Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 đến 5

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 đến 5

TUẦN 1

Toán

Ôn tập các số đến 100

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Củng cố về:

 - Viết các số từ 0 đến 100, xếp thứ tự của các số.

 - Số có 1, 2 chữ số, số liền trước, số liền sau của số

 2. Kỹ năng : HS đọc và viết được các số đúng thứ tự và chân phương. Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến 100

 3. Thái độ : GD HS tính cẩn thận, tính toán khoa học, chính xác.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên : 1 bảng các ô vuông

 - Học sinh : Vở - SGK

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 208 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Toán
Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Củng cố về:
 - Viết các số từ 0 đến 100, xếp thứ tự của các số.
 - Số có 1, 2 chữ số, số liền trước, số liền sau của số
 2. Kỹ năng : HS đọc và viết được các số đúng thứ tự và chân phương. Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến 100
 3. Thái độ : GD HS tính cẩn thận, tính toán khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : 1 bảng các ô vuông
 - Học sinh : Vở - SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (2’)
- Thầy KT vở – SGK
3. Bài mới :
Giới thiệu: (1’) Nêu vấn đề
- Ôn tập các số đến 100.
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (12’) Củng cố về số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.
Ÿ Mục tiêu: biết thứ tự các số từ 0 -> 100: số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.
Ÿ Phương pháp: Ôn tập
+ Bài 1:
- GV cầu HS nêu đề bài
- GV hướng dẫn
-Chốt:Có10 số có 1 chữ số là:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số. Số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
- GV hướng dẫn HS sửa
 + Bài 2: 
- Bảng phụ. Vẽ sẵn 1 bảng cái ô vuông
- GV hướng dẫn HS viết tiếp các số có 2 chữ số.
- Chốt: Số bé nhất có 2 chữ số là 10, số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
v Hoạt động 2 : (10’) Củng cố về số liền trước, số liền sau. 
Ÿ Mục tiêu: Biết số liền trước, số liền sau.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
+ Bài 3:
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm theo thứ tự các số: 33, 34, 35
- Liền trước của 34 là 33.
- Liền sau của 34 là 35.
- Cho HS chơi trò : “Nối toa tàu “ để sửa bài
v Hoạt động 3 : (5’) Củng cố 
Ÿ Mục tiêu: Củng cố về số liền trước, số liền sau.
Ÿ Phương pháp: Thi đua
- Cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Nêu nhanh số liền sau, số liền trước của 1 số cho trước. GV nêu 1 số rồi chỉ vào 1 HS nêu ngay số liền sau rồi gọi 1 HS kế tiếp nêu số liền trước hoặc ngược lại.
- Nhận xét
5. Dặn dò :(1’)
- Chuẩn bị: Ôn tập (tiếp theo).
- Xem lại bài, làm lại bài trong SGK 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
à ĐDDH: các ô vuông
- HS nêu
- HS làm bài
a. Các số điền thêm: 3, 4, 6, 7, 8, 9
b. Số bé nhất có 1 chữ số: 0.
c. Số lớn nhất có 1 chữ số: 9.
- HS đọc đề
- HS làm bài, sửa bài.
+ Số bé nhất có 2 chữ số: 10
+ Số lớn nhất vó 2 chữ số : 99
à ĐDDH: bảng phụ
Hình thức : Cả lớp thi đua.
- HS đọc đề
- HS làm bài.
- Liền sau của 39 là 40
- Liền trước của 90 là 89
- Liền trước của 99 là 98
- Liền sau của 99 là 100
- HS sửa
Hình thức : cả lớp thi đua.
- HS thực hiện
Tập đọc
Tiết 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Mục tiêu :
1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài 
 - Hiểu các từ ngữ khó, đặc biệt các từ khóa: kiên trì, nhẫn nại
 - Hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ:”Có công mài sắt có ngày nên kim” 
 2. Kỹ năng : Đọc đúng các từ khó: uêch, uyên 
 - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
 - Bước đầu biết phân biệt giọng kể chuyện với giọng nhân vật 
 3. Thái độ : Rút ra lời khuyên: nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công
Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Kiểm tra đồ dùng học tập 
3. Bài mới :
- Giới thiệu: (1’)
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Muốn biết bà cụ làm việc gì và trò chuyện với cậu bé ra sao, muốn nhận được lời khuyên hay, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc truyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- GV ghi bảng tựa bài
4. Các hoạt động :
Hoạt động 1: (2’) Đọc mẫu: Tìm hiểu ý khái quát
Mục tiêu: HS có kĩ năng nghe và quan sát
Phương pháp: trực quan, giảng giải
- GV đọc mẫu 
- Tóm nội dung: Truyện kể về một cậu bé, lúc đầu làm việc gì cũng mau chán nhưng sau khi thấy việc làm của bà cụ và được nghe lời khuyên của bà cụ, cậu bé đã nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa
Hoạt động 2: (15’) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó: uêch. oac. Biết nghỉ hơi câu dài
Phương pháp: phân tích, luyện tập
- GV giao việc cho từng nhóm:
* Đoạn 1: Từ đầurất xấu.
- Nêu từ cần luyện đọc và từ ngữ
Ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, 
Nguệch ngoạc
* Đoạn 2: 
- Luyện đọc từ ngữ.
- Luyện đọc câu
- GV chỉ định từng HS
- GV uốn nắn cách phát âm, tư thế đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Luyện đọc đoạn:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn
- GV nhận xét hướng dẫn HS.
Hoạt động 3:(12’)Tìm hiểu bài đoạn 1, 2
Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1,2
Phương pháp:Trực quan, đàm thoại
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Tính nết cậu bé lúc đầu thế nào?
- Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?
 * Thầy chốt ý: Cậu bé ham chơi hơn ham học và muốn biết bà cụ làm việc gì? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? Các em thấy thỏi sắt có to không? Em đã nhìn thấy cây kim bao giờ chưa?
* Cái kim to hay nhỏ?
* Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không? Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
*Đọc lời cậu bé ntn? Lời người dẫn chuyện ntn?
5. Củng cố – Dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: đoạn 3,4
- Hát
- Một bà cụ, một cậu bé. Bà cụ đang mài vật gì đó. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.
- HS đọc lại tựa bài
- Hình thức : hoạt động cả lớp
à ĐDDH: tranh, SGK
à ĐDDH: SGK
- Hình thức :hoạt động cả lớp, cá nhân.
- Luyện đọc: quyển, nắn nót, nguệch ngoạc,
- Chú giải SGK
à qua loa, không chăm chỉ
- mải miết, thỏi sắt, tảng
- mải miết (SGK)
- Mỗi HS đọc 1 câu nối kết câu đến cuối đoạn 2: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc được vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở./
- Hình thức : hoạt động cá nhân.
à ĐDDH: tranh
- Làm việc gì cũng mau chán không chịu khó học, chữ viết nguệch ngoạc, đọc sách được vài dòng bỏ đi chơi.
- Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Lớp nhận xét
à Để làm thành 1 cái kim khâu 
- HS quan sát thỏi sắt và cây kim
à Cậu không tin
- Thái độ của cậu bé: cười
- Lời nói của cậu bé
- Thi đọc giữa các nhóm. Cả lớp nhận xét.
Tập đọc
Tiết 2: Có công mài sắt, có ngày nên kim (tt)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động :(1’)
2. Bài cũ : (3’)
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin bà cụ?
3. Bài mới : 
Giới thiệu: (1’)
 - Bà cụ và cậu bé nói chuyện gì và nhận được lời khuyên hay như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn 3,4
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (15’) Luyện đọc đoạn 3,4
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó: uyên, ay
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập
- Đoạn 3: Luyện đọc Từ ngữ
- Đoạn 4: Luyện đọc Từ ngữ
- Luyện đọc câu:
- GV chỉ định HS đọc
- GV chú ý uốn nắn cách phát âm, tư thế đọc, hướng dẫn cách nghỉ hơi và giọng đọc.
- Luyện đọc đoạn:
- GV cho HS trao đổi về cách đọc và đại diện lên thi đọc.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2:(5’) Tìm hiểu bài đoạn 3,4 
Ÿ Mục tiêu: hiểu nội dung đoạn 3,4
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Bà cụ giảng giải thế nào?
- Theo em, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Em hãy nói lại ý nghĩa của câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” bằng lời của em.
v Hoạt động 3 : (5’) Luyện đọc lại 
Ÿ Mục tiêu: Đọc thể hiện đúng nội dung bài, phân biệt lời cậu bé, lời bà cụ.
Ÿ Phương pháp: Kiểm tra
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu, lưu ý HS giọng điệu chung của đoạn.
- Gv hướng dẫn, uốn nắn.
5. Củng cố – Dặn dò: (2’)
- GV (trò) đọc toàn bài.
- Trong câu chuyện, em thích ai? Vì sao?
- GV dặn HS luyện đọc.
- Chuẩn bị: Bài Tự thuật.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 5 hs đọc
- Trả lời ý
- giảng giải, mài, quay, khuyên.
- ôn tồn (SGK)
- Nhẫn nại, kiên trì.
- Nhẫn nại, kiên trì (SGK)
- Hoạt động lớp
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp nhau đến hết bài: Mỗi ngày mài/ thỏi sắt sẽ nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày nó thành kim.
- HS đọc
- Lớp nhận xét, đánh giá
- Lớp đọc đồng thanh
- HS đọc đoạn 3
- Cậu bé tin. Cậu hiểu ra và quay về nhà học bài.
- HS đọc đoạn 4
à Phải nhẫn nại kiên trì
- Nhẫn nại kiên trì sẽ thành công
- Việc khó đến đâu nếu nhẫn nại, kiên trì cũng làm được.
- HS đọc
à HS nêu
Mỹ thuật
Vẽ đậm – vẽ nhạt
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS nhận biết được độ đậm nhạt của một màu sắc hoặc các màu khác nhau.
 2. Kỹ năng : HS biết vẽ màu vào 3 bông hoa theo từng sắc độ khác nhau, vẽ màu kín hình hoa.
 3. Thái độ : GD HS yêu thích màu sắc.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : tranh mẫu, tranh hướng dẫn vẽ
 - Học sinh : Vở vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (2’)
- Thầy KT vở , bút của HS
3. Bài mới :
Giới thiệu: (1’) Nêu vấn đề
- Hôm nay chúng ta tập vẽ màu đậm, màu nhạt
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn HS vẽ màu
Ÿ Mục tiêu: HS bi ... äp có bao nhiêu chiếc bút chì ta phải làm gì ? 
- HS trình bày bài giải 
- Nhận xét
 + Bài 2 : 
- Cho HS dựa tóm tắt đọc đề 
- HS tự làm bài
- GV nhận xét .
 + Bài 4: HS đọc đề
- HS tự giải 
5. Củng cố- dặn dò : (5’) 
- Trò chơi: Thi sáng tác đề toán theo số 
- Cách chơi : 2 đội - GV đưa ra cặp số chẳng hạn 5, 7. Yêu cầu HS đặt đề toán trong đó có sử dụng 2 số đó .
- Chuẩn bị : 7 cộng với một số : 7 + 5 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
Cốc có : 6 bút chì 
Hộp nhiều hơn Cốc : 2 bút 
Hộp có : .. bút chì ?
- Lấy số bút chì trong cốc cộng cho số bút chì trong hộp nhiều hơn trong cốc.
- 1 HS lên bảng giải
- Nhận xét
- 1 HS đọc
- HS làm vở; 1 em sửa bảng lớp 
- Nhận xét
- HS thực hiện bài vào vở.
- 2 HS thi đua
- Nhận xét
Chính tả
 Nghe – viết : Cái trống trường em 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.
 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b , hoặc BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn
 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ trống, xem cái trống là bạn đồng hành với mình.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, bảng phụ 
 - Học sinh : bảng, vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) chiếc bút mực 
- GV cho 1 HS điền dấu phẩy vào đúng chỗ cho đoạn văn 
 Như mọi vật cũng vui “ Làm việc thật là vui”
- Nhận xét
3. Bài mới : (1’) GV giới thiệu bài - ghi tựa “ Cái trống trường em”
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu : HS nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài, trình bày đúng1 bài thơ 
Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập 
- GV đọc bài viết củng cố nội dung :
- Bạn HS nói về cái trống trường như thế nào ?
+ Hướng dẫn HS nhận xét chính tả :
- Đếm dấu câu có trong bài chính tả 
- Có bao nhiêu chữ hoa? 
- Vì sao phải viết hoa ?
- GV ghi bảng : nghiêng, ngẫm nghĩ, suốt, tưng bừng 
- GV đọc cho HS viết 
- GV theo dõi uốn nắn, sửa chữa
- GV chấm sơ bộ
Hoạt động 2: (7’) Luyên tập 
Mục tiêu : HS nắm được viết từ có l/n, en/eng, im /iêu. 
Phương pháp : Luyện tập 
+ Bài 2: a ) Điền vào chỗ trống : l/n
 b) en hay eng 
 c) i hoặc iê.
5. Củng cố- dặn dò : (4’) 
- Thi đua tìm từ n/l ; en/eng ; im /iêu
- Viết lại từ sai
- Chuẩn bị : Mẩu giấy vụn
- Nhận xét tiết học
- Hát
Đồ dùng dạy học: bảng phụ viết đoạn chính tả 
- HS lắng nghe .
- Người bạn thân thiết
- 1 con người biết nghĩ, buồn vui
- 2 dấu câu : dấu chấm, dấu hỏi.
- 8 chữ đầu câu
- HS nêu 
- HS nêu từ khó, viết từ khó vào bảng con. 
- HS viết bài
- HS đổi vở sửa bài 
Đồ dùng dạy học :Bảng phụ 
Long lanh đáy nước in trời 
Thành xây khói biếc 
Non phơi bóng vàng.
Đêm hội, ngoài đường người và xe chen chúc. Chuông xe xích lô leng keng, còi ô tô inh ỏi.
Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố len qua dòng người đang đổ về sân vận động.
- HS điền.
Ôn tập
Ôn tập làm văn 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố lại lời cảm ơn, xin lỗi với các tình huống giao tiếp
 2. Kỹ năng : HS viết được 4,5 câu về nội dung mỗi bức trang trong đĩ cĩ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi
 3. Thái độ : Giáo dục HS biết nĩi lời cảm ơn hay xin lỗi trong giao tiếp hàng ngày
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh vẽ
 - Học sinh : vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Ôn tập
- Nhận xét
3. Bài mới : (1’) GV giới thiệu bài - ghi tựa 
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1: (16’) Quan sát tranh 
Mục tiêu : HS biết dựa vào gợi ý và tranh vẽ để nêu nội dung tranh
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp,thực hành 
+ GV treo tranh 1:
- Tranh vẽ gì?
- Mẹ cho bạn gái con gì?
- Theo các em khi nhận được con gấu bông bạn ấy nói gì với mẹ?
 + GV treo tranh 2:
- Tranh vẽ gì?
- Theo em bạn trai khoanh tay và nói gì?
- GV cho HS nêu toàn bộ nội dung tranh
 + Mở rộng
- Nguyên nhân vì sao bạn gái nhận được quà của mẹ?
Hoạt động 1: (12’) Viết đoạn văn ngắn
Mục tiêu : HS viết được một đoạn văn
Phương pháp : Thực hành
- GV cho HS viết vào vở
- GV nhận xét
5. Củng cố- dặn dò : (4’) 
- GV chấm một số vở – Nhận xét
- Về nhà tập làm lại bài
- Nhận xét tiết học
- Hát
+ ĐDDH: Tranh vẽ
- Tranh vẽ mẹ(cô, dì ) và bạn gái
- Mẹ cho bạn gái con gấu bông
- HS trả lời
- Tranh vẽ bạn nhỏ đứng khoanh tay, bình hoa bị vỡ, mẹ đang nói chuyện với bạn.
- HS trả lời
- HS nêu
- HS viết vào vở:
 Nhân ngày sinh nhật mẹ có mua cho Lan một con gấu bông. Lan giơ hai tay đón nhận và nói: “ Con gấu này đẹp quá! Con xin cảm ơn mẹ! “
 Thấy lọ hoa đẹp để trên bàn. Nam cầm lên ngắm nghía. Vô tình lọ hoa rơi xuống nền nhà vỡ toang. Cậu khoanh tay và nói : “ Con xin lỗi mẹ!”
An toàn giao thông
Bài 2: Em tìm hiểu đường phố 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà các em biết (rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè).
 HS biết được sự khác nhau của đường phố ngõ(hẻm), ngã ba, ngã tư.
 2. Kỹ năng : Nhớ tên và nêu được đặc điểm của đường phố (hoặc nơi HS sống).
 HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về sự an toàn và không an toàn của đường phố.
 3. Thái độ : HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Sách giáo viên, tranh vẽ.
 - Học sinh : Sách An toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2.Bài cũ : (3’)An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Khi đi bộ trên phố em thường đi ở đâu để được an toàn ? 
3. Giới thiệu bài : (1’)
- GV giới thiệu bài – ghi tựa .
3. Phát tiển các hoạt động :
+ Hoạt động 1 : (8’) Tìm hiểu các đặc điểm đường phố nhà em ( hoặc trường em ).
Mục tiêu : HS Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. Kể tên và mô tả một số đường phố mà em thường đi qua.
Phương pháp : Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung :
ND1: Thảo luận về phố đi qua.
- Hằng ngày đến trường em đi qua những đường phố nào ?
- Trường của em nằm trên đường nào ?
- Đường có mấy chiều ?
- Có giải phân cách ở giữa đường 2 chiều không 
- Có mấy đường có vỉa hè và mấy đường không có vỉa hè ?
- Khi đi trên những con đường đó em cần chú ý điều gì ?
ND2 : Phố nơi em ở.
- Nhà em ở trên đường phố nào ?
- Đó là đường mấy chiều ? Có dãy phân cách ở giữa không ?
- Ở ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu không? 
- Có vạch đi bộ qua đường không ?
- Vỉa hè rộng hay hẹp ? Có đặt biển báo hiệu giao thông không ?
- Sống ở đường phố em cần chú ý điều gì?
- GV chốt : Cần nhớ tên đường nơi em ở và những đặc điểm đường em đi học. Khi đi đường phải cẩn thận.
+ Hoạt động 2 : (5’) Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn .
Mục tiêu : HS nhận biết được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, giảng giải.
- GV cho HS quan sát từng tranh và nêu nội dung : 
 + Tranh 1 :
GV chốt : Đường 2 chiều có giải phân cách, có vỉa hè rộng, có vạch kẻ dành cho người đi bộ, có đèn tín hiệu giao thông là đường phố sạch đẹp an toàn ..
 + Tranh 2 : 
GV chốt : Đường 1 chiều có vỉa hè rộng, có biển báo giao thông.
 + Tranh 3 :
- GV chốt : Đường 2 chiều, lòng đường hẹp vỉa hè bị lấn chiếm phải cẩn thận.
 + Tranh 4 : 
- GV chốt : Đường không an toàn ngõ hẹp , người và xe chen nhau đi .
 Kết luận : Khi đi học nên nhờ bố mẹ đưa đi và nên đi trên những con đường an toàn .
+ Hoạt động 3 : (4’) Nhớ tên đường .
Mục tiêu : HS kể tên và mô tả một số đường mà các em thường đi qua .
Phương pháp : Trò chơi “ Phóng viên ”.
- GV phổ biến luật chơi.
- Câu hỏi gợi ý :
Nhà bạn ở đường nào ?
Trường của bạn ở đường nào ?
Ai đưa bạn đến trường ?
Bạn đi như thế nào để được an toàn ?
- GV chốt : Cần nhớ tên đường ở nhà, ở trường, khi đi trên đường nhớ cần phải đi với cha mẹ hoặc người lớn.
5. Củng cố – Dặn dò : (2’)
- Thực hiện tốt điều đã học .
- Xem trước bài 3 : Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ. 
- Nhận xét tiết học
- Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ 
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường để tránh các loại xe đi trên đường.
+ Hoạt động nhóm.
- HS nêu.
- Đường Phạm Văn Chiêu.
- 2 chiều.
- Đường không có giải phân cách.
- HS nêu.
- Đi trên vỉa hè và đi sát lề đường .
- HS trả lời.
- HS nêu.
- Ơû ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu. 
- Có vạch dành cho người đi bộ.
- Đường hẹp có đặt biển báo hiệu giao thông.
- Không ra ngoài đường chơi đùa nguy hiểm.
- HS nêu.
HS nêu :
- Đường 1 chiều có biển báo cấm chiều xe đi ngược – lòng đường rộng.
Người và xe đi lại trật tự.
- HS nêu :
- Đường phố hẹp – Người đi bộ đi dưới lòng đường – Vỉa hè có xe chắn – Người đi bộ đi bên tay trái.
- HS nêu :
Lòng đường quá hẹp – Xe và người chen nhau đi – Người đi bộ đi giữa đường, đi bên trái – Không có vỉa hè.
- 1 HS nhắc lại.
- Lần lượt nhóm trưởng đến hỏi các bạn trong nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_1_den_5.doc