Bài soạn Lớp 2 tuần 23

Bài soạn Lớp 2 tuần 23

CHÍNH TẢ

I. Mục tiêu

Chép lại chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói.

Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.

- HS: Vở

III . Phương pháp :

 Có trong các hoạt động

 

doc 33 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 200
BÁC SĨ SÓI
CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu
Chép lại chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói.
Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
HS: Vở
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cò và Cuốc
Gọi 3 HS lên bảng sau đó đọc cho HS viết các từ sau: riêng lẻ, của riêng, tháng giêng, giêng hai, con dơi, rơi vãi, (MB); ngã rẽ, mở cửa, thịt mỡ, củ cải, cửa cũ, (MN).
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bác sĩ Sói.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
Nội dung của câu chuyện đó thế nào?
b) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Chữ đầu đoạn văn ta viết ntn?
Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau các dấu câu nào?
Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
Những chữ nào trong bài cần phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng gi, l, ch, tr (MB) ; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã (MN, MT)
Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài. 
v Hoạt động 2: Trò chơi thi tìm từ 
Bài 2
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, 1 bút dạ màu và yêu cầu HS thảo luận cùng nhau tìm từ theo yêu cầu. Sau 5 phút, đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
Tổng kết cuộc thi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS về nhà giải câu đố vui trong bài tập 3 và làm các bài tập chính tả trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Chuẩn bị: Ngày hội đua voi
Hát
3 HS viết bài trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
HS dưới lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
Bài Bác sĩ Sói.
Sói đóng giả làm bác sĩ để lừa Ngựa. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. Sói bị Ngựa đá cho một cú trời giáng.
Đoạn văn có 3 câu.
Chữ đầu đoạn văn ta viết lùi vào một ô vuông và viết hoa chữ cái đầu tiên.
Viết sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.
Dấu chấm, dấu phẩy.
Viết hoa tên riêng của Sói. Ngựa và các chữ đầu câu.
-Tìm và nêu các chữ: giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng,
-Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
-Nhìn bảng chép bài.
-Soát lỗi theo lời đọc của GV.
-Bài tập yêu cầu chúng ta chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.
-Làm bài theo yêu cầu của GV.
Đáp án: 
nối liền, lối đi; ngọn lửa, một nửa.
ước mong, khăn ướt; lần lượt, cái lược 
HS nhận xét bài của bạn và chữa bài nếu sai.
Một số đáp án:
lá cây, lành lặn, lưng, lẫn, lầm, làm, la hét, la liệt, lung lay, lăng Bác, làng quê, lạc đà, lai giống, nam nữ, nữ tính, nàng tiên, nâng niu, náo động, nức nở, nạo vét, nảy lộc, nội dung,
ước mơ, tước vỏ, trầy xước, nước khoáng, ngước mắt, bắt chước, cái lược, bước chân, khước từ,; ướt áo, lướt ván, trượt ngã, vượt sông, tóc mượt, thướt tha,
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
CHÍNH TẢ
Tiết 
I. Mục tiêu
Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
II. Chuẩn bị 
Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bác sĩ Sói
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết: 
+ nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa, lung linh, lời nói, (MB)
+ ước mong, trầy xước, ngược, ướt át, lướt ván, (MN)
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS, sau đó cho điểm 2 HS viết trên bảng. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn nói về nội dung gì?
Ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên diễn ra vào mùa nào?
Những con voi được miêu tả ntn?
Bà con các dân tộc đi xem hội ntn?
b) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong bài có các dấu câu nào?
Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
Các chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Hướng dẫn HS viết tên các dân tộc Ê-đê, Mơ-nông.
-Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ khó viết.
-Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
-Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ .
Yêu cầu các em trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các tiếng theo yêu cầu của bài. Sau 3 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS: Các em viết bài có 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả và sạch đẹp.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ
Hát
2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp.
Một số HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa viết.
-2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
-Về ngày hội đua voi của đồng bào Ê-đê, Mơ-nông.
-Mùa xuân.
-Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
-Mặt trời chưa mọc bà con đã nườm nượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc
-Đoạn văn có 4 câu.
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ba chấm.
-Viết hoa và lùi vào một ô vuông.
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
-HS viết bảng con các từ này.
-Tìm và nêu các chữ : tưng bừng, nục nịch, nườm nượp, rực rỡ,
-Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
-Nghe và viết lại bài.
-Soát lỗi theo lời đọc của GV.
Điền vào chỗ trống l hay n?
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
HS nhận xét bài bạn trên bảng lại nếu bài bạn sai.
Đọc đề bài và mẫu.
Hoạt động theo nhóm.
Đáp án : rượt; lướt, lượt; mượt, mướt; thượt; trượt.
bước; rước; lược; thước; trước.
BỔ SUNG
Thứ ngày tháng năm 200
BÁC SĨ SÓI 
TẬP ĐỌC
Tiết 1
I. Mục tiêu
-Đọc trôi chảy từng đoạn văn, toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ
-Hiểu nội dung : Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lạ ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 )
Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cò và Cuốc.
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Yêu cầu HS mở sgk trang 40 và đọc tên chủ điểm của tuần.
Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc bài 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc:
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.
+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Bài tập đọc gồm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
Trong bài tập đọc có lời của những ai?
Giảng: Vậy chúng ta phải chú ý đọc để phân biệt lời của họ với nhau.
Mời 1 HS đọc đoạn 1.
Khoan thai có nghĩa là gì?
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn thứ 3 của đoạn, sau khi HS nêu cách ngắt giọng, GV giảng chính xác lại cách đọc rồi vie ... ời đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo.
1 HS đọc lại bài tập đọc.
TOÁN
BẢNG CHIA 3
I. Mục tiêu
-Lập được bảng chia 3.
-Nhớ được bảng chia 3.
-Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 3 )
BT 1 ; BT 2 
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Số bị chia – Số chia – Thương.
Từ 1 phép nhân, viết 2 phép chia tương ứng và nêu tên gọi của chúng.	
2 x 4 = 8
4 x 3 = 12
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảng chia 3.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Lập bảng chia 3.
Giới thiệu phép chia 3
Oân tập phép nhân 3
GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. (như SGK)
Hỏi: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
Hình thành phép chia 3
Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm ?
Nhận xét:
Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4.
Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 4 = 3
2. Lập bảng chia 3
-GV cho HS lập bảng chia 3 (như bài học 104)
-Hình thành một vài phép tính chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 3 chấm tròn như trên, sau đó cho HS tự thành lập bảng chia.
-Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 3.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm.
Có thể gắn phép chia với phép nhân tương ứng (nhất là khi HS chưa thuộc bảng chia).
Bài 2: 
HS thực hiện phép chia 24 : 3
Trình bày bài giải
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần ba.
Hát
HS thực hiện. Bạn nhận xét.
8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
HS đọc bảng nhân 3
HS trả lời và viết phép nhân 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS tự lập bảng chia 3
HS đọc và học thuộc bảng chia cho 3.
HS tính nhẩm.
-HS làm bài.2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
Vài HS lập lại.
HS làm bài. Sửa bài.
BỔ SUNG
TOÁN
MỘT PHẦN BA
I. Mục tiêu
-Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần ba “, biết đọc, viết 1/3.
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành ba phần bằng nhau.
BT 1 ; BT 3 .
II. Chuẩn bị
GV: Các mảnh bìa (hoặc giấy) hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
HS: Vở
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 3.
HS đọc bảng chia 3.
Sửa bài 2
Giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
GV nhận xét 	
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một phần ba.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết “Một phần ba”
Giới thiệu “Một phần ba” (1/3)
HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
Hướng dẫn HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) đuợc 1/3 hình vuông.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS trả lời đúng đã tô màu 1/3 hình nào
Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình A)
Đã tô màu 1/3 hình tam giác (hình C)
Đã tô màu 1/3 hình tròn (hình D)
Bài 3: HS quan sát các tranh vẽ và trả lời:
Hình ở phần b) đã khoanh vào 1/3 số con gà trong hình đó.
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
a)-: Nếu có thời gian
HS quan sát hình vẽ Bài 2 và trả lời:
-Hình A được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
-Hình B được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
-Hình C được tô màu 1/3 số ô vuông của hình đó
-Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
-HS thực hành cắt mảnh giấy hình vuông thành 3 phần bằng nhau
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
+Nhận xét tiết học.
+Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Hát
HS đọc bảng chia 3. Bạn nhận xét.
HS lên bảng sửa bài 2
HS quan sát hình vuông
HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
HS tô màu 1 phần.
HS lập lại.
HS trả lời
Hình A
Hình C
Hình D
HS trả lời.
HS quan sát hình vẽ
HS trả lời. Bạn nhận xét 
HS quan sát hình vẽ
HS trả lời. Bạn nhận xét
2 đội thi đua.
BỔ SUNG
TOÁN
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu
 -Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
-Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng x x a = b ; a x x = b ; ( với a ; b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học )
-Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 2 )
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
HS: Bảng con. Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Sửa bài 5:
 Bài giải
	 Số can dầu là:
	27 : 3 = 9 (can)
 	Đáp số: 9 can dầu.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tìm 1 thừa số của phép nhân.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
-Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
-HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn. GV viết lên bảng như sau:
 	2 x 3	 = 6
Thừa số thứ nhất	Thừa số thứ hai 	Tích
Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng:
6 : 2 = 3. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)
6 : 3 = 2. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2)
Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
2. Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết
GV nêu: Có phép nhân X x 2 = 8
Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.
Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập được phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2”.
GV hướng dẫn HS viết và tính: 	
 X = 8 : 2
	 X = 4
GV giải thích: X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8.
Cách trình bày: 	X x 2 = 8
	X = 8 :2
	X = 4
GV nêu : 3 x X = 15
Phải tìm giá trị của X để 3 x với số đó bằng 15.
Nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- GV hướng dẫn HS viết và tính :	
 X = 15 : 3
	 X = 5
X = 5 là số phải tìm để được 3 x 5 = 15.
Trình bày: 	3 x X	 = 15
	X = 15 : 3
	X = 5
Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia (như SGK)
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột.
Bài 2: Tìm x (theo mẫu). HS nhắc lại kết luận trên.
X x 3 = 12
 X = 12 : 3
 X = 4
3 x X = 21
 X = 21 : 3
 X = 7
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét.
6 chấm tròn.
2 x 3 = 6
6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
HS lập lại.
HS viết và tính: 	
X = 8 : 2
 X = 4
HS viết vào bảng con.
HS nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- HS viết và tính:	
X = 15 : 3
 X = 5
HS viết vào bảng con.
HS lập lại.
HS tính nhẩm và làm bài. Sửa bài.
-Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia
-HS thực hiện. Sửa bài.
BỔ SUNG
SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG
TOÁN
TUẦN 23
I. Mục tiêu
 -Nhận biết được số bị chia, số chia, thương.
-Biết cách tìm kết quả của phép chia.
BT 1 ; BT 2 
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vơ.û Bộ thực hành Toán.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 3
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18 : 2 = 9 (lá cờ)	
 Đáp số: 9 lá cờ
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Số bị chia – Số chia - Thương
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả phép chia.
GV nêu phép chia 6 : 2
HS tìm kết quả của phép chia?
GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi:
6	 	:	2	=	3
Số bị chia	 Số chia	 Thương
GV nêu rõ thuật ngữ “thương”
Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương.
GV có thể ghi lên bảng:
 Số bị chia	 Số chia	 Thương
6	 : 2	=	 3
 Thương
HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó.
GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở (theo mẫu ở SGK)
Bài 2: Ở mỗi cặp phép nhân và chia, HS tìm kết quả của phép tính rồi viết vào vở. Chẳng hạn:
2 x 6 = 3
6 : 2 = 3	 
Bài 3: Qua ví dụ (mẫu) ở SGK cần nêu lại:
	8 : 2 = 4
 2 x 4 = 8
	8 : 4 = 2
Từ một phép nhân (2 x 4 = 8) có thể lặp lại hai phép chia tương ứng ( 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2).
HS làm tiếp theo mẫu.
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng chia 3
Hát
2 HS lên bảng sửa bài 3.
Bạn nhận xét.
6 : 2 = 3.
HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
HS lập lại.
HS lập lại.
HS lập lại.
HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia. Bạn nhận xét.
HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở
HS làm bài. Sửa bài
HS quan sát mẫu.
HS làm bài. Sửa bài
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docT 23 A.doc