề và viết lên bảng
- HS làm bài
Đề bài:
Bài 1: (3 điểm). Tính nhẩm
2 x 5 = 4 x 6 = 3 x 2 = 
3 x 5 = 3 x 6 = 3 x 7 = 
4 x 5 = 5 x 6 = 3 x 9 =
5 x 5 = 2 x 6 = 3 x 4 = 
Bài 2: (2 điểm). 
a/ 5 x 5 + 8 = b/ 2 x 8 – 15 = 
c/ 4 x 7 – 18 = d/ 3 x 9 + 8 =
Bài 3: (3 điểm). Mỗi con bòø có 4 chân. Hỏi 8 con bò có bao nhiêu chân? 
Bài 4: (2 điểm). Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (như hình vẽ)
A
B
D
C
3cm
2cm
5cm
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Thu bài 
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009
Toán
Phép chia
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân.
Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia.
II/ Đồ dùng dạy học: Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Giới thiệu phép chia.
* Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6
? Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô?
- YC h/s viết phép tính tương ứng.
* Giới thiệu phép chia cho 2
- GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)
- GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô?
- GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”.
- GV viết là 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia
* Giới thiệu phép chia cho 3
- GV vẫn dùng 6 ô như trên.
? Có 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô?
- GV viết 6 : 3 = 2
*Nêu nhận xét q/hệ giữa phép nhân và phép chia
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô, ta có: 3 x 2 = 6
- Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. Ta có: 	6 : 2 = 3
- Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần
Ta có: 	6 : 3 = 2
- GV từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng: 3 x 2 = 6
	 6 : 2 = 3
	 	 6 : 3 = 2
c/ Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu
- HD h/s làm theo mẫu
4 x 2 = 8
8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- HD h/s làm tương tự như bài 1.
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng sửa bài 4
- HS nhắc lại
- HS viết phép tính 3 x 2 = 6
- HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: 
+ 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: 
+ Để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô chia thành 2 phần. Ta có phép chia “Sáu chia 3 bằng 2”
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
* Cho phép nhân, viết hai phép chia 
- HS làm bài – 2 HS lên bảng
a/ 3 x 5 = 15 b/ 4 x 3 = 12 c/ 2 x 5 = 10
 15 : 5 = 3 12 : 3 = 4 10 : 5 = 2
 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3 10 : 2 = 5
* Tính
- HS làm tương tự như bài 1.
a/ 3 x 4 = 12 b/ 4 x 5 = 20
 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5
 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4
- 
Kể chuyện:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách đặt tên cho từng đoạn truyện. Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Tập chung theo dõi bạn kể, nhận xét bạn kể. Kể tiếp được lời của bạn.
- Giáo dục học sinh chớ kiêu căng, xem thường người khác.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Mặt nạ chồn và gà rừng để kể chuyện theo vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu
- GV giải thích
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2
- Yêu cầu trao đổi theo cặp để đặt tên cho đoạn 3, 4
Bài 2,3: Gọi Hs nêu y/cầu
- Gv khuyến khích HS cách mở đoạn không lệ thuộc SGK
* Thi kể toàn bộ câu chuyện:
- Thi kể giữa 2 nhóm
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng, rồi nêu ý nghĩa chuyện
- Nhắc lại
* Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên đó có thể là một câu như: Chú chồn kiêu ngạo, có thể là một cụm từ như trí khôn của chồn.
- HS đọc đoạn 1, 2 sau đó nêu tên đoạn 1,2 thể hiện đúng nội dung của mỗi đoạn.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến:
+ Đ1: Chú chồn kiêu ngạo./ Chú chồn hợm hĩnh.
+ Đ2: Trí khôn của chồn./ Trí khôn của chồn ở đâu?
+ Đ3: Trí khôn của gà rừng./ Gà rừng mới thật là khôn.
+ Đ4: Gặp lại nhau./ Chồn hiểu nhau...
*Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- HS dựa vào tên các đoạn, nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm
VD: + Đoạn 1: Ở khu rừng nọ, có một đôi bạn thân. Chồn và gà rừng chơi rất thân với nhau. Tuy thế chồn
+ Đoạn 2: Một sáng đẹp trời/ Một lần hai bạn đi chơi.
+ Đoạn 3: Suy nghĩ mãi/ Gà rừng ngẫm nghĩ một lúc
+ Đ4: Khi đôi bạn gặp lại nhau, Sau lần suýt chết ấy
- Dựa theo nội dung các đoạn, học sinh tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 nhóm thi kể theo đoạn
- HS 2 nhóm thi kể phân vai
- Nhận xét, bình chọn
Chính tả:
Nghe - viết: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn “Một buổi sáng  lấy gậy thọc vào hang.”
Củng cố quy tắc chính tả r/d/g, dấu hỏi/ dấu ngã.
Luyện thao tác tìm từ dựa vào nghĩa.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các quy tắc chính tả.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu – Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn cần viết.
? Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
? Đoạn văn kể lại chuyện gì?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
? Tìm câu nói của bác thợ săn?
? Câu nói của bác thợ săn được đặt trong dấu gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV ghi từ khó – phân tích
- YC viết bảng.
- Nhận xét – sửa sai.
* Viết chính tả
- GV đọc bài chính tả 
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc lại bài
* Thu bài chấm nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài ...  dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, đánh giá. 
2/ Bài mới: Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ 
- YC h/s thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
+ Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ.
+ Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
- GV nhận xét, bổ sung về ý kiến của các nhóm.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế 
? Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
v Hoạt động 3: Vẽ tranh
- GV gợi ý đề tài: Có thể là chợ quê, nhà văn hóa, công sở, ... 
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời theo câu hỏi của GV.
- HS nhắc lại
- Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
VD: * Nhóm 1 – nói về Hình 2: hình 2 vẽ một bến cảng. Ở bến cảng đó có rất nhiều tàu thuyền, cần cẩu, xe ô tô,  qua lại.
* Nhóm 2 – nói về Hình 3: hình 3 vẽ một khu chợ. Ơû đó có rất nhiều người: người đang bán hàng, người đang mua hàng tấp nập.
* Nhóm 3 – Hình 4: hình 4 vẽ một nhà máy. Trong nhà máy đó, mọi người đang làm việc hăng say.
* Nhóm 4 – Hình 5: hình 5 vẽ một khu nhà, trong đó có nhà trẻ, bách hóa, giải khát.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
VD: + Bác hàng xóm nhà em làm nghề thợ điện. Công việc của bác là sửa chữa điện bị hỏng cho các gia đình
- HS chọn đề tài để vẽ theo nhóm.
- Các nhóm trình bày bài vẽ của nhóm mình
- Nhóm nhận xét, bình chọn.
Thể dục
Bài 44: *Đi kiểng gĩt hai tay chống hơng
 *Trị chơi "Nhảy ơ"
I/ MỤC TIÊU: 
 - Ơn một số BTRLTTCB, học đi kiểng gĩt hai tay chống hơng. YC thực hiện được đ/tác tương đối đúng.
 - Ơn trị chơi "Nhảy ơ". Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia trị chơi chủ động,nhanh nhẹn.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường và 1 cái cịi, dụng cụ trị chơi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ PHẦN MỞ ĐẦU
GV nhận lớp phổ biến nội dung y/cầu giờ học
Ơn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Trị chơi "Diệt các con vật cĩ hại"
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
2/ PHẦN CƠ BẢN:
a/ Đi kiểng gĩt hai tay dang ngang
G.viên hướng dẫn cách đi
Tổ chức cho HS đi
Nhận xét
*Các tổ thi đua đi kiểng gĩt hai tay dang ngang
Nhận xét - Tuyên dương
b/ Trị chơi "Nhảy ơ"
G.viên hướng dẫn cách chơi 
Tổ chức cho HS chơi
Nhận xét
3/ PHẦN KẾT THÚC:
Đi đều. bước Đứng lại.đứng
Thả lỏng :Cúi người nhảy thả lỏng
Hệ thống bài học
Nhận xét giờ học
Về nhà ơn bài tập RLTTCB
7 phút
1lần
28 phút
18 phút
2-3 lần
10 phút
5 phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Học thuộc bảng chia 2.
- Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD Luyện tập.
Bài 1: Cho HS dựa vào bảng chia 2 tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.
- GV nhận xét.
Bài 2: Cho HS thực hiện vào bảng con
- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán
- HD h/s hiểu đề toán – rồi tự làm bài
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 4: HD h/s làm tương tự bài 3
- GV nhận xét 
Bài 5: Cho HS q/sát tranh vẽ, nhận xét, trả lời.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS sửa bài tập 3.
- HS nhẩm để tìm kết quả – HS nối tiếp nêu kết quả
* Tính nhẩm:
 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 2 x 2 = 4 2 x 1 = 2
 12 : 2 = 6 16 : 2 = 8 4 : 2 = 2 2 : 2 = 1
- HS nhận xét 
* 1 HS đọc
- HS trình bày bài giải -1 HS lên bảng
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
18 : 2 = 9 (lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
- HS trình bày bài giải -1 HS lên bảng
Bài giải
Số hàng có tất cả:
20 : 2 = 10 (hàng)
 Đáp số: 10 hàng
- HS quan sát tranh vẽ
- 2 nhóm HS thi đua trả lời
- HS nhận xét.
Tập làm văn:
Đáp lời xin lỗi . Tả ngắn về loài chim
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp.
- Sắp xếp được các câu đã cho thành bài văn hợp lí.
- GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
II/ Đồ dùng dạy học: - Viết các tình huống ra băng giấy. Viết sẵn bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: - YC đọc bài viết.
- Nhận xét.
2/ Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b/ HD làm bài tập:
 *Bài 1: - Treo tranh minh hoạ.
? Bức tranh minh hoạ điều gì?
? Khi đánh rơi bạn đã nói gì?
- YC một số h/s lên sắm vai.
- Nhận xét đánh giá.
? Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
? Nên đáp lời xin lỗi với người khác với thái độ ntn?
* Bài 2. Gọi HS nêu y/c bài tập.
- YC thảo luận nhóm.
- Gọi h/s trình bày.
+ Tình huống a.
+ Tình huống b.
+ Tình huống c.
* Bài 3: Gọi Hs nêu y/cầu
-YC đọc câu văn tả chim gáy.
- YC hs làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 h/s đọc bài viết.
- HS nhắc lại.
- Quan sát tranh:
- Một bạn đánh rơi quyển sách, bạn ngồi bên cạnh
- Bạn nói: xin lỗi, tớ vô ý quá.
- Không sao.
- 2 cặp hs lên sắm vai.
- Nhận xét.
- Khi làm việc gì sai trái, hoặc làm phiền người khác.
- Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm.
* Em đáp lại lời xin lỗi như thế nào?
- HS thảo luận nhóm đôi để sắm vai các tình huống:
+TH a/ Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.
 - Mời bạn, không sao đâu, bạn cứ đi trước đi.
+ TH b/ Không sao/ Có sao đâu/ Không có gì/ có gì đâu mà bạn phải xin lỗi.
 - Không sao lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
+ TH c/ Không sao/ có sao đâu.
 - Không sao lần sau bạn đừng nghịch nữa nhé.
* Đọc đoạn văn: Chim gáy.
- HS làm bài – 1 số HS trình bày bài viết trước lớp.
b/ Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.
d/ Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.
a/ Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.
c/ Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù cu”, làm 
Đạo đức:
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tt)
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. 
Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp.
Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học: - Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ 
? Vì sao phải nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
v Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ
- Cho HS suy nghĩ và chọn cấc bày tỏ.
- HD cách bày tỏ ý kiến: đồng tình giơ mặt cười, không đồng tình giơ mặt mếu
- GV đọc lần lượt tùng ý kiến 
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
- GV nhận xét kết luận
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS tự kể về một vài trường hợp em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị yêu cầu.
- Tuyên dươg những HS đã biết thực hiện bài học.
v Hoạt động 3: Trò chơi tập thể: “Làm người lịch sự”
- Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi thử và chơi thật.
- Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp kết quả chơi.
- Kết luận chung cho bài học: Cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác.
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HSTL
- HS nhận xét.
- HS làm việc cá nhân theo VBT.
+ HS bày tỏ bằng cách giơ bìa vẽ khuôn mặt cười hoặc khuôn mặt mếu.
+ Sai.
+ Sai.
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng.
- Một số HS tự liên hệ - cả lớp lắng nghe 
- HS nhận xét về trường hợp bạn đưa ra.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và chơi theo hướng dẫn.
- Cử bạn làm quản trò thích hợp.
- Trọng tài sẽ tìm những người thực hiệb sai, yêu cầu đọc bài học.
Sinh hoạt lớp 
1.Đánh giá hoạt động tuần 22:
- Học sinh trong lớp tự giác trong mọi hoạt động. 
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Ra vào lớp có nề nếp. Sách vở dụng cụ đầy đủ.
- Học tập tiến bộ như: Hưng, Lê A, Níu,
*Bên cạnh đó vẵn còn một số em chưa tiến bộnhư: Tinh, Câm, Vui.
- Sách vở luộm thuộm, không có nhãn, rách bìa, .
2/ Kế hoạch tuần 23:
- Duy trì nề nếp tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
-õ. Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
3/ Sinh hoạt văn nghệ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 cac mon Tuan 22.doc