Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 8

Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 8

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: (Minh, bác bảo vệ, cô giáo).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Gánh xiếc, tò mò, lấm lem, thập thò,lách.

- Hiểu nội dung toàn bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo nên học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

 

doc 33 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 8:
Thứ hai, ngày 23 tháng 10 năm 2006
Chào cờ
Tiết 8:
Tập trung toàn trường 
Tập đọc
Tiết 26+27:
Người mẹ hiền
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: (Minh, bác bảo vệ, cô giáo).
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Gánh xiếc, tò mò, lấm lem, thập thò,lách.
- Hiểu nội dung toàn bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo nên học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III. các hoạt động dạy học.
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc TL bài thơ Cô giáo lớp em.
- Bài thơ cho các em thấy điều gì ?
- Bạn HS rất yêu thương kính trọng cô giáo.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
- HS chú ý nghe.
a. Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Hướng dẫn HS đọc đúng: Không nên giỏi, trốn sao được, đến lượt Nam, cố lách, lấm lem, hài lòng.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng.
- HS đọc trên bảng phụ.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ ngữ
- Gánh xiếc, tô mô, lách lấm lem, thập thô SGK.
- Nói nhỏ vào tai.
- Cựa quậy mạnh, cố thoát.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 4
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: 1 HS đọc
- HS đọc thầm đoạn 1
- Giờ ra chơi, minh rủ Nam đi đâu?
- Trốn học ra phố xem xiếc (1, 2 HS nhắc lại lời thầm thì của Minh với Nam.
Câu hỏi 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào ?
- Chui qua chỗ tường thủng.
Câu hỏi 3: 
Học sinh đọc thầm đoạn3
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì ?
- Cô nói với bác bảo vệ "Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này HS lớp tôi" cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp.
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào ?
 - Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò./Cô bình tĩnh và nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.
Câu 4: Đọc thầm đoạn 4.
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc ? 
- Lần trước, bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ lần này, vì sao Nam bật khóc ?
- Cô xoa đầu Nam an ủi.
- Vì đau và xấu hổ.
Câu 5: 
Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Là cô giáo.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai (2-3N)
- Thi đọc toàn truyện
- Người dẫn chuyện, bác bảo vệ cô giáo, Nam và Minh.
- HS thi đọc toàn truyện
5. Củng cố dặn dò:
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là mẹ hiền.
- Cô vẫn yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS giống như người mẹ đối với các con trong gia đình.
- Lớp hát bài: Cô và mẹ
-Về nhà đọc trước yêu cầu bài K/c.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Tiết 36:
36 + 15
I. Mục tiêu:
- Giúp Học sinh 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36+15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6+5; 36+5.
- Củng cố việc tính tổng các số hạng và biết và giải toán đơn về phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 bó chục que tính và 11 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đặt tính thực hiện.
- Cả lớp làm bảng con.
46 + 7
66 + 9
B. Bài mới:
1. Giới thiệu phép cộng 36+15:
- GV nêu đề toán: Có 36 que tính thêm 15 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? dẫn ra phép tính 36+15.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả: 6 que tính với 5 que tính là 11 que tính, bó 1 chục que tính từ 11 que tính rời; 3 chục với 1 chục là 4 chục, thêm 1 chục là 5 chục thêm 1 que tính nữa là 51 que tính
Vậy 36 + 15 = 51
- GV viết bảng, hướng dẫn đặt tính.
36
- 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1
- 3 cộng 1 bằng 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
*Lưu ý: Đặt tính và tính (thẳng cột đơn vị với đơn vị, chục với chục).
15
51
2. Thực hành:
Bài 1: HS thực hiện phép tính (cộng trừ từ phải sang trái từ đơn vị đến chục, kết quả viết chữ số trong cùng hàng
phải thẳng cột) và có nhớ 1 sang tổng các chục.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS lên bảng làm lớp làm bảng con
- GV nhận xét, sửa sai cho HS 
16
26
36
46
56
29
38
47
36
25
45
64
83
82
81
38
17
44
39
36
56
16
37
16
24
94
33
81
55
 60
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng.
- HS nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
36
24
35
18
19
26
- GV nhận xét.
54
43
61
Bài 3: HS nhìn vào hình vẽ và nêu đề toán
- Nêu kế hoạch giải
*VD: Bao gạo cân nặng 46 kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả 2 bao cân nặng bao nhiêu kg.
- 1 em lên bảng giải. 
- Lớp giải vào vở 
Bài giải:
- GV nhận xét chữa bài.
Cả 2 bao cân nặng là:
46 + 27 = 73(kg)
Đáp số: 73kg
Bài 4: HS thực hiện nhẩm hoặc tính được tổng số có kết quả là 45 rồi nêu kết quả đó.
- Chẳng hạn:
40 + 5 = 45
36 + 9 = 45
18 + 27 = 45
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu ND toàn bài
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Tiết 8:
Chăm làm việc nhà (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS biết:
- Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
- Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của các em đối với ông và cha mẹ.
 2. Kỹ năng.
- Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
3. Thái độ.
- HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc.
II. hoạt động dạy học:
Tiết 1:
A. Kiểm tra bãi cũ:
b. Bài mới:
Hoạt động 1: HS tự liên hệ.
*Mục tiêu: Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân.
*Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi:
- ở nhà, em đã tham gia làm những việc gì ? kết quả của các công việc đó.
- HS nêu
- Những việc đó do bố mẹ phân công hay do em tự giác làm ? Bố mẹ em bày tỏ, thái độ như thế nào ? Về những việc làm của em ?
- Kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bảy tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
- Sắp tới, em mong muốn được tham gia làm những công việc gì ? Vì sao ? Em sẽ nêu nguyện vọng đó của em với bố mẹ như thế nào ?
*Kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
Hoạt động 2: Đóng vai
- Chia nhóm.
*Mục tiêu: HS biết cách ứng xử đúng trong các 
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống.
TH1: Hoà đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi Hoà sẽ
- 1 bạn đóng.
- Em có đồng tìnhvai không ?
TH2: Anh ( hoặc chị ) của Hoà nhờ Hoà gánh nước, cuốc đấtHoà sẽ.
(Cần làm xongđi chơi)
- Nếu ở.làm gì ?
- Từ chối và giải thíchvậy.
 - GV kết luận:
TH1: Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi.
TH2: Cần từ chối và giải thích rõ em còn quá nhỏ chưa thể làm được những việc như vậy.
Hoạt động 3: Trò chơi "nếu thì"
*Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình.
*Cách tiến hành:
Chia lớp 
- 2 nhóm
Phát biểu
"Chăm và ngoan'
- Đọc tình huống.
- Khi nhóm chăm học đọc tình huống thì nhóm ngoan phải có câu trả lời tiếp nối bằng "thì" và ngược lại.
- Nhóm nào có nhiều câu hỏi trả lời đúng phù hợp - thẳng.
C. Củng cố dặn dò:
- Khen HS biết xử lý
- Nhận xét đánh giá giờ học
*Kết luận chung: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2006
Thể dục
Tiết 15:
Bài 15:
Động tác điều hoà - trò chơi bịt mắt bắt dê
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Ôn 7 động tác thể dục phát triển chung đã học.
- Học động tác điều hoà
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đẹp.
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, với nhịp độ chậm và thả lỏng. 
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập trong giờ.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, khăn bịt mắt.
III. Nội dung phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
6-7'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số, giáo viên nhận lớp.
2. Khởi động: Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 50-60m
1-2'
- Đi một vòng thở sâu
1'
- HS đi theo vòng tròn
B. Phần cơ bản:
- Động tác điều hoà.
4-5 lần 
2x8 nhịp
ĐHTL: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Ôn bài thể dục: 
2 lần
2 x 8 nhịp
Lần 1: GV điều khiển
Lần 2: Cán sự điều khiển
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
6-8'
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi.
- 2 HS đóng vai "dê" bị lạc đàn và người đi tìm.
C. Phần kết thúc. 
- Đi đều và hát
2-3'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Cúi người thả lỏng
6-8 lần
- Nhảy thả lỏng.
5-6 lần
- Hệ thống bài
1'
- Nhận xét giờ
- Về nhà tập thể dục phát triển chung buổi sáng.
Toán
Luyện Tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố các công thức cộng qua 10 ( trong phạm vi 20) đã học dạng 9+5; 8+5; 7+5; 6+5
- Rèn kỹ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình
ii.đồ dùng dạy học :
_Phiếu bài tập bài 2;3
_Bảng phụ bài 4
 iii.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- Nêu cách đặt tính
36 + 18
24 + 19
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Bài 1: Nêu yêu cầu:
- Tính nhẩm
Thuộc các công thức cộng qua 10 trong phạm vi 20.
 - Miệng
6+5=11
6+6=12
6+7=13
6+8=14
5+6=11
6+10=16
7+6=13
6+9=15
- GV nhận xét.
8+6=14
9+6=15
6+4=10
4+6=10
Bài 2: Củng cố tính tổng 2 số hạng đã biết.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng.
Số hạng
26
17
38
26
15
Số hạng
5
36
16
9
36
Tổng
31
53
54
35
51
Bài 3: Số 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
Hướng dẫn HS làm: Chẳng hạn 5+6=11 viết 11, 11+6=17, viết 17
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào SGK.
4
5
6
7
8
10
11
12
13
14
16
17
18
19
20
- GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu đề
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhìn tóm tắt nêu đề toán.
Bài giải:
- Nêu kế hoạch giải.
- 1 em lên giải.
- GV nhận xét.
Số cây đội 2 trồng được là:
46 + 5 = 51 (cây)
Đáp số: 51 cây
Bài 5: Gợi ý nên đánh số vào hình rồi đếm.
- Có 3 hình tam giác là: H1, H3, H1+2+3.
- Nhận xét chữa bài.
- Có 3 hình tứ giác: H2, H(2, 3), H(1, 2).
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: ... ng não.
- Để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần làm gì ?
- Rửa tay sạch trước khi ăn
Bước 2: Làm việc với SGK theo nhóm
- HS quan sát hình vẽ trong SGK và thảo luận nhóm.
Hình 1: Rửa tay như thế nào là hợp vệ sinh ?
- Rửa tay vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần với nước sạch.
Hình 3: Bạn gái trong hình đang làm gì?
- Bạn gái đang gọt tào.
- Việc làm đó có lợi gì ?
- Kể tên 1 số quả trước khi ăn cần gọt ?
- Lê, táo
- Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch, mâm đầy lồng bàn ?
- Tránh ruồi, gián, chuột bọ, bay đậu vào
Hình 5: Bát đĩa thìa trước và sau khi ăn sạch bản phải làm gì ?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
 Vậy để ăn sạch bạn phải làm gì ?
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi ăn. Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.
 *Kết luận: SGV
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Phải làm gì để uống sạch.
*Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trao đổi và nêu ra đồ uống.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Loại để uống nào nên uống, loại nào không nên uống vì sao ?
- Nguồn nước sạch được đun để nguội không bị ô nhiễm ở nguồn nước không sạch.
Bước 3: Làm việc với SGK
- HS quan sát hình 6, 7, 8.
- Bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh.
- Bạn HS uống hợp vệ sinh vì đó là đun nước sôi để nguội.
 *Kết luận: SGV
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống hợp vệ sinh ?
- HS quan sát hình 6, 7, 8.
*Mục tiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn, uống sạch sẽ.
*Cách tiến hành:
- Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ.
- HS TL nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?
- Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, gum sán.
 *Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như: Đau bụng, ỉa chảy, giun sán.
c. Củng cố dặn dò:
- Vận dụng thực hành qua bài học.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006
Tập làm văn
Tiết 8:
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Kể ngắn theo câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu , đề nghị, phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo, cô giáo lớp 1.
2. Rèn kỹ năng viết: 
- Dựa vào các câu hỏi trả lời, viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu về thầy ,cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chép sẵn các câu hỏi bài tâp 2.
- Bảng phụ viết nột vài câu nói theo các tìh huống nêu ở BT 1.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thời khoá biểu ngày hôm sau (Bài tập 2 TLV tuần 7)
- 2 HS đọc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc tình huống a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói lời mời. 
- Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa mời bạn vào nhà chơi.
Chào bạn ! mời bạn vào nhà tớ chơi! 
- A ! Ngọc à, cậu vào đi
- Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi một bạn là chủ nhà.
- HS đóng vai theo cặp.
- Một số nhóm trình bày:
*VD: HS1: Chào cậu ! tớ đến nhà cậu chơi đây.
HS2: Ôi, cậu ! cậu vào nhà đi !
- "Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ lần lượt hỏi
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời.
- Cô giáo lớp 1 của em tên là gì ?
- Tình cảm của cô với HS như thế nào ?
- Yêu thương trìu mến.
- Tình cảm của em đối với cô như thế nào ?
- Em yêu quý, kính trọng cô
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Dựa vào các câu hỏi của bài tập 2 viết một đoạn văn khoảng 4, 5 dòng nói về thầy cô giáo cũ.
- Cả lớp viết bài.
*VD: Cô giáo lớp 1 của em tên là Hằng. Cô rất yêu thương HS và chăm lo cho chúng em từng li, từng tí. Em nhớ nhất bàn tày dịu dàng của cô. Em quý mến cô và luôn nhớ đến cô.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Về nhà thực hiện nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Toán
Tiết 40:
Phép cộng có tổng bằng 100
I. Mục tiêu:
Giúp HS 
- Tự thực hiện phép cộng nhẩm (hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- 1HS nêu 
- Tính nhẩm
- GV nhận xét cho điểm.
40 + 20 + 10
50 + 10 + 30
10 + 30 + 40
42 + 7 + 4
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu phép cộng: 83+17
- Nêu cách thực hiện
- Cộng từ phải sang trái
- HS đặt tính
83
17
100
- Nêu cách đặt tính 
- Viết 83, viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng 8, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.
- Vậy 83 +17 bằng bao nhiêu ?
-> Vậy 83 +17 = 100
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Cả lớp làm bài vào sách.
99
75
64
48
1
25
36
52
- Nhận xét chữa bài.
100
100
100
100
Bài 2: Tính nhẩm
- HS tự nhẩm và làm theo mẫu.
- GV ghi phép tính mẫu lên bảng, hướng dẫn HS làm theo mẫu.
- Nhận xét chữa bài.
60 + 40 = 100
80 + 20 = 100
30 + 70 = 100
90 + 10 = 100
50 + 50 = 100
Bài 3: Số
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Vài HS nêu
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào sách
 + 12 + 30
58 70 100
 + 15 - 20
35 50 100
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán về nhiều hơn
- Có mấy cách tóm tắt.
- Có 2 cách.
- Yêu cầu 2 em lên tóm tắt. Mỗi em tóm tắt một cách.
Tóm tắt:
Sáng bán : 58kg
Chiều bán hơn sáng: 15kg
Chiều bán :kg?
- GV nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Buổi chiều cửa hàng bán là:
85+15=100 (kg)
Đáp số: 100kg đường.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ.
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 16:
Bàn tay dịu dàng
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe – viết đúng một đoạn của bài bàn tay dịu dàng; biết viết hoa chữ đầu tên đầu bài, đầu câu và tên riêng của người. Trình bày đúng lời của An. (gạch ngang đầu câu, lùi vào 1 ô).
2. Luyện viết đúng các tiếng có ao/au; r/d/gi,uôn / uông
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết: xấu hổ, trèo cao, con dao, giao bài tập.
- Cả lớp viết bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài chính tả 1 lần.
- 2 HS đọc lại bài.
- An buồn bã nói với thầy giáo điều gì ?
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo thế nào ?
- Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay, nhẹ nhàng, đầy trìu mến, yêu thương.
- Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ?
- Chữ đầu câu và tên của bạn An.
- Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết lùi vào 1 ô.
- Viết tiếng khó
- HS viết bảng con.
2.2. GV đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
2.3. Chấm – chữa bài.
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au
- 3 nhóm ghi thi tiếp sức.
*VD: bao, bào, báo, bảo
 cao, dao, cạo
*VD: cháu, rau, mau
Bài 3: (Lựa chọn)
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào SGK
a. Đặt câu để phân biệt các tiếng sau: da, ra, gia.
- Nhận xét, chữa bài.
a. - Da dẻ cậu ấy thật hồng hào. 
 - Hồng đã ra ngoài từ sớm.
 - Gia đình em rất hạnh phúc.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
Âm nhạc
Tiết 8:
ôn tập ba bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, múa vui. 
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp với gỗ đệm hoặc vận động phụ hoạ.
- Biết phân biệt âm thanh, cao, thấp, dài, ngắn. 
II. chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
1. Ôn tập bài hát Thật là hay.
- Hát tập thể.
- Cả lớp hát tập thể.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Gọi 1 số HS lên múa.
- HS lần luượt hát kết hợp gõ đệm theo nhịp tiết tấu.
- Yêu cầu hát thầm, tay gõ tiết tấu theo lời ca.
- HS thực hiện. 
2. Ôn tập bài hát: Xoè hoa
- Yêu cầu cả lớp hát tập thể 
- HS thực hiện 
- Hát kết hợp động tác múa đơn giản.
- 1 số nhóm lên thực hiện 
- Hát thầm tay gõ theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh thực hiện
3. Ôn tập bài hát: Múa vui
- Cả lớp ôn bài hát múa vui 
- Cả lớp hát tập thể 
- Hát kết hợp với vận động phụ họa
- HS thực hiện.
 Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao thấp dài ngắn.
- GV thể hiện giọng hát các âm cao-thấp, dài - ngắn.
- Cả lớp hát tập thể.
- HS nghe phân biệt.
 Hoạt động 3: nghe nhạc
- Cho HS nghe băng trích nhạc không lời.
- Cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã được ôn.
- HS thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập hát cho thuộc.
Sinh hoạt lớp
Tiết 8:
Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần
Trường Tiểu học Tả Van 
Giáo án lớp 2- Trần Văn Toán
Ngày soạn: 6/10/2008
Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Toán
Luyện Tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố các công thức cộng qua 10 ( trong phạm vi 20) đã học dạng 9+5; 8+5; 7+5; 6+5
- Rèn kỹ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình
ii.đồ dùng dạy học :
_Phiếu bài tập bài 2;3
_Bảng phụ bài 4
 iii.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- Nêu cách đặt tính
36 + 18
24 + 19
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Bài 1: Nêu yêu cầu:
- Tính nhẩm
Thuộc các công thức cộng qua 10 trong phạm vi 20.
 - Miệng
6+5=11
6+6=12
6+7=13
6+8=14
5+6=11
6+10=16
7+6=13
6+9=15
- GV nhận xét.
8+6=14
9+6=15
6+4=10
4+6=10
Bài 2: Củng cố tính tổng 2 số hạng đã biết.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng.
Số hạng
26
17
38
26
15
Số hạng
5
36
16
9
36
Tổng
31
53
54
35
51
Bài 3: Số 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
Hướng dẫn HS làm: Chẳng hạn 5+6=11 viết 11, 11+6=17, viết 17
- HS làm phiếu 
- GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu đề
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhìn tóm tắt nêu đề toán.
Bài giải:
- Nêu kế hoạch giải.
- 1 em lên giải.
- GV nhận xét.
Số cây đội 2 trồng được là:
46 + 5 = 51 (cây)
Đáp số: 51 cây
Bài 5: Gợi ý nên đánh số vào hình rồi đếm.
- Có 3 hình tam giác là: H1, H3, H1+2+3.
- Nhận xét chữa bài.
- Có 3 hình tứ giác: H2, H(2, 3), H(1, 2).
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc