I. Yêu cầu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.Bài tập cần làm: Bài1, 2.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học:
Thứ hai ngày 05 tháng 3 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 126 Bài: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.- Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.Bài tập cần làm: Bài1, 2. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. HDHS lần lượt làm các bài tập. Bài 1: - Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ). - Trả lời từng câu hỏi của bài toán. Bài 2: - HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút? - Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ? Bài 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi. Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian. 4. Củng cố, dặn dò. - Ôn lại các bảng nhân chia đã học. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. - Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. - Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút. - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút. - Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút. - Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở - Em có thể làm xong bài trong 1 tiết kiểm tra, Môn: TẬP ĐỌC Tiết 76+77 Bài: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Yêu cầu: - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài. - Hiểu ND: Cá con và Tôm càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; ra quyết định; thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi học sinh lên bảng đọc - 3 học sinh đọc - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. HDHS luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 1, - Học sinh theo dõi và đọc thầm theo. - HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó. + Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu. - HS đọc nối tiếp theo câu. + HD đọc từ khó: Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. + HS nêu: vật lạ, óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, nó lại, phục lăn - HDHS chia đoạn. - HS chia đoạn: - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn - HS đọc nối tiếp theo đoạn . b. Hướng dẫn học sinh đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn học sinh đọc câu khó kết hợp giải nghĩa từ khó. Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên). - HDHS giải nghĩa từ: + Khen nắc nỏm có nghĩa là gì? - Nghĩa là khen liên tục, không ngớt và tỏ ý thán phục. + Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dùng gì? - Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi. + Bánh lái có tác dụng gì? - Bánh lái là bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động (hướng đ, di chuyển) của tàu, thuyền c. Thi đọc - Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2. - Thi đọc theo hướng dẫn của giáo viên. d. Đọc đồng thanh - Cả lớp đọc đồng thanh. HĐ 4. HDHS luyện đọc lại - GV đọc mẫu. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - Yêu cầu HS luyện đọc lại từng đoạn theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm. - HS thi đọc cá nhân, nhóm. - Gọi học sinh đọc lại truyện theo vai. - Mỗi nhóm 3 học sinh (vai người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con). 4. Củng cố, dặn dò - Con học tập ở Tôm Càng đức tính gì? - Dặn học sinh về nhà đọc lại truyện và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Dũng cảm, dám liều mình cứu bạn. - Lắng nghe, về nhà thực hiện. Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 26 Bài: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Yêu cầu: - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện. - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; ra quyết định; thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy - học:- GV: Tranh. Bảng phụ - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi 3 HS lên bảng kể - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 1 Hướng dẫn kể chuyện. a. Kể lại từng đoạn truyện. - Bước 1: Kể trong nhóm. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm. - Bước 2: Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét. - Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung. - Truyện được kể 2 lần. Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: b. Kể lại câu chuyện theo vai -GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại. -Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể. -Gọi các nhóm nhận xét. -Cho điểm từng HS. 4. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng. . - Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. - Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - 8 HS kể trước lớp. -3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. -Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS mặc trang phục để thể hiện. - Nhận xét, bổ sung cho bạn kể. - Lắng nghe và thực hiện. Thứ ba ngày 06 tháng 3 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 127 Bài: TÌM SỐ BỊ CHIA I. Mục tiêu - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x: a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết giải bài toán có một phép nhân. Bài tập cần làm: Bài 1,2,3. II. Đồ dùng dạy - học:- Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra. - GV yêu cầu HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng: 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương - Số bị chia bằng thương nhân với số chia. *.Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết: a. GV nêu: Có phép chia x : 2 = 5 - Giải thích: Số x là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5. - Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau: - Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia). - Vậy x = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5. Trình bày: x : 2 = 5 x = 5 x 2 x = 10 b. Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. HĐ 3. Thực hành Bài 1: - HS lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột. 6 : 2 = 3 2 x 3 = 6 Bài 2: - HS trình bày theo mẫu: x : 2 = 3 x = 3 x 2 x = 6 Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo? - Có bao nhiêu em được nhận kẹo? - Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm ntn? - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố,dặn dò - Về nhà xem lại bài và hoàn chỉnh các bài tập. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt. Bạn nhận xét. - HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân - Vài HS nhắc lại. - HS quan sát - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát cách trình bày - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS làm bài. - HS sửa bài. - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích. Bài giải Số kẹo có tất cả là: 5 x 3 = 15 (chiếc) Đáp số: 15 chiếc kẹo - Lắng nghe, thực hiện. Môn: CHÍNH TẢ (tập chép) Tiết 26 Bài: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI? I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. -Làm được bài tập (2) a/b. -Giáo dục cho học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên viết bảng lớp, HS dưới lớp viết bảng con các từ do GV đọc. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. Hướng dẫn tập chép. a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết. - Câu chuyện kể về ai? - Việt hỏi anh điều gì? - Lân trả lời em như thế nào? b. Hướng dẫn cách trình bày - Câu chuyện có mấy câu? - Hãy đọc câu nói của Lân và Việt? - Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào? - Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Đọc cho HS viết các từ: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng, - Nhận xét, sửa sai. d. Chép bài. - Lưu ý HS về cách nhìn chép, quy tắc viết hoa, tư thế ngồi viết,.. - HS thực hiện nhìn chép. e. Đọc cho HS soát lỗi. g. Chấm bài, nhận xét. HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ. 4. Củng cố, dặn dò. - Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó. - Nhận xét tiết học. -HS viết các từ: mứt dừa, day dứt, bực tức; tức tưởi. - Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt. - Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?” - Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?” - Có 5 câu. - Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ? - Dấu hai chấm và dấu gạch ngang. - Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân. - HS viết bảng con do GV đọc. - Nghe, sửa lỗi nếu có. - Lắng nghe, thực hiện. - Nghe, soát lỗi bằng bút chì. - HS đọc đề bài trong SGK. Đáp án: - Lời ve kêu da diết./ Khâu những đường rạo rực. - Sân hãy rực vàng./ Rủ nhau thức dậy. - Vì nó là loài vật. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 26 Bài: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC(tiế ... ặn dò. - Hoàn thiện các bài tập trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra nháp. - HS quan sát. - HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh. - HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC 3cm + 5cm + 4cm = 12cm - HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó. - HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó. -HS tự làm rồi chữa bài. b. Chu vi hình tam giác là: 20 + 30 + 40 = 90(dm) Đáp số: 90dm - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Tự làm bài: a. Chu vi hình tứ giác là: 3 + 4 + 5 + 6 = 18(dm) Đáp số: 18dm - Cùng GV nhận xét, đánh giá. a. Chu vi hình tam giác là: 3 + 3 + 3 = 9(cm) Đáp số: 9cm - Lắng nghe và điều chỉnh (nếu có). - Lắng nghe và thực hiện. Môn: CHÍNH TẢ (nghe - viết) Tiết 52 Bài: SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập 2 a/b. - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Gọi 3 HS lên bảng tìm tìm 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ưt. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - GV đọc bài lần 1 đoạn viết. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? c. Hướng dẫn viết từ khó - GV đọc các từ khó cho HS viết. - Nhận xét, sửa sai. d. Đọc cho HS viết chính tả. - Đọc cho HS viết. e. Đọc soát lỗi g. Thu vở, chấm bài - Thu 8 vở chấm điểm, nhận xét, sửa sai. HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại.Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII. - Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp. - Theo dõi, đọc thầm theo. - Sông Hương. - Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống. - 3 câu. - Các từ đầu câu: Mỗi, Những. - Tên riêng: Hương Giang. - HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh. - Lắng nghe, sửa sai (nếu có). - Lắng nghe, viết bài. - Lắng nghe, soát lỗi bằng bút chì. - Lắng nghe, sửa sai (nếu có). - Đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm. . a. giải thưởng, rải rác, dải núi. rành mạch, để dành, tranh giành. b. sức khỏe, sứt mẻ - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 26 Bài: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC I. Yêu cầu: - Nêu được tên và lợi ích của một số loại cây sống dưới nước. - KNS: Quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về cây sống dưới nước; ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối; hợp tác: biết hợp tác với mọi người xung quanh bảo vệ cây cối; phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Khởi động: - Kể tên một số loại trái cây mà em biết, GV sẽ chỉ để các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên. HĐ 2. Làm việc với SGK. * Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: -Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3. -Nêu nơi sống của cây. -Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. * Bước 2: Làm việc theo lớp. -Hết giờ thảo luận. GV yêu cầu các nhóm báo cáo. -GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng. -GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng. KẾT QUẢ THẢO LUẬN - Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen? HĐ 3. Trưng bày tranh ảnh, vật thật - Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước. HĐ 4. Trò chơi tiếp sức. -Chia làm 3 nhóm chơi. - GV tổ chức cho HS chơi. - Cùng HS nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò. - Hệ thống lại bài học. - Học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: Loài vật sống ở đâu? -Nhận xét tiết học. - HS trả lời. Bạn nhận xét, bổ sung. - Các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên. -HS thảo luận và ghi vào phiếu. - HS dừng thảo luận. Các nhóm lần lượt báo cáo. - Nhận xét, bổ sung. Trả lời: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. - HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ. - Tham gia trò chơi. - Cùng GV nhận xét và bình chọn. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 26 Bài: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý – TẢ NGẮN VỀ BIỂN I. Yêu cầu: -Biết đáp lại lời đồng ý trong tình huống giao tiếp đơn giản cho trước. -Viết được những câu trả lời về cảnh biển (đã nói ở tiết trước). -GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - KNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. HDHS làm bài tập: *Bài 1: - Yêu cầu nêu các tình huống. - Các nhóm thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS sắm vai. - Nhận xét, đánh giá. * Bài 2. - Nêu yêu cầu bài tập. - Treo tranh. + Tranh vẽ cảnh gì? + Sóng biển như thế nào? + Trên mặt biển có những gì? + Trên bầu trời có những gì? - Gọi HS trình bày. - Yêu cầu viết bài vào vở. - Chấm một số bài. - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà thực hành đáp lại lời đồng ý trong cuộc sống hằng ngày. - Nhận xét tiết học. * Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: a. Cháu cảm ơn bác./ Cháu xin lỗi bác vì cháu làm phiền bác./ Cảm ơn bác cháu ra ngay ạ. b. Cháu xin cảm ơn cô ạ./ May quá ! Cháu cảm ơn cô./ Cháu về trước ạ. c, Nhanh lên nhé ! Tớ chờ đấy./ Hay quá cậu xin mẹ đi, tớ chờ. - Các nhóm lên sắm vai. - Nhận xét, bổ sung. * Viết lại những lời của em ở bài tập 3 tuần trước. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Tranh vẽ cảnh biển tươi sáng. - Sóng biển xanh nhấp nhô. - Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn. - Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng. - Nêu miệng. - Viết bài vào vở. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ sáu ngày 09 tháng 3 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 130 Bài: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu: - Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Bài tập cần làm: Bài 2,3,4. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. Thực hành: Bài 1: Khuyến khích HS khá giỏi. -Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, - Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được. Bài 2: - Gọi HS nêu đề bài. - HS tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Gọi HS nêu đề bài. - HS tự làm bài. . - Nhận xét, đánh giá. HĐ 3. Thi đua: giải bằng 2 cách. Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập. - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò. - Hệ thống bài học. - Nhắc hoàn thiện các bài tập ở nhà. Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - HS lắng nghe HD để thực hiện. - HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên. - HS nêu đề bài. - Tự làm bài: Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 2 + 4 + 5 = 11(cm) Đáp số: 11 cm. - Nhận xét, đánh giá. - HS nêu đề bài. - Tự làm bài: Bài giải Chu vi hình tứ giác DEGH là: 4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm) Đáp số: 18cm - Nhận xét, đánh giá. - HS 2 dãy thi đua. - Lắng nghe, thực hiện. a. Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm) Đáp số: 12cm. b. Bài giải Chu vi hình tứ giác ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm) Đáp số: 12 cm - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP VIẾT Tiết 26 Bài: Ch÷ hoa: X A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa X. Xuôi chèo mát mái. - Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu chữ X hoa trong khung chữ. Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2.. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng viết - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : HĐ 1. Giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa. x a. Quan sát và nhận xét mẫu. - Con có nhận xét gì về độ cao các nét ? b. Hướng dẫn cách viết: - Hướng dẫn HS trên chữ mẫu. -Yêu cầu viết bảng con. HĐ 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: a. Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái ȁȁȁȁȁȁȁ + Con hiểu cụm từ này như thế nào? + Con có nhận xét gì về độ cao các con chữ. b. Hướng dẫn viết chữ: Xuôi. - Hướng dẫn viết: Giới thiệu trên mẫu. Sau đó vừa viết vừa nhắc lại cách viết. HĐ 4. Hướng dẫn viết vở tập viết: - HD cách viết. - Yêu cầu viết vào vở tập viết. HĐ 5. Chấm, chữa bài: - Thu 8 vở để chấm. - Trả vở, nhận xét 4.Củng cố, dặn dò: - Về nhà luyện viết bài viết ở nhà. - Nhận xét chung tiết học. * Quan sát chữ mẫu trong khung. - Cao 5 li, gồm 1 nét viết liền. Là kết hợp của 3 nét cơ bản, đó là: 2 nét móc 2 đầu và một nét xiên. - Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ 5 - Lớp viết bảng con 2 lần. x. Xuôi chèo mát mái. - Có nghĩa là gặp nhiều thuận lợi. - Chữ X, h, cao 2,5 li. - t cao 1,5 li. - Các chữ còn lại cao 1 li. - Viết bảng con: Xuôi. - Lắng nghe, thực hiện. - Viết vào vở theo đúng cỡ và mẫu chữ - Viết đúng chữ hoa X (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Xuôi , Xuôi chèo mát mái. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, về nhà thực hiện.
Tài liệu đính kèm: