Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 21

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 21

ÔN : LUYỆN ĐỌC

THÔNG BÁO CỦA THƯ VIỆN VƯỜN CHIM.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Ôn bài tập đọc : Thông báo của thư viện vườn chim.

2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết nên đến thư viện trường để tham khảo sách rất có ích cho việc học.

II/ CHUẨN BỊ :

Hệ thống câu hỏi.

Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 16 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
ÔN : LUYỆN ĐỌC
THÔNG BÁO CỦA THƯ VIỆN VƯỜN CHIM.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn bài tập đọc : Thông báo của thư viện vườn chim.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết nên đến thư viện trường để tham khảo sách rất có ích cho việc học.
II/ CHUẨN BỊ :
Hệ thống câu hỏi.
Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài với giọng tươi vui , nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
-Hướng dẫn ôn bài tập đọc : Thông báo của thư viện vườn chim.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc từng câu :
-Đọc theo nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố luyện từ và câu. Biết đặt câu hỏi với cụm từ ở đâu ?
1.Đặt câu hỏi với cụm từ ở đâu ?
-Mỗi sáng chị em đón xe buýt trước chợ Gò Vấp .
-Em mua quyển toán tại nhà sách Phú Nhuận.
-Bố em rửa xe tại cây xăng Tân Định.
-Mẹ em thường đi mua sắm tại siêu thị.
-Nhận xét.
2.Nêu tên 5 loài chim mà em biết.
-Chấm điểm nhận xét.
Dặn dò- Tập đọc bài.
-Vài em nhắc tựa bài.
-Đọc thầm.-1 em giỏi đọc toàn bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-Từng em trong nhóm đọc.
-Nhóm cử đại diện lên thi đọc .
1.Đặt câu hỏi .
+ Chị em đón xe buýt ở đâu ?
+ Em mua quyển toán ở đâu ?
+ Bố em rửa xe ở đâu ?
+ Mẹ em thường đi mua sắm ở đâu ?
2. Tên 5 loài chim : Sơn ca, chim én, chim bồ câu, chim sẻ, chim oanh.
-Hoàn chỉnh bài tập về nhà.
Tuần 21 
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Thể dục.
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG, HAI TAY CHỐNG HÔNG
 (DANG NGANG) – TRÒ CHƠI “NHẢY Ô”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức Học đi theo vạch kẻ thẳng, đi tay chống hông (dang ngang). Ôn trò chơi “Nhảy ô”
2.Kĩ năng : Biết và thực hiện đúng trò chơi một cách nhịp nhàng.
3.Thái độ : Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi .
II/ CHUẨN BỊ :
Vệ sinh sân tập, còi.
Tập họp hàng nhanh.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Phần mở đầu : 
-Phổ biến nội dung : 
-Giáo viên theo dõi.
-Nhận xét.
2.Phần cơ bản :
Mục tiêu : Ôn đứng hai chân rộng bằng vai, hai bàn chân thẳng hướng phía trước thực hiện các động tác tay.
-Giáo viên làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập theo (lần 1-2).
-Chú ý : trọng tâm ở tư thế đặt bàn chân theo vạch kẻ
-Giáo viên sửa tư thế của hai bàn chân đặt theo vạch kẻ.
-Nhắc nhở HS : đưa tay tay dang ngang và đi thẳng hướng.
-Chia nhóm thi một trong hai động tác trên.
-Nhận xét xem nhóm nào có nhiều người đi đúng.
-Trò chơi “Nhảy ô” (SGV/ tr 97).
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học
-Tập họp hàng.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70-80m, sau đó đi theo vòng tròn.
-Xoay một số khớp cổ chân, đầu gối, vai, hông.
-Ôn một số động tác của bài thể dục.
-Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (2-3 lần).
-Cán sự lớp điều khiển (tập 1-2 lần),
-Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang (2-3 lần).
-Chia 2 nhóm thi : Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang hoặc hai tay chống hông.
-Ôn trò chơi “Nhảy ô” (6-8 phút)
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc, vỗ tay hát
-Cúi người.
-Nhảy thả lỏng .
Tuần 21 Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Hát Nhạc
HỌC BÀI HÁT “HOA LÁ MÙA XUÂN”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Qua bài hát các em cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
 2.Kĩ năng : Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
 3.Thái độ : Yêu thích âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ :
Thuộc bài hát “Hoa lá mùa xuân” băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ.
Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Dạy bài hát “Hoa lá mùa xuân”
Mục tiêu : Các em biết hát đúng giai điệu và thuộc lời cabài “Hoa lá mùa xuân”
-Gợi ý giới thiêu : Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá tốt tươi, vạn vật rung rinh sau những ngày đông lạnh giá, Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác 
bài hát “Hoa lá mùa xuân” để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
GV hát mẫu hoặc cho học sinh nghe băng nhạc.
-Đọc lời ca và tiết tấu câu hát.
-Dạy hát từng câu.
-Em có nhận xét gì về giai điệu của câu hát ?
-Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Tập hát vỗ tay theo tiết tấu.
Mục tiêu : Biết hát vỗ tay theo nhạc cụ.
-Tập cho học sinh hát và đệm theo tiết tấu lời ca. 
-Nhận xét.
Dặn dò – Tập hát lại bài.
-Lắng nghe.
-1 em đọc lại lời ca.
-Hát từng câu cho đến hết.
-Câu hát thứ nhất và câu hát thứ ba, câu hát thứ hai và câu hát thứ tư giống nhau. Riêng câu 4 có khác một chút ở cuối câu.
-Tập hát gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
-Học sinh đứng hát và chuyển động nhẹ nhàng.
-Tập hát lại bài.
Tuần 21
Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Hoạt động tập thể.
SINH HOẠT TRÒ CHƠI.
LT&C : TÌM “KẺ TRÚ ẨN”
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Mở rộng vốn từ tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng qan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi.
3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng đính.
Phấn bảng, giấy bút.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1: Trò chơi Tìm “Kẻ trú ẩn”
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ , tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
-Giáo viên yêu cầu chia nhóm.
-Hướng dẫn luật chơi : Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là “kẻ trú ẩn”) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị trong 5 phút nhóm nào tìm được đủ số lượng đồ vật là nhóm đoạt giải nhất.
-Trực quan : Tranh. Phát giấy bút.
-Chấm điểm nhóm, nhận xét.
Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Hoa lá mùa xuân.
Mục tiêu : Ôn tập bài hát “Hoa lá mùa xuân” đúng nhịp, lời ca.
-Giới thiệu bài hát : Giáo viên đọc lời của bài hát (SGK/ tr 19). Giáo viên hát mẫu .
-Hướng dẫn hát từng câu cho đến hết.
Dặn dò- Tập hát lại bài.
-Chia 4 nhóm tham gia trò chơi :Tìm “Kẻ trú ẩn”.
-Đại diện nhóm nhận giấy bút.
-Các nhóm tìm từ và ghi ra giấy.
-Hoa lá mùa xuân. Nhạc và lời : Hoàng Hà.
-1 em đọc lại. Học sinh hát theo.
-Đồng ca, đơn ca.
-Hát kết hợp vỗ tay.
-Đồng ca lại toàn bài/ 2 lần.
-Tập hát đúng nhịp bài hát.
Tuân21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Môn : Mỹ thuật 
TẬP NẶN – TẠO DÁNG TỰ DO.
NẶN HOẶC VẼ DÁNG NGƯỜI .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : HS tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay).
2.Kĩ năng : Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người.
3.Thái độ : Nặn hoặc vẽ được dáng người.
II/ CHUẨN BỊ : 
-Aûnh các hình dáng người. Tranh vẽ ngươì. Hình hướng dẫn cách vẽ. Đất nặn.
•-Một số bài vẽ của học sinh.
-Vở vẽ, nháp, bút chì, màu vẽ. Đất nặn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát nhận xét các bộ phận chính của con người.
-Giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý để học sinh nhận xét về các bộ phận của con ngươì.
+ Đầu.
+ Mình.
+Chân tay.
Hoạt động 2 : Cách nặn cách vẽ.
Mục tiêu : Biết cách nặn hoặc vẽ hình dáng người.
-GV hướng dẫn cách nặn.
-Dùng đất hướng dẫn HS tập nặn : đầu, mình, chân tay. Ghép dính các bộ phận thành hình người : đứng, đi, ngồi, chạy, nhảy.
-GV hướng dẫn HS cách vẽ.
-Phác nét hình người lên bảng : đầu, mình, tay chân theo dáng : đi, đứng, ngồi, chạy nhảy.
-Vẽ thêm các chi tiết : đá bóng, nhảy dây ..
-Gợi ý cho học sinh cách tô màu.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cách nặn hoặc vẽ hình dáng người.
-GV cho học sinh xem một số bài vẽ về đề tài này.
-GV quan sát và gợi ý học sinh vẽ hoặc nặn.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
 Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ cái túi xách.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát. Nêu nhận xét dáng người khi hoạt động :
-Đứng nghiêm : đứng và giơ tay
-Đi tay chân thay đổi phù hợp với tư thế.
-Quan sát.
-Quan sát.
-Học sinh nặn hình dáng người theo ý thích.
-Nặn thêm một số hình phụ : cây, quả bóng, nhà ..
-Học sinh tự do làm bài.
+Vẽ cá nhân.
-Hoàn thành bài vẽ.
-Tiếp tục làm bài ở nhà.
Tuần 21
Tuần 21 (chiều)
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ :
VÈ CHIM
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Vè chim.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
Hệ thống câu hỏi.
Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : Đầu bài và cả bài vè.
 Hỏi đáp : 
-Tìm tên các loài chim được kể trong bài ?-Tìm những từ ngữ : để gọi các loài chim, để tả đặc 
điểm các loài chim ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
 Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Vè chim.
-1 em đọc lại.
-Gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
-Em sáo, câu chìa vôi.
-Hay mách lẻo, hay nhặt lân la .
-Viết bảng :liếu điếu , nghịch tếu. nhấp nhem, thím khách.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Hoạt động tập thể.
QUYỀN TRẺ EM
 Chủ đề 5 : Ý KIẾN CỦA TÔI CŨNG QUAN TRỌNG.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Giúp học sinh tiếp thu được : quyền nói lên ý kiến xây dựng riêng của mình.
2.Kĩ năng :
 -Tạo cho học sinh ý thức tự tin, thái độ mạnh dạn khi nói lên ý kiến của mình
3.Thái độ : Giáo dục học sinh cần có thái độ thẳng thắn trung thực khi nêu lên ý kiến và ý kiến đó phải phù hợp với thực tế của gia đình và xã hội. Giúp học sinh biết tôn trọng ý kiến người khác, tham gia tích cực hơn trong việc quan hệ với mọi người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng ghi điều 12-15 của công ước. Tranh rời.
 Bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Trái đất này là của chúng mình”
Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1.Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
-Trực quan : Tranh . Trẻ đang phát biểu trước tập thể.
-Nội dung tranh nói gì ?
2. Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 4, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 5 : Ý kiến của tôi cũng quan trọng
Hoạt động 1 Trò chơi – Tôi sẽ nói.
Mục tiêu : Biết chơi trò chơi – Tôi sẽ nói.
-GV hướng dẫn luật chơi : Lần lượt mỗi em phải diễn tả bằng lời điều mà chúng ta sẽ nói trong 1 tình huống đời thường.
-Gợi mở một vài tình huống cho học sinh nghe.
-Xin phép ra ngoài chơi.
-Hỏi mượn đồ dùng học tập.
-Xin phép thầy/cô ra ngoài.
-Em nêu nhận xét bổ sung : 
+ Quan điểm riêng trong từng tình huống của bạn có hợp lí không ?
+ Ngôn ngữ phát biểu của bạn có thể hiện nếp 
sống văn minh không ?
-Truyền đạt : Vì lí do này từ lúc còn rất nhỏ trẻ em luôn được khuyến khích để diễn đạt điều các em cảm nghĩ và những ý tưởng, cùng cảm nghĩ của các em phải được tôn trọng.
-Qua ý kiến trình bày và bổ sung thì ý kiến nào cũng quan trọng. Tuy nhiên những ý kiến đúng thì nghe theo những ý kiến sai phải sửa lại. Vậy trẻ em và thanh thiếu niên có quyền hình thành quan điểm riêng của mình, tự do phát biểu và quan điểm của các em được tôn trọng. Đây là điều 12 trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
-Treo bảng Công ước về Quyền trẻ em.
Hoạt động 2 : Chọn tranh.
Mục tiêu : Biết quan sát tranh trả lời đúng câu hỏi.
-Hướng dẫn học nhóm.
-Sử dụng tranh rời trong tài liệu Quyền trẻ em.
-GV đưa câu hỏi :
-Ở nhà cũng như ở trường, trong việc kết bạn các em có bị bắt buộc không ?
-Giáo viên chốt ý : Ngoài quyền được nêu quan điểm riêng ở trên , trẻ em thanh thiếu niên còn có quyền tự do kết giao và quyền tổ chức hội họp trong sự ôn hòa. Đó là điều 15 trong Công ước Quyền trẻ em.
-Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể và danh dự nhân phẩm, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Củng cố : Giáo dục học sinh : Biết nêu quan điểm đúng, tôn trọng những người xung quanh thể hiện qua lời nói và lắng nghe ý kiến người khác tạo mối quan hệ tốt trong sự kết giao.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Trái đất này là của chúng mình ”.
-Quan sát.
-2-3 em nêu quan điểm của mình về nội dung tranh.
-1 em nhắc tựa bài.
-Học sinh nêu tình huống
-Đi dự sinh nhật bạn.
-Sẽ đi ra ngoài mua giấy bao (đồ dùng học tập),
-Ra ngoài mua sách báo.
-Chơi trò chơi điện tử.
-HS nêu nhận xét bổ sung.
+ Hợp lí, thể hiện tốt nếp sống văn minh.
-1 em nhắc lại .
-Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-Hát bài “cả nhà thương nhau”
- Học nhóm.
-Mỗi nhóm nhận 6 tranh.
-HS chọn tranh cho 2 nội dung 
+ Tự do phát biểu.
+ Tự do chọn bạn.
-Nhóm thảo luận trình bày .
-Đại diện nhóm trình bày. Qua tranh đãõ thể hiện được quyền tự do phát biểu quan điểm riêng của mình.
-Hát bài “Vui đến trường”
-Xem lại nội dung bài.
Tuần 21 Tuần 21
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Hoạt động tập thể 
 Tiết 2 : SINH HOẠT VUI CHƠI : 
 TRÒ CHƠI - LT&C : “TÌM NHANH TỪ ĐỒNG NGHĨA”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa, làm giàu vốn từ cho học sinh.
2.Kĩ năng : Luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh tay.
3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng đính, phấn, bảng .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm nhanh từ đồng nghĩa”
Mục tiêu : Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa, làm giàu vốn từ cho học sinh.
-Giáo viên yêu cầu chia nhóm.
-Phát giấy bút cho nhóm.
Dựa vào chủ đề Học tập, trong khoảng thời gian 5 phút, mỗi nhóm cố gắng tìm thật nhiều từ đồng nghĩa và ghi vào giấy đã ghi sẵn tên nhóm, sau đó lên dán bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
-Học hành, chăm chỉ, dạy dỗ, phấn khởi.
-Bài vở, chú ý, cây viết, lễ độ.
-Sáng dạ, kiên trì, quyển tập, nghe lời.
-Cục gôm, gật đầu, lo âu, bận việc.
-Chấm điểm nhóm, nhận xét.
Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Trên con đường đến trường/ tiếp.
Mục tiêu : Ôn tập bài hát “Trên con đường đến trường” đúng nhịp, lời ca.
-Giới thiệu bài hát : Giáo viên đọc lời của bài hát (SGK/ tr 17). Giáo viên hát mẫu .
-HD hát từng câu cho đến hết.
Dặn dò- Tập hát lại bài.
-Chia 4 nhóm.
-Đại diện nhóm nhận giấy bút.
+ Học tập, siêng năng, giảng dạy,vui vẻ
+ Bài tập, chăm chú, bút, lễ phép.
+Thông minh, kiên nhẫn, vở, vâng lời.
+ Cái tẩy, đồng ý, lo lắng, bận rộn.
-Nhận xét.
-Trên con đường đến trường. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu.
-1 em đọc lại. Học sinh hát theo.
-Đồng ca, đơn ca.
-Hát kết hợp vỗ tay.
-Đồng ca lại toàn bài/ 2 lần.
-Tập hát đúng nhịp bài hát.
giấy bút.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Thứ .. ngày. tháng ..năm 
Môn : Kĩ thuật
Tiết 1: GẤP, CẮT DÁN PHONG BÌ
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh biết gấp, cắt, dán phong bì.
2.Kĩ năng : Gấp, cắt, dán được phong bì.
3.Thái độ : Thích làm phong bì để sử dụng.
II/ CHUẨN BỊ :
•- Phong bì mẫu. Mẫu thiệp chúc mừng.
•- Quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
 -Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. 
 -Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Bài cũ : Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Thiệp chúc mừng.
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt trang trí.
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu : Học sinh biết quan sát, nhận xét cách gấp, cắt, dán phong bì.
-Mẫu.
-Phong bì có hình gì ?
-Mặt trước mặt sau của phong bì như thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn mẫu.
-Trực quan : Quy trình gấp , cắt, dán phong bì.
-Bước 1 : Gấp phong bì.
-Bước 2 : Cắt phong bì.
-Bước 3 : Dán thành phong bì.
-Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
-Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Cắt gấp trang trí thiệp chúc mừng.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
 -Gấp, cắt, dán phong bì.
-Quan sát.
-Hình chữ nhật.
-Mặt trước ghi “người gửi”, “người nhận”.
-Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiệp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán nốt cạnh còn lại.
-Theo dõi .
-Thực hành.
Bước 1 : Gấp phong bì.
Bước 2 : Cắt phong bì.
Bước 3 : Dán thành phong bì.
-Hoàn thành và dán vở.
-Đem đủ đồ dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 21(5).doc