Giáo án bài dạy Tuần 23 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 23 - Lớp 2

Môn: Tập đọc

Tiết 67+68

BÁC SĨ SÓI (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới trong bài: khoai thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trí trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

Kỹ năng:

- Đọc trơn toàn bài

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật

Thái độ: - Biết yêu môn học

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 23 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: 9/2/2007
NGÀY DẠY: 12/2/2007
Môn: Tập đọc
Tiết 67+68
BÁC SĨ SÓI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới trong bài: khoai thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng 
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trí trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
Kỹ năng: 
Đọc trơn toàn bài
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ
Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật 
Thái độ: - Biết yêu môn học 
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
HS: - SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) “Cò và Cuốc”
Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc Cò và Cuốc
GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: (30’) “Bác sĩ Sói” (tiết 1)
Trong các bài học Tiếng Việt tuần này, các con sẽ được học các bài tập đọc, luyện từ và câu theo chủ điểm muôn thú. Qua các bài học này, con con sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về muôn thú trong thế giới động vật. Bài học đầu tiên là bài tập đọc “Bác sĩ Sói”
- GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: (3’) Đọc mẫu
Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật:
Giọng người kể: vui vẻ, tinh nghịch
Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa
Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại
Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại, thực hành, thi đua
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: rõ dãi, hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng, huơ  
GV đọc mẫu các từ khó đọc và yêu cầu HS đọc lại
Hỏi: bài tập đọc được chia làm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
Hỏi: trong bài này có lời của những ai?
Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+ Khoan thai có nghĩa là gì?
+ Đoạn văn này là lời của ai?
Yêu cầu HS đọc đoạn 2
+ Hỏi: thế nào là phát hiện, bình tĩnh, làm phúc?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
+ Hỏi: thế nào là cú đá trời giáng?
Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo từng đoạn, từ đầu cho đến hết bài
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai 
GV nhận xét, tuyên dương
Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu bài để sang tiết 2 
Hát
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
Lớp lắng nghe và nhận xét bạn
HS nhắc lại
HS theo dõi
1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo
HS đọc nối tiếp
HS nêu và phân tích âm vần khó đọc, bạn đọc lại
HS đọc
Gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Thấy Ngựa đang ăn cỏ  tiến về phía Ngựa.
+ Đoạn 2: Sói đến gần  phiền ông xem giúp.
+ Đoạn 3: phần còn lại
Lời của người dẫn chuyện, của Sói, của Ngựa
1 HS đọc đoạn 1
HS nêu: chú giải
Là lời của người dẫn chuyện
1 HS đọc đoạn 2
HS nêu chú giải
1 HS đọc đoạn 3
HS nêu 
3 HS đọc 
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
1’
1’
16’
15’
1’
1. Khởi độngHát
2. Bài mới :Chúng ta vừa luyện đọc bài “Bác sĩ Sói”. Vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nội dung bài qua tiết 2 này.
- GV ghi bảng tựa bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Gọi HS khá đọc đoạn 1
+ Hỏi: từ ngữ nào diễn tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
-Gọi HS đọc đoạn 2
+ Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
+ Ngựa đã bình tĩnh như thế nào?
+ Sói định làm gì khi giả vờ khám cho Ngựa?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Kết quả ra sao?
- GV hỏi: qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta điều gì?
* Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc lại bài theo hình thức phân vai
- Nhận xét nhóm đọc hay nhất
Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
- Hát
- HS nhắc lại
- 1 HS đọc đoạn 1
-“Sói thèm rõ dãi” 
- HS đọc đoạn 2
- Sói đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa
- Ngựa giả đau chân sau để nhờ Sói khám giúp 
- Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy
- HS đọc đoạn 3
- Cuối cùng Sói bị Ngựa đá một cú trời giáng.
- HS trả lời
-HS đọc
Môn: ÂM NHẠC (Tiết 23)
CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
 *****************************************
Môn: Toán (Tiết 111)
SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA - THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia
Kỹ năng: 
Củng cố cách tìm kết quả của phép chia
Thái độ: 
Yêu thích môn toán 
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Các thẻ từ ghi sẳn “Số bị chia”, “Số chia”, “Thương”
HS: - SGK, BTT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Oån định: (1’)
Bài cũ: (4’) “Luyện tập”
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài điền dấu:
 2 x 3  2 x 5
10 : 2  2 x 4
12  20 : 2 
GV nhận xét, tuyên dương
Bài mới: (30’) “Số bị chia, số chia, thương”
Giới thiệu: trong giờ học này các em sẽ được biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia
GV ghi tựa
Hoạt động 1: Giới thiệu tên gọi
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
GV viết lên bảng 6 : 2 yêu cầu HS tính kết quả
GV nói: trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
Gắn thẻ từ lên cạnh số
6 gọi là gì?
2 gọi là gì?
3 gọi là gì?
 Kết luận: Số bị chia là số được chia, số chia là số các phần bằng nhau, thương là kết quả
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Phương pháp: Thực hành
Bài 1: Điền số
8 : 2 = 4 trong đó 8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương. Vậy các em hãy thực hiện:
10 : 2 = 
14 : 2 =
18 : 2 =
20 : 2 =
Bài 2: Tính nhẩm
2 x 3 = 2 x 4 =
6 : 2 = 8 : 2 =
2 x 5 = 2 x 6 =
 10 : 2 = 12 : 2 =
GV sửa bài
Bài 3: Viết phép chia
Cả lớp mở BTT trang 25
Treo bảng phụ có ghi sẳn nội dung bài tập, yêu cầu đọc phép nhân
Dựa vào phép nhân hãy suy ra phép chia
GV nhận xét, cho HS nêu tên gọi các thành phần của 2 phép chia trên
Tương tự HS làm tiếp 
 8 : 2
2 x 4 = 8 
 8 : 4
 10 : 2
2 x 5 = 10
 10 : 5
Dặn dò:
Chấm 1 số vở, nhận xét, tuyên dương
Học tên gọi các thành phần, xem lại BTT
Làm bài 1, 2/112 SGK
Chuẩn bị “Bảng chia 3”
Hát
2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào bảng con 
- HS nhắc
6 : 2 = 3 
HS nhắc lại
Số bị chia
Số chia
Thương
Đọc yêu cầu
HS nêu miệng kết quả và tên gọi các thành phần và làm vào vở
Đọc yêu cầu
4 HS lên bảng làm
Đọc 2 x 3 = 6
2 HS lên bảng
6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
Số bị chia, số chia, thương
HS thực hiện vào vở BTT
Ngày soạn: 19/2/2007
Ngày dạy : 22/2/2007
Môn: Thể dục
TRÒ CHƠI : KẾT BẠN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Học trò chơi “Kết bạn”.
Kỹ năng: Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chủ động.
Thái độ: Trật tự không xô đẩy, chơi mộït cách chủ động.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. CHUẨN BỊ: Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi , kẻ vạch thẳng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Phần mở đầu :
GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
Xoay cánh tay, khớp vai, cổ, tay, gối
Đi thường theo vòng tròn.
Ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
Trò chơi “Kết bạn”.
3. Phần kết thúc :
Đứng vỗ tay hát.
Cúi lắc người thả lỏng : 4 – 5 lần.
Nhảy thả lỏng : 5 – 6 lần.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
Theo đội hình hàng ngang.
Theo đội hình vòng tròn.
GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp cho 1 tổ làm mẫu theo đội hình hàng dọc. Khi thấy HS đã nắm vững, GV cho HS đi thường theo hang dọc sau đó hô “kết hai”, “kết ba”.
Theo đội hình vòng tròn.
Về nhà tập chơi lại cho thuần thục.
Môn: Toán
Tiết 112
BẢNG CHIA 3 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Nắm được phép chia trong mối quan hệ với phép nhân 
Kỹ năng: 
Lập được bảng chia 3 
Thực hành bảng chia 3
Thái độ: 
Tham gia học tập tích cực
II. CHUẨN BỊ:
GV: - mẫu vật chấm tròn
HS: - bảng con, vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Oån định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) “Số bị chia, số chia, thương”
GV cho HS sửa bài 3
Trong phép chia 8 : 4 = 2 số 8, 4, 2 được gọi là gì?
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới: (34’) “Bảng chia 3”
Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 
Từ bảng nhân 3, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em lập 1 bảng chia, đó là bảng chia 3
GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu phép chia 3
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành
GV gắn 4 tấm bìa, hỏi: mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, vậy 4 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn?
Trên bảng cô có bao nhiêu chấm tròn?
Cô chia đều thành 3 phần bằng nhau. Hỏi một phần có mấy chấm tròn? (GV vừa nói vừa thao tác)
Yêu cầu 1 HS lên lập phép tính tương ứng
GV chốt: vậy từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta lập được phép chia 12 : 3 = 4
Hoạt động 2: (12’) Lập bảng chia 3
Phương pháp: Trực quan, thực hành
Tổ chức trò chơi tiếp sức lập bảng chia 3 từ bảng nhân 3
3 x 1 = 3 3 x 6 = 18
3 x 2 = 6 3 x 7 = 21
3 x 3 = 9 3 x 8 = 24
3 x 4 = 12 3 x 9 = 27
3 x 5 = 15 3 x 10 = 30
GV cho HS học thuộc lòng bằng thao tác xóa dần
Hoạt động 3: (12’) Thực hành
Phương pháp ... ún bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp
HS: 
- Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (4’) Tiết 22
Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra 
Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: (30’) “Tiết 23”
Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ được hệ thống hóa và mở rộng vốn từ về muôn thú. Sau đó sẽ thực hành đặt và trả lời câu hỏi có sử dụng cụm từ “  như thế nào?”
GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Phương pháp: Thực hành
Bài 1: 
Gọi HS đọc đề bài
Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT 
Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp
Nhận xét, cho điểm HS 
Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi: các câu hỏi này có đặc điểm chung là gì?
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Viết lên bảng:Trâu cày rất khỏe.
Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm?
Để đặt câu hỏi cho bộ phận này ta dùng câu hỏi nào?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh, 1 em đặt câu hỏi, em kia trả lời.
Nhận xét, cho điểm HS
Củng cố, dặn dò (1’)
Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở các em chưa cố gắng.
Về nhà làm bài tập 3 trong VBT
Chuẩn bị bài tiết 24
Hát
HS 1, 2 làm bài tập 2 trang 36/SGK
HS 3 làm bài tập 3 trang 38/SGK
HS nhắc lại
HS đọc
Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, một nhóm là thú không nguy hiểm
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở
Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác
Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, sóc, chồn, cáo, hươu
HS đọc 
a) Thỏ chạy như thế nào?
Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh./ Thỏ chạy nhanh như tên bắn./ 
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào?
Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất giỏi./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt./ 
c) Gấu đi như thế nào?
Gấu đi rất chậm./ Gấu đi lặc lè./ Gấu đi nặng nề./ 
d) Voi kéo gỗ như thế nào?
Voi kéo gỗ rất khỏe./ Voi kéo gỗ băng băng./ 
Các câu này đều có cụm từ “như thế nào?”
HS đọc 
HS đọc 
Từ ngữ: rất khỏe
“ như thế nào?”
b) Ngựa chạy nhanh như thế nào?
c) Thấy một chú Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào?
HS làm VBT
HS nêu
NGÀY SOẠN 24/2/2007
NGÀY DẠY : 27/2/2007
Môn: Toán
Tiết 115
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng tìm thừa số, vận dụng giải toán và trình bày bài giải.
Thái độ : 
Giáo dục HS tính chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Bảng phụ.
HS : VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ : Một phần ba (4’)
Yêu cầu HS lên sửa bài 2.
Yêu cầu HS nêu ví dụ về một phần ba.
Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới : Luyện tập. 
Hôm nay, chúng ta học cách tìm thừa số của phép nhân à Ghi tựa.
Hoạt động 1 : Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Phương pháp : Trực quan, hỏi đáp.
GV đưa 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 châm tròn. 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
GV viết lên bảng : 2 x 3 = 6
	Thừa số	Thừa số 	Tích
Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng :
6 : 2 = 3 : Lấy tích chia cho thừa số thứ nhất, được thừa sô1 thứ hai.
6 : 3 = 2 : Lấy tích chia cho thừa số thứ hai, được thừa số thứ nhất.
Kết luận : Lấy tích chia cho thừa số này, ta được thừa số kia.
Hoạt động 2 : Tìm thừa số x 
Phương pháp : Trực quan, giảng giải, hỏi đáp.
GV ghi bảng : x x 2 = 8
Ta gọi x là thành phần chưa biết trong phép nhân với 2 bằng 8.
Để giải được ta sẽ vận dụng tính chất vừa học ở trên à Yêu cầu HS nhắc lại?
GV trình bày mẫu :
	x x 2 = 8
	x = 8 : 2
	x = 4
Như vậy x = 4.
GV ghi tiếp ví dụ 2 : 3 x x = 15
GV yêu cầu HS làm vào bảng con, 2 HS lên làm ở bảng phụ.
GV nhận xét.
Kết luận : Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Phương pháp : Luyện tập.
Bài 1 : Tính nhẩm
GV yêu cầu HS tính và nêu miệng.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 : Tìm x
GV yêu cầu 1 HS làm mẫu.
HS làm bài vào vở và thi đua sửa tiếp sức.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4 : Giải toán
Bài toán cho gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Muốn biết có tất cả bao nhiêu bàn học ta làm thế nào?
Đơn vị là gì ?
GV yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm ở bảng phụ.
Sửa bài.
Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
GV tổ chức HS thi đua làm bài 3.
GV tổng kết thi đua, nhận xét.
4. Dặn dò : ( 1’)
Về làm bài 3, 4 / 111.
Chuẩn bị : Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Hát
2 HS lên bảng.
HS nêu.
6.
HS theo dõi.
HS nhắc lại.
HS nhắc lại.
HS làm bảng con.
	 3 x x = 15
	 x = 15 : 3
 x = 5
HS tính nhẩm và nêu miệng sửa bài.
HS thi đua tiếp sức.
Có 20 HS ngồi học, mỗi bàn có 2 HS.
Có tất cả bao nhiêu bàn.
20 : 2
Bàn. 
HS thực hiện.
	Giải :
Số bàn học có là :
	20 : 2 = 10 (bàn)
	Đáp số : 10 bàn.
HS thi đua làm.
Môn: Chính tả
Tiết 46
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm l / n, tiếng có vần ươt/ươc.
Kỹ năng :
Viết đúng chính tả.
Thái độ :
Yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ.
HS : Vở bài tập, bảng con, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ: Bác sĩ Sói (4’)
GV đọc cho HS viết lại những từ hay viết sai : lung linh, nung nấu, nêu gương.
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên à Ghi tựa.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết ( 15’). 
Phương pháp : Hỏi đáp, thực hành.
Yêu cầu HS đọc đoạn viết trên bảng.
+ Đoạn viết nói chuyện gì ?
+ Đoạn văn có mấy câu? 
+ Đoạn văn có những dấu câu nào?
Tìm những chữ trong bài chính tả dễõ viết sai ?
Hướng dẫn HS cách trình bày.
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lại.
Chấm điểm, nhận xét.
Kết luận : Cần trình bày đúng bài viết.
Hoạt động 2 : Làm bài tập (10’)
Phương pháp : Thực hành, trò chơi
Bài 2:
1 HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài tập 2.
GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập 
Chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 câu bút dạ, các nhóm truyền nhau ghi lại các tiếng theo yêu cầu đề bài. Nhóm nào ghi được nhiều và đúng sẽ thắng
à Tổng kết nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò
Khen những em viết đúng, đẹp và nhanh.
Chuẩn bị: Quả tim khỉ 
Nhận xét tiết học.
Hát.
HS viết bảng con.
HS đọc.
Về ngày hội đua voi của đồng bào Ê-đê, Mơ-nông
Có 4 câu
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ba chấm
Ê-đê, Mơ-nông, tưng bừng, nục nịch, nườm nượp, rực rỡ 
Viết bảng con.
HS viết bài.
Sửa lỗi chéo vở.
Lớp làm vào vở, rồi sửa bài.
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng lòe
	4 tổ chơi tiếp sức.
Môn: Tập làm văn
Tiết 23
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH – VIẾT NỘI QUY
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Biết đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể
Kỹ năng :
Ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 nội quy của trừơng
Thái độ :
Yêu thích tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh hoạ bài tập 1, bảng nội quy của trường
HS : SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ : Tiết 21 (4’)
GV yêu cầu vài HS lên thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học
Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : Tiết 23
Hôm nay, chúng ta sẽ học cách đáp lại lời khẳng định của người khác. Sau đó sẽ viết một vài điều nội quy của trường
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (20’)
Phương pháp : Gợi mở, thảo luận, thực hành.
Bài 1: 
Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thầm lờicủa các nhân vật.
+ Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé: Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời như thế nào?
+ Lúc đó bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé như thế nào?
+ Theo em tại sao bạn nhỏ nói như vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
Cho 1 vài HS đóng lại tình huống trên
Bài 2 :
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 :
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc nội quy trường học
Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bảng nội quy.
Nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố : (4’)
Tổ chức trò chơi thi thực hành đáp lời khẳng định
Nhận xét.
4. Dặn dò : (1’)
Thực hành theo bài học.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Tiết 24
Hát
3 cặp HS đọc.
1 HS đọc yêu cầu bài.
HS đọc.
Cô bán vé trả lời: có chứ!
Bạn nhỏ nói: Hay quá!
Bạn nhỏ thể hiện sự lịch sự, đúng mực trong giao tiếp 
1 HS đọc.
3 – 4 cặp HS thực hành.
HS viết 
HS thi đua 
Ngày  tháng  năm 2007
Khối Trưởng:
Ngày  tháng  năm 2007 
CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 23.doc