Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 11

I- Mục tiêu:

 -HS nhận biết được vần ưu , ươu trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc , viết được vần , tiếng có ưu, ươu .

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ưu, ươu.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Hổ , báo , gấu , hươu , nai , voi.

 II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: trái lựu , hươu sao.

- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt:
vần ưu - ươu
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần ưu , ươu trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần , tiếng có ưu, ươu .
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ưu, ươu. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Hổ , báo , gấu , hươu , nai , voi.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: trái lựu , hươu sao.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tiết I:
 1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : iêu, yêu, hiểu bài, già yếu.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài iêu -yêu trang 84 (4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: ưu – ươu.
- Giới thiệu vần ưu: 
+ Vần ưu gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm :  ư-u)
 - HS ghép vần ưu:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng lựu ta thêm âm gì ? ( l )
- HS ghép lựu: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Tiếng lựu gồm có âm gì ghép với vần gì ? (l- ưu )
- HS quan sát tranh rút ra từ trái lựu – HS đọc .
+Bài hôm nay học được vần gì ? ( ưu )
 + Vần ưu có trong tiếng gì? ( lựu)
 +Tiếng lựu có trong từ gì?( trái lựu )
- Tìm tiếng có vần ưu : HS nêu - GV ghi bảng - cá nhân - đồng thanh.
- Dạy vần ươu- hươu- hươu sao-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ưu –ươu: đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: mưu trí , bầu rượu , bướu cổ.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần ưu –ư ơu trong các từ .
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang86 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 87: quan sát tranh: Buổi trưa, - Nhận xét . 
 - Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ2: Luyện nói: Hổ , báo, gấu , hươu, nai, voi.
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 86 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: ưu , ươu , trái lựu , hươu sao
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
*Luyện viết vào vở: ưu – ươu, trái lựu , hươu sao. 
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ưu –ư ơu ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ưu- ươu trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ưu- ươu
Toán:
Luyện tập .
I - Mục tiêu: 
Củng cố và khắc sâu về phép trừ , thực hiện phép tính trừ trong phạm vi đã học .
Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.
Tập nêu ra bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp (cộng hoặc trừ)
So sánh các số trong phạm vi 5.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
Làm tính: : 4 - 1 = 5 - 3 = 4 - 2 = 2 + 3 = 
2 em lên bảng - lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1: Thực hành trên bảng con:
Bảng con : 5 -  = 2 4 -  = 1 3 -  = 1
1 em lên bảng - lớp làm bảng con.
HĐ2: Thực hành -Luyện tập:
Bài 1: Tính: 
HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài 
Bài 2: Viết số : 
- HS thực hiện từ trái sang phải: 5 -1 - 4 = 4 - 1 - 1 = 3 - 1 - 1 
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
 Bài 3: Điền dấu = : 
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu chấm
 5 -3 ...2 5 - 4 ... 2 5 - 1 ...3
Bài 4: Viết phép tính thích hợp: 
HS dựa vào tranh viết phép tính: 5 - 2 = 3 5 - 3 = 2 4 + 1 = 5
Bài 5: Viết số :
HS làm bài - 1 em lên chữa bài .
IV- Củng cố-Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------------------------
Đạo đức : 
Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ 1
I - Mục tiêu: 
-HS hiểu và nhớ được các hành vi đạo đức trong 5 bài đã học .
-HS biết thực hiện tốt các kỹ năng , các hành vi đạo đức đã học ở trường cũng như ở nhà .
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức.
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ:
Kể về anh , chị , em trong gia đình?(2 em kể ) Lớp nhận xét - Bổ sung.
2/ Bài mới 
HĐ1: Ôn tập : 
+ GV gợi ý cho HS nhớ lại và nêu tên các bài đạo đức đã học :
+ Mỗi bài GV nêu câu hỏi về nội dung chính của bài - HS trả lời:
Em là HS lớp 1: 
- Bài này cho em biết trẻ em có quyền gì? ( Quyền có họ tên , quyền được đi học..)
Gọn gàng , sạch sẽ :
Thế nào là ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng?Lợi ích của việc ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng?
Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập : 
Vì sao phải giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập ?
Em đã giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập như thế nào ? 
Gia đình em: 
Gia đình em có những ai ?
Những người trong gia đình em làm việc gì? Em có yêu quý gia đình không ?
Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ:
 -Kể về các anh , chị em trong gia đình em? Là anh chị trong gia đình phải nh thế nào?
-Là em trong gia đình phải nh thế nào? 
HĐ2 : Trò chơi đóng vai 1 số tiểu phẩm về gia đình , anh chị em trong gia đình.
IV - Củng cố- Dặn dò: 
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập phép trừ trong phạm vi 5 
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ trong phạm vi 5
Làm thông thạo các phép tính trừ trong phạm vi 5 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
Học sinh đọc lại bảng cộng , trừ trong phạm vi 5
GV nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính: 
HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài 
3 + 2= 4+1=
5 – 2 = 5 – 1 = 
5 – 3 = 5 – 4 =
Bài 2: Viết số : 
- HS thực hiện từ trái sang phải: 
 5 -1 - 4 = 3 +2 – 0 =
 4 - 1 + 1 = 3 + 1 - 2
- HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
 Bài 3: Điền dấu = : 
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu chấm
 5 -3 ...2 5 - 4 ... 2 5 - 1 ...3 4 3 +0 1 +4 .5
IV- Củng cố-Dặn dò:
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Ôn Tiếng Việt
ôn luyện vần ưu – ươu
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần ưu-ươu
- HS đọc thông viết thạo vần ưu-ươu và các tiếng ứng dụng
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Luyên đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 42
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần ưu-ươu vào vở ôli và các tiếng và từ khoá . 
- HS thi tìm các tiếng có vần ưu – ươu.
III-. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 -HS nhận biết được các vần có âm cuối o, u trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối o, u.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Sói và cừu.- dựa theo tranh minh hoạ .
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn , tranh minh hoạ: chuyện sói và cừu.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ : ưu, ươu, mưu trí , bướu cổ.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ưu –ươu trang 86 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Ôn tập
- GV đưa tranh : cây cau, - HS nêu tiếng dưới tranh: cây cau cao- GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn : c-au- cau, c - ao- cao.
-Đọc cá nhân - đồng thanh: cau, cao.
- HS nêu các vần đã học -GV ghi lên bảng: ao, au, âu, êu, iu, u, iêu, yêu, ơu.
- Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm.
-HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép các âm thành vần:
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang u, o:
- Đọc cá nhân - đồng thanh
- Đồng thanh cả bài.
HĐ3: Đọc từ , câu ứng dụng :
- HS nêu từ - Giảng từ : cá sấu , kì diệu .
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ.
-Quan sát tranh : Nhà sáo sậu ở sau dãy núi
 -HS đọc cá nhân - GV đọc mẫu – HS đọc đồng thanh .
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang88 ,89 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Kể chuyện : Sói và cừu.
- GV kể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ.
- HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). 
-Cá nhân tập kể toàn bộ câu chuyện .
- ý nghĩa câu chuyện:Sói chủ quan và kiêu căng nên bị đền tội . Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết. 
HĐ3: Viết bảng con: cá sấu , kì diệu .
-HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
-Luyện viết vào vở: cá sấu , kì diệu.
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối u,o đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm cuối u, o đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuối u, o đã học.
----------------------------------------------------------
Toán:
Số 0 trong phép trừ.
I- Mục tiêu:
- HS bước đầu thấy được số 0 là kết quả của phép trừ 2 số bằng nhau.
- Nắm được 1 số trừ đi 0 luôn cho kết quả là chính số đó .
- Biết thực hiện phép trừ có chữ số 0 hoặc có kết quả là 0.
- Nhìn tranh tập nói được đề toán và biểu thị bằng 1 phép tính thích hợp .
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
Làm tính: 5 - 4 = 5 - 2 = 4 - 3 = 3 - 2 =
2 em lên bảng - Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu phép trừ 2 số bằng nhau:
a) Phép tính: 1 - 1 = 0 
GV nêu bài toán - Gợi ý :Có 1 bông hoa cho đi 1 bông hoa . Còn mấy bông hoa ? 
Bài này ta làm tính gì? (-)
- 1 em nêu phép tính.- HS gài phép tính: 1 - 1 = 0
- GV ghi bảng - HS đọc: 1 - 1 = 0 ( đồng thanh )
Tương tự GV đưa ra 1 số ví dụ cho HS rút ra các phép tính :
3 - 3 = 0; 2 - 2 = 0; 4 - 4 = 0; 5 -5 = 0
b)Giới thiệu phép trừ : Một số trừ đi 0:
GV cầm đĩa táo và hỏi : Trong đ ... HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần ân, ăn trong các từ .
- Nhận xét tranh – GV nêu câu ứng dụng – HS đọc .
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 92, 93 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Nặn đồ chơi
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 93 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: ân, ăn, cái cân, con trăn.
 -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
* Luyện viết vào vở: ân, ăn, cái cân, con trăn.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ân, ăn ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
Toán:
Luyện tập chung.
I - Mục tiêu: 
Củng cố và khắc sâu về phép cộng , trừ , thực hiện phép tính trừ trong phạm vi đã học .
Phép cộng, trừ 1 số với 0, trừ 2 số bằng nhau.
Tập nêu ra bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp (cộng hoặc trừ)
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ : 
Làm tính: : 1 - 1 = 5 - 0 = 
1 em lên bảng - lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Tính: Gv gắn bảng phụ- HS nêu yêu cầu 
-HS làm bài - Gọi lần lượt HS lên bảng chữa bài 
Bài 2: Tính: 
Gv gắn bảng phụ – HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả .
HD HS nx về kết quả của từng cột .
Bài 3: Tính 
-HS tự làm bài -Gọi lần lượt HS lên bảng chữa bài – HS dưới lớp đổi vở kiểm tra kết quả .
Bài 4:Điền dấu = : 
-HDHS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu
- Tổ chức trò chơi tiếp sức để chữa bài .
Bài 5: Viết phép tính thích hợp: 
- GV gắn bảng phụ – nêu yêu cầu . 
HS dựa vào tranh tự nêu bài toán .
Gọi 2 HS lên bảng viết phép tính:
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
Tập viết :
Tuần 9
I- Mục tiêu: 
-HS biết viết theo mẫu chữ : cái kéo, trái đào , sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu.
-Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
-Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
-Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết.
II- Chuẩn bị: 
-GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : cái kéo, trái đào , sáo sậu, líu -lo, hiểu bài, yêu cầu. 
- HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ : 
Viết các chữ : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
2 em lên bảng viết - Lớp viết bảng con.
Thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con:
-GV treo bảng phụ - HS nhận xét các chữ mẫu : cái kéo, trái đào , sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu
- HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh.
-GV nêu quy trình viết chữ : cái kéo.
 - Cách viết : lưu ý các nét nối giữa các con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 - GV viết mẫu - HS viết bảng con - đọc lại. 
- Dạy viết từ: trái đào , sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu( thực hiện tương tự các bước trên)
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: 
HS đọc cá nhân - đồng thanh : cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu.
HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết- cách cầm bút , để vở.
- HS viết vào vở.
IV- Củng cố.- Dặn dò:
 -Về nhà luyện viết lại nội dung bài.
-----------------------------------------------------
Tập viết:
 Tuần 10
I- Mục tiêu: 
-HS biết viết theo mẫu chữ : chú cừu , rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa. 
-Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
-Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
-Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết.
II- Chuẩn bị: 
GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : chú cừu , rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa.
 HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
Viết các chữ :ân , ăn ,cái cân, con trăn.`.
2 em lên bảng viết – Lớp viết bảng con.
Thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con:
-GV treo bảng phụ – HS nhận xét các chữ mẫu: chú cừu , rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa.
HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh.
 -GV nêu quy trình viết chữ : chú cừu. 
 -Cách viết : lưu ý các nét nối giữa 2 con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 -GV viết mẫu – HS viết bảng con - đọc lại 
- Dạy viết từ: rau non, thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa.( thực hiện tương tự các bước trên)
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: 
-HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết -cách cầm bút , để vở.
- HS viết vào vở.
IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà luyện viết lại nội dung bài.
-----------------------------------------------------
Tự nhiên- Xã hội :
Gia đình.
I / Mục tiêu :
HS biết gia đình là ttổ ấm của emở đó có những người thân yêu nhất.
Kể được những người trong gia đình mình với những bạn trong lớp.
Biết yêu quý gia đình và những ngời thân trong gia đình 
II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to Chủ đề : Gia đình.
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
 Hằng ngày em thường đánh răng vào lúc nào ?
Phải ăn uống nh thế nào cho cơ thể khoẻ mạnh ?
2/ Bài mới 
HĐ1:Gia đình là tổ ấm của em:
Bước 1:Thảo luận theo nhóm :3 nhóm:
Nội dung: Quan sát tranh trang 24 : Mỗi nhóm 1 tranh:
+ Gia đình Lan có những ai ?( Có bố , mẹ , Lan và em bé Gia đình nhỏ có 2 thế hệ )
+Gia đình Lan có ông bà không?( Không)
+ Gia đình Lan đang làm gì?( ăn cơm)
Gia đình Lan chỉ có bố mẹ và 2 con . Như vậy gia đình Lan chỉ có 2 thế hệ – Gọi là gia đình nhỏ .Gia đình Lan sống rất hoà thuận : Bố mẹ và các con cùng đi chơi công viên , cùng ngồi ăn chung bên mâm cơm rất đầm ấm .
+ Gia đình Minh có mấy ngời ?( 6 ngời )
+ Gia đình Minh có ông bà không?( có)
Gia đình Minh Có ông , bà, bố , mẹ , Minh và em bé. Đây là gia đình có 3 thế hệ . Gọi là gia đình lớn.Gia đình Minh cũng rất đầm ấm , vui vẻ . Nhìn tranh ta thấy Gia đình Minh biểu hiện là một gia đình nề nếp , lễ phép , trên kính dưới nhường : ông bà ngồi trên chiếc chõng tre , con cháu ngồi phía dưới , giành phần riêng cho ông bà , bố mẹ cha ăn còn lo cho ông bà , cho con cái.
+ Gia đình Lan và gia đình Minh giống nhau và khác nhau điểm nào ?
-Giống nhau :Gia đình hoà thuận , hạnh phúc .
- Khác nhau: Gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
Bước 2:Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bày nội dung tranh nhóm mình – Lớp bổ sung
HĐ2 :Vẽ tranh về gia đình :
Bước 1: Hoạt động cá nhân : Vẽ về những người trong gia đình em.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
1 số em lên trình bày tranh của mình ( Kể về gia đình mình ) - Lớp bổ sung.
- Gia đình em là gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
- Gia đình em sống hạnh phúc hay không ? Kế hoạch hoá gia đình Không ?
HĐ3 : Trả lời câu hỏi tình huống:.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm : 2 nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống sau:
+ Mẹ đi chợ về tay xách rất nhiều thứ . Em sẽ làm gì ?
+ Bà của Lan bị mệt , Nếu là Lan em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà nhanh khỏi bệnh .
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
2 cặp lên xử lý tình huống Lớp nhận xét - bổ sung.
IV- Củng cố -Dặn dò : Hằng ngày giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức. Cùng với gia đình sống hoà thuận .
-------------------------------------------
Thủ công:
Xé, dán hình con gà con 
I - Mục tiêu: 
HS biết cách xé dán hình con gà con đơn giản .
HS xé .dán đợc hình con gà con và dán cân đối phẳng.
II- Chuẩn bị :
GV: Giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bài mẫu .
HS: Giấy nháp, giấy màu, hồ dán, bút chì , vở thủ công . 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ:
3 em lên xé, dán hình con gà con - Nhận xét - Đánh giá.
2/ Bài mới 
HĐ1: GV nêu lại các bước vẽ hình và xé, dán hình:
 - Treo sơ đồ các bước vẽ và xé hình con gà con - GV nêu các bước - 2 HS nhắc lại .
HĐ2: HS thực hành:
HS lấy giấy màu vàng để xé hình thân gà, tờ giấy màu đỏ xé hình đầu gà , giấy màu nâu sẫm xé hình đuôi gà,tờ giấy màu xanh xé hình mỏ, chân, mắt gà. Lật mặt sau đếm ô, vẽ và xé, dán vào vở thủ công : Hình con gà con .
HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập , ý thức tổ chức , kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
Các đờng xé tương đối thẳng , đều , ít răng cưa.
Hình xé cân đối , gần giống hình mẫu .
Dán đều , không nhăn. 
V - Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy, bút chì, hồ dán để tuần sau ôn tập xé,dán.
-----------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập về cộng, trừ các số trong phạm vi 5 
I. Mục tiêu
Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng , trừ trong phạm vi 5
- Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 5 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
- GV cho học sinh lên bảng đọc lại bảng cộng , trừ 5
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính: 
HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài 
4+ 1= 3 - 2=
4 + 2 = 5 – 1 = 
5 + 0 = 5 – 4 =
Bài 2: Viết số : 
- HS thực hiện từ trái sang phải: 
 5 -0 - 3 = 2 + 2 – 0 =
 4 - 2 + 1 = 4 + 1 – 2=
- HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
 Bài 3: Điền dấu = : 
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu chấm
 4 -3 ...1 4 - 4 ... 2 4 - 1 ...5 43 +0 1 +5 .4
IV- Củng cố-Dặn dò:
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
I. Mục tiêu
Giúp học sinh ôn luyện vần ưu-ươu-on-an-ăn-ân
HS đọc thông viết thạo vần ưu-ươu-on-an-ăn-ân và các tiếng ứng dụng
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 41, 42, 43, 44
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết
- GV cho học sinh viết vần ưu-ươu-on-an-ăn-ân vào vở ôli và một số tiếng , từ ứng dụng : con cừu , nhà sàn , rau non .
III. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 11.doc