Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

A-YÊU CẦU:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2.

- Rèn kĩ năng đọc.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 14 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 30 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 	 Ngày soạn: 9/4/2010
	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
 Tập đọc: 	 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG. (2 tiết)
A-YÊU CẦU:
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2. 
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
H: 2 em đọc bài "Cây đa quê hương" + TLCH
T: Nhận xét, ghi điểm
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Luyện đọc: 
2.1. GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp đọc từng câu.
- Lần 1: Đọc liền mạch
Luyện từ khó: quây quanh, mừng rỡ, tắm rửa 
- Lần 2: đọc lô- gíc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: Nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- Lần 1: Đọc liền mạch.
- Lần 2: Đọc cuốn chiếu
- Đọc nhấn giọng ở các từ dùng để hỏi
- H: Đọc các TN giải nghĩa SGK. 
- Lần 3: đọc lô- gíc.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? (Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa....)
Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì? (“Các cháu chơi có vui không? / Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? Câc cháu có thích kẹo không?)
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? (Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.)
Câu 3: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? (Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.) 
Câu 4: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? (Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.) 
Câu 5: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? (Vì Tộ biết nhận lỗi)
4. Luyện đọc lại:
- 3, 4 em thi đọc lại chuyện (đọc phân vai)
- Lớp và GV nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì? (Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập như thế nào. Bác khen ngợi những em biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị tiết K/c.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán : 	KI-LÔ-MÉT. 
A-YÊU CẦU: 
- Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km. 
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS làm BT2/150
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài Km
T: Ta đã học các đơn vị đo độ dài: cm, dm, m để đo các khoảng cách lớn ta đùng đơn vị đo km
- Ki-lô-mét viết tắt là km.
1 km = 1000m
3. Thực hành:
Bài 1: Vận dụng quan hệ các đơn vị đo độ dài km, m, dm, cm. Nhấn mạnh quan hệ giữa km và m
Chú ý: 	 1 km = 1000m
	1000m = 1km
H: Tự làm bài. Chữa bài.
Bài 2: HD HS nhìn hình vẽ đọc chiều dài các quãng đường cụ thể rồi lần lượt TLCH của bài toán.
23 km
90 km
65 km
Bài 3: HD HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin trên bản đồ.
VD: Quảng đường từ HN -> Vinh dài 308 km
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 10/4/2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
 Kể chuyện: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
A- YÊU CẦU:
- Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết kể lại được cả câu chuyện (BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3).
- HS rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Biết nhận xét đúng lời kể của bạn.	 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- 4 tranh minh hoạ SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em nối tiếp nhau K/c: Những quả đào. và TLCH.
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh
+ Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Bác đi giữa đoàn học sinh, nắm tay hai em nhỏ.
+ Tranh 2: Bác Hồ đang trò chuyện, hỏi han các em học sinh.
+ Tranh 3: Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan, biết nhận lỗi.
- HS dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm. 
- Các nhóm thi kể từng đoạn. GV nhận xét
2.2.Kể toàn bộ câu chuyện
- Một số HS khá, giỏi thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp và GV nhận xét. Bình chọn bạn kể hay nhất
2.3. Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của bạn Tộ
- Gv giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Để kể lại đoạn cuối câu chuyện đúng theo lời bạn Tộ, các em cần phải: 
+ Tưởng tượng mình là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ
+ Khi kể phải xưng “tôi”.
- 1 HS kể mẫu
- HS tiếp nối nhau kể trước lớp. GV nhận xét, ghi điểm 
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Qua câu chuyện này, em học được đức tính gì tốt của bạn Tộ? (Thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi)
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà kể cho người thân nghe.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: MI-LI-MÉT.
A- YÊU CẦU:
- Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Bộ đồ dùng thực hành.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS làm BT1/ 151
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (mm)
a) T: Yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
H: (Xăng ti mét, dm, m, km)
T: Giới thiệu: Hôm nay học tiếp đơn vị đo độ dài mm
- Mi li mét viết tắt là mm và viết (mm) lên bảng.
T: Yêu cầu HS (biết độ dài của 1 phần chính) quan sát độ dài 1 cm trên trước kẻ HS và hỏi: Độ dài 1 cm, chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?
H: 10 phần bằng nhau.
T: Giới thiệu cho HS biết độ dài của 1 phần chính là mi-li-mét.
T: Qua việc quan sát được, em biết 1 cm bằng bao nhiêu mi-li-mét? (10mm)
T: Viết lên bảng: 1 cm = 10mm.
T: Hỏi : 1 m bằng bao nhiêu mi-li-mét?
H: 1m bằng 100 cm mà 1cm bằng 10 mm.
Vậy: 1 m bằng 10 trăm mi-li-mét tức là = 10 mm
T: Viết lên bảng: 1m =1000m
H: Vài em nhắc lại: 1 cm = 10 mm, 1 m = 1000mm
b) Xem hình vẽ trong sách Toán 2
2. Thực hành:
Bài 1: H tự đọc lệnh của bài toán, củng cố quan hệ giữa m, dm, mm.
H: Hoạt động nhóm đôi (hỏi - đáp)
Đại diện các nhóm nêu kết quả
	VD: 	1 cm = 10mm
	1m = 1000mm
Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu mm?
H: Nhìn vào (kết quả) hình vẽ. Đọc kết quả.
T: GV nhận xét.
VD: MN 60 mm; AB 30 mm; CD 70mm
Bài 3: H đọc đề và nhớ lại cách tính chu vi tam giác.
H: làm bài vào vở. H (1 em) lên bảng làm.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác là:
24 + 16 + 28 = 68 (mm)
Đáp số: 68 mm
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét - dặn dò, tuyên dương một số em.
- Về nhà làm BT ở VBTT.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Mĩ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết): AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.	 
A- YÊU CẦU: 	
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2(b).
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở bài tập.
- Bảng phụ viết ND BT2(b)
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: bình minh, nín khóc, phép tính, lúa chín.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. HDHS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại.
- HS nêu nội dung bài chính tả: Đoạn văn kể về việc Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng.
- Trong bài có những tên riêng nào? (Bác, Bác Hồ)
- Tập viết bảng con chữ khó: ùa tới, quây quanh
2.2. GV đọc, HS viết bài : 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc các cụm từ cho HS viết. 
- Đọc cho HS dò bài.
2.3. Chấm, chữa bài:
- Chấm bài tổ 1- Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2(b):
- HS đọc yêu cầu của bài:
- HS làm vào bảng con.
- GV gọi HS chữa bài, GV nhận xét.
- Đáp án: ngồi bệt, trắng bệch
	Chênh chếch, đồng hồ chết
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em có tiến bộ.
- Chuẩn bị bài sau. 
------------------------=˜&™=------------------------- 
Ngày soạn: 11/4/2010
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
 Thể dục: TUNG CẦU. TRÒ CHƠI: TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 -------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập đọc:	 CHÁU NHỚ BÁC HỒ.	
A- YÊU CẦU: 
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu được ND: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu . (trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc 6 dòng thơ cuối). HS khá, giỏi thuộc được cả bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em đọc bài “Ai ngoan sẽ được thưởng"+TLCH. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu:
- H: Nối tiếp nhau đọc 2 câu.
- Luyện đọc từ khó: bâng khuâng, cất thầm, ngẩn ngơ
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đoạn 1: 8 dòng đầu
- Đoạn 2: Phần còn lại
+ Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/
 Hồng hào đôi má, / bạc phơ mái đầu.//
+ Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ, /
 Ôm hôn ảnh Bác / mà ngờ Bác hôn.//
- Đọc các từ chú giải. 
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi các nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm. 
3. Hướ ... g bị giặc Mĩ chiếm đóng))
Câu 2: Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? Bạn nhỏ cất thầm ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác.)
Câu 3: Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu? ( Hình ảnh bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ: đôi má hồng; râu, tóc bạc phơ; mắt sáng tựa vì sao)
Câu 4: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? (Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác vẫn cất rhầm để ngắm bác, càng ngắm càng mong nhớ. Ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn .)
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ:
- Đọc cá nhân, nhóm. HS khá, giỏi đọc thuộc toàn bài 
- GV nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV hỏi: Em háy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ? (bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm nhưng luôn mong nhớ Bác Hồ.)
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: 	 LUYỆN TẬP.
A- YÊU CẦU: 
- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đotheo đơn vị đo độ dài đã học.
- Biết dùng thước để đo độ dài của cạnh hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2H làm BT1/ 153
- GV, lớp nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Bài tập:
Bài 1: T cho HS tự làm rồi chữa bài
- Củng cố về thực hiện phép cộng, trừ, nhân chia có đơn vị đo độ dài.
H: Lần lượt lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
VD: 	 13 m + 15 m = 28 m	5 km x 2 = 10 km	
	66 km - 24 km = 42 km	18 m : 3 = 6 m
Bài 2: H đọc đề toán, phân tích, tìm cách giải
H: Tóm tắt và giải bài toán vào vở.
H: 1 em lên bảng giải.
Cả lớp nhận xét.
Bài giải:
Người đó đã đi được quảng đường là:
18 + 12 = 30 (km)
Đáp số: 30 km
Bài 4: Củng cố về tính chu vi HTG.
H:Dùng thước đo độ dài của các cạnh HTG.
H: Nhắc lại cách tính chu vi.
- Giải bài toán vào vở
Bài giải:
Chu vi hình tam giác ABC là:
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
III - DẶN DÒ:.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau 
------------------------=˜&™=-------------------------
 Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. 
A- YÊU CẦU:
- Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Bảng phụ
- Vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS thực hành hỏi đáp: VD- Bạn xem ti vi để làm gì? (Mình xem ti vi để giải trí sau giờ học) 
- Lớp + GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. HD làm bài tập:
a) Bài tập 1: (miệng)
H: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- HS làm vào giấy nháp
- 1, 2 em làm bảng chữa bài
T + Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng 
a) Từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi
Yêu, thương, thương yêu, quý, quan tâm, săn sóc, chăm lo, chăm chút...
a) Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ 
Kính yêu, kính trọng, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương...
b) Bài tập 2: (Miệng) 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS chú ý: Khi đặt câu với mỗi từ em tìm được ở BT1, không nhất thiết phải nói về quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi, có thể nói về những quan hệ khác.
- Mỗi HS đặt ít nhất 2 câu với 2 từ
- HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt
- GV nhận xét và ghi 1 số câu hay lên bảng
a) Cô giáo rất thương yêu học sinh.
b) Chúng em rất biết ơn cha, mẹ.
c) Bài tập 3: (viết) 
- H: 1 em đọc yêu cầu. 
- HS quan sát lần lượt từng tranh, suy nghĩ, ghi lại vào vở hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh - mỗi hoạt động ghi bằng 1 câu.
- HS nối tiếp nhau đọc lại câu đã đặt. Lớp và GV nhận xét. GV ghi lên bảng 1 số câu đúng.
+ Tranh 1: Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác.
+ Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ.
+ Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác Hồ.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Thủ công: 	 LÀM VÒNG ĐEO TAY (tiết 2).
A- YÊU CẦU:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
- HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình mẫu vòng đeo tay. 
- Kéo, hồ dán, giấy màu.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- T: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Cho HS bổ sung (nếu thiếu).
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. HS thực hành làm vòng đeo tay:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay theo các bước:
+ Bước 1: Cắt thành các nan. 
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy
+ Bước 3: Gấp các nan giấy.
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- HS thực hành làm đồng hồ bằng giấy thủ công theo nhóm. 
- GV lưu ý HS: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để gấp vuông đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho khô hồ. 
- GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn những em còn lúng túng.
- Đánh giá sản phẩm của HS
III- CỦNGCỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét thái độ học tập
- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT Cho bài: Làm con bướm (tiết 1)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 5/4/2010
	 Ngày dạy: Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
 Thể dục: TÂNG CẦU. TRÒ CHƠI “TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH”
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập viết:	 CHỮ HOA M (kiểu 2).
A-YÊU CẦU: 
- Viết đúng chữ hoa M - kiểu 2 (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Mắt (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Mắt sáng như sao (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ: 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa M
- Viết sẵn: Mắt sáng như sao 
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lớp viết bảng con: A - Ao
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét:
a) Chữ M
T: Chữ M cao mấy li? Gồm mấy nét?
H: Chữ M kiểu 2 cao 5 li, gồm 3 nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và một nét là nét kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
T: HD cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng. Vừa viết vừa HD cách viết.
 Chữ M: 3 lượt.
T: Uốn nắn, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc 1 lần.
- Nêu cách hiểu: Tả vẽ đẹp của đôi mắt to và sáng
3.2. Hướng dẫn HS quan sát câu ứng dụng - Nhận xét.
- H: Nêu độ cao các con chữ.
- T: Viết mẫu Mắt trên dòng kẻ.
3.3. Hướng đẫn HS viết chữ “Mắt” vào bảng con.
- T: Theo dõi, uốn nắn
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS 
5. Chấm, chữa bài: 
- Chấm 10 bài, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Luyện viết phần ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: VIẾT THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ.
A-YÊU CẦU: 
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, chục, số đơn vị và ngược lại.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 1/154 
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Ôn thứ tự các số:
T: Cho HS đếm miệng từ 201 - 210, 321 - 332, 461 - 472; 
591 - 600; 991 - 1000
3. Hướng dẫn chung:
T: Ghi bảng 357 và nêu yêu cầu: viết số 357 thành các tổng trăm, chục, đơn vị.
- Phân tích số: 357.
T. Hỏi: 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
H. 357 gồm 3 trăm, năm chục và 7 đơn vị.
- Viết thành tổng: nhờ việc phân tích này ta viết số này thành tổng như sau, 
(vừa đọc, vừa viết). 357 = 300 + 50 + 7
T. Cho HS thực hành trên bảng: Cả lớp viết bảng con các số: 527; 736; 412.
H. Vài em đọc kết quả phân tích.
T. Nêu chung.
- Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị cho 0 không viết nó trong tổng.
VD: Số 820 = 800 + 20
 705 = 700 + 5
4. Thực hành: 
Bài 1: Học sinh tự kẻ sẵn bảng vào vở rồi tự điền vào ô trống.
H. Làm bài. Một vài em nêu kết quả.
VD: 	271: Hai trăm ba chục bảy đơn vị: 237 = 200 + 30 + 7 
	 	658: Sáu trăm năm chục tám đơn vị.658 = 600 + 50 + 8
Bài 2: Viết các số 271, 978, 835, 509.
H. Làm vào vở. GV gọi H lên bảng làm (4 em) cả lớp nhận xét.
VD: 	271 = 200 + 70 + 1
978 = 900 + 70 + 8 
Bài 3: Mổi số 975, 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào?
GV tổ chức trò chơi tiếp sức.
Nhận xét. Tuyên dương đội thắng cuộc
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết): CHÁU NHỚ BÁC HỒ.
A-YÊU CẦU: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2(b); 
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:	
H: 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con: 2 tiếng có vần êt, 2 tiếng có vần êch
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1.
- H: 2 em đọc lại 
+ Nội dung của đoạn thơ? (thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm khi nước ta còn bị chia cắt làm hai miền).
- Hướng dẫn HS nhận xét:
- Tìm từ khó: GV hướng dẫn phân tích .
- HS đọc lại các chữ khó. GV xoá
- GV đọc cho HS viết bảng con: bâng khuâng, ngẩn ngơ,
- GV nhận xét.
3. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu bài chấm, chữa lỗi phổ biến.
- Trả bài cho HS đối chiếu.
5. HD làm bài tập:
Bài 2b:
- HS đọc bài tập
- HS làm vào phiếu BT. 
- GV thu chấm, gọi HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
(ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.)
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
- Nhận xét giờ học. 
 ------------------------=˜&™=------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 30s.doc