Bài soạn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009

Bài soạn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.

 - Hiểu nội dung:Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan,biết giúp đỡ bạn

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ có vần khó.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ,bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Tuần 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
MÔN: TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.
 - Hiểu nội dung:Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan,biết giúp đỡ bạn
Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ có vần khó.
Ngắt nghỉ hơi đúng ,bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) :Trên chiếc bè
HS đọc bài, trả lời câu hỏi.1, 2 trong SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. 
Đoạn 1:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Hồi hộp
 Đoạn 2:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Loay hoay
+ Quyết định
Đoạn 3:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Ngạc nhiên
v Hoạt động 2: Luyện đọc
Ngắt câu dài
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/
Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
Luyện đọc bài
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
GV tổ chức cho từng nhóm HS thi đua.
 - Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 2 HS đọc và trả lời 
- Luyện đọc nối tiếp
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- Bút mực, sung sướng, buồn
à không yên lòng, chờ đợi 1 điều sắp sảy ra.
- HS đọc đoạn 2
- Nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay.
à không biết nên làm thế nào
à dứt khoát chọn 1 cách.
- HS đọc đoạn 3
- Giúp đỡ, tiếc, lọ mực
à lấy làm lạ.
- Hoạt động cá nhân.
- HS đọc nhóm 4
- HS đại diện lên thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
MÔN: TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC (tt)
I. Mục tiêu: (Tiết 1)
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu giao việc. Bảng phụ: câu, đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’) Tiết 1
Cho HS đọc câu, đoạn.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết 2.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
GV giao việc cho từng nhóm.
Đoạn 1:
 - Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?(HS giỏi)
 Đoạn 2:
 - Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
 - Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Đoạn 3:
- Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
- Tại sao cô giáo khen Mai?
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 
Lưu ý về giọng điệu.
GV uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn dò (5’)
 - GV cho HS đọc theo phân vai.
 -Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
 - Nhận xét tiết học.
Đọc lại bài thật diễn cảm.
Chuẩn bị: Mục lục sách.
- Hát
- HS đọc.
- Hoạt động nhóm
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1,2
- Trả lời
- HS đọc đoạn 2
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- HS đọc đoạn 3
- Mai thấy tiếc nhưng rồi vẫn cho Lan mượn.Hôm khác viết cũng được 
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- HS đọc.
MÔN: TOÁN
38 +25
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 38 + 25 
- Củng cố phép tính trên số đo độ dài và giải toán.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh 2 số 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng có nhớ 
3. Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán (5 bó que tính và 13 que tính), bảng cài, hình vẽ
HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 28 + 5
- HS đọc bảng cộng công thức 8 cộng với 1 số.
HS thực hiện .
 18	 79	 19	 40	 29	 88	
 + 3	 + 2	 + 4	 + 6	 + 7	 + 8
GV cùng HS nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Học dạng toán 38 + 25
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép 38 + 25.
GV nêu đề toán có 28 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
 - GV nhận xét, hướng dẫn tương tự các tiết
 - GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
 HS nhận xét 
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:(bỏ cột 4,5)
-Nêu yêu cầu đề bài?
-GV đọc cho HS tính dọc.
 - GV hướng dẫn uốn nắn sửa chữa. Phân biệt phép cộng có nhớ và không nhớ.
.
v Hoạt động 3: Giải toán
Bài 3:
- Đọc đề bài?
- Để tìm đoạn đường con kiến đi ta làm thế nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét, tuyên dương.
Làm bài 4.
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
 - HS đọc
 - 3 HS lên bảng, mỗi em thực hiện 2 phéptính
- Hoạt động lớp
à ĐDDH: Bộ thực hành Toán
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả .
- 1 HS trình bày.
- Hoạt động cá nhân.
- HS làm bảng con
- Tính
- HS làm vở cột 1,2,3
.
- HS đọc.
- Lấy độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC: 28 + 34 = 62 (dm)	
Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2009
MÔN: KỂ CHUYỆN
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Dựa vào tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện đã học.
2. Kỹ năng: HS giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
3. Thái độ: Kể lại câu chuyện theo diễn đạt của HS.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh + Nội dung câu hỏi.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bím tóc đuôi sam
HS kể lại chuyện.
GV nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể đoạn 1, 2
Tranh 1:
Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
GVcho HS nhận xét.
Tranh 2:
Lan khóc vì quên bút ở nhà.
GV cho HS nhận xét.
v Hoạt động 2: Kể lại đoạn 3, 4
Tranh 3:
Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
 Nhận xét.
Tranh 4:
Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai.
v Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Nêu yêu cầu
GV cho HS nhận vai
 - GV lưu ý: Sự phối hợp giữa các nhân vật.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì?
Tập kể lại chuyện Chuẩn bị : Mẩu giấy vụn 
- Hát
- HS thực hiện.
- Hoạt động theo nhóm 2.
-Kể đoạn 1, 2 câu chuyện bằng lời của em
- 2 HS thảo luận trình bày. 
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động nhóm.
- Dựa theo gợi ý bài đọc, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét.
- Kể lại đoạn 3, 4 câu chuyện.
- HS thi đua kể chuyện
- Lớp nhận xét.
- Phân vai, dựng lại câu chuyện
- HS kể lại chuyện.
- Lớp nhận xét
- Phải giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn.
MÔN: CHÍNH TẢ
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài.
Luyện qui tắc viết chính tả về nguyên âm đôi ia/ ya. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn.
2. Kỹ năng: Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.
3. Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả.Bảng cài, bút dạ.
HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Trên chiếc bè
2 HS viết bảng lớp 
Dạy dỗ – ăn giỗ, dòng sông – ròng rã, dân làng – dâng lên.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Viết bài “Chiếc bút mực”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
-GV đọc đoạn chép trên bảng
-Trong lớp ai còn phải viết bút chì?
-Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc?
-Ai đã cho Lan mượn bút?
-Hướng dẫn nhận xét chính tả.
-Những chữ nào phải viết hoa?
-Đoạn văn có những dấu câu nào?
- Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
-GVtheo dõi uốn nắn.
GV chấm sơ bộ
v Hoạt động 2: Làm bài tập
Nêu yêu cầu bài 2
Nêu yêu cầu bài 3
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-GV nhận xét, khen ngợi những HS chép bài sạch, đẹp.
-HS chép chính tả chưa đạt chép lại
-Sửa lỗi chính tả.
-Chuẩn bị: “Cái trống trường em”
- Hát
- HS viết bảng con
- Mai, Lan
- Lan quên bút ở nhà
- Bạn Mai
- Những chữ đầu bài, đầu dòng, đầu câu, tên người
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS viết bảng con: viết, bút mực, oà khóc, hóa ra, mượn.
- HS viết bài vào vở.
- HS sửa bài
- Điền ia hay ya vào chỗ trống
- HS 2 đội thi đua điền trên bảng. 
- Tìm những tiếng có âm đầu l/n
- HS làm bài.
- Lớp nhận xét 
MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS.
Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng: 8 + 5, 28 + 5, 38 + 25 (cộng qua 10 có nhớ dạng tính viết)
Củng cố giải toán có lời văn (Dựa theo tóm tắt).
2. Kỹ năng: Tính toán nhanh nhẹn, đặt tính đúng.
3. Thái độ: Hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ
HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 38 + 25
HS sửa bài 4
8 + 4 < 8 + 5	18 + 8 < 19 + 9
9 + 8 = 8 + 9	18 + 9 = 19 + 8
- Lớp nhận xét sửa bài.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Củng cố kiến thức qua tiết luyện tập.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Làm bài tập
Bài 1:
 - Nêu yêu cầu đề bài.
 - GV cho HS sử dụng bảng “8 cộng với 1 số” để làm tính nhẩm.
Bài 2:
 - Nêu yêu cầu đề bài?
 -GV hướng dẫn, uốn nắn, chú ý cách đặt tính
v Hoạt động 2: Giải toán
Bài 3:
Để tìm số kẹo cả 2 gói ta làm sao?
GV hướng dẫn tóm tắt
Kẹo chanh	: 28 cái
Kẹo dừa	: 26 cái
Cả 2 gói 	 ? cái 
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
- GV cho HS thi đua đọc lại bẩng cộng 
Chuẩn bị: Hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Hát
- HS thực hiện
à ĐDDH: Bộ thực hành Toán
- Tính nhẩm, mỗi em trình bày 1 cột
 38	 48	 68	
	+15	+24	 +13
	 53	 72	 81....
- HS sửa bài.
à ĐDDH: Bảng phụ
- HS đọc đề.
- Làm tính cộng.
- Cả 2 gói kẹo có.
	28 + 26 = 54 (cái)
	Đáp số: 54 cái
Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2009
MÔN: TẬP ĐỌC
MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài
Các từ ngữ mới
Bước đầu biết xem mục lục sách để tra cứu
2. Kỹ năng: Đọc đúng các âm, vần khó.
Biết đọc 1 văn bản có tính liệt kê, 
3. Thái độ: Hiểu được mục lục sách để dễ tra tên bài
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chiếc bút mực
HS đọc bài + TLCH
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu
- Nêu những từ khó phát âm?
- Nêu những từ khó hiểu?
*Luyện đọc từng mục
-GV ghi bảng mục 1 hướng dẫn HS theo cách đọc.
-VD: Một, Quang Dũng. Mùa quả  ... n các cơ quan tiêu hóa vào hình vẽ cho phù hợp.
GV theo dõi và giúp đỡ HS.
Bước 2:
 Bước 3:
GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa.
GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiêu hóa thức ăn.
- Hát
- Chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin. Các thức ăn tốt cho xương và cơ: thịt, trứng, cơm, rau
 -Vận động thể thao
 - HS lắng nghe.
 - HS thực hiện.
- Thảo luận theo nhóm
- HS quan sát.
- Các nhóm làm việc.
- HS quan sát.
- HS lên bảng:
Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Các nhóm làm việc.
- Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí được quy định trên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi ntn .Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
2. Kỹ năng: Biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
3. Thái độ:Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận
HS: Dụng cụ, SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành
Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng ntn? Cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
-Treo tranh minh họa.
-Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
- Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
-Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
-
Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
-GV đọc (kể ) câu chuyện.
-Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
-Kết luậncủa GV
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Thực hành: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Hát
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
- Khi làm những việc có lỗi.
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
 Chẳng hạn:
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
 2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện.
-HS các nhóm thảo luận để TLCH:
Chẳng hạn:
1. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền, đẹp.
2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm, nhiều khi cần lại không thấy đâu. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Chia nhóm, phân công 
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
MÔN: TẬP LÀM VĂN
ĐẶT TÊN CHO BÀI – TRẢ LỜI CÂU HỎI
LẬP MỤC LỤC DANH SÁCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Dựa vào tranh vẽ, trả lời câu hỏi rõ ràng, đúng ý.Bước đầu biết tổ chức các thành bài. Biết đặt tên cho bài.
2. Kỹ năng: Biết đọc mục lục một tuần học, ghi được tên các bài trong tuần đó
3. Thái độ: Tính sáng tạo
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, SGK.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cám ơn, xin lỗi
HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam)
Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà.
1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai.
GV nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động: (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài?
GV cho HS quan sát tranh và thảo luận.
 - Bạn trai đang làm gì?
Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
Bạn gái nhận xét thế nào?
2 bạn làm gì?
Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện.
 Bài 2: Đặt tên cho câu chuyện
 GV cho HS thảo luận và đặt tên
 GV nhận xét.
.v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Bài 3:
 - Nêu yêu cầu?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”
Chuẩn bị: Lập mục lục sách.
- Hát
- HS nêu.
- HS nêu.
- Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận theo đôi 1
- HS trình bày
- Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học.
- Bạn xem hình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường là không đẹp.
- Quét vôi lại bức tường cho sạch.
- HS nêu: 
- Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả.
- Không vẽ bậy lên tường.
- Bức vẽ
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Hoạt động cá nhân.
- Viết mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 6.
- HS viết mục lục.
MÔN: CHÍNH TẢ
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe viết chính xác,trình bày đúng 2 khổ thơ đầu
2. Kỹ năng: Biết cách viết 1 bài thơ 4 tiếng: viết cân đối giữa trang, viết hoa chữ đầu mỗi dòng
Lựa chọn đúng i hay iê, en hay eng, để điền vào chỗ trống.
Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu đơn giản
 3. Thái độ: Tính cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ trống, xem cái trống là bạn đồng hành với mình.
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ
HS:Vở, bảng con
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’):Đọc các từ:đêm khuya, cây mía, xẻng, khen 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay viết chính tả bài: Cái trống trường em.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
GV đọc bài viết củng cố nội dung.
Bạn HS nói với cái trống trường ntn?
Bạn HS nói về cái trống trường ntn?
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
Đếm các dấu câu có trong bài chính tả.
Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa
GV quan sát hướng dẫn.
 - GV đọc cho HS viết
GV theo dõi uốn nắn sửa chữa.
GV chấm sơ bộ.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống-Thi 2 dãy nối tiếp 
i / iê
en / eng
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
HS viết bài chính tả chưa đạt viết lại.
Thi đua tìm từ: n/l, en/eng, im/iêm.
Chuẩn bị: Mẩu giấy vụn.
- Hát
- HS thực hiện bảng con.
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- Như nói với người bạn thân thiết.
- Như nói về 1 con người biết nghĩ, biết buồn, biết vui mừng.
- 2 dấu câu: dấu chấm và dấu hỏi
- 8 chữ đầu câu.
- HS nêu những từ khó, viết bảng con: Nghiêng, ngẫm nghĩ, suốt, tưng bừng.
- HS viết bài.
- HS sửa bài.
- Hoạt động cá nhân
-HS tự làm vào vở
- Chim, chiều, tìm
- chen, leng keng
MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau
2. Kỹ năng: Rèn làm tính nhanh, đặt lời văn phù hợp
3. Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước, que tính.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bài về toán nhiều hơn ít hơn
HS lên giải toán, lớp làm bảng con phép tính.
Nam	: 8 quyển vở
Hà hơn Nam	: 2 quyển vở
Hà	:quyển vở?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Tóm tắt
Cốc 	 : 6 bút
Hộp nhiều hơn: 2 bút
Hộp	 : bút?
Muốn tìm số bút trong hộp ta làm ntn?
 -GV nhận xét
 Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài 2.
.
Để tìm số bưu ảnh Bình có ta làm ntn?
GV nhận xét
Bài 3(Bỏ)
v Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng
Bài 4:
Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì?
Dựa vào đâu để tìm đoạn CD?
Làm cách nào để tìm đoạn CD?
GV cho HS tính và vẽ
GV nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt
Lan	: 9 tuổi
Mẹ hơn Lan	: 24 tuổi
Mẹ	:tuổi?
GVnhận xét
Xem lại bài
Chuẩn bị: 7 cộng với 1số.
- Hát
- HS thực hiện.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luật trình bày.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- Lấy 1 cốc đựng 6 bút chì
- Lấy 1 hộp bút. Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc 2 bút. Hỏi trong hộp có mấy bút?
- Lấy số bút trong cốc cộng cho 2
- 6 + 2 = 8 (bút)
- HS làm bài sửa bài.
- HS lên trình bày nội dung bài toán dựa vào tóm tắt.
- An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn Anh 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có mấy bưu ảnh?
	11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
- Lấy bưu ảnh An có cộng số bưu ảnh Bình có nhiều hơn?
- HS làm bài sửa bài
- HS trình bày tóm tắt cách thực hành.
- HS làm bài.
à Tìm chiều dài đoạn CD
- Dựa vào đoạn AB
- Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD.
- HS làm bài, sửa bài.
- 2 đội thi đua giải nhanh.
 Số tuổi của mẹ là:
 24 + 9 = 33 ( tuổi )
 Đáp số: 33 tuổi.
SINH HOẠT LỚP: 
TUẦN 5
I. Mục tiêu:-Đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong tuần qua.
 -Nêu công việc tuần đến .
	 -Giúp HS có ý thức sinh hoạt và học tập có nền nếp đúng kế hoạch .
II. Chuẩn bị : -Các tổ tổng kết tình hình của tổ
	 -GV: có kế hoạch tuần tới 
III. Tiến hành: 1. Giới thiệu tiết sinh hoạt
2. Các tổ báo cáo các hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập, nề nếp thể dục, sắp hàng ra vào lớp, chuyên cần, trật tự lớp học 
 3. GV nhận xét chung - Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại 
	 4. Xếp thi đua giữa các tổ 
	 5. Kế hoạch tuần tới : 
 - Ổn định nề nếp ra về theo cổng chính
	 -HD HS viết tốt luyện chữ
	 -Tổng kết bảo hiểm
	 -Triển khai chuyên hiệu 
 6.Văn nghệ - Kết thúc tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 5(1).doc