Giáo án bài dạy Tuần 30 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 30 - Lớp 2

TIẾT : 88+ 89 Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 30 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6/4/2007
Ngày dạy : 9/4/2007
TIẾT : 88+ 89	Tập đọc 
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Phân biệt được lời của các nhân vật.
Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cậu bé và cây si già.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cậu bé và cây si già.
+ Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si?
+ Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó?
 + Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới: Ai ngoan sẽ được thưởng
GV cho cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó. Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Luyện đọc (22’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Chú ý: Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm: Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ: Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
Trong bài có những từ nào khó đọc? 
GV ghi lên bảng những từ khó và luyện đọc.
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn: Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các cháu thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác.
Gọi HS đọc đoạn 3.
Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
+ Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
Gọi HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
Thi đọc
Cả lớp đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng (Tiết 2)
Hát
3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét 
Theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc nối tiếp.
Quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa; mững rỡ, 
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Một hôm  nơi tắm rửa 
+ Đoạn 2: Khi trở lại phòng họp  Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
1 HS đọc lại bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn: Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi.
HS đọc.
1 HS đọc đoạn 3.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Nhóm cử đại diện thi đọc.
HS đọc đồng thanh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài mới: Ai ngoan sẽ được thưởng (Tiết 2)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- GV đọc lại cả bài lần 2.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ ntn?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Ị Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta.
- Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
v Hoạt động 2:Luyện đọc lại
- GV chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
-Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn 
- Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tuyên dương những HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Xem truyền hình.
- Hát
- HS theo dõi bài trong SGK.
- HS đọc.
- Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
- Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?
- Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,  của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
- Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
- Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là đáng khen.
- 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
- 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ)
TIẾT 30	Âm nhạc 
BẮC KIM THANG ( T 1 )
*******************************
TIẾT : 146	Toán
KI – LÔ - ÂMET
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được tên gọi. Kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômet (km).
Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet.
Hiểu được mối liên quan giữa kilômet (km) và mét (m).
2. Kỹ năng: 
Thực hiện các phép tính cộng với đơn vị đo độ dài kilômet.
Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
3. Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ Việt Nam hoặc lần lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mét.
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: 
Số?	 1 m 	= . . . cm
	 1 m 	= . . . dm
	. . . dm = 100 cm.
Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới: Kilômet
* Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một đơn vị đo chiều dài mới, đó là Kilômet Ị Ghi tựa.
	v Hoạt động 1: Giới thiệu kilômet (km) (10’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
GV giới thiệu: Chúng ta đã đã được học các đơn vị đo độ dài là xăngtimet, đêximet, mét. Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, co đường nối giữa các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông,  Khi đó, việc dùng các đơn vị như xăngtimet, đêximet hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì thế người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét và kilômet.
Kilômet kí hiệu là km.
1 kilômet có độ dài bằng 1000 mét.
Viết lên bảng: 1km = 1000m
Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK.
	v Hoạt động 2: Thực hành (15’)
	Phương pháp: Thực hành , thi đua 
* Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
* Bài 2:
Vẽ đường gấp khúc như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 + Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômet ?
 + Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet?
 + Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet?
Nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại kết luận của bài.
* Bài 3:
GV treo lược đồ như SGK, sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu: Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài.
Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
* Bài 4:
Đọc từng câu hỏi trong bài cho HS trả lời.
 + Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn?
 + Vì sao em biết được điều đó?
 + Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn ? Vì sao?
 + Quãng đường nào dài hơn: Hà Nội – Vinh hay Vinh – Huế?
 + Quãng đường nào ngắn hơn: Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS về nhà tìm độ dài quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang, Thái Bình, 
Chuẩn bị: Milimet.
Hát
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
HS đọc: 1km bằng 1000m.
HS làm theo hướng dẫn của GV.
Đường gấp khúc ABCD.
+ Quãng đường AB dài 23 km.
+ Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90km vì BC dài 42km, CD dài 48km, 42km cộng 48km bằng 90km.
+ Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65km vì CB dài 42km, BA dài 23km, 42km cộng 23km bằng 65km.
HS nhắc lại.
Quan sát lược đồ.
Làm bài theo yêu cầu  ... ån bị: Luyện tập.
Hát
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
1 HS nhắc lại.
Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
Ta thực hiện phép cộng 326+253.
Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
Có tất cả 579 hình vuông.
326 + 253 = 579.
2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
 326
	+253 
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
 326	¤ Tính từ phải sang trái.
+253	¤ Cộng đơn vị với đơn vị: 
 579	6 cộng 3 bằng 9, viết 9
	¤ Cộng chục với chục: 	2 cộng 5 bằng 7, viết 7
	¤ Cộng trăm với trăm:
	3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
HS nhắc lại.
Cả lớp làm bài, sau đó 10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp.
Đặt tính rồi tính.
4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	832	257	 641	936
	+ 152	+ 321	 + 307 	+ 23 
 	984	578	 948	959
Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
Là các số tròn trăm.
TIẾT : 60	Chính tả
CHÁU NHỚ BÁC HỒ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ.
2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; êt/êch.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng viết sẵn bài tập 2.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ai ngoan sẽ được thưởng.
Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu cầu.
Gọi HS đọc các tiếng tìm được.
Nhận xét các tiếng HS tìm được.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Cháu nhớ Bác Hồ
Giờ Chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả Ị Ghi tựa.
	v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (22’)
	Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành 
GV đọc 6 dòng thơ cuối.
Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ?
Đoạn thơ có mấy dòng?
Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng?
Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng?
Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì?
Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Hướng dẫn HS viết các từ sau: bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ.
Viết chính tả
Soát lỗi
Chấm bài
Ị Nhận xét.
	v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (7’)
	* Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
	* Bài 2:
Trò chơi (GV chọn 1 trong 2 yêu cầu của bài)
GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. Cử 2 thi kí ghi lại câu của từng nhóm. 
Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được.
Tổng kết trò chơi. Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được.
 Chuẩn bị: Việt Nam có Bác.
Hát
Tìm tiếng có chứa vần êt/êch.
HS lắng nghe.
Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ.
Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
Đoạn thơ có 6 dòng.
Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng.
Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng.
Bài thơ thuộc thể thơ 6 chữ, 8 chữ, dòng thơ thứ nhất viết lùi vào 2 ô, dòng thơ thứ hai viết lùi vào 1 ô.
Viết hoa các chữ đầu câu: Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm.
Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ.
HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết các từ bên bảng con.
HS nghe viết.
Đổi chéo ở kiểm tra.
HS lắng nghe.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và cùng suy nghĩ.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
HS 2 nhóm thi nhau đặt câu.
TIẾT 	Tập làm văn
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
3. Thái độ: Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ho ạt đ ộng c ủa GV
Ho ạt đ ộng c ủa HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Nghe , trả lời câu hỏi:
Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Nghe và trả lời câu hỏi
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó Ị Ghi tựa.
	v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (15’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
	* Bài 1:
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: 
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm 
gì ?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
	v Hoạt động 2: Thực hành (10’)
	Phương pháp: Thực hành 
	* Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình. 
Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Chuẩn bị: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
Hát
3 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Bạn nhận xét
Quan sát.
Lắng nghe nội dung truyện.
HS đọc bài trong SGK.
Quan sát, lắng nghe.
Bác và các chiến sĩ đi công tác.
Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
1 HS kể lại.
Đọc đề bài trong SGK.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
HS tự làm.
5 HS trình bày.
Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
TIẾT 30	Thủ công
LÀM VÒNG ĐEO TAY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy
Kỹ năng: Làm được vòng đeo tay
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
NHẬN XÉT 3.1 CHỨNG CỨ 1,2,3 : Những HS chưa đạt
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu vòng đeo tay. Qui trình làm vòng đeo tay. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) Làm vòng đeo tay (tiết 1)
Bài mới: Làm vòng đeo tay (tiết 2)
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn thực hành 
Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
+ Bước 1: HS làm mẫu
Cho HS thực hành thao tác làm vòng đeo tay
GV nhận xét
+ Bước 2: Thực hành 
GV tổ chức cho HS thực hành làm vòng đeo tay
Yêu cầu mỗi HS đều làm
GV nhắc nhở: Nếp gấp phải sát, miết nhẹ tay, kéo và nối 2 đầu lại với nhau thì chúng ta cần nhẹ nhàng và dán thật khéo.
Hoạt động 2: (5’) Trưng bày sản phẩm 
Phương pháp: Thực hành
+ Bước 1:
GV hướng dẫn gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: Vẽ hình người có đeo vòng tay, vòng cổ.
+ Bước 2: 
Cho HS trưng bày sản phẩm 
GV chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương
Lưu ý HS còn lúng túng, giúp đỡ các em hoàn thành sản phẩm
Đánh giá sản phẩm của HS 
Nhận xét, GDTT.
Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Thực hành nhiều lần cho thành thạo.
Chuẩn bị: “Làm con bướm (tiết 1)”
Nhận xét tiết học
HS nêu
HS nhắc lại
Lớp nhận xét bổ sung 
HS thực hiện theo 
HS thực hiện các bước 
HS quan sát theo dõi
HS thực hiện
Đánh giá sản phẩm
SINH HOẠT LỚP( TUẦN 30)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Ôn tập thi GKII
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 30.doc