Bồi dưỡng giáo viấn rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn các phụ âm đầu l - N tại Hải Dương

Bồi dưỡng giáo viấn rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn các phụ âm đầu l - N tại Hải Dương

Thực tế GV, HS và cán bộ quản lý giáo dục và nhân dân địa phương của Hải Dương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chuẩn, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn 2 phụ âm đầu Tiếng Việt L và N.

Vậy vấn đề đặt ra cần thiết và nhất thiết phải sửa lỗi phái âm lệch chuẩn hai phụ âm đầu L và N trong Tiếng Việt.

Tìm hiểu nguyên nhân phát âm lệch chuẩn N/L:

Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp.

Do ý thức rèn luyện.

Do cấu tạo bộ máy phát âm.

Khảo sát thực trạng phát âm lệch chuẩn N/L.

Lỗi phát âm được chia thành 3 loại phổ biến như sau:

+ Phát âm lẫn lộn giữa L và N ( lúc phát âm L thành N và ngược lại )

+ Chuyển thành một cách phát âm duy nhất ( hoặc chỉ phát âm N, hoặc chỉ phát âm L ).

 

doc 12 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1512Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng giáo viấn rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn các phụ âm đầu l - N tại Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG GIÁO VIấN
Rèn luyện kỹ năng 
phát âm chuẩn các phụ âm đầu L- N tại Hải Dương
A. Mục tiêu chuyên đề.
Nắm vững cách phát âm chuẩn 2 phụ âm đầu của Tiếng Việt là L/N
Cán bộ quản lý, GV và HS có ý thức rèn luyện kiên trì, thường xuyên, liên tục và thành phong trào đều khắp để có kỹ năng phát âm chuẩn hai phụ âm này trong giảng dạy, học tập và giao tiếp.
Nhân rộng ý thức rèn luyện phát âm chuẩn L/N, để tiến tới người Hải Dương không phát âm lệch chuẩn L/N.
B. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hoá ở trường tiểu học Hải Dương.
1. Cơ sở lý luận của giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta trong dịp nói chuyện với Đại hội các nhà báo năm 1962 rằng: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp...”
2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng hết sức chú ý đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Thủ tướng đã chỉ rất rõ ngành Giáo dục và Nhà trường phải lo, nhất là nhà trường phổ thông: “ Đúng vậy, trường học nhất là nhà trường phổ thông, nói chung các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách.”
3. Có ba đặc trưng cơ bản như là ba tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt. Đó là tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ.
4. Các nguyên tắc dựa vào quy luật chung của việc sử dụng ngôn ngữ.
a. Nguyên tắc chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, đến sự phát triển thể chất của các bộ phận cơ quan cấu âm.
b. Nguyên tắc thông hiểu các ý nghĩa ngôn ngữ và sự phát triển các kĩ năng từ vựng và ngữ pháp.
c. Nguyên tắc đánh giá tính biểu cảm của lời nói.
d. Nguyên tắc phát triển cảm quan ngôn ngữ trong sự nhạy cảm ngôn ngữ.
e. Trong lịch sử phát triển của dân tộcViệt Nam, ông cha ta cũng đã đặt ra yêu cầu giao tiếp “ cho vừa lòng nhau”, nói về sự thuyết phục, truyền cảm và thẩm mĩ. 
g. Thực tiễn giao tiếp trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi có kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ tốt.
Yêu cầu mục tiêu, nội dung giảng dạy, nghe, nói, đọc, viết tốt để: Giao tiếp có hiệu quả:
+ Truyền đạt thông tin, tình cảm đúng, hay.
+ Lĩnh hội thông tin chính xác.
Nghe, nói, đọc, viết tốt là chìa khoá để học tốt các môn học: Toán, TN và XH, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, ...
Nghe, nói, đọc, viết tốt là một kĩ năng sống cơ bản của con người Việt Nam hiện đại
Thực tế GV, HS và cán bộ quản lý giáo dục và nhân dân địa phương của Hải Dương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chuẩn, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn 2 phụ âm đầu Tiếng Việt L và N. 
Vậy vấn đề đặt ra cần thiết và nhất thiết phải sửa lỗi phái âm lệch chuẩn hai phụ âm đầu L và N trong Tiếng Việt.
Tìm hiểu nguyên nhân phát âm lệch chuẩn N/L:
Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp.
Do ý thức rèn luyện. 
Do cấu tạo bộ máy phát âm.
Khảo sát thực trạng phát âm lệch chuẩn N/L.
Lỗi phát âm được chia thành 3 loại phổ biến như sau:
+ Phát âm lẫn lộn giữa L và N ( lúc phát âm L thành N và ngược lại )
+ Chuyển thành một cách phát âm duy nhất ( hoặc chỉ phát âm N, hoặc chỉ phát âm L ).
+ Loại thứ ba, xảy ra với cả những người đã có ý thức phát âm đúng nhưng do câu, từ có chứa nhiều tiếng có phụ âm đầu L và N xen lẫn nhau thì khi phát âm, phụ âm đầu của tiếng thứ hai sẽ thường bị phát âm lẫn với phụ âm đầu của tiếng thứ nhất.
C. Các biện pháp sửa lỗi phát âm.
Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của các phụ âm đầu Tiếng Việt, trước hết là hai âm vị N và L.
1. Bộ máy phát âm: ( Xem phụ lục )
2. Cách phát âm: 
Là xét luồng hơi đi ra từ phổi qua các khoang miệng, khoang mũi như thế nào? ( Bị cản hay không bị cản, bị cản như thế nào?... )
Căn cứ vào phương thức phát âm có 2 loại âm : Nguyên âm và phụ âm
Trong Tiếng Việt có hai loại phụ âm là phụ âm tắc và phụ âm sát.
Phụ âm tắc là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các khoang bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào đó ( Phụ âm N thuộc nhóm này ).
Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó để luồng hơi đi qua một cách dễ dàng phụ âm tắc: Ph, V, S... phụ âm đầu L thuộc nhóm này.
3. Vị trí phát âm: 
Là điểm tạo nên âm thuộc bộ máy phát âm khi phát âm. Có các vị trí phát âm như sau:Môi- môi, môi-răng, đầu lưỡi- răng, đầu lưỡi- quặt, mặt lưỡi, cuối lưỡi, thanh hầu.
4. Về cách phát âm và vị trí phát âm của /n/- N và /l/- L:
+ /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng.
Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm : Nờ ( trong quả na, nóng bức, hôm nay,...)
+ /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi-quặt.
Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống tạo thành âm : Lờ ( trong la đà, lóng lánh, lay động, ... )
5. Các biện pháp sửa lỗi phát âm phụ âm đầu L-N.
a. Luyện phát âm đúng các âm L- N:
Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho quen, mềm mại, linh hoạt.
* Cách luyện:
+ Luyện phát từng âm, nhiều lần, nhiều lúc, nhiều ngày
+ Đối với HS, luyện kĩ ở lớp 1 trong giờ Âm Vần. Các lớp khác tranh thủ ít phút cuối buổi học hằng ngày dành cho những HS chưa phát âm được L- N.
b. Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu L, N kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt.
Mục đích rèn luyện như ở phát âm N, L nhưng cao hơn là gắn với nghĩa của từ. Ơ bước này đã gắn việc phát âm với ghi nhớ lô- gic, ghi nhớ âm với biểu hiện nội dung của âm nhằm khác sâu trí nhớ về âm – nghĩa, điều kiện của phát âm chuẩn một cách tự động.
* Cách luyện:
+ Mở Từ điển Tiếng Việt đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu N, L. Đọc kết hợp xem nghĩa từ, từ loại của từ.
+ Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được.
+ Đọc có so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau. 
Ví dụ: La (nốt nhạc)- Na(loại cây ăn quả)...
 Lo(trạng thái tâm lí lo lắng điều gì đó)- No(cảm giác trong ăn uống)...
 Lông(bộ phận mọc trên da động vật, mềm)- Nông(độ đo theo chiều thẳng đứng từ mặt xuống đáy)...
+ Nhớ nghĩa viết, tạo câu có nghĩa và nhẩm đọc. 
+ Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu L, N trong giờ dạy tất cả các môn học.
c. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L, N.
* Mục đích: Để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự(chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại âm và bật ra âm đúng.
* Cách đọc và luyện:
+ Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước:
 Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 (Cây treViệt Nam- Thép
 Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
 (Ca dao)
+ Đọc nhiều lần, thuộc lòng càng tốt để nhẩm đọc bất cứ lúc nào.
+ Chọn câu dễ(ít từ có phụ âm đầu N, L) đọc trước, câu khó(câu có nhiều phụ âm đầu là N, L) đọc sau.
+Đọc câu tốt rồi thì chuyển sang đọc đoạn văn thơ, đọc toàn bài.
+ GV và HS có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và học trong chương trình Tiểu học. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn HS đọc đúng, sửa ngay lỗi phát âm khi các em mắc.
d. Luyện phát âm L, N qua các câu chuyện có nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu L, N.
* Mục đích:Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm- nghĩa đã cao hơn- nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích.
* Cách kể câu chuyện:
+ Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau.
+ Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần.
+Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.
+ Kể nhiều lần.
+ Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa.
e.Luyện phát âm L, N qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu L, N.
* Mục đích: Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm- nghĩa đã cao hơn- nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích.
* Cách luyện
+ Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.
+ Hát nhiều lần.
+ Hát trong giờ âm nhạc, hát trong SHTT.
g. Luyện phát âm L, N trong giao tiếp hằng ngày.
* Mục đích: Đây là mục đích cuối cùng luyện phát âm có phụ âm đầu L, N đi vào hoạt động giao tiếp mang tính tự động.
* Cách luyện:
+ Nói, hỏi người giao tiếp với mình bằng những câu có từ ngữ có phụ âm đầu L, N.
+ Trả lời bằng những câu có từ ngữ có phụ âm đầu L,N. Ví dụ:
- Bà Nụ ơi! Ruộng lúa nếp nhà bà có tốt không?
- Cảm ơn bà Na, sào lúa nếp nhà tôi tốt lắm.
- Dạo này nước lại thiếu nên lo lắm.
- Chết, cô xem lại chứ, Lan nó không nói linh tinh như thế đâu!
6. Câu hỏi kiểm tra lẫn L, N.
1. Năm nay lúa nếp Thanh Lâm có tốt không?
2. Cô Lan nâng niu hay nuông chiều học sinh?
3. Lũ lụt năm nay liệu có lớn không?
4. Thầy Nam luôn lo lắng vì sự non nớt của Lâm?
5. Cô giáo Liên Hương ăn mặc luôn nền nã phải không?
6. Gia đình Việt Nam có nền nếp văn hoá và có là nền tảng xã hội không?
7. Lê Lợi có nằm gai nếm mật làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không?
8.	“ Nước non nặng một lời thề
 Nước đi đi mãi không về cung non” là câu thơ của ai?
9. Em làm lụng, nấu nướng, nội trợ có tốt không?
10. Não nùng là nỗi buồn như thế nào?
7. Phân định L, N bằng nghĩa. 
1. a(dt): tên nốt nhạc Na(dt): loại cây ăn quả
2. La(đt): phát ra lời nói to Na mô
3. La bàn(dt): dụng cụ xác định hướng
4. La cà(tt): đi hết chỗ này đến chỗ khác
5. La(dt): con lai lừa- ngựa
6. La de(dt): khuyếch đại ánh sáng bằng bức sạ cảm ứng
7. La đà(tt): xà thấp xuống
8. La liếm(đt): tìm ăn khắp chỗ
9. La liệt(tt): trạng thái giăng bày mọi nơi
D. Những bài luyện 
1.	Thề non nước
Nước non nặng một lời thề,
Nướcđi, đi mãi không về cùng non.
Nhớ lời nguyện nướ ... h mẽ, ai cũng náo nức chờ lệnh khởi nghĩa.
Dòng nước lững lờ như một nỗi niềm thương nhớ mông lung.
Nặc nô là người đàn bà lắm lời, thô bỉ, nanh nọc, đanh đá.
Cứ nấn ná mãi nên công việc lỡ làng.
Lúa nếp nương là lúa gieo thẳng, ăn thơm dẻo.
Lán Nà Lừa là di tích lịch sử.
Đảo cò ở Chi Lăng Nam huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái thật hấp dẫn.
Người Hải Dương quyết không nói ngọng L-N.
Đất và người Hải Dương
Hải Dương là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hiến và lịch sử. Ngành giáo dục và Đào tạo địa phương nhận thức rất rõ về những việc phải làm để các thế hệ người Hải Dương hôm nay hiểu biết sâu sắc và tự hào về truyền thống của địa phương. Trong những năm vừa qua, cùng với việc cho ra mắt cuốn Sơ thảo Lịch sử Giáo dục Hải Dương việc hoàn thiện trưng bày Nhà truyền thống Giáo dục Hải Dương(Tại Mao Điền- Cẩm Giàng) là những công việc mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm được theo tinh thần trên. Để tiếp tục đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo cho giáo viên trong ngành tìm hiểu về truyền thống của địa phương, tập tài liệu Đất và người Hải Dương được biên soạn trên cơ sở các nguồn tư liệu đã được các cơ quan xuất bản ở Trung ương và địa phương thẩm định và phát hành. 
I-Hải Dương- tên gọi và địa giới hành chính qua các thời kì:
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằngchâu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.661 km2, dân số hơn 1,7 triệu người(theo số liệu thống kê năm 1999). Tỉnh được chia thành 12 đơn vị hành chính huyện, thành phố với 263 xã phường, thị trấn.
Thời kì Bắc thuộc(từ 179 tr. CN đến năm 938), Hải Dương thuộc quận Giao Chỉ của Giao Châu.
Đến thời kì Lý- Trần, Hải Dương có tên là Nam Sách lộ rồi Hồng Lộ.
Thời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7(1466) nước ta được chia làm 12 thừa tuyên, Hải Dương có tên là Thừa tuyên Nam Sách. Đến năm Quang Thuận thứ 10(1490) thừa tuyên đổi thành xứ, Hải Dương được gọi là xứ Đông(chỉ vùng đất phía đông kinh thành Thăng Long). Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX các xứ được đổi thành trấn, trấn Hải Dương là một trong tứ trấn giáp Thăng Long.
Đến thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12(năm 1831), do cải cách hành chính, các trấn đổi thành tỉnh, trấn Hải Dương đổi thành tỉnh Hải Dương- hay còn gọi là tỉnh Đông (phía đông Hà Nội). Hải Dương lúc này có bốn phủ và 18 huyện. Năm Minh Mạng thứ 19(1838) cắt 3 tổng của Vĩnh Lại và 5 tổng của Tứ Kì ra thành lập huyện mới lấy tên là Vĩnh Bảo. Hải Dương từ đó có 19 huyện .
Từ năm 1887 đến năm 1898, chính quyền thực dân và Nam triều điều chỉnh lại địa giới hành chính: cắt 4 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên để lập cảng Hải Phòng...
Như vậy, qua 74 năm, tỉnh Hải Dương bị cắt đi 9 huyện, còn lại 11 huyện và 1 thị xã; trong đó, có 7 huyện có địa danh tiếp giáp với các tỉnh đều bị cắt đi từ 1 đến 4 xã. Về diện tích, Hải Dương chỉ còn lại ẵ diện tích so với thời điểm năm 1888.
Tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh mới lấy tên là Hải Hưng. Đến tháng 1 năm 1997, hai tỉnh tách ra và tái lập, tỉnh Hải Dương trở về với tên gọi cũ và có địa giới hành chính như hiện nay.
II-Khái quát về địa hình, cảnh quan tự nhiên Hải Dương.
Hải Dương có các dạng địa hình khá phong phú: Dạng địa hình bóc mòn xâm thực; dạng địa hình kaste; dạng địa hình tích tụ... từ đó tạo ra sự đa dạng cảnh quan tự nhiên.
Cảnh quan tự nhiên của Hải Dương bao gồm: Cảnh quan đồi rừng, cảnh quan gò đồi, cảnh quan đồi núi đá vôi và cảnh quan đồng bằng.
Khu vực cảnh quan đồi rừng bao gồm vùng đất thuộc địa bàn hai huyện Chí Linh và Kinh Môn hiện nay.
Khu vực cảnh quan gò đồi gồm các xã Hoàng Tân, Thái Học và một phần các xã: Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Cộng Hoà(Chí Linh); địa phận thuộc một số xã của huyện Kinh Môn như: Lê Ninh, Phúc Thành, Hiệp Hoà, Thượng Quận, An Phụ, Hiệp An, Hiệp Sơn, An Sinh, Thái Sơn, Bạch Đằng, Hoành Sơn, Tân Dân... có độ cao trung bình từ 40 đến 45 m, độ dốc trung bình từ 10 đến 15 độ.
Khu vực cảnh quan đồi núi đá vôi được trải dài từ các xã Duy Tân, Minh Tân, Phứ Thứ, Tân Dân, Phạm Mệnh và khu vực núi An Phụ(huyện Kinh Môn). Độ cao trung bình của dãy núi đá từ100 đến 150 m, có độ dốc lớn, nhiều nơi tạo thành vách đứng, đỉnh lởm chởm, thành vách có nhiều khe sâu, hang động. Tiêu biểu có các hang động: Kính Chủ, Đốc Tít, Hang Ma. Cảnh quan đồi núi đá vôi không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế(là vùng cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng) mà còn là nơi có ý nghĩa lịch sử, văn hoá với các di tích đã được nhà nước xếp hạng quốc gia như: Động Kính Chủ, đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, chùa Tường Vân. Điển hình cảnh quan khu vực này phải kể đến xã Minh Tân và khu vực núi An Phụ. Thực vật và động vật cũng mang nét đặc trưng của vùng Đông Bắc. Riêng chùa Nhẫm Dương hiện còn một số cây có tuổi đời hàng trăm năm. Theo điều tra của hội sinh học môi trường tỉnh Hải Dương năm 1998 thì trong các loài bò sát, ở đây còn có ba loài trong sách đỏ Việt Nam: Trăn đất, tắc kè, kỳ đà vân.
Về cảnh quan sông, suối, đầm hồ:
Khu vực phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Hải Dương không chỉ có núi cao, gò đồi mà còn nhiều sông, hồ, tạo nên vẻ đa dạng sinh thái cho cả vùng. Huyện Chí Linh được bao bọc ba hướng đông, tây, nam đều có sông: sông Thương, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Đông Mai. Phía tây bắc là hợp lưu của 6 con sông(lục đầu giang): sông Đuống, sông Cỗu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Thái Bình và sông Lục Đầu. Huyện Kinh Môn được bao bọc bởi bốn con sông lớn: sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Hàn Mấu. Các sông trong khu vực đều có đặc điểm chung: chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, lòng rộng, độ dốc nhỏ, lượng phù sa nhỏ so với sông Thái Bình. Ngoài hệ thống sông bao bọc, nét đặc trưng địa hình vùng núi Chí Linh còn có nhiều đầm hồ. Các đầm hồ không những chứa nước tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện môi trường sinh thái mà còn góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên- văn hoá nơi đây, tạo tiềm năng phát triển du lịch của vùng.
Ngoài cảnh quan theo khu vực tiểu vùng thì ở Hải Dương, một phần lớn(89%) diện tích đất tự nhiên thuộc cảnh quan đồng bằng. Đồng bằng ở Hải Dương được bồi đắp bởi phù sa sông Thái Bình và một phần phù sa sông Hồng. Thổ nhưỡng ở đây tương đối màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp- đặc biệt là trồng lúa nước.
Các dạng cảnh quan đồng bằng ở Hải Dương bao gồm: cảnh quan trồng lúa, rau màu và cảnh quan trồng cây ăn quả.
Lúa nước là cây lương thực chủ yếu của đồng bằngViệt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng.
Dạng cảnh quan trồng cây ăn quả tiêu biểu là địa bàn huyện Thanh Hà với cây đặc sản vải thiều với ba giống chính: vải chua; vải nhỡ; vải thiều.
Cùng với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, Hải Dương có hệ thống sông ngòi dày đặc. Hệ thống sông hợp lưu tại phía Lục đầu giang- Phả Lại, huyện Chí Linh, bao gồm: sông Thương bắt đầu từ Bắc Giang, sông Đuống bắt nguồn từ Thái Nguyên, sông Cỗu bắt nguồn từ Phú Thọ. Sau hợp lưu, tạo thành sông Thái Bình và sông Kinh Thầy.
III- Hải Dương trong tiến trình lịch sử:
1-Hải Dương thời tiền sử: Những di chỉ thời đại đồ đá ở phía Bắc Việt Nam, từ sơ kì(núi Đọ), trung kì, hậu kì đá cũ(Sơn Vi) đến thời đại đồ đá giữa(Hoà Bình), thời đại đồ đá mới(Bắc Sơn, Hạ Long) đều cách Hải Dương không xa, thì dù chưa tìm thấy di tích khảo cổ để chứng minh thì chúng ta cũng có thể kết luận địa bàn Hải Dương cũng trong vùng văn hoá này- nhất là văn hoá Hạ Long.
Những di chỉ khảo cổ mới được phát hiện gần đây ở động Thánh Hoá, Nhẫm Dương đã chứng minh cho nhận định trên là đúng. Đến thời đại đồ đồng, con người đã đến cư trú ở vùng đất Hải Dương trải dài trên diện rộng, để lại nhiều di chỉ khảo cổ còn đến ngày nay. Tại di chỉ Đồi Thông(thuộc xã Lê Ninh- Kinh Môn, nằm ở chân đồi, có độ cao 4m so với mặt ruộng, tầng văn hoá dầy khoảng 1m) người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật được làm từ chất liệu đồng, gồm các loại vũ khí, đò dùng sinh hoạt như: mũi tên, rìu, giáo, ... có niên đại khoảng 1000 năm tr. CN. Tại thôn Hàm ếch, xã Cộng Hoà(Chí Linh), đã phát hiện ra hai chiếc mai đá, nhưng là sản phẩm của thời kì đồ đồng: chiếc thứ nhất dài 29cm, rộng 15cm; chiếc thứ hai dài 34cm, rộng 20cm.
Thời đại văn hoá Đông Sơn để lại nhiều dấu tích ở vùng đồng bằng của Hải Dương. Đặc trưngcủa nó được chia làm 5 loại hình: di chỉ cư trú, mộ táng, cư trú – mộ táng, di chỉ xưởng và những di vật phát hiện lẻ tẻ. Hiện vật tiêu biểu gồm: công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm, mộ táng và kĩ nghệ đúc đồng. Như trên đã nói, dấu vết văn hoá Đông Sơn được thể hiện rõ qua các di chỉ ở khu vực núi Nhẫm Dương(Kinh Môn), ngoài ra đã được phát hiện ở nhiều nơi từ miền núi đến đồng bằng của Hải Dương.
Qua các di chỉ khảo cổ có thể chứng minh rằng: vùng Hải Dương là một trong những cái nôi của loài người; đến thời đại đồ đồng, nền văn hoá của cư dân nơi đây đã phát triển rực rỡ.
2-Hải Dương qua các triều đại phong kiến:
A- Truyền thống đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, đấu tranh cho tự do dân chủ: Có nhiều nhân vật tiêu biểu như : Khúc Thừa Dụ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, YếtKiêu...
1-Khúc Thừa Dụ(chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Cúc Bồ(nay thuộc xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang) là hào trưởng đất Hồng Châu. Sử cũ viết: ông có tính khoan hoà, hay thương người, được đông đảo nhân dân khâm phục. Đến thời Khúc Thừa Dụ, nước ta đã trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Vào đầu thế kỉ thứ X, nhà Đường suy yếu trầm trọng. Giữa năm 905, Độc Cô Tổn giữ chức Tiết độ sứ ở nước ta lúc đó âm mưu cát cứ, nên bị vua Đường giáng chức, sau đó bị đày ra đảo Hải Nam rồi bị giết ở đó. Nhân cơ hội này, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã kêu gọi các đầu mục trong vùng nổi dậy, đánh chiếm phủ Tống Bình(Hà Nội), đuổi giặc về nước, rồi tự xưng là tiết độ sứ. Trước thế đã rồi, ngày 7 tháng 2 năm 906, nhà Đường buộc phải phong cho ông chức Tiết độ sứ An nam đô hộ.Từ đó, họ Khúc thi hành chính sách ngoại giao rất kiên quyết mà mềm dẻo. Tuy mang danh chức quan nhà Đường, song thực chất Khúc Thừa Dụ đã từng bước xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ. Khúc Thừa Dụ đã kết thúc một cách cơ bản ách thống trị hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. Được hai năm thì ông qua đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG GV REN KY NANG PHAT AM CHUAN LN.doc