Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Tập đọc:

Ai ngoan sẽ được thưởng

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ

- Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Băng giấy viết những nội dung câu cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009
Tập đọc:
Ai ngoan sẽ được thưởng
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
- Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Băng giấy viết những nội dung câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- YC hs đọc bài: Cây đa quê hương
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu
- HD luyện đọc - kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- Yc đọc nối tiếp câu
- Đưa từ khó
- Yc đọc lần 2
* Đọc đoạn:
- Bài chia làm mấy đoạn?
* Đoạn 1:
- GT: Hồng hào
* Đoạn 2: 
- Đưa câu - Hướng dẫn cách đọc 
- GT: Non nớt
* Đoạn 3:
- GT: Trìu mến
- YC hs nêu cách đọc toàn bài
* Luyện đọc trong nhóm
* Thi đọc:
* Đọc toàn bài
Tiết 2:
c/ Tìm hiểu bài
* CH 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
* CH 2: Bác hỏi các em hs những gì?
? Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
* CH 3: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
* CH 4: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
*CH 5: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
? Bài văn cho biết điều gì?
d/ Luyện đọc lại
- Gọi đại diện nhóm đọc
- GV nhận xét, đánh giá.
3/Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS nối tiếp đọc và TLCH
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi hs một câu
- HSCN- ĐT: buổi sáng, trở lại, lời non nớt, chỉ khẽ thưa
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2 
- Bài chia làm 3 đoạn (ứng với mỗi số là 1 đoạn)
- 1 học sinh đọc – lớp nhận xét
+ da đỏ hồng thể hiện sức khẻo tốt
+ Các cháu chơi có vui không?/ Các cháu ăn có no không?
+ Các cô có mắng phạt các cháu không?
+ Các cháu có thích ăn kẹo không?/
+ Các cháu có đồng ý không?/
- Lời trẻ em ngây thơ
- Một hs đọc – lớp nhận xét
+ Thể hiện tình thương yêu
- hs nêu: Lời Bác ôn tồn trìu mến. Giọng các cháu vui vẻ 
- H/s luyện đọc trong nhóm ( 3 hs một nhóm)
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 2
- lớp nhận xét , bình chọn
- Lớp ĐT toàn bài
- Cả lớp đọc thầm TLCH
+ Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa
+ Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không? Các cháu có thích ăn kẹo không?
+ Bác rất quan tâm đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phát cho các em
+ Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho những người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan/ 
=> Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở của các cháu, Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm.
- 1 hs đọc toàn bài
- Đọc theo nhóm
- Thi đọc phân vai giữa 3 nhóm
Toán:
Ki - lô - mét
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômét (km ).
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
- Biết được mối liên quan giữa kilômét và mét.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo độ dài kilômét.
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ VN hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập. 
- Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài Km: 
+ Các em đã được học các đơn vị đo độ dài nào?
- GV giới thiệu: Để đo khoảng cách lớn, ta dùng đơn vị đo lớn hơn là Ki - lô - mét 
+ Ki - lô - mét kí hiệu là km.
- 1 kilômét có độ dài bằng 1000 mét.
- GV ghi bảng : 1km = 1000 m
b/ Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu
- Gọi 2 HS lên bảng làm - cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: GV vẽ đường gấp khúc như SGK lên bảng 
- YC hs đọc tên từng đường thẳng. 
? Quảng đường từ A đến B dài bao nhiêu km ?
? Quảng đường từ B đến D dài bao nhiêu km ?
? Quảng đường từ C đến A dài bao nhiêu km ?
Bài 3: Gọi HS nêu y/cầu
- GV treo lược đồ như SGK. 
- GV chỉ trên bản đồ để giới thiệu: Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- YC hs tự quan sát hình trong SGK và làm bài.
- Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
Bài 4: GV đọc từng câu hỏi trong bài cho HSTL
a/ Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn ?
b/ Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn?
c/ Quãng đường nào dài hơn : Hà Nội - Vinh hay Vinh - Huế ?
d/ Quãng đường nào ngắn hơn: TP HCM - Cần Thơ hay thành phố HCM - Cà Mau ?
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài tập
Xentimét , đềximét , mét
- HS nhắc lại.
1 km = 1000m 1000m = 1km
1 m = 10 dm 10 dm= 1 m
1 m = 100cm 10 cm = 1dm 
* Số?
1 km = 1000 m 1000 m = 1 km
1 m = 10 dm 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm 100 cm = 1m
- HS đọc
+ Quảng đường từ A đến B dài 23 km
+ Quảng đường từ B đến D dài 90 km
+ Quảng đường từ C đến A dài 65 km
* Nêu số đo thích hợp (theo mẫu ) 
- HS quan sát lược đồ.
- HS lên bảng chỉ và đọc 
- HS suy nghĩ và trả lời:
a/ Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn. 
b/ Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn . 
c/ Vinh – Huế xa hơn Hà Nội - Vinh.
d/ Thành phố HCM – Cần Thơ ngắn hơn Thành phố HCM – Cà Mau.
An toàn giao thông
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ: xe máy, xe ô tô, xe buýt, xe tải, xe cứu thương, xe cứu hoả.
	- Biết tên các loại xe đó.
	- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra những kiến thức ở bài trước.
- Nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*HĐ 1: Nhận biết các phương tiện giao thông đường bộ
- YC hs nêu tên các loại xe thường gặp trên đường
- Cho HS quan sát các loại xe trong hình vẽ SGK
- GV nhận xét, chốt: Xe máy, xe ô tô, xe buýt, xe tải, gọi là xe cơ giới; Xe cứu thương, xe cứu hoả, xe cachr sát gọi là xe ưu tiên.
*HĐ 2: Trò chơi
- Gv chia nhóm cho các nhóm thảo luận và ghi các loại phương tiện giao thông đường bộ mà em biết.
- GV nhận xét, tuyên dương
3/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại
- HS nêu: xe máy, xe ô tô, xe buýt, xe tải, xe cứu thương, 
- HS quan sát và nêu tên các loại xe có trong hình
+ H1: Xe ô tô con; + H2: Ô tô buýt
+ H3: Ô tô tải; + H4: Xe cứu thương
+ H5: Xe cứu hoả
- HS thảo luận và ghi các loại phương tiện mà mình biết.
- HS nhắc lại bài học
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009
Toán
Mi - li - mét
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mi-li-met (mm)
- Biết được mối liên quan giữa mi-li-met và xăng-ti-mét, mét, ki-lô-mét.
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị xăngtimet và milimet .
II/ Đồ dùng dạy học :
 	-Thước kẻ có vạch chia mi-li-mét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi HS làm bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 
b/ Giới thiệu mi-li-mét
- YC hs kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- GV giới thiệu: Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài.
 Mi-li-mét kí hiệu là mm.
 - GV yêu cầu HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1.
? Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ?
- GV: Mỗi phần nhỏ là độ dài của 1 mi-li-mét. 10mm có độ dài bằng 1 cm.
- GV viết lên bảng : 10 mm = 1 cm.
? 1 m bằng bao nhiêu xen-ti-mét?
- GV: 1 m = 100 cm, 1 cm = 10 mm
- Từ đó ta nói 1 m = 1000 mm.
 - GV ghi bảng : 1 m = 1000 mm.
* Thực hành :
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu 
- Gọi 3 HS lên bảng - cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét sửa sai . 
Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- YC hs quan sát hình vẽ và trả lời theo
- GV nhận xét sửa sai . 
Bài 3: Gọi HS nêu y/cầu
- Gọi HS lên bảng làm - cả lớp làm vào vở 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm - lớp làm bảng con.
 - HS nhắc.
- cm , dm , m , km
- HS đọc .
- HS quan sát và trả lời .
- Chia thành 10 phần bằng nhau.
- HS đọc .
+ 1m = 100 cm.
- Vài HS nhắc lại : 1 m = 1000 mm.
* Số?
1cm = 10 mm 1000mm = 1 m 5 cm = 50 mm
1 m = 1000mm 10 mm = 1cm 3 cm = 30 mm
* Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu milimét?
MN = 60 mm AB = 40 mm CD = 70 mm
*HS nêu yêu cầu.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
24 + 16 + 28 = 68 (mm)
Đáp số: 68 mm
Kể chuyện:
Ai ngoan sẽ được thưởng
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình theo nhân vật Tộ, phân biệt đúng ... h vuông?
? Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
- HD hs cách đặt tính và tính 
* Chú ý : Để thực hiện phép cộng phải qua 2 bước :
+ Bước1 :Đặt tính 
+ Bước 2 :Tính 
? Vậy 326 + 253 = ?
* Thực hành :
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu.
- YC hs làm bài
- Cho HS nêu cách tính 2 phép tính.
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 2 : Gọi HS nêu y/cầu.
 - YC hs làm bài rồi nêu cách đặt tính và tính.
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 3: Gọi HS nêu y/cầu
- Cho HS nhẩm tính rồi nêu kết quả
- GV nhận xét, sửa sai. 
3/ Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- HS theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng.
- HS quan sát hình biểu diễn.
- Có 5 trăm, 7 chục và 9 đơn vị.
- Có tất cả là 579 hình vuông.
- Bằng 579.
- HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
 326 
 253 
 579 
 +
* 6 cộng 3 bằng 9 viết 9
* 2 cộng 5 bằng 7 viết 7
* 3 cộng 2 bằng 5 viết 5
326 + 253 = 579 .
* Tính
- 4 HS lên bảng làm - cả lớp làm bảng con 
 235 637 503 625
 451 162 354 43
 686 799 857 668
 +
 +
 +
 +
* Đặt tính rồi tính 
 832 257 641 936
 152 321 307 23
 984 578 948 959
+
+
+
 +
* Tính nhẩm (theo mẫu). 
- HS làm miệng .
500 + 100 = 600 200 + 200 = 400
300 + 100 = 400 500 + 300 = 800
600 + 300 = 900 800 + 100 = 900
400 + 600 = 1000 500 + 500 = 1000
Tập làm văn:
Nghe và trả lời câu hỏi
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe, nhớ được nội dung câu chuyện: Qua suối và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện.
- Viết lại được câu trả lời theo ý kiến của mình. Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- YC h/s kể và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích dạ lan hương.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b/ HD làm bài tập:
*Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu
- GV kể chuyện lần 1.
- YC đọc câu hỏi.
- GV kể lần 2 theo nội dung tranh.
- GV kể lần 3 và nêu câu hỏi:
? Bác và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu.
? Có chuyện gì sảy ra với anh chiến sĩ.
? Khi biết hòn đá bị kênh đó Bác bảo anh chiến sĩ làm gì.
? Câu chuyện qua suối nói lên điều gì.
- YC kể lại chuyện.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- YC thực hành hỏi đáp.
- YC viết câu trả lời vào vở.
- Gọi h/s trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 3 h/s kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại.
* Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- 2 hs đọc câu hỏi dưới bức tranh.
- HS nghe và quan sát tranh theo lời kể của GV.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sảy chân vì có hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ đó kê lại hòn đá cho chắc chắn để người khác qua suối không bị ngã.
- Bác Hồ rất quan tâm đến các anh chiến sĩ, nếu không kê lại hòn đá đó thì người khác lại bị ngã nữa.
- 2, 3 HS kể trước lớp.
- lớp nhận xét, bổ sung.
* Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
- Các nhóm thực hành hỏi đáp.
- Viết bài vào vở.
- 3,4 h/s đọc bài viết.
- Nhận xét - bổ sung.
Đạo đức:
Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người.
- Cần phải bảo vệ loài vật có ích.
- Phân biệt được hành vi đúng hoặc sai đối với loài vật có ích. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trong SGK. Phiếu thảo luận nhóm. Mỗi hs chuẩn bị tranh ảnh về một con vật.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài
? Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật? 
- Nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- YC HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống có thể làm.
+ Trên đường đi học Trung gặp một đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh một chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì lấy thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang cho gà tập bay
? Trong các cách trên, cách nào là tốt nhất, vì sao?
* Kết luận: Đối với các loài vật có ích các con nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
* HĐ2: Kể tên và nêu ích lơi của một số loài vật.
- YC hs giới thiệu các con vật mà mình đã chuẩn bị
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- YC hs sử dụng tấm bìa vẽ mặt mếu, mặt cười để bày tỏ :
+ TH1 : Dương rất thích đá cầu bằng lông gà mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào đó có chiếc lông đuôi dài óng ánh và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
+ TH2 : Nhà Hằng nuôi 1 con mèo. Hằng rất yêu quý nó bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo một bát cơm thật ngon để nó ăn.
* GV nhận xét, chốt lại.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Người tàn tật rất yếu đuối, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên ta cần giúp đỡ họ.
- HS nhắc lại
- Nghe và làm việc cá nhân.
- Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau:
+ Mặc kệ các bạn , không quan tâm
+ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn .
+ Khuyên các bạn đừng trêu con gà nữa, mà thả chú về với gà mẹ...
+ Cách thứ 3 là tốt nhất. Vì nếu Trung làm theo cách thứ nhất và thứ 2 thì chú gà con sẽ chết, chỉ còn cách thứ 3 mới có thể cứu được chú gà.
- HS giới thiệu với cả lớp về con vật bằng cách cho cả lớp xem tranh ảnh rồi giới thiệu tên nơi sinh sống của con vật và ích lợi của chúng và cách bảo vệ chúng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe nêu tình huống và bày tỏ bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao.
+ Hành động đó của Dương là sai. Vì làm thế sẽ làm đau chú gà và gà sẽ sợ hãi.
+ Hằng đã làm đúng. Đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
Vệ sinh môi trường
Bài 3: Giữ vệ sinh làng, xã (phố , phường)
I/ Mục tiêu:
- Phân biệt được làng xã (phố, phường) đảm bảo vệ sinh và làng, xã (phố, phường) mất vệ sinh.
- Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh làng, xã (phố, pường).
- Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã.
- Quan tâm và có trách hiệm giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường).
II/ Đồ dùng dạy học: Bộ tranh VSMT số 4, số 5.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSMT số 4
- YC hs quan sát và nêu những điểm khác nhau giữa hình 4a và hình 4b.
- GV nhận xét, chốt lại: Hình 4b rác đổ bừa bãi, trâu bò phóng uế, nhiều bụi rậm và cây to bị chặt.
? Theo em, sống ở nơi mất vệ sinh thì người dân có thể bị mắc những bệnh gì? Vì sao?
Hoạt động 2: Thực hiện giữ vệ sinh làng, xã (phố, phường)
- GV phát tranh VSMT số 5 cho các nhóm
- YC các nhóm thảo luận về những việc mà HS và người 
dân ở địa phương có thể làm để cho làng xã sạch, đẹp hơn.
? Em đã làm gì để giữ vệ sinh làng, xã.
- Gv nhận xét, chốt lại
3/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- HS phát biểu
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- HS liên hệ thực tế
An toàn giao thông
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I/ Mục tiêu:
- HS biết quy định của người ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Biết lên xuống xe đúng cách, biết ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái và phải đội mũ bảo hiểm, đi giày dép có gài khoá.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
HĐ 1: Nhận biết các hành vi, quy định đúng sai khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
? Khi lên hoặc xuống xe em thường lên ở phía bên phải hay bên trái.
? Khi ngồi trên xe em thường ngồi ở phía trước hay phái sau?
? Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp cần chú ý những điều gì?
? Khi ngồi trên xe máy tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành và trò chơi.
- Chia lớp thành 4 nhóm
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận
- GV nhận xét
3/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Ngồi phía sau người lái
- Cần phải bám chặt vào người lái
- Để đảm bảo an toàn
- Các nhóm thảo luận báo cáo
- HS thi chơi trò chơi
Sinh hoạt lớp 
1/ Đánh giá hoạt động tuần 30:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, lễ phép.
- Biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Ra vào lớp có nề nếp. Học tập tiến bộ 
Bên cạnh đó vẫn còn một số em vệ sinh chưa tốt, học chưa tiến bộ.
2/ Kế hoạch hoạt động tuần 31:
- Duy trì nề nếp cũ. Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”. Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Động viên HS tự giác học tập. Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Thi đua tiết học tốt, buổi học tốt.
3/ Sinh hoạt văn nghệ:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 chuan tuan 30.doc