CHÍNH TẢ
BÔNG HOA NIỀM VUI.
I. Mục tiêu
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui.
- Làm đúng các bài tập phân biệt : iê/yê. r/d. thanh hỏi/ngã.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3.
- HS: SGK, vở.
III-PHƯƠNG PHÁP :
Có trong các hoạt động
III. Các hoạt động
Thứ ngày tháng năm CHÍNH TẢ BÔNG HOA NIỀM VUI. I. Mục tiêu Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui. Làm đúng các bài tập phân biệt : iê/yê. r/d. thanh hỏi/ngã. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3. HS: SGK, vở. III-PHƯƠNG PHÁP : Có trong các hoạt động III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mẹ. Gọi HS lên bảng. Nhận xét bài của HS dưới lớp. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh của bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ chép câu nói của cô giáo và làm các bài tập chính tả phân biệt thanh hỏi/ngã; r/d, iê/yê. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ị ĐDDH: Bảng phụ, từ a / Ghi nhớ nội dung. Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép. Đoạn văn là lời của ai? Cô giáo nói gì với Chi? b/ Hướng dẫn cách trình bày. Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong bài được viết hoa? Tại sao sau dấu phẩy chữ Chi lại viết hoa? Đoạn văn có những dấu gì? Kết luận: Trước lời cô giáo phải có dấu gạch ngang. Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải có dấu chấm. c/ Hướng dẫn viết từ khó. Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn. Yêu cầu HS viết các từ khó. Chỉnh, sửa lỗi cho HS. d/ Chép bài. Yêu cầu HS tự nhìn bài trên bảng và chép vào vở e/ Soát lỗi. g/ Chấm bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 6 HS lên bảng, phát giấy và bút dạ. Nhận xét HS làm trên bảng. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. Chữa bài. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi HS đặt câu nói tiếp. Nhận xét, sửa chữa cho HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS viết đẹp, đúng. Dặn HS về nhà làm bài tập 2, bài tập 3. Chuẩn bị: - Hát - 3 HS lên bảng tìm những tiếng bắt đầu bằng d, r, gi. - Cô giáo và bạn Chi nói với nhau về chuyện bông hoa. - 2 HS đọc. - Lời cô giáo của Chi. - Em hãy hái thêm hiếu thảo. - 3 câu. - Em, Chi, Một. - Chi là tên riêng - dấu gạch ngang, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu chấm. - Đọc các từ: hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo. - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết bảng con. - Chép bài. - Đọc thành tiếng. - 6 HS chia làm 2 nhóm, tìm từ viết vào giấy. - HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt. - Lời giải: yếu, kiến, khuyên. - Đọc to yêu cầu trong SGK. VD về lời giải: - Mẹ cho em đi xem múa rối nước. - Gọi dạ bảo vâng. - Miếng thịt này rất mở. - Tôi cho bé nửa bánh - Cậu bé hay nói dối. - Rạ để đun bếp. - Em mở cửa sổ. - Cậu ăn nữa đi. BỔ SUNG Thứ ngày tháng năm CHÍNH TẢ QUÀ CỦA BỐ I. Mục tiêu Nghe - viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố. Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả iê/yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu d/gi, hoặc thanh dễ lẫn : hỏi/ngã. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập. HS: Vở, bảng con. III-PHƯƠNG PHÁP : Có trong các hoạt động III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bông hoa Niềm Vui. Gọi 3 HS lên bảng viết các từ do GV đọc. Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe đọc và viết đoạn đầu bài tập đọc Quà của bố và làm bài tập chính tả. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ị ĐDDH: Bảng phụ, từ. a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết. GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố. Đoạn trích nói về những gì? Quà của bố khi đi câu về có những gì? b/ Hướng dẫn cách trình bày. Đoạn trích có mấy câu? Chữ đầu câu viết thế nào? Trong đoạn trích có những loại dấu nào? Đọc câu văn thứ 2. c/ Hướng dẫn viết từ khó. Yêu cầu HS đọc các từ khó. Yêu cầu HS viết các từ khó. d/ Viết chính tả. e/ Soát lỗi. g/ Chấm bài. Làm tương tự các tiết trước. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. Bài tập 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Treo bảng phụ. Gọi 2 HS lên bảng làm. Nhận xét. Cả lớp đọc lại. Bài tập 3: Tiến hành tương tự bài tập 2. Đáp án: a) Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà giời Lạy cậu, lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học b) Làng tôi có lũy tre xanh, Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng. Trên bờ, vải, nhãn hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. Chuẩn bị: - Hát - 3 HS lên bảng viết các từ ngữ: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối, mở cửa. - HS dưới lớp viết vào bảng con. - Theo dõi bài. - Những món quà của bố khi đi câu về. - Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối. - 4 câu - Viết hoa. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu 3 chấm. - Mở sách đọc câu văn thứ 2. - Lần nào, niềng niểng, thơm lừng, quẩy, thao láo (MB). - Cà cuống, nhộn nhạo, toả, toé nước (MT, MN) - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài. - Điền vào chỗ trống iê hay yê. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. - Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập. BỔ SUNG Thứ ngày tháng năm KỂ CHUYỆN BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu - Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự câu chuyện và thay đổi trình tự câu chuyện . - Dựa vào tranh kể lại được nội dung đoạn 2, 3 (BT2 ) ;kể được đoạn cuối câu chuyện (BT3) II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ đoạn 2, 3 trong SGK. HS: SGK. Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy nhỏ. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Sự tích cây vú sữa. Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. HS kể sau đó GV gọi HS kể tiếp. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong 2 tiết tập đọc trước, chúng ta học bài gì? Câu chuyện kể về ai? Câu chuyện nói lên những đức tính gì của bạn Chi? Hôm nay lớp mình cùng kể lại câu chuyện Bông hoa Niềm Vui. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Kể đoạn mở đầu theo 2 cách. Phương pháp: Nhóm đôi ị ĐDDH: Băng giấy ghi đoạn kể mẫu a/ Kể đoạn mở đầu. Gọi 1 HS kể theo đúng trình tự. Gọi HS nhận xét bạn. Bạn nào còn cách kể khác không? Vì sao Chi lại vào vườn hái hoa? Đó là lí do Chi vào vườn từ sáng sớm. Các em hãy nêu hoàn cảnh của Chi trước khi Chi vào vườn. Nhận xét, sửa từng câu cho mỗi HS. v Hoạt động 2: Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình. Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm. ị ĐDDH: Tranh. b / Kể lại nội dung chính (đoạn 2, 3) Treo bức tranh 1 và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Thái độ của Chi ra sao? Chi không dám hái vì điều gì? Treo bức tranh 2 và hỏi: Bức tranh có những ai? Cô giáo trao cho Chi cái gì? Chi nói gì với cô giáo mà cô lại cho Chi ngắt hoa? Cô giáo nói gì với Chi? Gọi HS kể lại nội dung chính. Gọi HS nhận xét bạn. Nhận xét từng HS. v Hoạt động 3: Kể đoạn cuối, tưởng tượng lời cảm ơn của bố Chi. Phương pháp: Trò chơi: Truyền điện. ị ĐDDH: 3 bông hoa Niềm Vui. c/ Kể đoạn cuối truyện. Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói ntn để cảm ơn cô giáo? Gọi HS kể lại đoạn cuối và nói lời cám ơn của mình. Nhận xét từng HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Ai có thể đặt tên khác cho truyện? Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe và tập đóng vai bố của Chi. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: - Hát - HS kể. Bạn nhận xét. - Bông hoa Niềm Vui. - Bạn Chi. - Hiếu thảo, trung thực và tôn trọng nội qui. - HS kể từ: Mới sớm tinh mơ dịu cơn đau. - Nhận xét về nội dung, cách kể. - HS kể theo cách của mình. - Vì bố của Chi đang ốm nặng. - 2 đến 3 HS kể (không yêu cầu đúng từng từ). VD: Bố của Chi bị ốm nằm bệnh viện đã lâu. Chi thương bố lắm. Em muốn đem tặng bố 1 bông hoa Niền Vui để bố dịu cơn đau. Vì thế mới sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của nhà trường. - Chi đang ở trong vườn hoa. - Chần chừ không dám hái. - Hoa của trường, mọi người cùng vun trồng và chỉ vào vườn để ngắm vẻ đẹp của hoa. - Cô giáo và bạn Chi - Bông hoa cúc. - Xin cô cho em ốm nặng. - Em hãy hái hiếu thảo. - 3 đến 5 HS kể lại. - Nhận xét bạn theo các tiêu chuẩn đã nêu. - Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa. Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỷ niệm./ Gia đình tôi rất biết ơn cô đã vì sức khoẻ của tôi. Tôi xin trồng tặng khóm hoa này để làm đẹp cho trường. - 3 đến 5 HS kể. - Đứa con hiếu thảo./ Bông hoa cúc xanh./ Tấm lòng./ Thứ ngày tháng năm TẬP LÀM VĂN GIA ĐÌNH I. Mục tiêu Biết kể về gia đình của mình theo gợi y cho trước.(BT1) -Viết được một đoạn văn ngắn từ ( 3 đến 5 câu ) theo nội dunngBT1. II. ... 5, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trư : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - BT1 II. CHUẨN BỊ GV: Que tính. HS: Vở, bảng con, que tính. III-PHƯƠNG PHÁP : Có trong các hoạt động IV. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Đặt tính rồi tính 84 – 47 30 – 6 74 – 49 62 – 28 - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: 15 trừ đi một số Phương pháp:Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Que tính Bước 1: 15 – 6 Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại? Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính? Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? Viết lên bảng: 15 – 6 = 9 Bước 2: Nêu: tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. Viết lên bảng: 15 – 7 = 8 Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9. Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. v Hoạt động 2: 16 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận ị ĐDDH: Que tính Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? Viết lên bảng: 16 – 9 = 7. Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7. Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. v Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Que tính. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. v Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành. Phương pháp: Thực hành. Trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1 : Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập. Yêu cầu HS báo cáo kết quả. 15 - 8 7 15 - 8 7 15 - 8 7 15 - 8 7 15 - 8 7 16 - 9 7 16 - 7 9 16 - 8 8 17 - 8 9 17 - 9 6 18 - 9 9 13 - 7 6 12 - 8 4 14 - 6 8 20 - 8 12 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên. Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 - Hát - HS thực hiện. - Nghe và phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 15 – 6 - Thao tác trên que tính. - Còn 9 que tính. - 15 – 6 bằng 9. - Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính. - 15 trừ 7 bằng 8. - 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 - HS đọc bài - Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính. - 16 bớt 9 còn 7 - 16 trừ 9 bằng 7 - Trả lời: 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 - HS đọc bài - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. - Điền số để có: 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 - Đọc bài và ghi nhớ. - Ghi kết quả các phép tính. - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính. - Cho nhiều HS trả lời. TẬP VIẾT Thứ ngày tháng năm 200 L – Lá lành đùm lá rách I. Mục tiêu Viết đúng chữ hoa L ( một dòng cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Lá lành đùm lá rách (3 lần) II. Chuẩn bị GV: Chữ mẫu L . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III-PHƯƠNG PHÁP : Có trong các hoạt động IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: K Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Kề vai sát cánh GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa chữ L Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ L Chữ L cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ L và miêu tả: + Gồm 3 nét: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn đọc( lượn 2 đầu); đến đường kẽ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Lá lưu ý nối nét L và a. HS viết bảng con * Viết: : Lá - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. Phương pháp: Luyện tập. ị ĐDDH: Bảng phụ * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - L : 5 li - h, l : 2,5 li - đ: 2 li - r : 1,25 li - a, n, u, m, c : 1 li - Dấu sắc (/) trên a - Dấu huyền (`) trên a và u - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. BỔ SUNG Thứ ngày tháng năm 200 THỰC HÀNH QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN ĐẠO ĐỨC Tiết 2 : I. Mục tiêu Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ nhau. Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. -Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. -Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III-Phương pháp : Có trong các hoạt động IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Quan tâm giúp đỡ bạn ( T1 ) 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2 ) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra? ị ĐDDH: Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. Nêu tình huống : cảnh trong giờ KT toán. Bạn Hà không làm bài được, đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh : “ Nam ơi, cho tớ chép bài với “. Đoán cách ứng xử của Nam Chốt 3 cách ứng xử chính : +Nam không cho Hà xem bài. +Nam khuyên Hà tự làm bài. +Nam cho Hà xem bài. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? Yêu cầu HS nêu và gọi HS khác nhận xét. Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội qui của hhà trường. v Hoạt động 2: Liên hệ. Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn ị ĐDDH: Giấy khổ to, bút viết Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau : 1-Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn ? 2- Những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ 3-các tổ lập kế hoạch giúp đỡ bạn gặp khó khăn trong lớp GV kết luận: Ttrong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi. v Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. HS sắm vai theo phân công của nhóm. Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: tiết 2 - Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Thảo luận cặp đôi và nêu cách ứng xử theo yêu cầu sau : + Có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam ? + Nếu là Nam em sẽ làm gì để giúp bạn ? -Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét -Cách ứng xử nào là phù hợp ? Vì sao? - Cách ứng xử nào là chưa phù hợp ? Vì sao ? - Thực hiện yêu cầu của GV -Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các việc làm của mình. -Lớp đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn, vì sao ? -Khi bạn được người khác quan tâm giúp đỡ, bạn thấy như thế nào ? -Đại diện các tổ lên trình bày. - HS diễn tiểu phẩm. - HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. Ví dụ: + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều . + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. - HS trao đổi, nhận xét, bổ sung BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: