Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4 Trường tiểu học Gio An _ Gio Linh_ Quảng Trị

Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4 Trường tiểu học Gio An _ Gio Linh_ Quảng Trị

I. Lý do chọn đề tài.

 Lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào con người luôn thúc đẩy sự phát triển nhanh là do những người tài những người có trí tuệ cao. Chính những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp.

 Theo “ chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu “ Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn vịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay nước ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

 Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

 Đào tạo,nhân tài là nhiêm vụ cao của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của người công tác làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW II, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ” trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiêm vụ và bồi dưỡng học sinh giỏi”.

 

doc 57 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2867Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4 Trường tiểu học Gio An _ Gio Linh_ Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU: 
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
 Đối tượng. phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Chương 1: Cơ sở liên quan đến đề tài
Cơ sở pháp lý
 Cơ sở lý luận
 Cơ sở thực tiễn
 Cơ sở tâm lý học
 Cơ sở ngôn ngữ học
Chương 2:Thưc trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường Tiểu học Gio an
I.Thực trạng công tác bồi dưỡng môn Tiêng việt hiên nay.
II. Kết quả đạt được
 Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng hoc sinh giỏi Tiếng việt lớp 4
I.Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt
1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh gỏi môn Tiếng việt
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập
 3. Bồi dưỡng vốn sống	
4. Nội dung và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
II. Bồi dưỡng kiến kỹ năng Tiếng việt
Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng từ ngữ
 Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng ngữ pháp
 Bồi dưỡng cảm thụ văn học
 Bồi dưỡng làm văn
 Chương 4: Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4
 1. Dạng 1.Bài tập chính tả
 2. Dạng 2: Bài tập luyện từ và câu
 3. Dạng 3: Tập làm văn
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
D/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 A.PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tài.
 Lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào con người luôn thúc đẩy sự phát triển nhanh là do những người tài những người có trí tuệ cao. Chính những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp.
 Theo “ chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu “ Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn vịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay nước ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
 Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
 Đào tạo,nhân tài là nhiêm vụ cao của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của người công tác làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW II, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ” trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiêm vụ và bồi dưỡng học sinh giỏi”.
 Bậc tiểu học là nền tảng,bồi dưỡng học sinh giỏi ở Tiểu học là nền mống cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng hoc sinh giỏi ở cấp Tiểu học là việc cần thiết và có ý nghĩa.Để có các thành quả về giáo dục hoc sinh nói chung hay những thành tích cao của hoc sinh giỏi nói riêng ngay từ cấp tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm,chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục hoc sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn lâu và lâu dài. Mặt 
khác nội dung, phương giáo dục đại trà và bồi dưỡng hoc sinh giỏi cũng như tổ chức phong phú và phù hợp với đăc điểm tâm sinh lý học sinh mới đem hiệu quả của trong giáo dục. 
 Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú trọng song vẫn còn nhiều bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt như ý muốn.
 Đặc biệt hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho ra những công trình nhằm phục vụ cho những lĩnh vực này. Tuy nhiên tùy từng địa phương cũng thể có những cách áp dụng khác nhau nên việc vận dụng gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4 Trường tiểu học Gio An _ Gio Linh_ Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
-Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học.
-Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4.
Bên cạnh đó sử dụng, lựa chọn những phương pháp phù hợp góp phần nâng cao công tác giảng dạy và hướng dẫn tổ chức lên lớp, hạn chế những lúng túng và sai sót trong giảng dạy, hệ thống những phương pháp dạy học, hình thành và củng cố biện pháp, hình thức học tập để khắc sâu nâng cao chất lượng dạy. 
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 -Đối tượng nghiên cứu: “ Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 4 Trường tiểu học Gio An” làm đối tượng nghiên cứu của đè tài này.
 -Phạm vi nghiên cứu:do khuôn khổ phạm vi của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu và chọn “ Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 Trường tiểu học Gio An”, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường.
 Vì thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu không nhiều, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Đề tài không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế có hiệu quả.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
 	 -Nghiên cứu cơ sở tâm lý học của học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học, cở sở thực tế, cơ sở lý luận
	-Điều tra thực trạng dạy và học của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4.
	-Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt ở tiểu học.
	-Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4. 
	V. Phương pháp nghiên cứu
	@. Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành một số phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp không vấn đề lý thuyết.
 + Nghiên cứu giáo trình tâm lý học.
 + Nghiên cứu giáo trình giáo dục học.
 + Nghiên cứu giáo trình ngôn ngữ học.
Phương pháp phỏng vấn khảo sát:
 + Phỏng vấn giáo viên giảng dạy.
 + Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường.
Phương pháp thực nghiệm:
 + Giảng dạy để khảo sát đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách báo, giáo trình có liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nghiên cứu chất lượng học sinh giỏi những năm trước. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
*Phương pháp điều tra, phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin về số liệu, chất lượng học sinh giỏi các năm trước ở chuyên môn nhà trường, giáo viên chủ nhiệm.
 B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
I Cơ sở pháp lý:
 -Trong luật giáo dục khoản 2, điều 24 đã ghi “ phương pháp dạy học phổ thông phải pháy huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh.
 -Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong các nghị quyết TW IV khóaVII và TW khóa VIII được thể chế trong luật giáo dục và được cụ thể hóa trong chỉ thị 15 của Bộ giáo dục và đào tạo.
 Nhận thực vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi công nhiều người tài năng và việc đào tạo nhân tài là quốc sách của Nhà nước. Ngày nay vấn đề bồi dưỡng nhân tài được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Tại văn kiện đại hội Đảng khóa VIII đã nêu “ cùng với khoa học công nghệ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
 Văn kiện đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa,hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững .
II. Cơ sở lý luận: 
 Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học sinh. Các tài năng xuất hiện từ rất sớm. Vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan tâm.
 Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ chức thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
III. Cơ sở thực tiễn
 Khảo sát tình hình:
 Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt nắm khá chắc nội dung chương trình và kiến thức Tiếng Việt khối 4, biết vận dụng đổi mới PPDH: Lấy học sinh làm trung tâm, biết trân trọng sự sáng tạo dù nhỏ của học sinh, biết sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu bài tập.
Công tác chỉ đạo của nhà trường cũng như mỗi cán bộ giáo viên đã nhân thức sâu sắc về các cuộc vận động lớn của ngành như “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, phong tào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
 Tuy nhiên thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng đến khi học sinh dự thi không phải là nhiều so với lượng kiến thức các em cần nắm thì quá rộng. Bài tập cảm thụ văn học quá mới mẻ và hết sức khó đối với các em. 
Sự chú ý của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao nên học sinh thường nóng vội, đọc đề qua loa, chưa hiểu thấu đáo đã bắt tay vào làm.
Trình độ ngôn ngữ của ... i:
Dựa vào tình tiết đã cho,kể lại câu chuyện tặng bạn Hằng bộ váy áo mới và đặt tên cho truyện. Có thể dựa vào đoạn kể tóm lược sau:
 Chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày khai trường. Mẹ mua tặng tôi một bộ váy hồng rất đẹp. Ngay ngày hôm sau,tôi đem bộ váy ra khoe với lũ bạn. Thât ngạc nhiên, thì ra ai cũng được bố mẹ may cho quần áo mới để đi khai giảng. Chỉ có một mình Hằng lặng lẽ ngồi chẳng nói năng gì. Tôi chợt nhớ ra, nhà Hăng nghèo lắm,chắc bạn chẳng có nhiều quần áo như chúng tôi đâu.
Trong đầu tôi nảy ra một ý định. Tối hôm đó, tôi về hoi ý kiến mẹ. Mẹ đồng ý cho tôi tặng bộ váy của mình cho Hằng. Và các bạn có biết không,mẹ lại thưởng cho tôi một bộ quần áo mới nữa.
 Cứ nghĩ đến ngày khai trường sắp tới, ai cũng được mặc quần áo mới,tôi lại thấy vui sướng lạ lùng.
 Có thể đặt tên cho truyện là Bộ quần áo mới
*Hãy viết một đoạn văn tả quyển sách truyện mà em yêu quý được bắt đầu như sau: trong số các sách truyện của mình , em yêu thích nhất là quyển.
Gợi ý trả lời:
 Trong số các sách truyện của mình, em thích nhất là quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt nam. Đó là quyển sách mẹ mua cho em nhân tròn 6 tuổi. Quyển sách truyện có bìa cứng. Ngoài bìa có vẽ hình cô Tấm đang cho cá ăn được tô màu rất đẹp. Những hôm đầu, tối nào mẹ cũng đọc cho em nghe một truyện. Từ hồi lên lớp hai em đã tự đọc được rồi. Có truyện em đã đọc đi đọc lại nhiều lần nên rất thuộc. Đó quả là một quyển truyện hay và bổ ích.
* Có những đồ vật đã trở thành kỉ vật, nó luôn nhắc về những câu chuyện cảm động, những tháng ngày khó quên. Em hãy tả một đồ vật như thế với mở bài gián tiếp.
Gợi ý trả lời:
 Em hãy xác định một kỉ vật nhắc tới mọt câu chuyện cảm động về những tháng ngày đáng nhớ trong gia đình em,về một người thân trong gia đình. Ví dụ, cái bi đông đã cùng ông em chiến đấu, giúp ông tránh đạn thù,cái ví người bạn chiến đấu cùng ông để lại Mở bài gián tiếp có thể nọi về ý nghĩa của kỷ vật: làm nhớ về câu chuyện cảm động, những tháng ngày khó quyên.
* Em hãy tìm những từ ngữ gợi tả, những hình ảnh so sánh thay cho các từ được in nghiêng dưới đây để những câu văn tả con trăn trở nên hay hơn:
 Trăn thường nằm một chỗ. Hai mắt nó rất lồi, rất tròn, sáng rất đáng sợ.
 Cái miệng rất rộng, hai mép sâu quá nửa đầu với hàm răng rất nhiều và dày mọc xuôi vào trong.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ,các từ thay thế như sau:
Trăn thường nằm như một khúc gỗ mục, bất động hàng tháng. Hai mắt nó lồi ra thô lố, tròn xoe, sáng một cách ma quái. Cái miệng toang hoác, hai mép sâu quá nửa đầu với hàm răng chi chít như răng liềm mọc xuôi về phía cổ họng.
 Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang
* Hãy tả hình dáng và hoạt động của một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
Gợi ý trả lời:
 Ví dụ , tả con chó nhà em:
 Nhà em có nuôi rất nhiều con vật. Nhưng con vật mà em yêu thích nhất là chú chó vàng. Hôm mẹ mới mua về, nhìn con chó có lông vàng mượt, em thích quá. Em đặt ngay cho nó một cái tên thân thương là Li li. Hằng ngày,thoáng thấy bóng em về ngoài ngõ là nó nhảy bổ ra vẫy đuôi rối rít, nó cứ nhảy cao hai chân trước lên như có ý bảo;’’ A! Cô chủ đã về, chào cô chủ!”. Li li ngoan lắm nhé. Đến bữa bữa ăn,nó nằm im ở một góc mà nhìn. Chờ cả nhà ăn xong, em trộn cơm cho nó ăn và gọi:’’ Li li lại ăn cơm”. Lúc đó,nó mới dậy, vẫy đuôi chay lại đĩa cơm ăn ngon lành. Ánh mắt nó cứ nhìn em như muốn nói:” Cám ơn cô chủ!”.Em thích nó lắm. Đi đâu về mà chưa thấy nó ra chào là em đã gọi lớn: ‘ Li li, mày đi đâu rồi?”. Nghe tiếng em thi dù đang ở đâu, nó cũng phi nhanh ra và vãy đuôi mừng.
* Hãy đọc đoạn văn tả cây hoa giấy sau và trả lời câu hỏi;
 Hoa giấy
 Trước nhà,mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng hồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tín nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây là chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bổng,tưởng chứng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa cả bàu trời.. Hoa giấy đep một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giông hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân,nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
 Theo Trần Hoài Dương
Tác giả quan sát theo trình tự nào?
 Những câu văn nào tả màu sắc của hoa giấy?
Những câu văn nào phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để tả? Chúng tả cái gì?
Em thích những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoan văn, vì sao?
 Gợi ý trả lời:
Tác giả quan sát theo trình tự không gian.
 Câu 2 và câu 3 trong đoạn tả màu sắc hoa giấy.
 Các câu thứ 5, 7,8 đã dùng liên tưởng, tưởng tượng để tả, chúng tả sự mỏng manh của hoa giấy.
 Các từ ngữ,hình ảnh hay trong đoạn: nở tưng bừng, hoa hồng lên rực rỡ,màu đỏ thắm,tím nhạt,da cam, trắng muốt tinh khiết( tả màu sắc của hoa). Tất cả như nhẹ bỗng,tưởng chừng như chỉ cần một trân gió cây sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bàu trời( tả cái nhẹ,mỏng manh của hoa)
* Em hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có nội dung ca ngợi lòng nhân ái, thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành, tham lam bị trừng phạt. trong câu chuyệncó 3 nhân vật: bà tiên hóa thành bà lão khốn khó, cô bé nghèo tốt bụng, lão nhà giàu gian tham.
 Gợi ý trả lời:
 Chủ đích câu chuyện đã được xá định là ca ngợi lòng nhân ái, thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành. Truyện có 3 nhân vật với tính cách dã được xác định: bà tiên biến thành bà lão khốn khó,cô bé nghèo tốt bụng, lão nhà giàu gian tham. Em nên xây dựng một cốt truyện có bà tiên trong vai bà lão nghèo khó đã tạo điều kiện cho cô bé bộc lộ lòng thương của mình như thế nào ?	
 Cô được đền đáp ra sao? Lão nhà giàu đã làm gì và bị trừng phạt như thế nào?
*Cho một cốt truyện có 3 phần như sau:
- Cô giáo ra đề tập làm văn về nhà:” Em hãy tả một cái cây đã gắn bó với tuổi thơ của em”. Em thấy khó viết nên đã nhờ anh trai viết mẫu cho một bài để xem. 
- Em không dựa vào bài văn của anh để viết mà em chép nguyên văn rồi nộp cho cô giáo. Cô giáo cho điểm cao, tuyên dương bài văn trước lớp.
- Em suy nghĩ thấy xấu hổ nên đã thú thực với cô giáo và xin nhân điêm kém. Cô giáo không trách mắng em mà khen và động viên em làm lại bài văn khác khiến em rất xúc động.
Gợi ý trả lời:
a. Có thể đặt tên cho câu chuyện “ Bài tập làm văn đáng nhớ” hay “ Bài văn tả cây đa”
b. Đoạn 1 cần thể hiện nội dung em gặp khó khăn như thế nào khi viết bài văn. Anh trai đã viết bài văn mẫ cho em ra sao. Đoạn 2 phải thể hiện được những đắn đo, suy nghĩ của em để đi đến quyết định chép bài văn của anh nộp cho cô giáo. Cô giáo đã tuyên dương, đọc bài văn trước lớp như thế nào?. Đoạn 3 thể hiện được sự hối hận cũng như nỗi xúc động của em khi được cô giáo tha thứ.
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Một số kết luận
 Qua nghiên cứu trình bày ở trên chúng tôi khẳng định mục đích nghiên cứu đã hoàn tất..Trong quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kêt luận sau:
-Để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt. hiệu quả trước hết phải có những giáo viên vững về kiến thức, kỹ năng thực hành Tiếng việt, có vốn sống, vốn cẩm xúc phong phú.
-Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồ dưỡng học sinh giỏi.
-Thường xuyên học hỏi trao dồi kiến thức, đọc sách báo đê ngày càng làm phong phú vốn kiến thức của mình.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa học.
-Tham mưu nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiêp có kinh nghiệm,các nhà trường có bề dày thành tích.
-Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với hoc sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để hoc sinh noi theo.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn hoc Tiếng việt, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tâp. Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sỏ lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môm Tiếng việ ở Trường tiểu học Gio An-huyện Gio linh- Tỉnh Quảng trị. Đề tài mạnh dạn đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn phù hợp với thực tiễn phù hợp với tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay.
 II.Kiến nghị
1.Đối với sở giáo dục và phòng giáo duc.
- Sở giáo dục- đào tạo càn có kế hoạch, tài liêu hướng dẫn bồi dưỡng học sinh giỏi từ đầu năm học để các cấp quản lí làm tốt công tác chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Sở Giáo dục- Đào tạo cần có chế độ khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên giỏi và học sinh giỏi để kịp thời động viên thúc đẩy sự phát triển của giao viên và học sinh.
- Phòng Giao dục cần nắm bắt kịp thời thông tin về kế hoạch thi hoc sinh giỏi từ sở, Bộ để nhanh chóng triên khai tới các trường. Chủ động tổ chức tốt và nghiêm học sinh giỏi các cấp.
2. Đối với nhà trường :
-Tăng cường giao lưu hoc hỏi kinh nghiệm trong công việc chỉ đạo bồi dưỡng hoc sinh giỏi giữa các trường.
- Nhà trường làm tốt công tác tư tưởng với các thành viên tham gia hỗ trợ việc tổ chức bồi dưỡng hoc sinh gỏi.
- Thường xuyên cũng cố và phát triển việc tổ chức bồi dưỡng hoc sinh gỏi để không ngừng nâng cao hiêu quả chât lượng hoc sinh gỏi.
3. Đối với giáo viên.
- Chú trọng hơn khi khảo sát lựa chon học sinh vào lớp bồi dưỡng.
- Không ngừng tự bồ dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kiên trì vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tình tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Muốn có trò giỏi trước hết thầy phải giỏi và gương mẫu hoc tập. 
 Trên đây là một số kinh nghiêm, biện pháp mà tôi thực hiên đề tài nhận thấy. Mong quý đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm cho tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người thực hiện:
 Nguyễn Thị Thu Hường
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Hữu Tính- Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4-NXB GD
 Lê phương Nga- Trần Thị Minh Phương- Lê Hữu Tính- Tiếng việt nâng cao 4-NXB GD
 Nguyễn Thị Kim Dung- Hồ Thị Vân Anh- Bài tập và hỗ trợ nâng cao 4
 Lê Lương Tâm- Trần Đức Niềm- Lê Thị Nguyên- Bồi dưỡng văn năng khiếu
Lê A- Lê Phương Nga- Nhất Trí- Phương pháp dạy học Tiếng việt( tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học). nxb. Gd
 Lê Phương Nga- 35 đề ôn luyện Tiếng việt 4
 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học chu kỳ III.
 Sổ tay từ ngữ Tiếng việt Tiểu học- Lê A- Lê Hữu Tính
9

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanlop2(1).doc