Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Đắk Ang

Tiết 2&3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU:

 1. Tập đọc:

- Biết đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động con người chính là nguồn tạo nên của cải.

 2. Kể chuyện:

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

II. CHUẨN BỊ:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tiết 1. 
Chào cờ đầu tuần 15
Tiết 2&3
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:
 1. Tập đọc:
- Biết đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động con người chính là nguồn tạo nên của cải.
 2. Kể chuyện:
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	1. Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Nhớ Việt Bắc:(4’)
	- GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Nhớ Việt Bắc.
	+ Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở Việt bắc?
 + Vẻ đẹp của người Việt Bắc đựơc thể hiện quan những câu thơ nào?
 + Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ
	+ Gv nhận xét bài kiểm tra
Giới thiệu và nêu vấn đề:(2’)
	Giới thiệu bài – ghi tựa - Học sinh nhắc tên bài
 4. Phát triển các hoạt động. (70’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
* Giọng người kể: chậm rãi, khoan thia và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
+ Giọng ông lão: khuyên bảo, nghiêm khắc, cảm động. 
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Ghi bảng tiếng khó, dễ lẫn (Cho HS yếu luyện đọc nhiều ở phần này)
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
* GV theo dõi, kiểm tra kèm cặp HS yếu luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Gọi đại diện 3 nhóm thi đọc đoạn 1
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì?
*Gọi hS yếu nhắc lại câu trả lời của bạn.
* Hỏi HS Yếu: Cậu con trai lười biếng như thế nào?
+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là tự kiếm bát cơm?
- Gv giải thích thêm
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- Gv chốt lại: Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
* Hỏi HS yếu: Cậu con trai có thái độ như thế nào?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Người con đã làm lụng và vất vã như thế nào?
* Hỏi HS yếu: Cậu con trai sau khi tiêu hết tiền đã xin làm công việc gì?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4 và đoạn 5. Câu hỏi:
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì? 
- Gv nói thêm: tiền ngày xưa đúc bằng kim loại nên đưa vào lửa không bị cháy, nếu để lâu sẽ bị chảy ra.
+ Vì sao người con phản ứng như vậy?
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?
- GV nêu ý nghĩa câu chuyện
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 4.
- Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs biết sắp xếp theo thứ tư các bức tranh minh họa của truyện. Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Bài tập 1:
- Gv yêu cầu Hs quan sát lần lượt 5 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh.
- Gv chốt lại thứ tự các tranh là: 3 – 5 – 4 – 1 – 2 .
+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng ngủ, cha già còm lưng làm việc.
+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con đứng nhìn thản thiên.
+ Tranh 4: Người con xay thóc thuê để lấy tiền.
+ Tranh 1: Ngừơi cha ném tiền vào lửa, người con thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Vợ chồng ông lạo trao hủ bạc cho con và cùng với lời khuyện.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
+ Bài tập 2:
- Gv mời 5 Hs nhìn tranh tiếp nói kể 5 đoạn của câu truyện.
- Hs kể lại toàn truyện.
Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
 5. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhận xét bài học.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
- Đọc tiếng khó, dễ lẫn
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
5 Hs đọc 5 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
* HS yếu đọc thầm đoạn 1
3 học sinh đại diện đọc đoạn1
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Rất buồn vì con trai lười biếng.
* HS yếu nhắc lại câu trả lời của bạn.
Trở thành người siêng năng, chăm chỉ tự kiếm bát cơm.
Tự làm tự nuôi sống mình, không nhờ vào bố mẹ.
Hs đọc đoạn 2.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
+ HS yếu trả lời
Hs đọc đoạn 3.
Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo. Ba tháng anh dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
Hs đọc đoạn 4, 5.
Người con vội thọc tay vào bếp lửa để lấy tiền ra, không hề sợ phỏng.
Vì anh vất vả 3 tháng để kiếm đựơc tiền. Anh rất quý những đồng tiền mình làm ra.
Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
Có làm lụng vất vả mới yêu quý đồng tiền.
Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- Học sinh nhắc lại (3-5 lượt)
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
5 hs thi đọc diễn cảm đoạn 5.
năm Hs thi đọc 5 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs quan sát tranh và sắp xếp theo thứ tự.
Hs nhận xét.
Hs đứng lên nói.
5 Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
Hai Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
Lắng nghe
Tiết 4.
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
	- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chi có dư).
II. CHUẨN BỊ :
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Hs nêu lại bảng chiatừ 2 đến 9.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- MT: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia .
a) Phép chia 648 : 3.
- Gv viết lên bảng: 648 : 3 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
+ 6 chia 3 bằng mấy?
+ Sau khi đã thực hiện chia hàng trăm, ta chia đến hàng chục. 4 chia 3 được mấy?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Vậy 648 chia 3 bằng bao nhiêu
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. Một số Hs nhắc lại cách thực hiện phép chia.
648 3 * 6 chia 3 đươcï 2, viết 2, 2 nhân 3 
6 216 6 ; 6 trừ 6 bằng 0. 
04 * Hạ 4; 4 chia 3 bằng 1, viết 1 ; 1 
 3 nhân 3 bằng 3 ; 4 trừ 3 bằng 1.
 18 * Hạ 8, được 18 ; 18 chia 3 được 6 ;
 18 6 nhân 3bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0.
 0 
=> Ta nói phép chia 648 : 3 là phép chia hết.
b) Phép chia 236 : 5
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi Hs thực hiện xong Gv hướng dẫn thêm.
236 5 * 23 chia 5 được 4, viết 4. 
20 47 4 nhân 5 bằng 20 ; 23 trừ 20 
 36 bằng 3 
 35 * Hạ 6 ; được 36; 36 chia 5 được 7, 
 viết 7. 7 nhân 5 bằng 35 ; 36 trừ 35
bằng 1 .
- Vậy 236 chia 5 bằng bao nhiêu ? 
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
=> Đây là phép chia có dư.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* Hoạt động 2: - Luyện tập
Bài 1: (Làm cột 1,3,4)
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng
* Hướng dẫn và giúp đỡ HS yếu làm 2 phép tính: 
 872 4 457 4
Gv nhận xét .
Bài 2
+ Gọi một học sinh đọc đề bài
+ Hỏi: Đề toán cho gì:
+ Đề toán yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở
* * Hướng dẫn và giúp đỡ HS yếu làm 2 phép tính: 
 905 5 489 5
- Gv nhận xét.
Bài 3. Viết (theo mẫu)
Đính bảng phụ và hướng dẫn theo mẫu
- Quan sát và giúp đỡ
*Hướng dẫn HS yếu làm cột 2
- Chấm điểm học sinh. 
- Nhận xét chung.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài. 2,3.
 - Nhận xét tiết học.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Nhóm , lớp .
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng trăm của số bị chia.
6 chia 3 bằng 2.
4 chia 3 được 1.
Một Hs lên bảng làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
648 chia 3 = 216.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
Hs đặt tính và giải vào giấy nháp. 
Một Hs lên bảng đặt tính .
Hs lắng nghe.
Hs thực hiện tính vào giấy nháp .
Ba hs lên bảng tính .
236 chia 5 bằng 47, dư 1.
Hs cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
Hs lắng nghe
Hs đọc yêu cầu đề bài
Hs lên bảng làm..
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Đáp số: 213; 123; 61; 29; 
+ Học sinh nêu đề bài
+ Hs nhận xét . 
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh làm bài, sau đó gọi 1 em lên bảng làm
Giải
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26 ( hàng)
Đáp số: 26 hàng
- Học sinh làm vào vở bài tập
- 1 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ
- Học sinh đọc kết quả
- Nhận xét và bổ sung
Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
Tiết 5.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ àng xóm, láng giềng.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc phù hợp với khả năng.
II. CHUẨN BỊ :
* GV: Các tình huống.
 Nội dung câu chuyện “ Tình làng nghĩa xóm” - Nguyễn Vân Anh – TP Nam ... ữa bài vào VBT.
Lắng nghe
Tiết 2. 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU: 
	- Kể tên một sô hoạt động nông nghệp.	
	- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 58, 59.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.(1’)
Bài cũ: Hoạt động thông tin liên lạc.5’
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi:
+ Nhiệm vụ và ích lợi của thông tin liên lạc.
+ Nhiện vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.28’
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Mục tiêu: Kể tên được một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv cho Hs quan sát hình 58, 59 SGK thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
- Gv giới thiệu thêm một số hoạt động ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè  chăn nuôi trâu, bò, dê. 
=> Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng  được coi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
- Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: 
- Gv yêu cầu một số cặp Hs lên trình bày.
- Gv nhận xét.
=>Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác.
* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
- GV treo trah về các hoạt động trong nông nghiệp.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung của từng tranh.
- Nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Nhận xét bài học.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT : Lớp , cá nhân , nhóm
Hs thảo luận theo từng cặp.
Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận..
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT : Lớp , cá nhân , nhóm
Hs lần lược kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp ở nơi mình sinh sống.
Một số cặp lên trình bày trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân , nhóm
- Thảo luận nhóm 2
Hs các nhóm trình bày các bức tranh.
Lắng nghe
Tiết 3
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
	- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi, trình bày sạch sẽ, đúng qui 	định.
	- Làm đúng BT điền tiếng ui/ươi (điền 4 trong 6 tiếng)
	- Làm đúng BT3b	
II. CHUẨN BỊ.
	* GV: ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ: “ Hũ bạc của người cha”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mật ong, quả gấc.
Gv và cả lớp nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa+ hs nhắc tên bài.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn viết của bài : Nhà rông ở Tây Nguyên.
Gv mời 2 HS đọc lại.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
Gv đọc cho viết bài vào vở
* Với HS yếu, những tiếng khó GV có thể đánh vần cho các em viết vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 nhóm (mỗi nhóm 6 Hs (tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Khung cửi – mát rượi – cưỡi ngựa – gửi thư – sưởi ấm – tưới cây.
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá , xâu bánh, xâu xé.
Sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu sắc, sâu rộng.
Xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ..
Sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm xẻ áo.
Bật: bật đèn, bật lửa, nổi bật, tất bật, run bầb bật.
Bậc: bậc cưa, bậc thang, cấp bậc, thứ bậc.
Nhất: thứ nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất.
Nhấc: nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhất gót.
*.Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
 - Nhận xét tiết học.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có ba câu.
Hs phát biểu ý kiến. Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Tiết 4. 
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI NGÀY MÙA VUI
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Thuộc bài hát .
 Bảng phụ, tranh ảnh minh họa, nhạc cụ.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
 1. Khởi động: Hát.
	 2. Bài cũ: Học bài Ngày mùa vui (lời 1).
- Gv gọi 2 Hs lên hát bài Ngày mùa vui (lời 1). 
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát “ Ngày mùa vui” (lời 2).
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát, học các bước đề hát đúng bài hát .
a) Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu bài, tên bài, tác giả
- Gv cho Hs nghe băng bài hát: Ngày mùa vui.
b) Dạy hát.
- Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời của bài hát.
- Gv dạy hát từng câu đến hết lời của bài hát
c) Luyện tập.
- Gv cho Hs hát lại 3 – 4 lần.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
- Gv cho Hs vừa hát vừa gõ đệm.
- Sau đó hát kết hợp với múa đơn giản.
- Gv mời từng nhóm biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc ( đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).
- Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt.
- Gv giới thiệu tên gọi từng nhạc cụ treo tranh ảnh 
+ Đàn bầu.
+ Đàn nguyệt.
+ Đàn tranh.
Hoạt động 3 .Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc.
Nhận xét bài học.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.Hs lắng nghe từng câu
Hs tập hát lại.
Hs vừa hát vừa gõ đệm.
Từng nhóm biểu diễn trước lớp.
PP: Quan sát, giảng giải.
Hs quan sát.
Lắng nghe
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN 15
A. MÔN: CHÍNH TẢ
Gv đọc chậm và cho HS viết vào vở cho HS viết đoạn chính tả sau vào vở. Với HS yếu thì giáo viên đánh vần những tiếng khó và âm, vần dài.
Nghe – viết: Nhà rông Tây Nguyên
	Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
	Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
	Theo Nguyễn Văn Huy
B. MÔN: TOÁN
Số
Gv viết lên bảng, sau đó HS viết và làm vào vở KTCT.
Bài 1: ?
Thừa số
324
3
150
4
Thừa số
3
4
Tích
972
600
Bài 2. Đặt tính rồi tính.
a, 684 : 6	b, 845 : 7	c, 630 : 9	d, 221 x 4
Bài 3.
Một cửa hàng có36 máy bơm, người ta bán số máy bơm đó. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu máy bơm?
------------------------------o0o------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. MÔN: CHÍNH TẢ
- Tốc độ viết: khoảng 65 tiếng / 15 phút.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn được 5 điểm.
	- Sai từ 3 – 4 lỗi chính tả (lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
 	- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
	- Những lỗi giống nhau trong bài chỉ tính 1 lần.
	Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên có thể chấm ở các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5, 2; 1,5; 1.
*Tùy theo sự tiến bộ và khả năng của từng học sinh mà giáo viên chấm điểm sao cho phù hợp để kịp thời động viên và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
B. MÔN: TOÁN
Số
Bài 1: ? ( Tính và điền đúng một số được 1 điểm) - 4 điểm
Thừa số
324
3
150
4
Thừa số
3
324
4
150
Tích
972
972
600
600
Bài 2. Đặt tính rồi tính. (4 điểm) – đúng mỗi phép tính ghi 1 điểm, kết quả sai-đặt tính đúng ghi 0,5 điểm/câu
a, 114	b, 12 (dư 5)	c, 70	d, 884
 Bài 3. 
Đáp án
Cách chấm điểm
 số máy bơm có:
0,25 điểm
36 : 4 = 9 (máy bơm)
0,5 điểm
Cửa hàng còn lại số máy bơm là:
0,5 điểm
36 – 9 = 27 (máy bơm)
0,5 điểm
Đáp số: 27 máy bơm
0,25 điểm
Tiết 5.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
* Giáo viên tiến hành sinh hoạt lớp theo một số nội dung công việc sau:
I. Đánh giá công việc tuần 15:( 10’)
	+ Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của từng mặt: Học tập(chuyên cần, nề nếp, tác phong, việc học và làm bài tập ở nhà)
	+ Nêu lên những tồn tại và những việc chưa làm được.
	+ Tuyên dương các nhân(người tốt, việc tốt, chăm ngoan, chuyên cần)
II. Nêu kế hoạch và công việc tuần 16: (5-6’)
	+ Nêu ra những công việc cần làm ở tuần
	+ Nhắc nhở học sinh
III. Tổ chức một số hoạt động tập thể (12-14’)
--------------------------hết tuần 15-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 cktkn.doc