Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần học 16 năm 2009

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần học 16 năm 2009

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, nô đùa, lành hẳn

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ: thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, sung sướng, hài lòng.

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần học 16 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :16
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
HƯỚNG DẪN HỌCTIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC :CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, nô đùa, lành hẳn
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa các từ: thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, sung sướng, hài lòng.
Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
Thái độ: 
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV:Tranh . Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ
Goi HS đọc bài Bé Hoa
Hỏi : Em biết gì về gia đình ban Hoa ?
2. Dạy - học bài mới 
Giới thiệu bài: 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Chú ý, giọng đọc tình cảm, chậm rãi.
b) Yêu cầu HS đọc từng câu.
 *Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
c) Đọc từng đoạn 
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
 * Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc các câu cần luyện ngắt giọng.
 d)Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
 e) Thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét. Tuyên dương đội thắng cuộc.
g) Đọc đồng thanh
- GV chọn 1 đoạn cho HS đọc đồng thanh.
v Hoạt độn2: Luyện đọc lại truyện 
Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân.
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thời gian biểu.
- HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Đọc nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: 
	Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
	Một hôm,/ mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.//
	Con muốn mẹ giúp gì nào? (cao giọng ở cuối câu).
	Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được.//
 -Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đua: 2 đội thi đua đọc trước lớp.
-Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 HS.
Cá nhân thi đọc cả bài
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS củng cố:
Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Kỹ năng: 
Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ, số trừ chưa biết trong một hiệu.
Giải bài toán có lời văn (bài toán về ít hơn).
Tính đúng nhanh, chính xác.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
 84 – 29 , 88 – 29 , 90 – 23 .
Nêu cách thực hiện các phép tính.
Vẽ đoạn thẳng AB.
GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 Bài1:
 Hỏi : Đề bài y/c gì?
GV có thể cho HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau báo cáo kết quả hoặc có thể tổ chức thành trò chơi thi nói nhanh kết quả của phép tính.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu đề bài.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
Yêu cầu HS làm vào Vở bài tập. 
 - Gọi HS nhận xét bài bạn.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 66 – 29; 41 – 6 ; 82 –37.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 56 – 18 – 2 và hỏi: Tính từ đâu tới đâu?
Gọi 1 HS nhẩm kết quả.
Yêu cầu HS tự làm bài. Ghi kết quả trung gian vào nháp rồi ghi kết quả cuối cùng vào bài.
 - Yêu cầu HS nhận xét bài của 3 bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Củng cố về tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
Bài 4:
Cho HS lần lượt nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng rồi làm câu a, nêu cách tìm số bị trừ rồi làm câu b, nêu cách tìm số trừ rồi làm câu c. Hoặc tự làm bài tập sau đó yêu cầu giải thích cách làm của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm bài.
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ngày, giờ.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
-Tính nhẩm:
- HS nói nhanh kết quả.
 12 - 9 = 3 11 – 6 = 5 16 – 9=7
 17 – 6 = 11 15 – 7 = 8 17 – 9 = 8
vv...
- Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
- Từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 2 con tính.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính. 3 HS lần lượt trả lời.
 _ 66 _ 41 _ 82
 29 6 37
 37 35 45
- Yêu cầu tính.
- Tính lần lượt từ trái sang phải.
- 56 trừ 18 bằng 38, 38 trừ 2 bằng36.
- HS làm bài. Chẳng hạn:
	74 – 27 – 3 = 47 – 3
 	 = 44
Nhận xét bạn làm bài đúng/sai.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS làm bài. Sửa bài.
a)x+18=50b)x–35=25 c)60–x=27 x=50–18 x= 35+25 x=60–27
 x =32 x = 60 x = 33
- Đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- Vì thấp hơn nghĩa là ít hơn.
- HS làm bài. Chữa bài.
	Bài giải
Em cao msố đề xi mét là :
	 15 – 6= 9 (dm)
 Đáp số:9 dm.
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
NGÀY , GIỜ 
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Giúp HS:
 - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.
- Biết cách gọi tên giờ trong 1 ngày.
Kỹ năng: 
- Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian: Ngày – Giờ.
 - Củng cố biểu tượng về thời điểm, khỏang thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ. 
 - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày
Thái độ: 
Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phu, bút dạï. Mô hình đồng hồ có thể quay kim.1 đồng hồ điện tử.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Luyện tập chung.
Đặt tính rồi tính:
 42 – 25 , 91 – 19 , 84 – 8 , 74 – 57
GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
- GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Củng cốngày, giờ.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Cho HS đọc y/c của BT
Hỏi : Đề bài y/c gì?
-Cho HS làm vào VBT.
-Gọi từng em nêu
-GV nhận xét cho điểm .
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu đề bài.
Hỏi : đề bài y/c gì ?
Cho HS làm bài , gọi từng em nêu .
Cả lớp và GV nhận xét 
Bài 3:
Cho HS đọc y/c của BT
Hỏi : Đề bài y/c gì?
GV nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dò 
1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ .
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên đồng hồ.
Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm ...
VD : một ngày có 24 giờ 
Sáng : 1 giờ sáng , 2 giờ sáng , 3giờ sáng......10 giờ sáng vv...
Điền số?
Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
-Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
-Mẹ đi làm về lúc12 giờ trưa .
-Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều .
- Em xem phim truyền hình lúc 8 giờ tối.
-Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ . 
Nhận xét bài bạn đúng/sai.
-Điền chữ A,B, C, D vào bức tranh cho thích hợp.
-HS làm bài và chữa bài 
* Em vào học lúc 7 giờ sáng đồng hồ C
*Em chôi thả diều lúc 17 giờ đồng hồ D
* Em đọc truyện lúc 8 giờ tối đồng hồ A.
* Em ngủ lúc 10 giờ đêm đồng hồ B.
-HS trả lời 
 Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm2009
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
CHÍNH TẢ :CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Kỹ năng: 
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy, phân biệt ch/tr và thanh hỏi/ thanh ngã.
Thái độ: 
Viết đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Bé Hoa.
Gọi 2 HS lên bảng đọc cho các em viết các từ còn mắc lỗi, các trường hợp chính tả cần phân biệt.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
GV treo bảng, đọc đoạn văn cần chép 1 lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
b) Hướng dẫn trình bày
Vì sao Bé trong bài phải viết hoa?
Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng?
Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào nữa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm và viết các từ khó lên bảng. Theo dõi và chỉnh sửa cho các em.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Trò chơi: Thi tìm từ theo yêu cầu
Chia lớp thành 4 đội. Yêu cầu các đội thi qua 3 vòng.
Vòng 1: Tìm các từ có vần ui/uy.
Vòng 2: Tìm các từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
Vòng 3: Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm các tiếng có thanh hỏi, các tiếng có thanh ngã.
Thời gian mỗi vòng thi là 3 phút.
 ...  viết mẫu chữ: Ơ lưu ý nối net Ơ ù Âvà n.
HS viết bảng con
* Viết: : Ơn
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Ôn tập HK1.
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 7 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- Chiếc nón úp.
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- Cái lưỡi câu/ dấu hỏi.
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc câu
-Ô , b : 2,5 li
-t : 1,5 li
- n, ê, u, i , ơ : 1 li
- Dấu ngã (~) trên u
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm2009
HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
THỰC HÀNH XEM LỊCH.
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Củng cố kỹ năng xem lịch tháng.
Bài tập trọng tâm : Bài 1 , 2 
Kỹ năng: 
Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Ngày, tháng.
Trong tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Ngày 1 tháng 11 là ngày thứ mấy?
Tháng 12 có mấy ngày?
So sánh số ngày của tháng 12 và tháng 11?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Thực hành xem lịch.
Bài 1: Trò chơi: Điền ngày còn thiếu.
GV chuẩn bị 4 tờ lịch tháng 1 như VBT.
Chia lớp thành 4 đội thi đua với nhau.
Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
Sau 7 phút các đội mang tờ lịch của đội mình lên trình bày.
Đội nào điền đúng, đủ nhất là đội thắng cuộc.
GV hỏi thêm.
+ Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy? 
+ Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy? 
+ Ngày cuối cùng của tháng là ngày mấy?
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày? 
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
 v Hoạt động 2: Thực hành xem lịch.
 Bài 2:
GV treo tờ lịch tháng 4 như VBT và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi:
+ Các ngày thứ bẩy trong tháng tư là ngày nào?
+ Thứ năm tuần này là ngày 22 tháng 4. Thứ năm tuần trước là ngày mấy? Thứ năm tuần sau là ngày nào?
+ Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy?
+ Tháng 4 có bao nhiêu ngày.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
 - HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Mỗi tổ thành 1 đội: 4 tổ thành 4 đội thi đua.
- HS thi đua.
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ năm.
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ bảy.
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày 31.
- Tháng 1 có 31 ngày.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Các ngày thứ bẩy trong tháng tư là: 3, 10, 17, 24.
- Thứ năm tuần này là ngày 22 tháng 4. Thứ năm tuần trước là ngày 15 tháng 4. Thứ năm tuần sau là ngày 29 tháng 4.
- Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu.
- Tháng 4 có 30 ngày.
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TỪVÀ CÂU: TỪ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Làm quen với một số cặp từ trái nghĩa.
Kỹ năng: 
- Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt các câu đơn giản theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) ntn?
Sử dụng vốn từ về vật nuôi.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ. Tranh minh họa bài tập 3.
HS: SGK. Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2, 3 tiết Luyện từ và câu, Tuần 15.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
 A- Giới thiệu:
Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
B- Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả mẫu.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận và làm bài theo cặp. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
Kết luận về đáp án sau đó yêu cầu HS làm vào Vở bài tập.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu và làm bài mẫu.
Trái nghĩa với ngoan là gì?
Hãy đặt câu với từ hư.
Yêu cầu đọc cả 2 câu có tốt – xấu.
Nêu: Chúng ta có tất cả 6 cặp từ trái nghĩa. Các em hãy chọn một trong các cặp từ này và đặt một câu với mỗi từ trong cặp theo mẫu như chúng ta đã làm với cặp từ tốt – xấu.
Yêu cầu tự làm bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
Treo tranh minh họa và hỏi: Những con vật này được nuôi ở đâu?
Bài tập này kiểm tra hiểu biết của các em về vật nuôi trong nhà. Hãy chú ý để đánh dấu cho đúng.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Thu kết quả làm bài của HS: GV đọc từng số con vật, HS cả lớp đọc đồng thanh tên con vật đó.
Nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết giờ học.
Dặn dò HS, các em chưa hoàn thành được bài tập ở lớp, về nhà hoàn thành đầy đủ.
Chuẩn bị: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu: Ai thế nào?
- 2 HS thực hiện. Bạn nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
Làm bài: tốt > < yếu.
Nhận xét bài bạn làm đúng/ sai hoặc bổ sung thêm các từ trái nghĩa khác.
- Đọc bài.
Là hư (bướng bỉnh)
Chú mèo rất hư.
Đọc bài.
- Làm bài vào Vở bài tập sau đó đọc bài làm trước lớp.
- Ở nhà.
-Làm bài cá nhân.
-Nêu tên con vật theo hiệu lệnh. 2 HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
TẬP LÀM VĂN: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết nói lời khen ngợi.
Biết kể về một vật nuôi trong nhà.
Kỹ năng: 
Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày (buổi tối).
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Chia vui, kể về anh chị em.
Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
Trong giờ Tập làm văn các em sẽ học cách nói lời khen ngợi, thực hành về một vật nuôi trong nhà mà em biết và viết thời gian biểu cho buổi tối hằng ngày.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
Bài 2
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa.
Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
3. Củng cố – Dặn dò :
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà.
Chuẩn bị: Ngạc nhiên, thích thú. Lập TGB.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Đọc bài.
Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!
Hoạt động theo cặp.
- Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/
Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ 
Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hocï giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/
Đọc đề bài.
5 đến 7 em nêu tên con vật.
1 HS khá kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,
3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
5 đến 7 HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
Đọc bài.
Một số em đọc bài trước lớp.
 SINH HOẠT
 TỔNG KẾT TUẦN 16
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần16.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
 2. Lớp tổng kết :
Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
 3.Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Học tập An toàn giao thông.
Văn nghệ: múa hát tập thể
Ôn tập chuẩn bị thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CKTKN tuan 16buoi 2.doc