Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 7

Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 7

Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009

Đạo đức

 Bài 4: GIA ĐÌNH EM (tiết 1)

I.Mục tiêu :

 - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

 - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

 - Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

II. Đồ dùng dạy học:

-Sách giáo khoa

-Bài hát: Cả nhà thương nhau.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường Tiểu học Bình Thạnh Trung - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Đạo đức
 Bài 4: GIA ĐÌNH EM (tiết 1)
I.Mục tiêu :
	- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
 - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
 - Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Sách giáo khoa 
-Bài hát: Cả nhà thương nhau.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 ? Tiết đạo đức tuần rồi chúng ta học bài gì ?
 3/ Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con bài mới là bài 4 Gia đình em.
 b/ Họat động 1: Kể lại nội dung tranh
 -Quan sát, kể lại nội dung tranh:
 Trong tranh có những ai?
 Họ đang làm gì? Ở đâu?
 -Kết luận: Trong 3 bức tranh 1, 2, 3, các bạn nhỏ được sống trong sự yêu thương, quan tâm của ông bà, cha mẹ về việc học hành, vui chơi, ăn uống hằng ngày. Các bạn đó thật sung sướng được sống trong những gia đình như vậy. Nhưng cũng còn một số bạn trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần thông cảm và biết giúp đỡ những bạn đó.
 c/ Hoạt động 2: Bài tập 1: Kể về gia đình em.
-Kể theo nhóm:
 Gia đình em gồm có những ai?
 Thường ngày, họ làm gì?
 - Kết luận: Gia đình của các em không giống nhau, có gia đình thì có ông bà, cha mẹ, anh chị em, cũng có những gia đình thì không có đủ như vậy. Tuy vậy, cô thấy các em ai cũng yêu quý gia đình của mình. Vậy khi ông bà, cha mẹ dạy bảo mình thì mình cần làm gì?
 d/ Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp.
 -Câu hỏi:
 Trong gia đình mình, hàng ngày, ông bà, cha mẹ thường căn dặn mình điều gì?
 Các em đã thực hiện điều đó như thế nào?
 - GV nhận xét chung và khen ngợi một số HS.
 - Tổng kết : Ở gia đình mình, ông bà, cha mẹ rất quan tâm đến các em, thường xuyên khuyên nhủ, dạy bảo những điều hay, lẽ phải như : đi xin phép, về chào hỏi, ăn nói nhẹ nhàng, biết cảm ơn, xin lỗi Khi đó, rất nhiều bạn trong lớp ta đã biết vâng lời, làm theo sự dạy dỗ, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Có như vậy, các em mới là người con ngoan, ông bà cha mẹ mới vui lòng. Do đó, chúng ta ai ai cũng phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
 4/ Củng cố :
 - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
 - GV gợi ý cho HS nhắc lại các phần kết luận.
 5/ Dặn dò : 
 - Về nhà các con cần thực hiện theo nội dung bài học.
-Hát
- Giữ gìn sách vở ĐDHT.
- Nghe, quan sát.
-HS thảo luận theo nhóm 2 HS
-Vài HS trình bày trước lớp.
-Kể theo nhóm 2 HS
-Một số HS kể trước lớp
-HS trả lời câu hỏi
- Nghe, nhớ.
- Gia đình em.
- Nhắc lại (CN).
- Nghe, nhớ.
----------------------------------------
Học vần
Bài 27: ÔN TẬP
 I.Mục tiêu :
 - Đọc được : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; các từ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.
 - Viết được : p,ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; các từ ngữ ứng dụng.
 - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : tre ngà.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Sách Tiếng Việt, bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 -Đọc: y, tr, y tế, mẹ cho bé ra y tế xã.
 -Viết: trí nhớ, cá trê, chú ý, cá trê. 
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Ôn âm đã học.
 b/ Bài mới:
 *Tranh: Tranh vẽ gì?
 Cho HS phân tích và đọc.
 *Bảng ôn:
 -Kể ra tất cả những âm đã học? (GV ghi ra góc bảng)
 -Treo bảng ôn dọc
 +Ôn âm: 
 -GV đọc. (Hoặc: GV chỉ)
 +Ôn tiếng:
 -Cho HS dùng bảng cài để ghép âm thành tiếng
 -HS đọc.
 +Ôn dấu:
 -Cho HS ghép các tiếng với dấu (bằng bảng con)
 -GV giải thích nghĩa rồi cho HS đọc.
 +Hát giữa tiết.
 *Từ: Trò chơi ghép từ
 -Chia nhóm, ghép: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ
 -Phân tích, luyện đọc.
 -GV giải thích nghĩa của từ.
-Hát
-Đọc cá nhân. 
-Viết bảng con (theo dãy)
-HS trả lời: phố, quê
-Phân tích , đọc 
-Kể ra: ph, nh, gi, tr, g, gh, ng, ngh, qu
-HS lên chỉ. (Hoặc: HS đọc): cá nhân- nhóm, lớp.
-HS cài, đọc lên
-Cá nhân, nhóm, lớp.
-HS viết bảng con, đọc lên.
-Cá nhân- nhóm, lớp.
- Hát.
-HS làm việc theo nhóm,lên bảng dán từ vừa ghép.
-Phân tích, đọc cá nhân- nhóm, lớp.
 c/ Luyện tập: (tiết 2)
 1/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
 -Câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò
 +Thảo luận tranh vẽ rồi điền âm ng hoặc ngh vào câu ứng dụng cho đúng.
 2/ Luyện viết: quả nho, tre già (chú ý khoảng cách) 
 3/ Kể chuyện: tre ngà
 -Treo tranh, cho HS tự kể
 -GV kể lại toàn bộ, giáo dục tư tưởng.
 4/ Củng cố :
 GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc 
 Cho HS tìm chữ và tiếng vừa học.
 5/ Dặn dò :
 Về nhà các con đọc lại bài, viết bảng con, tự tìm tiếng có vần đã học.
 Xem trước bài 28.
-Cá nhân (1,2), nhóm, lớp
-HS lên điền. Đánh vần- đọc trơn.
-HS viết vở Tv
-HS thảo luận rồi lên kể (1 tranh), lớp nhận xét.
- Nghe.
- Đọc
- Tìm tiếng, từ.
- Nghe.
-------------------------------------- 
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Học vần
 ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I. Mục tiêu:
Củng cố hệ thống âm và chữ ghi âm đã học 
-Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
-Viết đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
II.Đồ dùng dạy học :
-Bảng chữ cái và âm (Phóng to)
-Sách giáo khoa
-Vở tập viết
III.Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
-Đọc bảng con:nghỉ hè ,nhà thờ ,chó xù ,phở bò ,quà quê
-HS viết :GV đọc HS viết các từ trên 
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới : Ôn tập âm và chữ ghi âm
 A/ Giới thiệu bài : 
 - Yêu cầu HS nhắc lại các âm đã học từ âm e đến âm tr.
 - Ghi ở BL
 - Cho HS ghép các chữ đã học thành tiếng
 - Cho HS đọc từ ngữ úng dụng
 - Cho HS viết lại các âm và tiếng đã học ở BC.
 - Theo dõi, sửa sai cho HS.
 B/ Luyện tập :
 a/ Luyện đọc :
 - Gọi HS nhắc lại bài ôn ở tiết trước
 - Chú ý sửa sai cho HS.
 - Đọc câu ứng dụng : Giới thiệu các câu có các âm đã học rồi cho HS đọc trơn và phải biết nhận diện các âm.
 b/ Luyện viết :
 Đọc từng âm và từng tiếng có âm đã học cho HS viết ở BC
4.Củng cố :
 - Cho HS chơi trò chơi : Nhận biết âm
 - Gọi một số em lên BL viết lại một số từ theo lời cô đọc.
5/ Dặn dò :
 Về nhà các con học ôn lại các âm, viết lại các âm đã học cho chính xác thành thạo chuẩn bị sang phần vần học được tốt hơn.
 Xem trước bài : Chữ thường – chữ hoa.
- Hát.
- Đọc
- Viết BC
- Nghe,
- Nhắc lại các âm đã học.
- Đọc lại
- Ghép tiếng.
- Đọc
- Viết BC
- Lần lượt đọc lại các âm đã ôn.
- Đọc.
- Nghe và viết BC, và ở vở tập viết.
- Chơi trò chơi.
- Viết BL.
- Nghe.
------------------------------------- 
Toán 
Bài : KIỂM TRA
I.Mục tiêu : 
	Tập trung vào đánh giá :
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10 ; đọc, viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10 ; nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
	-Sách vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1/ Ổn định :
 2/ Bài cũ : Luyện tập chung
 3/ Bài mới :
 Bài kiểm tra:
+Bài 1: Số
+Bài 2: Số
+Bài 3: > < =
+Bài 4: Số
4/ Đánh giá :
 Bài 1 : 2 điểm
 Bài 2 : 3 điểm
 Bài 3 : 3 điểm
 Bài 4 : 2 điểm
 5/ Dặn dò :
 Về nhà ôn lại bài
- Hát.
-Đếm số con trâu, con ngựa, con gà,rồi điền số vào ô trống.
-Điền số theo thứ tự , điền tiếp vào ô trống cho phù hợp.
-So sánh 2 số với nhau rồi điền dấu > < = vào chỗ trống.
-Đếm số hình tam giác, số hình vuông rồi điền vào chỗ trống.
- Nghe.
-------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT
I.Mục tiêu :
 - Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Sách giáo khoa.
-Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em, 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Kể những việc em làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Thực hành đánh răng và rửa mặt
b/ Dạy bài mới:
 Họat động 1: Thực hành đánh răng
-Mục đích: HS biết đánh răng đúng cách
-Cách tiến hành:
 B1: GV đưa mô hình hàm răng cho HS quan sát, yêu cầu HS trả lời: Mặt trong của răng? Mặt ngoài của răng? Mặt nhai của răng?
 Trước khi đánh răng con phải làm gì?
 Cho HS thực hành đánh răng.
 GV nhận xét rồi làm mẫu cho HS quan sát
 B2: Cho HS thực hành
- Kết luận: GV chốt lại
 Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
-Mục đích: Biết rửa mặt đúng cách
-Cách tiến hành: 
 B1: Hướng dẫn
 Cho HS lên bảng làm động tác rửa mặt
 Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất?
 Vì sao phải rửa mặt đúng cách? 
 GV nhận xét rồi làm mẫu cho HS quan sát
 B2: Cho HS thực hành
4/ Củng cố :
 - Yêu cầu HS thực hành đánh răng, rửa mặt.
5/ Dặn dò :
 Hằng ngày các con nhớ đánh răng và rửa mặt đúng ... éc lại tựa
-cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ, nho khô, nghé ọ, cá trê, lá mía
-2 học sinh.
-Cỡ vừa
-Cách 1 chữ o.
-Thực hành viết bảng con
-Thẳng lưng, không tì ngực, không cúi sát, vở hơi nghiêng.
- Viết vào vở tập viết
- Nộp bài viết xong
- Nghe.
- Viết bảng con
- Nghe.
------------------------------ 
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
MÔN : TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 ; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
 - BT cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3(cột 1), Bài 5 (a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bộ thực hành toán . Tranh bài 1 /45 Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh đọc lại công thức cộng phạm vi 3 
+ Giáo viên Nhận xét bài cũ 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Củng cố bảng cộng trong phạm vi 3
Mt :Học sinh thuộc công thức cộng trong phạm vi 3.
-Giáo viên gọi học đọc phép cộng trong phạm vi 3 .
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mt : Học sinh biết làm các bài tập trong sách giáo khoa và vở bài tập 
Bài 1 : Hướng dẫn học sinh nhìn tranh vẽ nêu bài toán rồi viết 2 phép cộng ứng với tình huống trong tranh.
-Giáo viên nhận xét kết luận đúng, sai 
-Cho học sinh làm 
Bài 2 : Tính rồi ghi kết quả theo cột dọc .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm : viết kết quả thẳng theo cột dọc 
-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
-Nhắc nhở học sinh viết kết quả thẳng cột 
Bài 3 : viết số thích hợp vào ô trống 
-Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài. 
Bài 5 : nhìn tranh nêu bài toán 
-Giúp học sinh nêu bài toán a 
-Cho học sinh nhận xét phép tính thiếu gì ?
-Giáo viên nhận xét bổ sung.
 4. Củng cố :
 - Cho HS chơi trò chơi
 5. Dặn dò :
 - Về nhà các con làm BT ở vở BT.
 - Xem trước bài : Phép cộng trong phạm vi 4
-Học sinh lần lượt lặp lại 
-Học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Đặt bài toán : Có 2 con thỏ thêm 1 con thỏ.Hỏi có tất cả mấy con thỏ ? 
Ghi : 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
-Đọc : Hai cộng một bằng ba 
 Một cộng hai bằng ba
-Học sinh tự làm bài và chữa bài 
- Nêu yêu cầu bài
-Học sinh tự làm bài và chữa bài 
- Học sinh nêu : Lan có 1 quả bóng. Hùng có 2 quả bóng. Hỏi cả 2 bạn có mấy quả bóng ?
-Thiếu dấu cộng học sinh tự điền vào 
- Chơi trò chơi
- Nghe.
------------------------------
Học vần
Bài 28: CHỮ THƯỜNG, CHỮ HOA
I.Mục tiêu :
 - Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
 - Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Ba Vì.
II. Đồ dùng dạy học:
 	-Sách Tiếng Việt, bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc: phố cổ, trí nhớ, ngồ ngộ, nghi ngờ
-Viết: xẻ gỗ, giã giò, tre ngà.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Làm quen với chữ hoa
b/ Nhận diện chữ hoa:
*Quan sát: 
-Chữ hoa nào giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn?
-Các chữ in hoa khác chữ in thường?
-Luyện đọc
-Luyện viết: chú ý nhắc kích thước 
-Hát
-Đọc cá nhân- lớp. 
-Viết bảng con (theo tổ)
- Nghe
E,Ê,I,K,L,O,Ô,Ơ,P,S,T,U,Ư,V,X,Y
-A,Ă,Â,B,D,Đ,G,H,M,N,Q,R.
-Lớp- nhóm, cá nhân.
-Viết bảng con. ( Chỉ làm quen thôi)
Luyện tập: (tiết 2)
 a/ Luyện đọc: 
-Đọc các chữ hoa treo trên bảng.
-Câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa:
 +Quan sát, miêu tả
 +Gạch dưới chữ in hoa?
 +Đọc
 +GV giải thích ý nghĩa
b/ Luyện nói:Ba Vì
 +Giới thiệu
 +Nhìn tranh , thảo luận , tự nói
 +GV chốt
4/ Củng cố :
 - Chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc 
5/ Dặn dò :
Về nhà xem lại bài.
Xem trước bài 29 : ia
-Cá nhân, nhóm, lớp 
-Quan sát 
-Kha, Sa Pa
-Cá nhân- nhóm- lớp.
-Làm việc theo nhóm
- Đọc
- Nghe.
------------------------------------
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Học vần
Bài 29 : ia
I.Mục tiêu :
	- Đọc được : ia, lá tía tô ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : ia, lá tía tô.
 - Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : Chia quà.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa cho từ và câu ứng dụng, tranh luyện nói
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ: (tiết 1) 
-Đọc: A, T, H, K, Sa Pa, Ba Vì
-Viết 
3/ Bài mới: ia
 *Vần ia: 
-GV rút từ tranh: lá tía tô (GV giải thích nghĩa)
-Tiếng nào học rồi? 
-Trong tiếng tía, âm và dấu nào học rồi?
-GV giới thiệu: Đây là vần ia.
-Phân tích đánh vần, đọc trơn vần (GV hướng dẫn phát âm)
-Phân tích tiếng: tía
-Phân tích từ: lá tía tô.
-Cho HS tập cài bảng.
-Cho HS đọc lại bảng lớp, đọc sách giáo khoa.
* Từ và câu ứng dụng:
-Từ: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá
-GV giải thích ý nghĩa từ.
 Chơi trò chơi ghép từ. (hoặc gạch dưới từ có chứa vần vừa học) 
 Luyện đọc
- Hát
-Đọc cá nhân- lớp. 
-Viết bảng con 
- Quan sát
-Tiếng lá, tô
-Âm t, dấu sắc
-Đọc cá nhân- nhóm- lớp : ia
-Phân tích, đánh vần, đọc trơn 
-Phân tích, đọc cá nhân- nhóm- lớp
-Phân tích, đọc cá nhân- nhóm- lớp
-HS cài bảng, đọc lên
- Đọc
- Nghe
-Ghép theo nhóm, dán lên bảng lớp
-Gạch dưới tiếng có chứa vần ia
-Luyện đọc: đánh vần, đọc trơn
Luyện tập: (tiết 2)
 a/ Luyện đọc: Đọc bài tiết 1.
-Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ
-Điền tiếng cỏ hoặc tiếng lá vào câu ứng dụng cho đúng.
 b/ Luyện viết: Hướng dẫn cách viết 
 c/ Luyện nói: Chia quà.
- Tranh vẽ gì?
- Ai đang chia quà?
- Bà chia quà gì?
- Các bạn vui hay buồn?
- Bà vui không? 
- Con có thích được chia quà không?
4/ Củng cố :
- Chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi đọc theo.
- Cho HS tìm chữ có vần vừa học.
5/ Dặn dò : 
 - Về nhà học bài và làm BT ở vở BT.
 - Tự tìm chữ có vần vừa học.
 - Xem trước bài : ua ưa
-Cá nhân, nhóm, lớp
-HS lên điền. Đánh vần- đọc trơn.
-HS viết : ia, tía, lá tía tô
+Thảo luận nhóm.
 + Trình bày
 + Nhận xét, đọc
- Đọc.
- Tìm chữ
- Nghe
-----------------------------------------------
MÔN : TOÁN
Bài : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4.
I. Mục tiêu :
 - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.
 - BT cần làm : bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
	-Các mẫu vật
	-Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ:
Bài 1: Tính: 2 + 1 =  1 + 1 =  1 + 2 = 
Bài 2: Điền dấu > < =: 1 + 1  1 + 2
GV nhận xét.
2/ Bài mới:
THÀNH LẬP VÀ GHI NHỚ BẢNG CỘNG TRONG PHẠM VI 4:
a/ Dạy bảng cộng trong phạm vi 4:
+Cho HS lấy 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa.
-Đặt đề toán
-Bài toán này có thể thực hiện phép tính gì?
 ( 3 + 1 = 4) 
-Thực hiện phép tính thứ hai: 1 + 3 = 4
-Cho HS nhận xét 2 cặp phép tính này? (giống nhau- khác nhau)
+Hình thành các phép tính còn lại: 
-Cho HS đẩy 1 bông hoa kia lại gần 3 hoa kia, tự tách làm 2 phần, nhìn vào số hoa, tự lập đề toán rồi viết phép tính vào bảng con.
-GV gắn kết quả vào bảng cài: 2 + 2 = 4
b/ Cho HS đọc và học thuộc bảng cộng:
-2- 3 HS đọc lại toàn bộ bảng cộng.
-Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
-Cả lớp học thuộc bảng + ( HS đọc theo từng bàn- GV gỡ dần đến hết)
-2- 3 HS đọc thuộc bảng.
+Nghỉ giữa tiết: Hát
THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính
-Nêu yêu cầu bài?
Bài 2: Tính
-Nêu yêu cầu bài?
-Lưu ý: Viết cho thẳng cột
Bài 3: > < =
-Nêu yêu cầu bài?
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 - Nhận xét. 
4/Củng cố :
 Gọi một số em đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4
5/ Dặn dò :
 Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
 Làm BT ở vở BT.
 Xem trước bài Luyện tập
-Làm bảng con- đọc lên
- Làm bảng lớp
- Thực hành lấy bông hoa
- Nêu bài toán (2 HS)
- Phép tính cộng
-Lập phép tính vào bảng cài 
-HS nêu cách đặt đề thứ hai
- Lập phép tính vào bảng cài 
-3 + 1 cũng là 1 + 3 bằng 4
-HS viết bảng con- giơ lên- đọc kết quả để GV gắn bảng cài
-2- 3 HS
- Cả lớp đồng thanh
-HS lần lượt học thuộc bảng.
-2- 3 HS. 
-Dựa vào bảng cộng để ghi kết quả. 
- Tính
- Điền dấu >, <, =
- Làm bài, sửa bài
-Viết số cho thích hợp với kết quả. (3 + 1 = 4)
- Đọc 
- Nghe
-----------------------------
	SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu :
 - Giúp HS nắm được nội dung tuần 8.
 - Lễ phép với Thầy cô giáo và người lớn tuổi
 - Không nói tục, chưởi thề
 - Hạn chế nghỉ học
 - Giữ gìn sách vở sạch, đẹp
 - GD HS về ATGT
 II/ Nội dung :
 - GV nhận xét tình hình tuần qua, phê bình, tuyên dương HS
 - Phân công công việc tuần 8 :
 + Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
 + Học bài và làm bài xong trước khi đến lớp
 + Giữ trật tự trong và ngoài lớp học
 + Hạn chế nghỉ học, nếu nghỉ học phải xin phép
 +GD về ATGT, 1 số bệnh nguy hiểm
 + Phân công HS khá, giỏi kèm HS yếu
 + Ôn tập chuẩn bị thi GHKII.
 + Đi vệ sinh phải đúng nơi quy định.
 + Ăn quà hợp vệ sinh để phòng bệnh.
 + Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, cắt ngắn móng tay, chân, tóc
 - Kết thúc : Hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc