Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần học 13 năm học 2009

Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần học 13 năm học 2009

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa .

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu.

- Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ

3. Thái độ:

- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Các hoạt động

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần học 13 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn13
 *********************************
 Thứ hai ngày30 tháng 11 năm 2009 
 HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC :BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa .
Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu.
Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ
Thái độ: 
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ 
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu:.
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a/ Đọc mẫu.
GV đọc mẫu 
b/ Đọc từng câu:
Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ.
 Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài.
 -Hướng dẫn ngắt giọng
d/ Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
 e/ Thi đọc giữa các nhóm.
Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
Nhận xét, cho điểm.
g/ Cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì?
Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa?
3. Củng cố – Dặn dò 
 -Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi.
Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trong các câu sau:
- Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
- Trong bài thơ em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
-Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. 
- Luyện đọc các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ -	
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn .
Em muốn đem tặng bố/ 1 bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
- Thi đọc.
- Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niền Vui.
- Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố.
- Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh.
- Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường.
- Biết bảo vệ của công.
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: 
 Giúp HS:
Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 –8.
Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số.
2-Kỹ năng: 
Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
3-Thái độ: 
Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Que tính
HS: Vở bài tập, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
93 – 35 83 – 29 53 – 8 33 – 14 
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Ôn :Phép trừ 14 – 8
 HS nhắc lại cách trừ.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm.
Hỏi: Khi biết 8 + 6 = 14 có cần tính 6 + 8 không, vì sao?
Hỏi tiếp: Khi đã biết 8 + 6 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 – 8 và 14 – 6 không? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
Yêu cầu so sánh 4 + 3 và 7.
Yêu cầu so sánh 14 – 4 – 3 và 14 – 7.
Kết luận: Vì 4 + 3 = 7 nên 14 – 4 – 3 bằng 14 – 7 (khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng).
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào?
Yêu cầu HS tự giải bài tập.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò:
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 34 – 8
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức
- HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một cột tính.
- Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. Tự kiểm tra bài mình.
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 14 – 6 = 8 và 14 – 8 = 6 vì 6 và 8 là số hạng trong phép cộng 8 + 6 = 14. Khi lấy tổng số trừ số hạng này sẽ được số hạng kia.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
- Ta có 4 + 3 = 7.
- Có cùng kết quả là 7.
- Làm bài và trả lời câu hỏi.
 _ 14 _ 14 _ 14 _ 14
 8 6 7 5
 6 8 7 9 
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
 Bài giải 
Cửa hàng đố còn số xe đạp là :
 14 –8 = 6 (Xe đạp)
 Đáp số :6 Xe đạp 
- 2 dãy HS thi đua đọc.
 Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009 
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
 CHÍNH TẢ :BÔNG HOA NIỀM VUI.
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: 
Chép lại chính xác đoạn từ Em hãy hái  cô bé hiếu thảo trong bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui.
2-Kỹ năng: 
Tìm được những từ có tiếng chứa iê/yê.
Nói được câu phân biệt các thanh hỏi/ngã; phụ âm r/d.
3-Thái độ: 
Trình bày bài đẹp, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ 
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Mẹ.
Gọi HS lên bảng.
Nhận xét bài của HS dưới lớp.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
a / Ghi nhớ nội dung.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn là lời của ai?
Cô giáo nói gì với Chi?
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
Đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong bài được viết hoa?
Tại sao sau dấu phẩy chữ Chi lại viết hoa?
Đoạn văn có những dấu gì?
Kết luận: Trước lời cô giáo phải có dấu gạch ngang. Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải có dấu chấm.
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn.
 - Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh, sửa lỗi cho HS.
d/ Chép bài.
Yêu cầu HS tự nhìn bài trên bảng và chép vào vở
e/ Soát lỗi.
g/ Chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 6 HS lên bảng, phát giấy và bút dạ.
Nhận xét HS làm trên bảng. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
Chữa bài.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi HS đặt câu nối tiếp.
Nhận xét, sửa chữa cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS viết đẹp, đúng.
- 3 HS lên bảng tìm những tiếng bắt đầu bằng d, r, gi.
- 2 HS đọc.
- Lời cô giáo của Chi.
- Em hãy hái thêm  hiếu thảo.
- 3 câu.
- Em, Chi, Một.
- Chi là tên riêng
- dấu gạch ngang, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu chấm.
- Đọc các từ: hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết bảng con.
- Chép bài.
- Đọc thành tiếng.
- 6 HS chia làm 2 nhóm, tìm từ viết vào giấy.
- HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt.
- Lời giải: yếu, kiến, khuyên.
- Đọc to yêu cầu trong SGK.
VD về lời giải:
- Mẹ cho em đi xem múa rối nước.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Miếng thịt này rất mỡ.
- Tôi cho bé nửa bánh
- Cậu bé hay nói dối.
- Rạ để đun bếp.
- Em mở cửa sổ.
- Cậu ăn nữa đi.
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
54 - 18
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 – 18.
Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
2-Kỹ năng: 
Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác
3-Thái độ: 
Yêu thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
HS: Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : 34 - 8
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
	Đặt tính rồi tính: 74 –8; 44-9.
 - Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Ôn:Phép trừ 54 – 18
v Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1:
-Hỏi : Đề bài y/c gì ?
Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một ý.
 - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
Nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
Vì sao em biết?
Yêu cầu HS trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
Yêu cầu HS tự vẽ hình.
3. Củng cố – Dặn dò 
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt và thực hiện phép tính 54 – 18.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 54 – 18 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà).
Chuẩn bị: Luyện tập.
- HS thực hiện
-y/c tính .
- Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính.
 _ 74 _ 94 _ 84 _ 64 _ 84
 35 29 46 17 38
 39 65 38 47 46
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
34 84 74
 - 9 -37 - 45
 25 47 29
- HS trả lời.
- Đọc và tự phân tích đề bài.
- Bài toán về ít hơn.
- Vì ngắn hơn cũng có nghĩa là ít hơn.
 Bài giải
Mỗi bước chân của em dài số cm là :	 
 44 – 18 = 26 (cm)
 Đáp số: 26cm
- Hình tam giác
- Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS thực hiện.
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
 Chữ hoa M 
I. Mục tiêu
Kiến thức: Rèn kỹ năng viết chữ.
Viết M (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
Kỹ năng: 
- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
Thái độ: 
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
GV: Chữ mẫu M . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: L
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Lá lành đùm lá rách 
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
Giới thiệu: GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Gắn mẫu chữ 
 M 
Chữ M cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ M và miêu tả: 
+ Gồm 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
GV viết bảng lớp. M
GV hướng dẫn cách viết: 
Nét 1:Đặt bút trên đường kẽ 2, viết nét móc từ dưới lên lượn sang phải, dừng bút ở đường kẽ 6.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết 1 nét thẳng đứng xuống đường kẽ 1.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút viết 1 nét thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) lên đường kẽ 6.
Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3 đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẽ 2
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. M
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
1 - Giới thiệu câu: Miệng nĩi tay làm.
2 - Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Miệng lưu ý nối nét M vàiêng.
3 - HS viết bảng con
* Viết: : Miệng 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò 
 - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa N 
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 4 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- M g, y, l : 2,5 li
- t: 1,5 li
- i, ê, n, o, a, m : 1 li
- Dấu nặng(.) dưới ê
- Dấu sắc (/) trên o
- Dấu huyền (`) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
 Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
 TẬP LÀM VĂN: KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: 
Biết cách giới thiệu về gia đình.
2-Kỹ năng: 
Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
Viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý.
Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
3-Thái độ: 
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :
 Gọi 4 HS lên bảng.
Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
A-Giới thiệu: 
B-Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1:
Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
Chia lớp thành nhóm nhỏ.
Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở.
- HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
- 3 HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút.
- HS chỉnh sửa cho nhau.
- VD về lời giải.
- Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu họcVạn Thái. Em rất yêu qúy gia đình của mình.
- Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn
HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: Giúp HS:
Biết thực hiện các phép tính trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Lập và học thuộc lòng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2-Kỹ năng: 
Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
3-Thái độ: 
Yêu thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Que tính.
HS: Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ :Luyện tập.
Đặt tính rồi tính
 74 – 47 90 – 6 84 – 49 62 –38 
- GV nhận xét. 
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Ôn15,16,17,18 trừ đi một số
-Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
v Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
Bài tập 2.
Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay.
Cách chơi: thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký (mỗi tổ cử 1 bạn). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Sau 5 phút, tổ nào có nhiều bạn xong nhất và đúng là tổ chiến thắng.
3. Củng cố – Dặn dò :
Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên.
Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9
- HS thực hiện.
- Ghi kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính.
- Cho nhiều HS trả lời.
	 _15 _ 15 _15 _ 15 _16
 8 9 7 6 7
 7 6 8 9 9
.
- HS chơi.
16 -9
17 - 8
9
8
7
15-6
16 - 8
HS đọc.
SINH HOẠT
TỔNG KẾT TUẦN 13
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần13.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
 2. Lớp tổng kết :
Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
 3.Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Học tập An toàn giao thông.
Văn nghệ: Múa vui.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CKTKN tuan 13buoi 2.doc