Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ
MÔN: ĐẠO ĐỨC
LỚP 2- NĂM HỌC: 2010- 2011
I. MỤC TIÊU MÔN ĐẠO ĐỨC 2:
Môn đạo đức T H nhằm giúp hs hiểu biết về chuẩn mực hành vi Đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực.
Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và nhưng người xung quanh. Kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH :
PHÒNG GD- ĐT NÚI THÀNH TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP 2- NĂM HỌC: 2010- 2011 MỤC TIÊU MÔN ĐẠO ĐỨC 2: Môn đạo đức T H nhằm giúp hs hiểu biết về chuẩn mực hành vi Đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và nhưng người xung quanh. Kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH : 14 bài x 2 tiết = 28 tiết Dành cho địa phương: 3 tiết Ôn tập HK1: 1 tiết Kiểm tra HK1: 1 tiết Ôn tập cuối năm: 1 tiết Kiểm tra cuối năm: 1 tiết - Chương trình đạo đức 2 bao gồm 14 chuẩn mực hành vi Đạo đức và cần thiết nhất phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên. - Dạy học Đạo đức là dạy hành vi ứng xử phù hợp những tình huống đơn giản cụ thể hằng ngày. Nội dung kết hợp giữa quyền giáo dục với giáo dục bổn phận của hs. - Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm vủa bản thân đối với gia đình, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục hs có trách nhiệm chính bản thân, biết quý trọng bản thân, có trách nhiệm về hành vi và việc làm của bản thân. - Chương trình đạo đức có 3 mặt: . Trang bị kiến thức . Bồi dưỡng tình cảm, thái độ. . Hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức. Đạo đức 2 còn gần gũi với cuộc sống thực của hs, các tranh, ảnh, truyện, tình huống, tấm gương, được lấy từ cuộc sống thực của hs với mối quan hệ gần gủi, quen thuộc hằng ngày của hs. Chương trình dành địa phương 3 tiết, trường sẽ chọn chủ đề giáo dục. Nội dung do giáo viên lên thiết kế giáo dục phù hợp với lứa tuổi hs. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Dạy học môn Đạo đức 2 được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của hs. Dạy học môn Đạo đức 2 chỉ đạt được hiệu quả khi hs hứng thú và tích cực, chủ động vào quá trình tham gia vào dạy học. Dạy học môn Đạo đức 2 rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều hình thức: xử lý, phân tích tình huống; kể chuyện, đóng vai; liên hệ, tự liên hệ; điều tra thực tiễn, lập kế hoạch hành động của hs; quan sát, phân tích tiểu phẩm, băng hình, múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh, triển lãm, chơi các trò chơi có liên quan đến bài học, Dạy học môn Đạo đức 2 gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của hs. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức 2 rất phong phú, đa dạng bao gồm cả các phương pháp truyền thống như: . Phương pháp kể chuyện . Phương pháp đàm thoại . Phương pháp nêu gương . Sử dụng đồ dùng trực quan - Phương pháp hiện đại như: . Phương pháp động não . Phương pháp đóng vai . Phương pháp trò chơi . Phương pháp thảo luận nhóm . Phương pháp điều tra thực tiễn . Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học và hình thức dạy học môn Đạo đức 2 đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học nào.Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài. Căn cứ vào trình độ hs và năng lực, sở trường của gv. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp li, đúng mức. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới thiết bị, đồ dùng dạy học. ĐDDạy học môn Đạo đức 2 trong thiết bị trường học, gv tự làm, hướng dẫn hs làm.Việc sử dụng Đ D D H phải phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, có hiệu quả. V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN ĐẠO 2: Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức phải toàn diện về tất cả các mặt về kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Hình thức đánh giá là nhận xét Đánh giá hành vi của hs phải kết hợp giữa tự đánh giá của hs với đánh giá của tập thể hs, của gv, của cha mẹ hs và của cộng đồng nơi ở. ..
Tài liệu đính kèm: