Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 2

Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 2

Tiết: 2+3

TẬP ĐỌC

HAI ANH EM

I. Mục tiêu

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

- GDBVMT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN 23/11/2009
Tiết: 1
CHÀO CỜ
..
Tiết: 2+3
TẬP ĐỌC
HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. 
GDBVMT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Nhắn tin 
HS đọc vá TLCH.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: (1’)
Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình anh em.
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
Đọc mẫu đoạn cả bài 
 b) Luyện phát âm
 Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có
Yêu cầu HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
c) Luyện ngắt giọng
-GV chia đoạn.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn .
 - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng 1 số câu .
Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu
d) Luyện đọc nhóm
Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
g) Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (15’)
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
Ngày mùa đến hai anh em chia lúa ntn?
 - Họ để lúa ở đâu?
Câu 1)Người em có suy nghĩ ntn?
Nghĩ vậy người em đã làm gì?
Câu 2)Người anh nghỉ gì đã làm gì?
-Nghĩ vậy người anh đã làm gì?
 Câu 3) Mỗi người cho thế nào là công bằng?
Kết luận: Anh em cùng 1 nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
 Câu 4) Tình cảm của hai anh em đối với nhau ntn?
 - GDBVMT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
* Luyện đọc lại: (20’)
4. Củng cố (3’)
 YC HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò (1’)
 - Về nhà đọc và TLCH.
Chuẩn bị: 
 Nhận xét tiết học.
- Hát
-HS đọc bài +TLCH
- Mở SGK trang 119
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các từ khó để cả, nghĩ, vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên, ôm chầm
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn .
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
	Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
Thế rồi/ anh ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
-Luyện đọc nhóm đôi.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc.
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
- Để lúa ở ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Em ta sống 1 mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
- Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em
-Anh hiểu công bằng la chia cho em nhiều hơn và em vất vả. Em hiêu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh phải nuôi vợ, nuôi con.
- Hai anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em luôn lo lắng cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật cảm động.
- HS đọc lại bài
- 2HS nhắc lại nội dung bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:4
TOÁN
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
Biết cách thực hiện các phép tính trừ dạng 100 trừ đi một số: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục.
II. Chuẩn bị:
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (5’)Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
35 – 8 ; 57 – 9 ; 63 – 5 ; 72 – 34 
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách thực hiện các phép trừ có dạng 100 trừ đi một số.
v Hoạt động 1: Phép trừ 100 – 36
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
Viết lên bảng 100 – 36.
 - Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu?
Gọi HS khác nhắc lại cách thực hiện
v Hoạt động 2: Phép trừ 100 – 5
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Tiến hành tương tự như trên.
Cách trừ:
* 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5, nhớ 1
* 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1
* 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064, 095 chỉ 0 trăm, có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kết quả không thay đổi giá trị.
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Bài 1:
HS tự làm bài. Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện các phép tính: 100 – 4; 100 – 69.
Nhận xét 
Bài 2:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
 Mẫu 100 – 20 = ?
 10 chục – 2 chục = 8 chục
 100 – 20 = 80
Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu.
100 là bao nhiêu chục?
20 là mấy chục?
10 chục trừ 2 chục là mấy chục?
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu?
Tương tự như vậy hãy làm hết bài tập.
 - Yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng phép tính.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3( Giảm tải)
4. Củng cố (3’)
Yêu cầu HS lên bảng thực hiện:
 + 82	 - 64
Yêu cầu 2 HS nêu nhẩm bài 2.
5.Dặn dò(1’)
-Về nhà xem lại bài.
Chuẩn bị: Tìm số trừ.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hành. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ 100 – 36.
-Vậy 100 trừ 36 bằng 64.
- HS nêu cách thực hiện.
- HS lặp lại.
- HS tự làm bài.
- HS nêu.
HS nêu: Tính theo mẫu.
- HS đọc: 100 – 20
- Là 10 chục.
- Là 2 chục.
- Là 8 chục.
- 100 trừ 20 bằng 80.
- HS làm bài. Nhận xét bài bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
- 2 HS lần lượt trả lời.
100 – 70 = 30; 100 – 60 = 40, 100 – 10 = 90
- Nêu cách nhẩm. Chẳng hạn: 10 chục trừ 7 chục bằng 3 chục, vậy 100 trừ 70 bằng 30.
HS thực hiện.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 5
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRUÒNG LỚP SẠCH ĐẸP (T2)
I. Mục tiêu
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hiểu: Giữ gìn trường lớp là trách nhiệm của HS.
 - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
 - GDMT : Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là làm MT lớp học trong lành, sạch, góp phần BVMT.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 1’
2. Bài cũ 3’ Quan tâm giúp đỡ bạn.
Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
GV nhận xét.
3. Bài mới 27’
Giới thiệu: 
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
v Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phiếu học tập.
 - GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham quan.
1) Em thấy vườn trường, sân trường mình ntn?
	¨ Sạch, đẹp, thoáng mát
	¨ Bẩn, mất vệ sinh
Ý kiến khác.
2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? Ghi lại ý kiến của em.
GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong Phiếu học tập của HS.
Kết luận:
Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp trường sạch đẹp.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
-Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
Kết luận:
Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm một số công việc sau:
Không vứt rác ra sàn lớp.
Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
Vứt rác đúng nơi quy định.
Quét dọn lớp học hàng ngày
v Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trên lớp
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế của lớp học mà GV cho HS thực hành.
Chú ý: Những công việc làm ở đây phải bảo đảm vừa sức với lứa tuổi các em (như: nhặt rác bỏ vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn)
4. Củng cố 3’
HS đọc lại ghi nhớ
GDMT : Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là làm MT lớp học trong lành, sạch, góp phần BVMT.
5. Dặn dò 1’
 - Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS đi tham quan theo hướng dẫn.
- HS làm Phiếu học tập và đại diện cá nhân trình bày ý kiến.
- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức: Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
-HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ
----------------------------------------------------------------------
NGÀY DẠY:24/11/2009
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN
HAI ANH EM
I. Mục tiêu
 - Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý (BT1); nói lại được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng (BT2).
 - GDBVMT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
II. Chuẩn bị
GV: ... oa?
C) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ khó.
Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc.
D) Viết chính tả
E) Soát lỗi
G) Chấm bài
Tiến hành tương tự các tiết trước.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
Bài tập 3 ( làm câu b)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV chia nhóm HS thảo luận nhóm tổ
Nhận xét, đưa đáp án đúng.
4. Củng cố (3’)
YC HS lên bảng viết lại từ bị sai
GD HS 
5. Dặn dò (1’)
về nhà làm Bài tập chính tả.
Chuẩn bị: 
Nhận xét giờ học.
- Hát
- 3 HS viết GV đọc
- HS dưới lớp viết bảng con.
- Bé Nụ.
- Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
- 8 câu.
- Bây, Hòa, Mẹ, Nụ, Em, Có là những tiếng đầu câu và tên riêng.
-hồng, yêu, ngủ, mãi, võng.
-1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
- HS viế bài.
- Điền vào chỗ trống.
-Các nhóm làm bày.
- Giấc ngủ; thật thà; chủ nhật; nhấc lên.
 -1 HS lên bảng viết.
-----------------------------------------------------------------------------
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM 
I. Mục tiêu:
Biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp (BT1,BT2) t
Viết được đoạn ngắn kể về anh, chị, em (BT3).
GDBVMT: Tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ, bút dạ. Một số tình huống để HS nói lời chia vui.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) QST_ TLCH. Viết nhắn tin.
Gọi HS đọc bài tập 2 của mình.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: 
Khi ai đó gặp chuyện buồn, chúng ta phải làm gì?
Vậy khi người khác hạnh phúc, chúng ta sẽ nói gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
Bài 1 và 2
Treo bức tranh và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chị Liên có niềm vui gì?
Nam chúc mừng chị Liên ntn?
Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm.
 Gọi HS đọc.
Nhận xét, chấm điểm từng HS.
GDBVMT: Tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
4. Củng cố (3’)
Yêu cầu HS nói lời chia vui trong một số tình huống nếu còn thời gian.
Em sẽ nói gì khi biết bố bạn đi công tác xa về?
Bạn em được cô giáo khen.
 5. Dặn dò(1’)
về nhà hoàn thành bài tập. 
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS đến 5 HS đọc. Bạn nhận xét.
- Nói lời chia buồn hay an ủi.
- Bé trai ôm hoa tặng chị.
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
- Đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
- Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.
- 3 đến 5 HS nhắc lại.
- HS nói lời của mình.
- Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giỏi hơn nữa./ Mong chị đạt thành tích cao hơn./ Em rất khâm phục chị./
- Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
- 2 dãy HS thi đua thực hiện.
- Em rất yêu bé Nam năm nay hai tuổi. Môi bé Nam đỏ hồng, da trắng. Nam luôn tươi cười ngộ nghĩnh./ Anh trai em tên là Minh. Anh Minh cao và gầy. Năm nay anh học lớp 4 Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm. Anh Nam học rất giỏi.
- Tổ chức cặp đôi: HS nêu.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- 
- - HS trả lời. Bạn nhận xét.
--------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu
Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phong làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
II. Chuẩn bị
GV: Các hình vẽ trong SGK. Liên hệ thực tế ngôi trường HS đang học.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Hãy nêu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?
Nêu những nguyên nhân thường bị ngộ độc?
GV nhận xét.
3. Bài mới (32’)
Giới thiệu: 
Trường học
v Hoạt động 1: Tham quan trường học.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
Yêu cầu HS nêu tên trường và ý nghĩa:
Trường của chúng ta có tên là gì?
Nêu địa chỉ của nhà trường.
Trường ta có bao nhiêu phòng học? Kể ra có mấy khối?
Cách sắp xếp các lớp học ntn?
 - Vị trí các lớp học của khối 2?
Các phòng khác.
 - Sân trường và vườn trường:
Nêu cảnh quan của trường.
Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng đội phòng thư viện,  và các lớp học.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH: 
Cảnh của bức tranh thứ 1 diễn ra ở đâu?
Các bạn HS đang làm gì?
Cảnh ở bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu?
Tại sao em biết?
 - Các bạn HS đang làm gì?
Phòng truyền thống của trường ta có không?
Em thích phòng nào nhất? Vì sao?
Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, 
v Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
GV phân vai và cho HS nhập vai.
1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.
4. Củng cố (3’)
Nhận xét tiết học. 
Tuyên dương những HS tích cực (hát bài Em yêu trường em) nhạc và lời của Hoàng Vân.
5. Dặn dò(1’)
Chuẩn bị: Các thành viên trong nhà trường.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Đọc tên: Trường Tiểu học DĐ3
-Khu phố 3 TTDĐ-PQ-KG
- HS nêu.
- Nêu vị trí.
- Ban giám hiệu, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, 
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì, 
- HS nói về cảnh quan của nhà trường.
- Ở trong lớp học.
- HS trả lời.
- Ở phòng truyền thống.
- Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ 
- Đang quan sát mô hình (sản phẩm)
- HS nêu.
- HS trả lời.
- 1 HS đóng làm thư viện
- 1 HS đóng làm phòng y tế
- 1 HS đóng làm phòng truyền thống
- 1 số HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: Hỏi 1 số câu hỏi.
------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 4
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
Biết giải toán các số có kèm đơn vị cm.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ ( 5’) Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
 74 – 29 , 38 – 29 , 80 – 23 .
Nêu cách thực hiện các phép tính.
Vẽ đoạn thẳng AB.
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới (30’)
Giới thiệu: 
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng: Luyện tập chung.
Bài 1
GV có thể cho HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau báo cáo kết quả hoặc có thể tổ chức thành trò chơi thi nói nhanh kết quả của phép tính.
Bài 2: (cột 1,3)
Yêu cầu HS nêu đề bài.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
Yêu cầu HS làm vào Vở bài tập. 
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 42 – 12 – 8 và hỏi: Tính từ đâu tới đâu?
Gọi 1 HS nhẩm kết quả.
Yêu cầu HS nhận xét bài của 3 bạn trên bảng.
Nhận xét 
Bài 4 dành HS giỏi
Bài 5:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt
	Đỏ : 65 cm
	Xanh ngắn hơn: 17 cm
 Xanh : ...cm?
4. Củng cố (3’)
Trò chơi Cây ra hoa
Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò(1’)
Chuẩn bị: Ngày, giờ.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS nói nhanh kết quả.
- Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
- Từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
- HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 2 con tính.
- Nhận xét bài bạn 
- Yêu cầu tính.
- Tính lần lượt từ trái sang phải.
- 42 trừ 12 bằng 30, 30 trừ 8 bằng 22.
- HS làm bài. Chẳng hạn:
	58 – 24 – 6 = 34 – 6
 	 = 28
Nhận xét bạn làm bài đúng/sai.
- Đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn.
- HS làm bài. Chữa bài.
	Bài giải
 Băng giấy màu xanh dài là:
	 65 – 17 = 48 (cm)
 Đáp số: 48 cm.
---------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 5
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần qua
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. 
 - Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
 - Nếp tự quản tốt. Giờ học nghiêm túc.
*Vệ sinh:
 - Vệ sinh cá nhân tốt
 - Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
 Công tác tuần tới:
- Khắc phục hạn chế tuần qua.
- Tổng kết thi đua giữa các tổ.
- Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
 - Thông báo thu tiền BHYT.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Duyệt của khối trưởng.
.
...
.
..
..
Hiệu phó chuyên môn duyệt
.
...
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 15.doc