I.Mục tiêu:
-Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày,
-Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
-Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
-Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối , đêm.
II.Đồ dùng: -Đồng hồ nhựa; Bảng kể thời gian.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài: (2)
2.Hướng dẫn HS thảo luận về tự nhiên hàng ngày: (10)
-GV cho HS trả lời câu hỏi.
-Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
-Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
-Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?
GV vừa hỏi vừa quay kim đồng hồ, HS trả lời câu hỏi.
-GV nói tiếp: Một ngày có 24 giờ, một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trướcđến hết 12 giờ đêm hôm sau.
-GV gắn bảng phụ lên (đã viết sẵn bài mới ở SGK)
-HS đọc ở bảng phụ.
GV: Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ? (13 giờ)
-GV cho HS xem đồng hồ lớn có các số 13, 14, .24.
Tuần 16 Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2009 Toán Ngày, giờ I.Mục tiêu: -Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày, -Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. -Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. -Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối , đêm. II.Đồ dùng: -Đồng hồ nhựa; Bảng kể thời gian. III.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS thảo luận về tự nhiên hàng ngày: (10’) -GV cho HS trả lời câu hỏi. -Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì? -Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì? -Lúc 8 giờ tối em đang làm gì? GV vừa hỏi vừa quay kim đồng hồ, HS trả lời câu hỏi. -GV nói tiếp: Một ngày có 24 giờ, một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trướcđến hết 12 giờ đêm hôm sau. -GV gắn bảng phụ lên (đã viết sẵn bài mới ở SGK) -HS đọc ở bảng phụ. GV: Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ? (13 giờ) -GV cho HS xem đồng hồ lớn có các số 13, 14, .....24. 3.Thực hành: (20’) Bài 1: Số GV: Quay kim ở mặt đồng hồ HS đọc số trên mặt đồng hồ. -HS đọc giờ: 6 giờ, 7 giờ -Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng. HS trả lời miệng. -GV nhận xét Bài 2: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh -HS khá, giỏi nhìn vào tranh ở SGK và trả lời miệng -GV cùng HS nhận xét Bài 3: Viết tiếp vào chổ chấm (theo mẫu) -HS quan sát hình ở SGK và trả lời câu miệng. 15 giờ hay 3 giờ chiều, 20 giờ hay 8 giờ tối -GV nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: (2’) -Nhận xét giờ học; -Các em nhớ về tập xem đồng hồ. =========***========== Mĩ thuật (GV chuyên trách dạy) =========***=========== Tập đọc Con chò nhà hàng xóm I.Mục tiêu: -Biết ngắt hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ .(làm được các bài tập trong SGK). II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ. bảng phụ chép sẵn câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -2HS đọc bài Bé Hoa và trả lời câu hỏi ở SGK. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Luyện đọc:(27’) a.GV đọc mẫu. b.Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu. +HS nối tiếp nhau đọc từng câu. +GV ghi bảng từ khó: nhảy nhót, thân thiết, vẫy đuôi, rối rít. +GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp. -Đọc từng đoạn trong nhóm. +GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài và hướng dẫn HS cách đọc. .Bé rất thích cho / nhưng nhà Bé không nuôi nuôi con nào. // .Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê....// +HS đọc cá nhân, cả lớp. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. +HS cùng GV nhận xét. GV giải nghĩa một số từ ở phần chú giải. -Đọc từng đoạn trong nhóm. +HS đọc theo nhóm 4 bạn, mỗi bạn đọc một đoạn. +Một số nhóm đọc thi +Lớp nhận xét. +GV nhận xét chung. Tiết 2: 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) ?Bạn của Bé ở nhà là ai(Cún bông, con chó nhà hàng xóm.) ?Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào(nhảy nhót tung tăng..) ?Khi Bé bị thương , Cún đã giúp Bé như thế nào ?Những ai đến thăm Bé ?Vì sao Bé vẫn buồn ?Cún đã làm cho Bé vui bằng cách nào ?Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ ai -HS trả lời ?Câu chuyện này giúp ta hiểu điều gì GV chốt ý: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống của bạn nhỏ. 4.Luyện đọc lại: -GV hướng dẫn lại cách đọc -HS thi đọc lại toàn bài -Phân vai đọc lại bài. -Lớp cùng GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhó xem và tập kể chuyện. ==========***=========== Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2009 Toán Thực hành xem đồng hồ I.Mục tiêu: -Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. -Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ. -Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. II.Đồ dùng: -Đồng hồ bàn bằng nhựa, đồng hồ thật để bàn. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Một ngày có mấy giờ ?Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ -HS trả lời,GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ(28’) Bài 1: HS đọc yêu cầu: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp trong mỗi tranh -HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi. Các nhóm trình bày. -HS cùng GV nhận xét. .An đi học lúc 7 giờ đồng hồ B thích hợp. Bài 2: HS nêu yêu cầu:Câu nào đúng, câu nào sai? -GV đặt lên bàn 3 chiếc đồng hồ HS quan sát và trả lời -HS quan sát và nêu câu đúng. b.Đi học muộn giờ. d.Cửa hàng đóng cửa. e.Lan tập đàn lúc 20 giờ -HS nêu câu sai a, c, g -GV nhận xét. Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ : 18 giờ; 11 giờ; 14 giờ; 18 giờ; 23 giờ -HS khá giỏi thực hành. -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) GV nhận xét giờ. -Về nhà nhớ xem lại bài. ===========***=========== Đạo đức Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng(tiết 1) I.Mục tiêu: -Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi, để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng II.Đồ dùng: Vở BT Đạo đức. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Emđã làm những công việc cụ thể nào để giữ gìn trường lớp sạch đẹp -HS trả lời, GV nhận xét. 2Bài mới : a.Giới thiệu bài:(2’) *Hoạt động 1:(10’) Phân tích tranh (BT1) -Mục tiêu: Giúp HS hiểu một số biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. -Cách tiến hành : Bước 1:HS quan sát tranh ở vở bài tập và trả lời câu hỏi sau -GV nêu: Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ .Một số HS xô đẩy lẫn nhau lên gần sân khấu. -GV nêu câu hỏi ?Bức tranh vẽ nội dung gì ?Việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì ?Qua sự việc đó em rút ra được điều gì -HS trả lời. Bước 2: *GV kết luận :Một số HS chen lấn, xô đẩy nhau làm ồn ào gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như vậy làm mất trật tự nơi công cộng. *Hoạt động 2: Xử lí tình huống (10’) -Mục tiêu :Giúp HS hiểu một biểu hiện cụ thể về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. -Cách tiến hành : -GV giới thiệu với HS một tình huống trong qua tranh, HS thảo luận nhóm HS quan sát tranh ở bài tập 2 .Trên ô tô một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh và nghĩ “Bỏ rác vào đâu bây giờ”. -Từng nhóm 4 HS thảo luận về cách ứng xử và phân vai. -Một số nhóm lên đóng vai . -Lớp cùng GV nhận xét. ?Cách làm như bạn có lợi , hại gì ?Chúng ta cần chọn cách nào ?Vì sao -GV kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại bỏ vào túi ni lông để khi xe dừng thì bỏ đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng. *Hoạt động 3:(10’) Đàm thoại Mục tiêu :Giúp HS hiểu được ích lợi và những việc làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Cách tiến hành: -GV nêu câu hỏi HS trả lời. ?Các em biết những nơi công cộng nào ?Mỗi nơi đó có ích gì ?Để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng các em phải làm gì và tránh những việc gì ?Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có lợi gì -HS trả lời. -GV kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều ích lợi cho con người.Trường học là nơi học tập, bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh cho các bệnh nhận +Giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng giúp cho việc của mọi người đều thuận lợi, môi trường trong lành , có ích cho sức khoẻ...... 3.Củng cố, dặn dò:(3’) ?Em đã làm gì để giữ vệ sinh, trật tự nơi công cộng chưa -HS trả lời ,GV nhận xét. -GV: Các em cần tham gia và nhắc nhở mọi người giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành , sạch đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường ==========***========== Âm nhạc (Cô Loan dạy) ==========***========== Kể chuyện Con chó nhà hàng xóm I.Mục tiêu: -Dựa theo tranh , kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. -HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) -2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Hai anh em -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Hướng dẫn kể chuyện:(25’) a. 1HS đọc yêu cầu bài tập 1:Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh . -GV hướng dẫn HS nắm nội dung từng tranh. +Tranh1 vẽ gì?(Bé cùng Cún chạy tung tăng) +Tranh 2 :Chuyện gì xảy ra với Bé? Lúc đấy Cún đã làm gì? +Tranh3: Khi Bé bị đau ai đến thăm Bé, nhưng Bé không vui? +Tranh 4: Vẽ cảnh gì? +Tranh 5: Bé và Cún đang làm gì? -HS trả lời -HS kể trong nhóm. +GV theo dỏi, nhận xét. 1.Giới thiệu bài:(2’) +GV theo dỏi, nhận xét. b, HS đọc yêu cầu bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện -HS khá giỏi kể -GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2) -GV nhận xét giờ học Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2009 Toán Ngày, tháng I.Mục tiêu: -Biết đọc tên các ngày trong tháng - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ. -Nhận bíêt đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. (biết tháng 11 có 30 ngày , tháng 12 có 31 ngày); ngày , tuần lễ. II.Đồ dùng: -Tờ lịch tháng, bảng phụ viết bài tập 2. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì(thực hành xem đồng hồ) ?Bây giờ là mấy giờ -HS quan sát đồng hồ và đọc giờ. -GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài :(2’) b.Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng:(7’) -GV treo tờ lịch tháng 11 lên và nói: Đây là tờ lịch ghi các ngày trong tháng -GV chỉ vào số 20 và hỏi: Ngày 20 trong tháng 11 và ứng với thứ mấy? -HS trả lời. -GV đọc là ngày hai mươi tháng 11. -GV viết ngày 20 tháng 11 -3HS nhắc lại. -HS đọc các ngày trong tháng 11dựa vào tờ lịch. ?Tháng 11 có mấy ngày ?Ngày 26 tháng 11 là thứ mấy -HS trả lời. -Cả lớp đọc lại các ngày trong tháng 11 c.Thực hành:(20’) Bài 1: HS đọc yêu cầu:Đọc viết (theo mẫu) Đọc viết Ngày bảy tháng mười một ngày 7 tháng 11 Ngày mười lăm tháng mười một ngày 20 tháng 11 ngày 30 tháng 11 -HS làm vào vở , 1HS lên bảng làm. -HS nhận xét, GV chữa bài. Bài 2a: Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tháng 12. -GV treo bảng phụ và cho chơi trò chơi điền số còn thiếu vào ô trống -Hai nhóm mỗi nhóm 4 HS tiếp nối nhau điền số. -Lớ ... lịch đẻ xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ. II.Đồ dùng: -Tờ lịch tháng 1 và tháng 4 năm 2009 -Tờ lịch năm 2009 III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) Tiết trước ta học bài gì? Mỗi tuần lễ có mấy ngày -HS trả lời, GV nhậnn xét. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài:(2’) b.Hướng dẫn HS làm bài tập:(27’) Bài 1: Nêu các ngày còn thiếu trong tháng 1. -GV treo tờ lịch tháng 1 lên. HS quan sát. -HS trả lời miệng. GV nhận xét. ?Tháng 1 có mấy ngày? (31 ngày) -HS đọc lại các ngày trong tháng 1. Bài 2:Đây là tờ lịch tháng 4 -GV treo tờ lịch lên bảng và cho HS đọc yêu cầu bài tập HS đọc :Xem tờ lịch trên rồi cho biết . +Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào? +Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4 .Thứ ba tuần trước là ngày nào? Thứ ba tuần sau là ngày nào? +Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy? -HS nối tiếp nhau trả lời và liệt kê các ngày đó. 3.Củng cố, dặn dò:(3’) -HS nêu tên bài. -GV nhận xét giờ học. =========***======== Thể dục ( Cô Vân dạy) =========***======== Tập đọc Thời gian biểu I.Mục tiêu: -Đọc chậm rải,rõ ràng số chỉ giờ; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng. -Hiểu được tác dụng của thời biểu (trả lời được câu hỏi 1, 2). -HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. II.Đồ dùng: -Bảng phụ viết câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) -2HS tiếp nối nhau đọc bài Con chó nhà hàng xóm. -GV nhận xet và ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Luyện đọc:(15’) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu: +HS tiếp nối nhau đọc từng câu. +GV theo dỏi và nhận xét. +GV ghi bảng từ khó: quét dọn nhà cửa, sắp xếp sách vở, rửa mặt. +HS đọc cá nhân, cả lớp. -Đọc đoạn trong bài: +GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài: .Sáng // 6 giờ đến 6 giờ 30 / Ngủ dậy tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân // +GV chia đoạn: Đoạn 1: Tên bài+ sáng Đoạn 2: Trưa Đoạn 3: Chiều Đoạn 4: Tối +HS tiếp nối nhau đọc đoạn. +GV nhận xét. -Đọc từng đoạn trong nhóm. -5HS một nhóm đọc bài, GV theo dỏi nhận xét. -Thi đọc bài giữa các nhóm. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài (15’) -HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi (HS đại trà). ?Đây là lịch làm việc của ai? ?Em hãy kể việc Phương Thảo làm hằng ngày (sáng thảo dậy vào 6 giờ) ?Phương thảo ghi các việc cần làm vào TGB để làm gì (để nhớ việc...) -HS khá giỏi trả lời sau. ?Thời gian biểu của thảo có khác ngày thường không. 4.Thi tìm nhanh, đọc giỏi: -GV hướng dẫn cách chơi: 1HS đọc sáng, trưa... HS khác tìm và đọc việc làm của thảo. -HS chơi, GV nhận xét C.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ lập thời gian biểu. =========***======== Tự nhiên xã hội Các thành viên trong nhà trường I.Mục tiêu: Nêu được một số công việc của một số thành viên trong nhà trường. II.Đồ dùng : -Tranh SGK. -Các tấm bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì ( Trường học) ?Trường học của em có những gì? Em làm gì để cho trường học luôn sạch đẹp -HS trả lời -GV nhận xét. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài:(2’) *Hoạt động1:(15’) Biết các thành viên trong nhà trường và công việc của họ trong nhà trường Mục tiêu:Biết các thành viên trong nhà trường và công việc của họ trong nhà trường Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm -GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm bộ bìa -Các em quan sát các hình ở SGK(trang 34,35 ) và làm việc sau. +Gắn các tấm bìa vào hình cho phù hợp. +Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học. Bước 2:Làm việc cả lớp +Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung GV kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên : thầy (cô) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các thầy cô giáo, HS và các nhân viên khác. Cô Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo , quản lí nhà trường; thấy cô giáo dạy học; Bác bảo vệ trông coi trường, giữ gìn trường lớp; ................ *Hoạt động2:(7’)Nói về các thành viên trong nhà trường và công việc của họ -Mục tiêu: +HS biết giới thiệu về các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng, biết ơn các thành viên trong nhà trường. +Nêu được công việc của các thành viên trong nhà trường -Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm đôi. +GV yêu cầu: 1HS nêu câu hỏi, 1HS trả lời. ?Trong trường học của chúng ta có những thành viên nào? Họ làm những việc gì ?Tình cảm của bạn đối với mỗi thành viên trong nhà trường như thế nào ?Để thực hiện được lòng yêu quý, kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì Bước 2: HS lên trình bày ý kiến. +GV kết luận:HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường Hoạt động 3:(7’) Trò chơi “ Đó là ai” Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học. Cách tiến hành: -GV nêu cách chơi: Một bạn lên bảng quay lại và bạn khác sẽ dán vào lưng bạn đó một tờ giấy VD cô hiệu trưởng. +HS ở dưới lớp và nêu câu gợi ý: thành viên đó là người lãnh đạo trong trường . -HS chơi thử, GV nhận xét. -HS chơi thật. =========***=========== Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2009 Tập làm văn Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu I.Mục tiêu: -Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1). -Kể được một vài câu về con vật nuoi quen thuộc trong nhà (BT2).Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết ) một buỏi tối trong ngày (BT3). II.Đồ dùng: -Tranh con vật. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì -HS trả lời, GV nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:(2’) b.Hướng dẫn HS làm bài tập:(27’) Bài 1: HS nêu yêu cầu. Từ mỗi câu dưới đây, đặt một mới để khen M: Đàn gà rất đẹp. Đàn gà mới đẹp làm sao! -HS làm việc theo cặp, GV theo dỏi. -Đại diện các nhóm trả lời, GV ghi bảng. +Chú Cường thật là khoẻ! +Lớp mình hôm nay sạch quá! +Bạn Nam học giỏi thật! -GV : Đây là những câu nói khen ngợi. Bài 2:(miệng) Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em thích. -GV treo tranh và HS nêu tên con vật. -HS trả lời các con vật mà em thích ?Con vật em định kể là con gì ?Nhà em nuôi nó lúc nào ?Nó có ngoan không, có hay ăn chống lớn không ?Em có quý nó không -HS kể theo nhóm đôi. VD: Nhà em nuôi một chú Mèo tên là Ngheo Ngheo.Chú ở với nhà em đã được một năm rồi. Ngheo rất ngoan. Em rất quý con Ngheo Ngheo và em thường cho nó ăn và chơi với nó. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -GV nhận xét. Bài 3: Lập thời gian biểu buổi tối -HS viiết vào vở, GV theo dỏi. -HS đọc bài làm của mình. ?Thời gian biểu để làm gì ?Các em ai đã lập thời gian biểu hằng ngày rồi -GV nhận xét tuyên dương. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -GV hệ thống bài học. ===========***=========== Chính tả (Nghe- viết) (Cô Minh phó hiệu trưởng dạy) ==========***========= Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng. -Bíêt xem lịch. II.Đồ dùng: -Tờ lịch tháng 5 (4 tờ). -Đồng hồ nhựa. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Tháng 4 có mấy ngày -HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:(2’) b.Hướng dẫn làm bài tập:(25’) Bài 1: HS đọc yêu cầu Đồng hồ nào ứng với câu sau. GV viết bảng và gắn đồng hồ lên bảng rồi hỏi. -Em tưới rau lúc 5 giờ chiều( Đồng hồ D) -HS làm những câu còn lại tương tự. -GV nhận xét. Câu a Đồng hồ D Câu c Đồng hồ C Câub Đồng hồ A Câu d Đồng hồ B *Lưu ý: 17 giờ hay 5 giờ chiều; 6 giờ hay 18 giờ. Bài 2:Trò chơi “Điền nhanh điền đúng” -GV nêu cách chơi: Các em hãy thảo luận và điền các ngày còn thiếu vào tờ lịch , nếu đội nào nhanh và đúng đội đó thắng cuộc. -GV phát tờ lịch ,HS thảo luận và điền -Các nhóm gắn lên bảng. -GV và lớp nhận xét, tuyên dương đội thắng -HS trả lời câu hỏi sau. ?Trong tháng 5 có mấy ngày(31 ngày) ?Ngày 1 tháng 5 là ngày mấy ?Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày nào ?Thứ tư tuần này là ngày 14 tháng 5. Thứ tư tuần trước là ngày nào ?Thứ tư tuần sau là ngày nào ?Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ chỉ : 8 giờ sáng; 20 giờ; -HS khá giỏi thực hành -HS cùng GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) ?Hôm nay là ngày mấy? Tháng mấy -GV nhận xét giờ học. =========***========= Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -HS đánh giá những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được trong tuần và từ đó nhận ra ưu và nhược điểm để rút kinh nghiệm. -Kế hoạch tới. II.Nội dung: 1.Đánh giá: -GV nêu nội dung. -Các tổ trưởng điếu hành tôe của mình để thảo luận về nề nếp, học tập, sinh hoạt 15 phút, vệ sinh. -GV theo dỏi. -Lớp trưởng điều hành -Tổ trưởng lên báo cáo -Lớp trưởng nhận xét. -GV nhận xét chung. 2.Kế hoạch tới: -Tiếp tục duy trì nề nếp. -Tích cực học tập -Chú ý vệ sinh sạch sẽ. -Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Chính tả (Nghe- viết) Trâu ơi I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát. -Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn: tr, ch, ao / au, thanh hỏi, thanh ngã. II.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: (5’) -HS viết bảng con: múi bưởi, tàu thuỷ. -GV nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV đọc mẫu 1 lần, 2HS đọc lại bài. -GV nêu câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? HS: Người nông dân nói với trâu. ?Bài ca dao có mấy dòng. (6 dòng) ?Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào. (viết hoa) ?Bài ca dao viết theo thể thơ nào. (lục bát) b.HS viết bảng các từ khó: (5’) -GV đọc HS viết: Nghiệp, ruộng, nông gia. -GV nhận xét. c.HS viết bài vào vở: (15’) -GV đọc bài cho HS viết. -Sau khi viết xong GV đọc HS khảo bài. -HS trao đổi vở cho nhau kiểm tra, HS nhận xét bài bạn. -GV chấm, chữa bài cho HS và nhận xét. d.Hướng dẫn làm bài tập: (5’) Bài 2:1HS nêu yêu cầu bài. Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hay au. -GV cho 3 tổ thi đua nhau tìm nhanh, đại diện tổ lên bảng viết. VD: Cháo - cháu ; táo-táu -GV cùng lớp nhận xét. Bài 3b:Tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. HS làm: ........ngơi ; ........ba ; ........cá ; .......xanh -GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -Các em về viết lại các từ bị lỗi sai ở bài viết
Tài liệu đính kèm: