Giáo án buổi chiều lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 11

Giáo án buổi chiều lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 11

I. MỤC TIÊU:

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Đọc đúng từ có vần khó: sáng kiến, lặng yên, trực nhật.

 - Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 66 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1735Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
MÔN: LUYỆN ĐỌC
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Đọc đúng từ có vần khó: sáng kiến, lặng yên, trực nhật.
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vLuyện đọc: 
 a.GV đọc mẫu toàn bài: giọng nhẹ nhàng, cảm động.
 b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
 - HD luyện đọc từng câu.
- HD luyện đọc từ khó.
 - HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
 - LĐ trong nhóm
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ:sáng kiến, lặng yên, trực nhật.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu: 
+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
+ Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục.//
- Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
 - Cả lớp ĐT đoạn 1,2.
vCủng cô- Dặn dò:
- Các em về nhà đọc lại bài.
 - GV nhận xét - tuyên dương
MÔN: LUYỆN ĐỌC
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 - Hiểu ND câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người, khuyến khích HS làm những việc tốt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHướng dẫn tìm hiểu bài
 - Bạn Na học không giỏi nhưng cuối năm lại được phần thưởng đặt biệt. Đó là phần thưởng gì? các em cùng cô tìm hiểu ND bài. 
 a. + Câu chuyện này nói về ai?
 + Bạn ấy có đức tính gì?
 + Hãy kể những việc làm tốt của Na?
 b.Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc đó là gì?
 c. Em có nghĩ rằng Na xứng đáng có được thưởng không? Vì sao?
- GV: Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quí. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại. Thưởng cho HSG, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia lao động, văn nghệ.
 d. Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
v luyện đọc lại
GV cho HS thi đọc cá nhân.
.
 + Nói về 1bạn HS tên Na.
 + Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
 + Na sẵn sàng giúp bạn, gọt bút chì, cho bạn cục tẩy, trực nhật giúp bạn.
 + Đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người
 + Na xứng đáng được thưởng vì người tốt cần được thưởng.
+ Na vui mừng: đến nổi tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vui mừng: vỗ tay vang dậy. Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt. 
- 1số HS thi đọc lại câu chuyện.
- cả lớp và GV bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
vCủng cố - Dặn dò: 
 - Các em về nhà đọc lại bài.
 - GV nhận xét - tuyên dương
MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Thực hành
Bài 1: Số?
- GV yêu cầu HS tự làm phần vào Vở bài tập.
- GV yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước.
- GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 3: Số?
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
v Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- GVHD: Muốn điền đúng, các em phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
- HS viết các số đo: 2 đêximet, 3 đeximet, 40 xăngtimet
- HS viết: 5dm, 7dm, 1dm
- 40 xăngtimet bằng 4 đeximet
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
- 10cm = 1dm,1dm = 10cm
A	1dm	B
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN2
- 2 dm = 20 cm.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài
- TLN4. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày 
 + Độ dài bút chì là 16 cm.
 + Độ dài 1 gang tay của mẹ là 2dm. 
 + Bé Phương cao 12dm.
 vCủng cố - Dặn dò
 - Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
MÔN: CHÍNH TẢ
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn cuối bài văn xuôi “Làm việc thật là vui” 
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT..
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
.v Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài
- Hỏi: 
 + Đoạn này có mấy câu?
 + Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
 + Bé làm những việc gì?
 + Bé thấy làm việc ntn?
- GV cho HS viết lại những từ dễ sai.
- GV đọc bài
- GV theo dõi uốn nắn
- GV đọc lại bài
 - Chấm, chữa bài
 - GV chấm điểm và nhận xét
v Hướng dẫn HS làm bài tập
Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh
- GV yêu cầu từng cặp HS lần lượt đối nhau qua trò chơi thi tìm chữ
- Sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- 2 HS đọc
- 3 câu
- Câu 2
- HS nêu
- Hoạt động cá nhân
- HS viết bảng con: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
- HS viết vở
- HS đổi vở kiểm tra theo nhóm đôi.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu bằng g – gh. 
- Nhóm đố đứng tại chỗ. Nhóm được đố lên bảng viết.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Nhóm đôi: Từng cặp HS lên bảng sắp xếp lại tên ghi sẵn. Mỗi lần chỉ được 1 tên.
- HS lên bảng xếp
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại.
vCủng cố - Dặn dò: 
 - Ghi nhớ qui tắc chính tả g – gh
 - GV nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. 
 - Biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số cho trước. 
 -Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có hai chữ không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải toán có lời văn bằng một phép cộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
.v Làm bài tập 
Bài 1 : Viết các số :
a.Từ 40 đến 50 ; b.Từ 68 đến 74
c.Tròn chục và bé hơn 50
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Giải bài toán
 - Để tìm số học sinh 2 lớp ta làm thế nào ?
v Trò chơi
- GV yêu cầu học sinh nêu, đặt tính và nêu tên các thành phần trong phép tính đã họ
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN2
- 1số HS nối tiếp đếm.
- lớp nhận xét.
 a. 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
 b. 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74
 c. 10, 20, 30, 40, 50
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nêu cách đặt
 42 88 
 + 43 - 35 
 85 53 
- Học sinh đọc đề
- Làm phép cộng
- HS làm bài, sửa bài
- Học sinh thi đua làm.
vCủng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
MÔN: TÂP LÀM VĂN
 CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU:
 1.Rèn kĩ năng nghe và nói:
 - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân 
 2.Rèn kĩ năng viết: 
 - Biết viết một bản tự thuật ngắn 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Làm bài tập miệng
 Bài 1: Nói lời của em.
- GV yêu cầu HS dựa vào 1 nội dung trong bài TLN để thực hiện cách chào.
* Nhóm 1:Chào mẹ để đi học
- Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ.
* Nhóm 2: Chào cô khi đến trường.
- Đến trường gặp cô, giọng nói nhẹ nhàng, lễ độ
* Nhóm 3: Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường, giọng nói vui vẻ, hồ hởi.
Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh:
 + Tranh vẽ những ai?
 + Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? 
- Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh
v Làm bài tập viết
Bài 3: Viết tự thuật theo mẫu..
- Hoạt động nhóm
- Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào
- Từng nhóm trình bày
- 1 HS đóng vai mẹ, 1 HS đóng vai con và nêu lên câu chào
- Lớp nhận xét. 
- HS phân vai để thực hiện lời chào
- Lớp nhận xét
- HS quan sát tranh + TLCH
 + Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít
- HS đọc câu chào
- HS nêu
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS viết bài VBT
- 1 số HS đọc lài làm.
C.Củng cố - Dặn dò: 
 - Thực hành những điều đã học
 - GV nhận xét, tuyên dương.
TUẦN 3
MÔN: LUYỆN ĐỌC
 BẠN CỦA NAI NHỎ 
I. MỤC TIÊU:
 Rèn Kỹ năngđọc thành tiếng: 
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Đọc đúng các từ: ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng. 
 - Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- LĐ trong nhóm
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS chú ý nghe GV đọc và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ:chặn lối, chạy trốn, lão Sói, ngăn cản, hích vai, thật khoẻ, nhanh nhẹn, đuổi bắt, ngã ngửa, mừng rỡ.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu:
 + Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa //.
 + Con trai bé bỏng của cha,/con có 1 người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa//.
 + Một lần khác,/chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống/ thì thấy 1 con thú hung dữ/ đang rình sau bụi cây//.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm đôi, nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- lớp ĐT đoạn 1,2.Cả 
v Củng cố - Dặn dò
 - Luyện đọc lại câu chuyện.
 - GV nhận xét, tuyên dương
MÔN: LUYỆN ĐỌC
 BẠN CỦA NAI NHỎ 
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc. 
 - Qua ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hướng dẫn tìm hiểu bài
 + Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì? 
+ Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn?
+Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên 1 điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào? Vì sao?
+Theo em người bạn ntn là người bạn tốt? ... anh có ghi gợi ý.
- Để làm tốt bài này các em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bạn. GV chỉnh sửa cho các em.
- Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- Quan sát kĩ từng bức tranh, đọc câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời phải tạo thành một câu chuyện.
- HS tự làm vào Vở bài tập.
- Đọc bài làm của mình.
- VD: Hằng ngày, mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay, chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuấn rót nước mời mẹ uống. Tuấn tự đi bộ một mình đến trường.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - Nhận xét tiết học.
TUẦN 10
MÔN: TẬP ĐỌC
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. MỤC TIÊU:
 Rèn Kỹ năngđọc thành tiếng:
 - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ sau: lập đông, sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mải
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
 - Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC: 
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Luyện đọc
- GV Hướng dẫn HS luyện đọc.
- HD luyện đọc từng câu.
- HD luyện đọc từng đoạn. 
- LĐ trong nhóm.
- GV theo dõi hướng dẫn những HS phát âm sai, đọc còn chậm.
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
2/ Củng cố - Dặn dò: 
 - 1 em đọc lại cả bài.
 - Nhắc nhở các em về nhà đọc lại. 
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Thầy giáo bước vào lớp . . . thương yêu trong bài: Bàn tay dịu dàng.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/ au, r/ d/ gi, uôn/ uông.
 - Rèn viết đúng sạch đẹp. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc đoạn viết chính tả.
- Luyện viết từ khó vào bảng con. 
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Chấm, sửa bài.
- GV nhận xét.
- GV đọc bài chính tả.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2: Tìm 3 từ tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
- GV hướng dẫn HS làm
Bài 3b: Tìm tiếng có vần uôn hay uông
- GV hướng dẫn HS làm
- GV nhận xét.
- HS tự đọc lại bài chính tả đã viết.
- Viết những tiếng khó vào BC.
- Nhóm đôi đổi bảng kiểm tra.
- Nhận xét.
- HS viết bài
- Nhóm đôi đổi vở kiểm tra.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN
- 2N lên bảng nhóm thi đua tìm từ. Nhóm nào tìm nhanh và tìm từ đúng nhóm đó thắng.
 + ao cá, gáo dừa, hạt gạo, nói láo, ngao, nấu cháo.
 + xào nấu, cây sáo, pháo hoa, nhốn nháo, con cáo, cây cau, cháu chắt, số sáu, đau chân, trắng phau, lau chùi . .
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN viết vào bảng nhóm. Đại diện N trình bày.
- Lớp nhận xét.
 + Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt
 + Nước chảy từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
v Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc nhở HS viết lại những tiếng đã viết sai. -GV nhận xét tiết học.
LUYỆN TOÁN
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ). Vận dụng giải toán có lời văn.
 - Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
v Luyện tập, thực hành
- GV theo dõi HD HS còn yếu
Bài 1: Tính
 Bài 3: Gọi HS đọc đề 
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán yêu cầu tìm gì? 
 + 2 chục bằng bao nhiêu que tính?
 + Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
- HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm vào vở BT.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng. 
- HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài trong Vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn. Kiểm tra bài mình 
 Bài giải
	 2 chục = 20
	 Số que tính còn lại là:
	 20 – 5 = 15 (que tính)
	Đáp số: 15 que tính.
v Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ dạng: Số tròn chục trừ đi một số.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
 1.Rèn kĩ năng nghe và nói:
 - Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân.
 2.Rèn kĩ năng viết:
 - Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
- Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
vViết về ông bà, người thân.
- HS biết viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Bài 2:
- Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
 Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
v Củng cố - Dặn dò:
 - Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
LUYỆN TẬP ĐỌC
THƯƠNG ÔNG.
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài thơ.Đọc đúng các từ: lon ton, bước lên, thủ thỉ, lập tức, sáng trong, thủ thỉ, ngay lập tức, nghiệm, đã bảo mà, Đọc đúng nhịp thơ.
II. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
vĐọc bài theo câu.
- MờiHS đọc câu
vĐọc bài theo đoạn.
+ Đoạn 1: Ông bị đau chân  Cháu đỡ ông lên.
+ Đoạn 2: Ông bước lên thềm  Vì nó thương ông.
+ Đoạn 3: Đôi mắt sáng trong  Khỏi ngay lập tức.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Một số HS trình bày đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích, giải thích vì sao em lại thích khổ thơ đó.
- 1 HS khá đọc. Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS chỉ đọc 1 câu
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Ông Việt bị đau chân.
- Nó sưng, nó tấy, chống gậy, khiễng.
- HS đọc đoạn
- Đọc thầm.
- Việt đỡ ông lên thềm/ Nói với ông là bao giờ ông đau, thì nói mấy câu “Không đau! Không đau”/ Biếu ông cái kẹo.
- Ông phải phì cười:/ Và ông gật đầu: Khỏi rồi! Tài nhỉ!
- - HS trình bày đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích, giải thích
v Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 - 5
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11-5, tính được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11-5
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP:
Bài 1:Tính nhẩm
- Hỏi: khi biết 11 - 9 = 2 thì 11 - 2 = ?
Bài 2: Tính.
-Gọi 3HS làm bài 
 -Nhận xét: chữa bài
Bài 4: Giải bài toán
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán yêu cầu tìm gì?
 + Muốn tìm quả bóng còn lại của bạn Bình em làm ntn?
- HS làm bài cá nhân.
11 - 2 = 11 – 5 = 11 – 7 =
11 - 4 = 11 – 6 = 11 - 9 = 
- 1 số HS nêu KQ tìm được.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
 - 3 HS lên bảng tính.
 	 11	 11	 11 11
	 - 7	 - 8	 - 3 - 9
 4	 3	 8	 2
 - Cả lớp làm BC. Nhận xét bài trên bảng.
 - HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- - HS trả lời.
- 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
- Lớp làm vào vở. Nhận xét bài trên bảng.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 - Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 11 trừ đi một số.
 - Nhận xét tiết học.
TUẦN 11
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: ĐI CHỢ
I. Mục tiêu
Đọc đúng các từ ngữ khó: tương, bát nào, hớt hải.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Giọng cậu bé: ngô nghê
+ Giọng bà: nhẹ nhàng, không nén nổi buồn cười.
Hiểu được các từ mới: hớt hải, ba chân bốn cẳng.
Hiểu được sự ngốc nghếch, buồn cười của cậu bé trong truyện.
Yêu thích học môn Tiếng Việt
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Luyện đọc
a/ Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1.
Chú ý giọng kể thong thả, hài hước.
Lời cậu bé: ngờ nghĩnh
Lời bà: hiền từ nhưng không nén nổi buồn cười.
Nhấn giọng ở các từ ngữ: hớt hải, bát nào, phì cười, ba chân bốn cẳng, đồng nào.
b/ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
Gọi HS luyện đọc từng câu và tìm từ khó.
e/ Thi đọc.
Tổ chức cho HS thi đọc đoạn và thi đọc cả bài.
- Nghe, theo dõi và đọc thầm theo.
- Nối tiếp nhau đọc, phát hiện ra các từ khó. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: tương, bát nào, hớt hải, ba chân bốn cẳng.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
đựng mắm?/
- Đọc các đoạn- đọc cả bài.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc.
vCủng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: ĐI CHỢ
I. Mục tiêu
Đọc đúng các từ ngữ khó: tương, bát nào, hớt hải.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
Hiểu được sự ngốc nghếch, buồn cười của cậu bé trong truyện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 2
v Tìm hiểu bài.
Bà sai cậu bé đi đâu?
Cậu bé đi chợ mua những gì?
HS đọc đoạn 2, sau đó hỏi:
Vì sao gần tới chợ, cậu bé lại quay về?
Vì sao bà phì cười khi nghe cậu hỏi?
Yêu cầu HS đọc đoạn 3 sau đó hỏi.
Lần sau cậu quay về nhà hỏi bà điều gì?
Nếu là bà em sẽ trả lời cậu ra sao?
Gọi 2 HS đọc toàn bài và yêu cầu tìm những từ ngữ cho thấy cậu bé rất vội khi về hỏi bà?
v Thi đọc theo vai.
Gọi 3 HS đọc bài theo vai.
Nhận xét.
HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Bà sai cậu bé đi chợ.
- Mua 1 đồng tương, 1 đồng mắm.
- Đọc bài.
- Vì cậu không biết bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm.
- Vì cậu ngốc nghếch, bát nào đựng cái gì mà chẳng được.
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Bà ơi đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương.
- Trời ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương mà chả được./ Cháu tôi ngốc quá! Việc gì phải phân biệt tiền.
- Đọc bài nêu các từ ngữ: hớt hải, ba chân bốn cẳng.
- Chú ý đọc đúng giọng của các nhân vật như mục tiêu.
- Đọc bài.
- Trả lời theo suy nghĩ
vCủng cố – Dặn dò
Theo em cậu bé đáng cười ở chỗ nào?
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU LOP 2 TUAN 23456789101111.doc