Giáo án Lớp 2 tuần 25

Giáo án Lớp 2 tuần 25

 Tiết 2+3: Tập đọc

SƠN TINH, THỦY TINH

I/ MỤC TIÊU :

 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rỏ lời nhân vật trong câu chuyện.

 -Hiểu nội dung:truyện gải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lục (trả lời được câu hỏi 1,2,4)

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh : Sơn Tinh Thủy Tinh.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.

 

doc 26 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1533Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm2012
 Tiết 2+3: Tập đọc 
SƠN TINH, THỦY TINH
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rỏ lời nhân vật trong câu chuyện.
 -Hiểu nội dung:truyện gải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lục (trả lời được câu hỏi 1,2,4)
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Sơn Tinh Thủy Tinh.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
 1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra .
-Gọi 3 em đọc bài “Voi nhà”
-Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
-Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ?
-Con voi đã giúp họ như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï . 
Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Hùng Vương)
-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chuyện : đoạn 1 thong thả, trang trọng:lời vua Hùng-dõng dạc; đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh- hào hùng. Nhấn giọng các từ ngữ : tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, d8ùng đùng tức giận, hô mưa gọi gió 
-PP trực quan : Hướng dẫn HS quan sát tranh : nói về cuộc chiến giữa Thủy Tinh (dưới nước) và Sơn Tinh (trên núi).
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
-PP trực quan :Bảng phụ: Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 61)
-Giảng thêm : Kén : lựa chọn kĩ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh sẽ diễn biến ra sao và ai sẽ là rễ của vua Hùng, lễ vật vua Hùng đưa ra là nhắm vào ai ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiêt 2
-3 em đọc bài và TLCH.
-Sơn Tinh Thủy Tinh.
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-Quan sát/ tr 60.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS luyện đọc các từ : tuyệt trần, cuồn cuộn, lễ vật, ván, dãy, chặn lũ ..
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//
+Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//
+Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
+Từ đó,/năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//
HS đọc chú giải: cầu hôn, lễ vật, ván,
nệp, ngà, cựa, hồng mao.
-HS nhắc lại nghĩa “kén
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-Tập đọc bài
25’
 4’
1’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
Mục tiêu : Hiểu các từ ngữ : cầu hôn, lễ vật, ván, nệp  Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
Gọi 1 em đọc. 
-PP Trực quan :Tranh .
-PP hỏi đáp :Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? 
-Em hiểu chúa miền non cao là thần gì ? Vua vùng nước thẳm là thần gì ?
-GV: Sơn Tinh là thần núi, Thủy Tinh là thần nước.
-Vua Hùng phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
-Lễ vật gồm những gì ?
-Goị 1 em đọc đoạn 3 .
-Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ?
-Bảng phụ : viết các câu hỏi .
+Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì ?
+Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì ?
+Cuối cùng ai thắng ?
+Người thua đã làm gì ?
-GV gọi 1 em đọc câu hỏi 4.
PP hoạt động :
GV hướng dẫn đi đến kết luận : Câu chuyện nói lên một điều có thật “Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường”, còn ý a Mị Nương xinh đẹp, ý b Sơn Tinh tài giỏi là đúng với điều kể trong truyện, nhưng chưa chắc đã là điều có thật, mà do nhân dân tưởng tượng nên.
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét. 
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” nói lên điều gì có thật ?
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Tiết 2.
-1 em đọc đoạn 1-2.
-Quan sát.
-Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-Thần núi, thần nước.
-Vua giao hẹn : ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
-Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
-1 em đọc đoạn 3.
-Thần hô mưa gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa ruộng đồng.
-Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.
-Sơn Tinh thắng.
-Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.
-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ
-HS thảo luận -
-Đại diện nhóm trình bày.
-3-4 em thi đọc lại truyện.
-1 em đọc bài.
-Nhân dân ta chiến đấùu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay.
-Tập đọc bài.
 Toán
 Tiết 4 
 MỘT PHẦN NĂM .
I/ MỤC TIÊU : 
-Nhận biết bằng hình ảnh trực quan“Một phần năm”, nhận biết, biết viết và đọc 1
 5 
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
 4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Cho HS làm phiếu.
-Tổ một lớp HaiA trồng được 40 cây, như vậy mỗi bạn trồng được 5 cây. Hỏi Tổ một có bao nhiêu bạn ?
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu “Một phần năm”
Mục tiêu : Bước đầu nhận biết được một phần năm.
-PPtrực quan-giảng giải.Cho HS quan sát hình vuông.
-Giáo viên dùng kéo cắt hình vuông ra làm năm phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình vuông”
-Giáo viên hướng dẫn tương tự với hình tròn .
-Có một hình tròn, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình tròn.
-Nhận xét.
PP truyền đạt : Để thể hiện một phần năm hình vuông, hình tròn, người ta dùng số “Một phần năm”, viết 1
 5
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
 Mục tiêu : Thực hành làm đúng bài tập.
PP luyện tập.
Bài 1: (tr122) Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét.
Bài2(giảm)
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Vì sao em biết hình a đã khoanh một phần năm số con vịt ?
-Nhận xét.
PP hoạt động : Tổ chức trò chơi nhận biết “Một phần năm”
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
3.Củng cố : Nhận xét tiết họ
-HS làm bài vào phiếu .
-1 em lên bảng .Lớp làm phiếu.
Giải 
Số bạn tổ một có :
 40 : 5 = 8(bạn)
 Đáp sồ : 8 bạn.
-Một phần năm.
-Quan sát.
-Có một hình vuông chia làm năm phần.
-Lấy một phần được một phần năm hình vuông.
-Có một hình tròn chia làm 5 phần.
-Lấy một phần được một phần năm hình tròn .
-Học sinh nhắc lại.
-Đã tô màu 1 hình nào .
 5
-Suy nghĩ tự làm bài.
-Các hình đã tô màu 1 là hình : a.c.d 5
-Hình nào đã khoanh vào một phần năm số con vịt ?
-Suy nghĩ tự làm bài. Vì hình a có 10 con vịt chia làm 5 phần bằng nhau, thì mỗi phần sẽ có 2 con vịt. Hình a có 2 con vịt đã được khoanh.
-Chia 2 đội tham gia trò chơi.
-HTL bảng chia 5.
Tiết 5: 	Đạo đức
Thực hành giữa học kỳ II
A/Mục tiêu:
-Củng cố lại các kiến thức, hành vi, thái độ của ba bài đã học ở học kì 2 (Từ bài 9 đến bái 11)
- Tự liên hệ và đánh giá đúng các chuẩn mực hành vi đã học ở các bài trên.
B/Tài liệu và phương tiện
-Các thẻ bỉa cho hoạt động 1
-Một số câu hỏi cho hoạt động 2
C/Các hoạt động dạy học
Tl
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
1/GTB
Lắng nghe
2/Hoạt động 1:Bày tỏ thái độ.
MT: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến các chuẩn mực hành vi: Nhặt được của rơi.Biết nói lời yêu cầu đề nghị,Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Cách tiến hành:
B1:GV nêu các ý kiến
a/Tả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
Lắng nghe ,tán thành giơ thẻ đỏ . Khônh tán thành giơ thẻ xanh.
b/ Chỉ cần nói lời yêu cầu đề nghị với người lớn tuổi.
c/Khi nhận và gọi điên thoại cần có thái đô lịch sư
d/ Nói trống không, không có thưa gửi.
e/Nói ngắn gọn rõ ràng lễ phép.
B2/GV lần lượt nêu từng ý kiến
HS giơ thẻ
B3/GV yêu cầu hs giải thích lí do 
GV Kết luận:
3/ Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi:
MT:HS biết tìm cách ứng xử phù hợp.
-Cách tiến hành:
B1:GV nêu câu hỏi
? Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì?
HS trả lời
? Khi chúng ta cần mượn đồ dùng của bạn chúng ta cần nói như thế nào?
? Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
B2/GV kết luận:
4/Hoạt động nối tiếp:
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Tiết 2: Kể chuyện 
 SƠN TINH- THỦY TINH .
I/ MỤC TIÊU :
-Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1) dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2).
II/ CH ... 
- Cho học sinh TLCH vào vở BT.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm lại vào vở BT3.
- PP thực hành :
- 2 em thực hành hỏi đáp :
- Thầy ơi! Hôm nay lớp chúng em được xem phim phải không ạ?
- Hôm nay chưa được đâu các em.
- Thế hả / Lúc nào thầy xếp lại lịch 
thầy cho lớp chúng em xem nhé.
 - 1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- Lời Hà : lễ phép.
- Lời bố Dũng : niềm nở.
- Quan sát tranh . Từng cặp HS thực hành đóng vai (bố Dũng, Hà)
- 2-3 em nhắc lại lời Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng.
- Cháu cảm ơn Bác, cháu xin phép Bác.
- Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự.
- 1 em đọc yêu cầu và các tình huống trong bài .
- Nói lời đáp của em trong từng tình huống .
- Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả nó ngay sau khi dùng xong./ Cám ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./ Tớ cám ơn cậu nhiều./
b/Cám ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./ .
- Từng cặp HS lên trình bày.
- Nhận xét đưa ra phương án thích hợp
- Quan sát.
- Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mới lên.
- Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh.
- Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn.
- Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang dần trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời
- Làm bài vào vở BT.Nhiều em đọc lại bài viết.
- Làm BT3.
Toán
Tiết 2: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ .
I/ MỤC TIÊU :
 -Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
 -Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
 -Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Mô hình đồng hồ.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
 4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra.
- Gọi 2 em lên bảng làm bài .
- Tính x : x + 5 = 45 x x 5 = 45
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập. 
Mục tiêu : Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian : giờ phút, phát triển biểu tượng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
PP luyện tập- thực hành :
Bài 1 : Cho học sinh xem tranh.
- PP hỏi đáp : Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút ?
- Kết luận : Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút. Nếu kim phút chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút.
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu .
- Hướng dẫn HS đọc từng câu trong bài, khi đọc xong
1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
- PP hỏi đáp : 5 giờ30 phút chiều còn gọi là mấy giờ ?
-Vì sao em chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối.
Bài 3 :
PP trò chơi : -GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- GV hướng dẫn cách chơi (STK/ tr 108)
- GV hô một giờ nào đó.
-Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Nhận xét.
3. Củng cố : Gọi vài em nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Thực hành xem giờ trên đồng hồ.
- 2 em làm trên bảng. Lớp làm nháp.
x + 5 = 45 x x 5 = 45
 x = 45 – 5 x = 45 : 5
 x = 40 x = 9
- Thực hành xem đồng hồ.
- Quan sát tranh vẽ rồi đọc giờ trên đồng hồ.
- Giải thích : vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút chỉ vào số 3
- Học sinh nhắc lại.
- Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào ?
- HS thực hành theo cặp.
- 1 em làm bài theo cặp (1 em đọc từng câu, 1 em tìm đồng hồ)
-Một số cặp trình bày trước lớp.
- Là 17 giờ 30 phút.
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.
- Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ”
- Các em trong đội quay kim đến vị trí đó. Sau một lần quay em khác lên thay.
-Thực hành xem giờ hàng ngày.
	 Tự nhiên &xã hội
Tiết 3: 	 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN.
I/ MỤC TIÊU 
 -Nêu được tên lợi ích của một số cây sống trên cạn .
 -Quan sát được một số cây sống trên cạn.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh sưu tầm tranh ảnh về các loài cây ở môi trường trên cạn.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
 4’
1’
1.Bài cũ :
PP hỏi đáp :
-Nêu tên các loại cây sống ở xung quanh nhà? 
-Trên đường phố em thấy có những loại cây nào ? 
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Quan sát cây cối xung quanh sân trường, vườn trường.
Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát nhận xét, mô tả.
-PP trực quan –hoạt động :
-GV phân chia khu vực quan sát cho học sinh.
-Giáo viên phân 2 nhóm : nhóm cây ở sân trường, 
nhóm cây vườn trường.
-Giáo viên phát phiếu hướng dẫn quan sát.
-Giáo viên bao quát các nhóm.
-Giáo viên báo hết thời gian quan sát. Nhóm quay trở lại lớp.
-Giáo viên khen nhóm quan sát nhận xét tốt.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : Học sinh nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
-PP hoạt động nhóm : 
-PP trực quan : Tranh ảnh về các loài cây sống trên cạn.
-Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình ?
-GV theo dõi giúp đỡ nhóm.
-Gọi một số em chỉ và nói tên từng cây trong hình.
-GV đưa câu hỏi : Trong các loài cây trong hình cây nào là cây ăn quả ? cây cho bóng mát, cây lương thực thực phẩm, cây làm thuốc, cây gia vị, cây lấy gỗ ?
Nhận xét, chấm điểm nhóm.
-Kết luận : Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác
*GDHS:Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên trồng, chăm sóc thêm cây xanh, không chặt phá bừa bãi.
-Trò chơi.
-Nhận xét trò chơi.
3.Củng cố :
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Học bài.
-Cây mai, cây cau, dừa ..
-Cây đa, bàng, phượng, tùng .
-1 em nhắc tựa bài.
-HS tập trung theo khu vực quan sát.
-Chia nhóm : 
	Nhóm cây ở sân trường. 
	Nhóm cây vườn trường.
-2 nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây.
-Nhóm trưởng cử thư kí ghi chép theo phiếu hướng dẫn quan sát.
1.Tên cây ?
2.Đó là loại cây có bóng mát hay cây hoa, cây cỏ?
3.Thân cây và cành lá có gì đặc biệt 4.Cây đó có hoa hay không ?
5.Có thể nhìn thấy rễ cây không ?Vì sao? Đối với những cây mọc trên cạn rễ có gì đặc biệt?
6.vẽ lại cây quan sát được.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Làm việc theo cặp.
-Quan sát tranh và TLCH.
-HS nhận dạng và nêu : cây mít, cây phi lao, cây ngô, cây đu đủ, cây thanh long, cây sả, cây lạc.
-HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình/ Vài em
-Chia nhóm thảo luận :
-Đại diện nhóm trình bày :Cây mít, đu đủ, thanh long là cây ăn quả. Cây mít, cây bàng, cây xà cừ là câycho 
bóng mát. Cây ngô, cây lạc là cây lương thực, thực phẩm. Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng là cây làm thuốc. Cây hồ tiêu là cây gia vị. Cây pơmu, bạch đàn, thông là cây lấy gỗ.
-Nhóm khác bổ sung.
-Thi kể tên các loài cây sống trên 
cạn.
-Học bài.
Tiết 4: Thủ công
 Làm dây xúc xích trang trí/ tiết 1 .
 I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- Làm được dây xúc xích để trang trí.
-Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.
 -Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.
 -Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
4-5
35’
 1
1.Bài cũ : PP kiểm tra Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Phong bì, thiệp
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán phong bì hoặc thiệp chúc mừng .
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát và nêu nhận xét .
PP trực quan: Mẫu dây xúc xích.
-PP hỏi đáp : Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì -Có hình dáng màu sắc, kích thước như thế nào ?
-Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn mẫu.
-PP giảng giải : Hướng dẫn học sinh các bước.
	Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
	Bước 2 : Dán nan giấy thành dây xúc xích.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu : Biết cắt các nan giấy và dán thành dây xúc xích.
PP thực hành .
-Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Kiểm tra chương gấp,cắt, dán.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
--Làm dây xúc xích trang trí.
-Quan sát.
-Các nan giấy màu.
-Màu sắc nhiều đan xen nhau.
-Ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau, sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau.
-Học sinh theo dõi.
-Thực hành cắt dán.
-Đem đủ đồ dùng.
 Ù DUYỆT TUẦN 25	
TCM
Phó hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 2 Tuan 25.doc