Toán
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ 100 trừ đi một số
Tính nhẩm 100 trừ đi 1 số tròn chục.
-Áp dụng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Que tính, bảng gài.
III. Hoạt động dạy –học:
1.Kiểm tra bài cũ:- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 60 - 17; 90 - 8
- Lớp và GV nhận xét và sửa sai
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài
Tuần 15 Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008 Hoạt động tập thể Chào cờ Toán 100 trừ đi một số I Mục tiêu: - HS biết thực hiện phép trừ có nhớ 100 trừ đi một số Tính nhẩm 100 trừ đi 1 số tròn chục. -áp dụng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng: Que tính, bảng gài. III. Hoạt động dạy –học: 1.Kiểm tra bài cũ:- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 60 - 17; 90 - 8 - Lớp và GV nhận xét và sửa sai 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu phép tính 100 - 36 -Nêu bài toán - Nghe và phân tích -Để biết còn lại bao nhiêu que - Để biết còn lại bao nhiêu que tính tính ta làm như thế nào? - Ghi bảng 100-36, y/c HS đọc - Phép tính này có đặc điểm gì? - Y/C H/S nêu cách đặt tính và tính - Lưu ý: 100 – 36 = 064 thì không cần ghi số 0 ở đằng trước mà kết quả không thay đổi ta thực hiện phép tính trừ 100-36 - số có 3 chữ số tròn trăm trừ cho số có 2 chữ số. - Nhiều HS nêu cách đặt tính và tính b. Phép trừ:100-5 (tương tự phép trừ 100-36) - HS tự nêu đề toán, phân tích dạng toán - YC HS đặt tính và tính, sau đó so sánh dạng toán. - Nhiều HS nêu cách đặt tính và tính - YC HS lấy ví dụ về hai dạng toán vừa học. - Cả lớp tìm ví dụ và làm vào bảng con - Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064; 095 chỉ 0 trăm có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi kết quả không thay đổi giá trị. 3.Thực hành: Bài 1:- YC HS đọc và nêu y/c của bài toán - YC HS nêu cách đặt tính và tính -Gọi 1H/S lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài 2: - YC HS đọc đề, nêu y/c của đề - YC HS nêu cách tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả của phép tính Bài 3:HS đọc và nêu y/c của bài, nhận dạng bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Gọi 1HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét -1 HS đọc đề và nêu y/c của đề - 4 HS nêu cách đặt tính và tính - HS làm bài - 1 HS đọc đề và nêu y/c: Tính nhẩm - Vài HS nêu cách tính nhẩm sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính - 2 HS đọc đề, phân tích đề, bài toán thuộc dạng toán ít hơn - HS làm bài - HS đọc đề. - Bài toán về ít hơn. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Tập đọc Hai anh em I.Mục tiêu: - H/S hiểu nghĩa các từ: Công bằng, kì lạ. - Hiểu nội dung bài:Ca ngợi tình cảm anh em luôn yêu thương lo lắng, nhường nhịn nhau. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu. - Giáo dục anh em trong nhà phải yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau. II. Đồ dùng dạy học: - GV sử dụng tranh trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: "Nhắn tin". 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu về chủ đề, nội dung bài học . b, Hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu, y/c HS đọc bài. - YC HS đọc nối câu, đoạn tìm từ câu văn dài luyện đọc - GV hướng dẫn cách đọc nhấn giọng một số câu, từ. - HS đọc nối tiếp đoạn, chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Lớp và GV nhận xét , bình chọn nhóm đọc tốt nhất. - Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 - Tìm hiểu bài: + Ngày mùa đến hai anh em chia lúa như thế nào? +Họ để lúa ở đâu? +Người em nghĩ gì và đã làm gì? +Người anh nghĩ gì và đã làm gì? +Mỗi người cho thế nào là công bằng? +Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em? Cho nhiều HS được nói. c) Luyện đọc lại bài. - HSđọc từng đoạn, cả bài. - HS đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em. 3.Củng cố- dặn dò: * Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? * Chuẩn bị bài sau - Đọc từ: nọ, lúa, nuôi, lấy lúa - Đọc câu: Ngày mùa đến, /họ Ngày mùa đến/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành hai đống bằng nhau/ để cả ở ngoài đồng// Nếu của mình/của anh/thì thật không công bằng. // + Chia lúa thành hai đống bằng nhau. +Họ để lúa ở cả ngoài đồng +Người em nghĩ:Anh mình còn phải nuôi vợ con công bằng. Nghĩ vậy người em của anh + Người anh nghĩ: Em tacông bằng.Anh ra đồng lấy lúa bỏ vào phần của em. + Hai anh em hiểu công bằng là chia cho người anh( em ) nhiều hơn. * Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chiều Tiếng Việt Luyện đọc: hai anh em I.Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc rõ ràng , lưu loát, nhấn giọng đúng các từ gợi tả, gợi cảm Hiểu được nội dung bài II.Đồ dùng dạy – học: SGK III.Hoạt động dạy học 1.Bài cũ: 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Luyện đọc: GV đọc toàn bài GV treo bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc HS nối tiếp nhau đọc Cả lớp đọc đồng thanh Cá nhân đọc Đọc theo nhóm Thi đọc giữa các nhóm Lớp và GV bình chọn nhóm đọc tốt nhất. Cá nhân đọc Tìm hiểu bài Câu 1: Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng: a, Hai anh em làm gì khi đêm đến? Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Chia hai phần bằng nhau cho công bằng. b, Hai anh em có điểm gì giống nhau? Có tấm lòng thương yêu ruột thịt Không ích kỉ, biết nghĩ đến người khác. Biết đùm bọc, đỡ đần nhau. HS luyện đọc lại Đọc phân vai Lớp và GV bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất 3.Củng cố –dặn dò : Tóm tắt nội dung bài Nhận xét giờ học Chẩn bị bài : Bé Hoa Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: vẽ cái cốc ( cái ly) (GV chuyên soạn giảng) Toán Luyện tập I – Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học. - Rèn kỹ năng tính và giải toán chính xác . - Giáo dục lòng ham say môn học. II-Đồ dùng dạy – học: SGK- VBT III-Hoạt động dạy – học 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu , biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 100 và 54 100 và 37 100 và 36 100 và 8 100 và 6 100 và 7 HS lên bảng làm và nêu cách làm - Cả lớp làm nháp Cả lớp và GV nhận xét Bài 2: Ngoài vườn có 15 bông hoa hồng và 20 bông hoa cúc . Bạn Hoa đã hái 7 bông hoa cúc và 7 bông hoa hồng. a, Bây giờ ngoài vườn còn tất cả bao nhiêu bông hoa? b, Số hoa cúc còn lại nhiều hơn hoa hồng còn lại bao nhiêu bông hoa? GV đọc yêu cầu bài - 2 HS đọc lại GV HD xác định yêu cầu của bài - Lớp làm bài vào vở GV nhận xét – sửa sai. Lời giải đúng là: a, Số bông hoa có ở trong vườn là: 15 + 20 = 35 ( bông) Số bông hoa đã hái ở trong vườn là: 7 + 7 = 14 ( bông) Số bông hoa còn lại ở trong vườn là: 35 – 14 = 21 ( bông) b, Số hoa hồng còn lại là: 15 – 7 = 8 ( bông) - Số hoa cúc còn lại là: 20 – 7 = 13 ( bông) Số hoa cúc còn lại nhiều hơn hoa hồng là: 13 – 8 = 5 (bông) Đáp số: a, 21 bông b, 5 bông Bài 3 - GV đọc yêu cầu bài – 2 HS đọc lại - GV HD xác định yêu cầu của bài - Lớp làm bài vào vở GV nhận xét – sửa sai. Lời giải đúng là: Số viên bi của anh là: 100 – 45 = 55 ( viên bi ) Đáp số : 55 viên bi 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008 Toán Tìm số trừ I. Mục tiêu + Biết tìm số trừ chưa biết trong phép trừ khi biết hiệu và số bị trừ. + áp dụng giải các bài toán có liên quan. + HS hứng thú khi học toán. II. Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con. 2. Bài mới: a, Tìm số trừ -Nêu bài toán: Có 10 ô vuông bớt đi 1 số ô vuông, còn lại 6 ô vuông. Hỏi số ô vuông bớt đi là bao nhiêu? - Vậy số ô vuông chưa biết ta gọi là x. - 10 ô vuông bớt đi x ô vuông còn lại 6 ô vuông. Em hãy đọc phép tính tương ứng. -Muốn tìm số ô vuông tương ứng ta làm thế nào? - Viết bảng: x= 10-6 x= 4 - Vậy muốn tìm số trừ ta làm thế nào? b,Thực hành: Bài 1: Tìm x 15-x=10 15-x=8 32-x=14 32-x=18 - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài, 4 HS lên bảng. Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống. - GV treo bảng phụ y/c HS nhận xét, y/c HS lên bảng điền. - Củng cố tìm hiệu, tìm số bị trừ và số trừ + Bài 3: Gọi HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và giải. Tìm x: HS1: x + 6 = 24 HS2: x - 8 = 32 -Nghe và phân tích, nhận dạng bài toán - Nhiều HS nhắc lại. - Đọc: 10-x- 6 - Thực hiện phép tính trừ 10 - 6 - Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính 10 - x =6 - Lấy số bị trừ, trừ đi hiệu. - Tìm số trừ. - Ta lấy số trừ trừ đi hiệu. - 4 HS làm bài, nhận biết bài của bạn. Cả lớp tự kiểm tra bài của mình - Nêu số đã biết, số phải tìm. - 1HS lên bảng điền, lớp làm bảng con -1HS đọc đề và tóm tắt,1 HS giải. - Cả lớp làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu quy tắc tìm số trừ - Nhận xét tiết học. - Về nhà HS làm vở bài tập. Kể chuyện Hai anh em I.Mục tiêu + Dựa vào gợi ý của GV HS tái hiện lại nội dung từng đoạn và cả chuyện. thể hiện lời kể tự nhiên giọng điệu, nét mặt +Giáo dục lòng yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa anh em trong gia đình. II. Đồ dùng III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ: Gọi H S kể: "Câu chuyện bó đũa" 2. Bài mới: . Hướng dẫn kể chuyện theo gợi ý: a, Kể lại từng đoạn truyện - Yêu cầu HS kể theo 3 phần Giới thiệu Diễn biến Phần kết thúc - Kể theo nhóm - Kể trước lớp 1. Mở đầu: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc đầu chia lúa như thế nào? - HS trả lời, tự cho một câu mở đầu khác. 2. Phần diễn biến - Hai anh em nghĩ và làm gì? - HS tự kể - HS tự liên hệ 3. Kết thúc - Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đường. - Bốn HS kể nối tiếp - Yêu cầu sáng tạo. 4. Kể lại toàn bộ câu chuyện. * Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm kể tốt nhất, cho điểm. - HS nhận xét về nội dung, kết hợp động tác, giọng kể và sáng tạo. - YC HS kể phân vai - Kể theo nhóm - Đại diện các nhóm lên trình bày 3. Củng cố, dặn dò ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Chính tả (tập chép) Hai anh em I.Mục tiêu +Chép lại chính xác đoạn: “Đêm hôm ấy..phần của anh” +Tìm đúng các từ có chứa âm đầu x/s. ất/ấc. ai/ay. + Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. II. Đồ dùng: GV: Bảng phụ chép sẵn đoạn cần chép. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai HS làm BT2(118) - 2 HS lên bảng làm Lớp và GV nhận xét , sửa sai cho điểm 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn tập chép a, Ghi nhớ nội dung -Treo bảng phụ đoạn cần chép - đọc ? Đoạn văn kể về ai - người em ? Người em đã suy nghĩ và làm gì - Anh còn phải nuôi vợ con. b, Hướng dẫn cách trình bày ? Đoạn văn có mấy câu. - Bốn câu ? ý nghĩ của người em được viết như thế nào - trong ngoặc kép c, Hướng dẫn viết từ ... n dưới cặp từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa a, chăm chỉ – siêng năng c, bảo ban – chăm sóc b, cần cù – chuyên cần d, nuôi nấng – dạy dỗ - HS lên bảng làm – lớp làm VBT Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai Câu 3: Em hãy xếp các câu dưới đây vào đúng cột trong bảng: Em là học sinh Em làm bài tập. Em luôn chăm chỉ Cún bông rất thông minh. Giang là học sinh nhất lớp 2 A. Em quét nhà , trông em giúp mẹ. Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? - HS lên bảng làm – lớp làm VBT Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai 3.Củng cố- dặn dò: Tóm tắt nội dung bài Chuẩn bị bài sau Toán Luyện tập I – Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố các kiến thức đã học cộng trừ, tính tuổi. - Rèn kỹ năng tính và giải toán chính xác . - Giáo dục lòng ham say môn học. II-Đồ dùng dạy – học: SGK- VBT III-Hoạt động dạy – học 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: Tính bằng cách hợp lý nhất 8 + 4 – 8 = 5 + 5 – 5 = 3 + 7 – 10 = 2 + 6 +8+ 4 = 1 + 2 + 9 + 8 = 5 + 5 + 9 = HS làm VBT – trình bày kết quả Cả lớp và GV nhận xét Bài 2: HS đọc yêu cầu GV hướng dẫn xác định yêu cầu - Lớp làm VBT - HS lên bảng làm Lớp và GV nhận xét , sửa sai Tuổi của Anh hơn tuổi của Lan là: 24 – 6 = 18 ( tuổi ) Đáp số : 18 tuổi Bài 3: HS đọc yêu cầu GV hướng dẫn xác định yêu cầu - Lớp làm VBT - HS lên bảng làm Lớp và GV nhận xét , sửa sai Tổng số tuổi của bố và ông là: 63 + 29 = 92 ( tuổi) Đáp số : 92 tuổi HS lên bảng làm- lớp và GV nhận xét, sửa sai. GV chấm bài – nhận xét. Bài 4 GV đọc yêu cầu bài - 2 HS đọc lại GV HD xác định yêu cầu của bài - Lớp làm bài vào vở – HS lên bảng làm bài GV nhận xét – sửa sai. Tuổi của Mai là: 9 + 7 = 16 ( tuổi) Tuổi của Cúc là: 16 + 3 = 19 Tổng số của Mai , Cúc, Đào là: 9 + 16+ 19 = 44 ( tuổi ) Đáp số: 44 tuổi 3.Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008 Đạo đức Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I I.Mục tiêu: - HS biết hệ thống các kiến thức đã học bằng các câu hỏi trắc nghiệm. - Củng cố kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học. - Có thái độ yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III.Hoạt động dạy học: 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Hướng dẫn HS làm các bài tập * GV nêu y/c nội dung tiết học. Thực hành làm bài tập. Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý kiến đúng. Chăm chỉ học tập là: A. Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao. B . Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong tổ. C .Tự giác học bài mà không ai nhắc nhở. D . Dành tất cả thời gian cho học tập mà không làm việc khác. GV gọi HS lên bảng làm Câu2: Nêu ích lợi của việc học tập chăm chỉ?. HS trao đổi theo cặp - Đại diện lên trình bày Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Câu3: Khoanh vào chữ trước ý kiến đúng. A. Vẽ lên tường là làm đẹp cho lớp. B. Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn. C.Vứt rác ở góc sân trường. HS làm phiếu học tập – Trình bày kết quả Cả lớp và GV nhận xét , rút ra bài học. 3. Củng cố dặn dò: nhận xét tiết học. Toán Kiểm tra định kỳ I. Mục tiêu: - Kiểm tra các kiến thức đã học - Rèn tính nghiêm túc trong giờ kiểm tra II.Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra III.Hoạt động dạy học: 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Phát đề cho HS I. Trắc nghiệm Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: 99 -1< ..< 98 + 2 Số cần điền vào chỗ trống là: A. 98 B. 100 C. 97 D. 99 Câu 2: 34 giờ – 10 giờ = . Số cần điền vào chỗ trống là: A. 1 ngày B. 44 giờ C. 23 giờ D. 2 ngày Câu 3 : x +38 = 52 A. x = 90 B. x =13 C. x = 24 D. x = 14 Câu4: 42 + 24 – 9 = Số cần điền vào chỗ trống là: A. 58 B. 60 C. 68 D. 57 II. Tự luận: Câu 1: Đặt tính rồi tính 47 + 36 54 – 29 36 + 54 80 – 47 24 Câu 2 +10 +2 42 - 12 -8 Câu3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 16 chiếc xe đạp, ngày thứ hai bán được 35 chiếc xe đạp. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu chiếc xe đạp. Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a, Có hình tam giác b, Có hình tứ giác Thang điểm và đáp án I.Trắc nghiêm: 4 Điểm Khoanh vào đúng mỗi câu cho 1 điểm Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: D II. Tự luận( 6 điểm) Câu1: (2 điểm) Mỗi phép tính đặt tính và tính đúng cho 0,5 điểm Câu 2: (1 điểm) - Điền đúng mỗi số cho 0,25 điểm - Điền đúng số 45 , 47 được 0,5 điểm - Điền đúng số 30 , 32 được 0,5 điểm Câu 3: (2 điểm) Hai ngày cửa hàng bán được số xe đạp là: (0,5 điểm) 16 + 35 = 51( xe đạp) (1 điểm) Đáp số : 51 xe đạp (0,5 điểm) Câu 4: (1 điểm) a, Có 2 hình tam giác (0,5 điểm) b, Có 4 hình tứ giác (0,5 điểm) 4,5 ; 4; 3,5; 3; 2,5; 2 ; 1,5; 1; 0,5) 3. Củng cố dặn dò: - Thu bài - Nhận xét tiết học. Tập làm văn Kiểm tra định kỳ ( đọc , hiểu- lt& c) I. Mục tiêu: - HS biết đọc đúng bài tập đọc và trả lời đúng các câu hỏi - Rèn tính nghiêm túc trong giờ kiểm tra II.Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra III.Hoạt động dạy học: 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Phát đề cho HS I . Đọc thầm và làm bài tập: Tình bà cháu Ngày xưa, có hai anh em ở với bà. Nhà rất nghèo nhưng ba bà cháu rất vui vẻ , đầm ấm. Có một cô tiên thương ba bà cháu, cho một hạt đào và dặn : “ Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ sung sướng”. Bà mất , hai anh em làm theo lời dặn của cô tiên. Hạt đào mọc thành cây. Cây ra toàn quả vàng , quả bạc. Hai anh em giàu có. Nhưng rồi vàng bạc không làm hai anh em khỏi buồn rầu vì nhớ bà. Thấy hai đứa trẻ buồn , cô tiên xuống hỏi. Bé gái oà khóc, xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại như xưa. Cô tiên liền phất chiếc quạt màu nhiệm làm vàng bạc, nhà cửa biến mất. Bà hiện ra .Hai anh em ôm chầm lấy bà và xin cho bà sống mãi với các em. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúngcho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ba bà cháu sống với nhau như thế nào? A . Vui vẻ , đầm ấm B . Đầy đủ , sung sướng C . Khổ sở , buồn rầu Câu 2: Hai anh em xin cô tiên điều gì? A. Cho thêm thật nhiều vàng bạc B. Cho bà hiện về thăm các em một lúc C. Cho bà sống lại và ở mãi với các em. Câu 3: Trong câu “ Hai anh em ôm chầm lấy bà” từ nào chỉ hoạt động? A. anh em B. ôm chầm C. bà Câu 4: Từ “đầm ấm” là từ chỉ sự vật , hoạt động hay đặc điểm? A. Chỉ sự vật B. Chỉ hoạt động C. Chỉ đặc điểm 3. Củng cố dặn dò: - Thu bài - Nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể Sơ kết tuần 18 I. Mục tiêu: - Thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 18 và phương hướng tuần 19 - Rèn tính tích cực , tự giác trong mọi hoạt động - Học các bài hát ca ngợi Quân đội NDVN II. Nội dung chính: 1.Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần: Chuyên cần, nề nếp, học tập, vệ sinh, 2. Phương hướng tuần19 : Duy trì tốt nề nếp của nhà trường. - Phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm - Tăng cường bồi dưỡng HS giỏi . - Tiến hành sơ kết học kì I - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, sách vở cho học kỳ II - Học các bài hát ca ngợi anh Bộ đội cụ Hồ - Học tập , làm theo tấm gương anh bộ đội. - Chấm VSCĐ học kỳ I - Vào học bạ 3.Văn nghệ:- Hát các bài hát ca ngợi anh bộ đội Chiều Tiếng Việt Kiểm tra định kỳ ( viết) I. Mục tiêu: - HS biết đọc đúng bài tập đọc và trả lời đúng các câu hỏi - Rèn tính nghiêm túc trong giờ kiểm tra II.Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra III.Hoạt động dạy học: 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Phát đề cho HS Chính tả ( Nghe- viết): 5 điểm Bài viết: Bông hoa Niềm vui Viết đoạn từ : ” Em hãy hái..đến một cô bé hiếu thảo” Tập làm văn 5 điểm Viết một đoạn văn ( Từ 3 đến 5 câu) kể về anh chị, em ruột( hoặc anh, chị, em họ) của em. 3. Củng cố dặn dò: - Thu bài - Nhận xét tiết học Đáp án môn tiếng việt I. Trắc nghiệm Khoanh đúng vào mỗi ý ở mỗi câu cho 1 điểm Câu 1: A ( 1 điểm) Câu 2: C ( 1 điểm) Câu 3: B ( 1 điểm) Câu 4: C ( 1 điểm) II . Kiểm tra viết: Chính tả ( 5 điểm) -Bài viết khôngmắc lỗi chính tả viết rõ ràng ,trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm . -Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) : Trừ 0,5 điểm - Lưu ý:Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn : Trừ 1 điểm toàn bài B . Tập làm văn: - Học sinh viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu theo đúng yêu cầu của đề bài ; câu văn dùng từ đúng , không sai ngữ pháp ; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 Điểm ( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4; 3,5; 3; 2,5; 2 ; 1,5; 1; 0,5) Thủ công gấp, cắt , dán biển báo giao thông cấm đỗ xe ( GV chuyên soạn giáng) Toán Luyện tập I – Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố các kiến thức đã học cộng trừ - Rèn kỹ năng tính và giải toán chính xác . - Giáo dục lòng ham say môn học. II-Đồ dùng dạy – học: SGK- VBT III-Hoạt động dạy – học 1-Bài cũ: 2.Bài mới: a, Giới thiêu bài b, Hướng dẫn HS làm các bài tập Chữa bài kiểm tra định kỳ I. Trắc nghiệm Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: 99 -1< ..< 98 + 2 Số cần điền vào chỗ trống là: A. 98 B. 100 C. 97 D. 99 Câu 2: 34 giờ – 10 giờ = . Số cần điền vào chỗ trống là: A. 1 ngày B. 44 giờ C. 23 giờ D. 2 ngày Câu 3 : x +38 = 52 A. x = 90 B. x =13 C. x = 24 D. x = 14 Câu4: 42 + 24 – 9 = Số cần điền vào chỗ trống là: A. 58 B. 60 C. 68 D. 57 II. Tự luận: Câu 1: Đặt tính rồi tính 47 + 36 54 – 29 36 + 54 80 – 47 HS lên bảng đặt tính rồi tính Nêu cách thực hiện – Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai 22 24 Câu 2 +10 +2 30 42 - 12 -8 Câu3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 16 chiếc xe đạp, ngày thứ hai bán được 35 chiếc xe đạp. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu chiếc xe đạp. HS đọc yêu cầu của bài – GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu 1 HS lên bảng làm Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai Cả hai ngày bán được số xe đạp là : 16 + 35 = 51 ( xe đạp) Đáp số: 51 xe đạp Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a, Có 2 hình tam giác b, Có 4 hình tứ giác Câu 5: BDHSG GV đọc yêu cầu của bài- 2 HS đọc lại GV hướng dẫn xác định HS làm bài vào VBT 1 HS lên bảng làm Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai Tuổi của Hướng là: 17 + 7 = 24 (tuổi) Đáp số: 24 tuổi 3. Củng cố dặn dò: - Thu bài - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: