Đề tài Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2

Đề tài Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2

Từ năm học 2003-2004 đến nay tôi được phân công dạy lớp 2. Qua những năm dạy lớp 2 tôi nhận thấy giai đọan đầu năm học còn nhiều học sinh chưa tích cực trong giờ học bởi một phần do học sinh còn bỡ ngỡ với tiết Tập đọc có bài đọc dài, phần do khả năng tập trung của học sinh còn hạn chế (do tâm lý lứa tuổi), nên còn nhiều học sinh chưa thực hiện tốt yêu cầu cần đạt.

doc 7 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1425Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài “Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2”.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Từ năm học 2003-2004 đến nay tôi được phân công dạy lớp 2. Qua những năm dạy lớp 2 tôi nhận thấy giai đọan đầu năm học còn nhiều học sinh chưa tích cực trong giờ học bởi một phần do học sinh còn bỡ ngỡ với tiết Tập đọc có bài đọc dài, phần do khả năng tập trung của học sinh còn hạn chế (do tâm lý lứa tuổi),nên còn nhiều học sinh chưa thực hiện tốt yêu cầu cần đạt.
II. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là môn học quan trọng, học sinh học tốt tiếng Việt thì mới rèn tốt kĩ năng: nghe-đọc-nói-viết, học tốt tiếng Việt thì mới có nền tảng để học tốt các môn học khác, nắm bắt được kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa của nhân loạimà phân môn Tập đọc góp phần quan trọng trong việc rèn kỹ năng nhất là kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp- luyện thói quen đọc cũng như biết đọc. Có đọc tốt thì các em mới thích đọc, mới hiểu, mới cảm nhận được những điều hay, ý đẹp, trong các tác phẩm văn chương, các văn bản mà các em đã học, đã đọc,Việc cảm nhận đó góp phần bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 sẽ giúp học sinh học tốt Tập đọc ở các lớp cao hơn. 
Vì vậy tôi chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2”. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
Bằng khả năng của giáo viên đứng lớp, bản thân tôi cho phép nghiên cứu với phạm vi của lớp mình là 15 học sinh lớp 2 ấp 5 trường tiểu học Thạnh Phú Đông, năm học: 2009-2010 
IV. Mục đích nghiên cứu 
Qua đề tài Tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy-học phân môn Tập đọc, nhằm kích thích sự yêu thích đọc của học sinh, dần dần hình thành kỹ năng biết đọc cho học sinh để góp phần đưa văn hóa đọc thống trị nhà trường.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 
Điểm mới cơ bản:
Học sinh ham thích đọc 
Học sinh có thói quen đọc 
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 
Yêu cầu của chuẩn kiến kỹ năng đối với học sinh lớp 2
- Đọc đúng liền mạch các từ, cụm từ trong câu, đọc trơn đoạn bài đơn giản (khoảng 120-150 chữ) tốc độ đọc 50-60 chữ/phút, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Bước đầu biết đọc thầm 
- Hiểu nội dung đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một số văn bản thông thường đã học.
Thuộc một số đoạn văn, thơ, bài thơ (khoảng 40-50chữ) 
Biết đọc mục lục sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, thời khóa biểu, thông báo, nội quy.
II. Thực trạng của vấn đề 
	Học sinh lớp 1 mới được học tập đọc từ tuần 25 còn phần lớn thời lượng giành cho học vần. Đến lớp 2, học sinh chính thức học Tập đọc với các bài đọc khá dài nên các em hay mắc các lỗi về nghỉ hơi, còn đánh vần, còn ngắt ngứ, đọc vấp, đọc lấp, đọc chưa liền mạch các từ, cụm từ trong câucũng như khả năng đọc hiểu của các em còn hạn chế. Chính vì vậy tôi thấy cần phải tìm biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2.
III. Biện pháp
 	Giáo viên chuẩn bị và thể hiện bài đọc phù hợp thể loại của văn bản , bài thơ, bài văngiúp học sinh bước đầu cảm nhận tốt bài thơ, bài văn, văn bản đó.
	Giáo viên là người tổ chức hoạt động để mọi học sinh đều được hoạt động và được bộc lộ mình, được phát triển.
Giáo viên chú ý chọn hình thức phù hợp cho mỗi giờ học. Tùy mỗi bài, mỗi hoạt động mà giáo viên chọn hình thức phù hợp (cá nhân, nhóm, lớp).
 Trong mỗi tiết học cần chú ý:
-Khâu truy bài: Đầu buổi học có tiết Tập đọc yêu cầu đôi bạn cùng tiến truy bài nhau (5-10 phút), bạn đọc-bạn nghe, nhận xét-chữa sai cho nhau; hỏi- đáp các câu hỏi tìm hiểu bài của bài cũ để giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt bài đã học.
-Kiểm tra bài cũ: giáo viên nêu cầu cụ thể đọc-trả lời câu hỏi về nội dung đoạn; giáo viên nhận xét thật kỹ và ghi điểm cho học sinh để học sinh thấy sự tiến bộ, sự cố gắng được giáo viên ghi nhận.
-Đọc mẫu: giáo viên phải đọc mẫu thật tốt- lúc đọc mẫu phải có câu hỏi định hướng để thu hút học sinh tâp trung theo dõi bài đọc.
 -Khâu luyện đọc (câu, đoạn, bài): giáo viên phát hiện và chữa sai kịp thời cho học sinh các lỗi mà các em mắc (lỗi phát âm, nghỉ hơi, ngắt ngứ,chưa liền mạch) phải sửa sai thỏa đáng để giúp học sinh hoàn thiện hơn khi đọc, lưu ý học sinh chú ý không được thêm, bớt (tiếng, từ) khi đọc, nhắc nhở thường xuyên những học sinh phát âm không chuẩn để các em chú ý tự rèn.
-Khâu thi đọc trước lớp: có vai trò to lớn vì nó kích thích khả năng sáng tạo, đây cũng là điều kiện để các em thể hiện sự cố gắng, sự tiến bộ của mình.
Giáo viên phải đưa ra tiêu chí để học sinh theo dõi bạn đọc và có lời nhận xét cụ thể khi bạn đọc xong, giáo viên là người nêu nhận xét cuối cùng giúp người đọc cũng như người nghe rút kinh nghiệm tiếp tục phát huy mặt tốt và chữa lỗi, tránh lỗi đã mắc để đọc tốt hơn.
	Giáo viên phải khen ngợi những học sinh đọc tốt, học sinh có cố gắng, học sinh tiến bộ vì những lời động viên, khen ngợi của giáo viên sẽ kích thích sự ham học, ham đọc của học sinh.
 -Giáo viên phải chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy (đồ dùng trực quan, bảng phụ,).
 -Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nhắc nhở, hướng dẫn để học sinh có thói quen tự học ở nhà (tự đọc bài đã học, bài mới, truyện, thơ, từ sách giáo khoa, sách tham khảo, báo) và phải có kiểm tra, điều tra việc tự học của học sinh bằng nhiều hình thức như học sinh đọc, kể cho bạn nghe trong giờ truy bài, trong các tiết rèn, phụ đạoĐặc biệt giáo viên luôn giành 20 phút của ngày thứ sáu để đọc, kể cho học sinh nghe hoặc học sinh kể cho bạn nghe điều đã đọc trong tuần mà mình thấy thích nhất trong giờ tự học và học sinh phải báo cáo tình hình tự học trong tuần để học sinh thấy được sự quan tâm của giáo viên đối với việc tự học của mình à giáo viên nêu gương trước lớp, có phần thưởng cho những cá nhân có tiến bộ, những cá nhân học tốt 
 Bằng những cách làm trên, học sinh ít nhiều cũng đã tiến bộ ở phần đọc thông.
 Tuy yêu cầu trọng tâm của Tập đọc lớp 2 là đọc thông nhưng cũng cần chú ý đọc hiểu vì có đọc hiểu thì học sinh mới biết đọc mà biết đọc là cơ sở để học tốt tiếng Việt cũng như các môn học khác. Vì như đã nói không đặt nặng khâu đọc hiểu nên giáo viên chọn biện pháp nhẹ nhàng ở khâu tìm hiểu bài để giúp học sinh nắm bắt dễ dàng: giáo viên hoặc học học sinh nêu câu hỏi, sau đó giáo viên định hướng câu trả lời cho học sinh bằng cách chỉ rõ cho học sinh đọc thầm đoạn văn, đoạn thơcó liên quan đến câu trả lời hay giáo viên định hướng mạch suy nghĩ của học sinh giúp học sinh trả lời được câu hỏi, nhắc nhở để học sinh phát biểu ý kiến bằng lời của mình với ý gọn, rõ, không lặp lại nguyên văn sách giáo khoa, câu trả lời phải tròn câu, không trả lời cộc lốc, không dùng câu cụt, câu què.
-Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng, phải chữa sai và phải hợp tác với giáo viên cũng như luôn tích cực hoạt động. 
-Để học sinh học tốt cũng cần đến sự giúp đỡ của phụ huynh: phụ huynh theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc, giúp đỡ, động viênhọc sinh lúc các em học ở nhà.
Tôi nghĩ rằng bằng sự cố gắng của bản thân cũng như có sự hợp tác của phụ huynh và sự nổ lực ở bản thân học sinh thì chất lượng giờ Tập đọc sẽ nâng dần và học sinh tiến bộ theo thời gian.
IV. Hiệu quả của SKKN
Cụ thể: Điểm Tập đọc 
Tổng số học sinh: 15
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm 3 - 4
Tháng điểm thứ nhất
4
2
7
2
Tháng điểm thứ sáu
8
1
5
1
: 
PHẦN KẾT LUẬN
Nói tóm lại, trong giờ dạy Tập đọc giáo viên phải chú ý chữa sai triệt để cho học sinh, giành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc; dõi sát từng học sinh; kịp thời nhắc nhở, động viên và phải hướng dẫn để học sinh có ý thức tự học, tự đọc thường xuyên. Có như vậy thì học sinh mới học tốt phân môn Tập đọc và trở thành người biết đọc để nắm bắt, vận dụng kiến thức của thời đại vào học tập, lao động, rèn luyện
Trên đây là kinh nghiệm tôi đúc kết được trong qua trình dạy lớp 2. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường và các cấp để chất lượng đọc của học sinh ngày được nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của ngành.
 Thạnh Phú Đông, ngày 26 tháng 02 năm 2010
 Người viết
Taøi lieäu tham khaûo
1. Phöông phaùp daïy hoïc caùc moân ôû lôùp 2-taäp 2, nhaø xuaát baûn giaùo duïc, 2007
2. Ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc ôû tieåu hoïc – Döï aùn phaùt trieån hoïc sinh tieåu hoïc, nhaø xuaát baûn giaùo duïc
3. Saùch giaùo vieân lôùp 2 taäp 1,2 (nhaø xuaát baûn giaùo duïc, 2003)
4. Saùch giaùo khoa lôùp 2 taäp 1,2 (nhaø xuaát baûn giaùo duïc, 2003) 
5. Baøi taäp Tieáng vieät 2 taäp 1,2 (nhaø xuaát baûn giaùo duïc, 2003)
6. Höôùng daãn thöïc hieän chuaån kieán thöùc kyõ naêng caùc moân hoïc ôû tieåu hoïc lôùp 2, (nhaø xuaát baûn giaùo duïc, thaùng 5-2009)
7. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (nhaø xuaát baûn giaùo duïc)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn lop2.doc