Đạo đức
BÀI : LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu :
- Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Chuẩn bị :
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.
III. Các hoạt động :
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26 Khối 2 Thứ, ngày Tiết TCT Mơn Tên bài dạy Hai 22/02/2010 1 Chào cờ 2 26 Đạo đức Lịch sự khi đến nhà người khác 3 126 Tốn Luyện tập 4 76 Tập đọc Tơm càng và cá con 5 77 Tập đọc Tơm càng và cá con Ba 23/02/2010 1 2 127 Tốn Tìm số bị chia 3 26 Kể chuyện Tơm càng và cá con 4 51 Chính tả Vì sao cá khơng biết nĩi Tư 24/02/2010 1 78 Tập đọc Sơng Hương 2 128 Tốn Luyện tập 3 26 LT & C TN về song biển. Dấu phẩy 4 26 Thủ cơng Làm dây xúc xích trang trí Năm 25/02/2010 1 2 26 Tập viết Chữ hoa X 3 129 Tốn Chu vi hình tam giác. Chi vi hình tứ giác 4 26 TN & XH Một số lồi cây sống dưới nước Sáu 26/02/2010 1 52 Chính tả Sơng Hương 2 130 Tốn Luyện tập 3 26 Tập làm văn Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển 4 HĐTT Thứ hai, ngày tháng năm 20 Đạo đức BÀI : LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu : - Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. - Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. - Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. II. Chuẩn bị : GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận HS: SGK. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gọi điện thoại. GV nhận xét 3. Bài mới : Giới thiệu : Lịch sự khi đến nhà người khác. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn” - Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cổng nhà Trâm và gọi to: “Trâm ơi có nhà không?”. Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong nhà và hỏi mẹ Trâm: “ Trâm có nhà không bác?” Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: “Cháu chào bạn ạ! Cháu là An còn đây là Tuấn bạn cháu, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ?”. Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: “ Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào thì cậu làm theo thế nhé. “Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làmtheo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt Trâm và nói: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”. Tuấn cũng còn ngượng ngùng về chuyện trước nên lí nhí nói: “Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy”. Mẹ Trâm cười vui vẻ: “Bác đã không còn nghĩ gì về chuyện đó nữa rồi vì bác biết cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé.” v Hoạt động 2: Phân tích truyện. Tổ chức đàm thoại - Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì? - Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào? - Lúc đó An đã làm gì? - An dặn Tuấn điều gì? - Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn? - Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa? - Em rút ra bài học gì từ câu chuyện? GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình. v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó. - Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể. Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự. 4. Củng cố – Dặn dò : - Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào? Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì? Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Tiết 2 Hát HS trả lời, bạn nhận xét - HS lắng nghe. - Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không? - Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì. - Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không? - An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm. - An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm. - Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự. - Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi. - Một số HS kể trước lớp. - Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự. - HS trả lời. Toán Bài : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2. II. Chuẩn bị : GV: Mô hình đồng hồ. HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. GV nhận xét. 3. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập. Bài 1 : - Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ). - Trả lời từng câu hỏi của bài toán. Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp. Bài 2 : HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán. Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn: - Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút? - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút? - Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 3 : Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian. Sửa chữa sai lầm của HS (nếu có), chẳng hạn: “Nam đi từ nhà đến trường hết 15 giờ” Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm: - Trong vòng 15 phút em có thể làm xong việc gì? - Trong vòng 30 phút em có thể làm xong việc gì? - Hoặc có thể cho HS tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào? 4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét tiết học, dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học. Chuẩn bị: Tìm số bị chia. Hát - HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét. - HS xem tranh vẽ. - Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. - Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút - Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút - Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở - Em có thể làm xong bài trong 1 tiết kiểm tra,.. - HS tập nhắm mắt trải nghiệm Tập đọc Bài : TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Mục tiêu : - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. - Hiểu ND : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5) - HS khá, giỏi trả lời được CH4 (hoặc CH : Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con ?). II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái. HS: SGK. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Bé nhìn biển. - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: - Tôm Càng và Cá Con. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu toàn bài lần 1, chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. b) Luyện phát âm : Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có âm đầu l, n, r, s, trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, t, c Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. ... rằng quả khế. Những HS cùng hát về 1 loại quả là 1 nhóm. Do đó, chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với: Quả khế, quả mít, quả đất và quả pháo. 2. Bài cũ : Một số loài cây sống trên cạn. Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết. Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó? GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: Một số loài cây sống dưới nước. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Làm việc với SGK * Bước 1: Làm việc theo nhóm. Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3. Nêu nơi sống của cây. Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. NHÓM PHIẾU THẢO LUẬN * Bước 2: Làm việc theo lớp. Hết giờ thảo luận. GV yêu cầu các nhóm báo cáo. GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng. GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen? v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước. Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây. GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ. v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức Chia làm 3 nhóm chơi. Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc. GV tổ chức cho HS chơi. 4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? Hát Các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên. HS trả lời. Bạn nhận xét, bổ sung. HS thảo luận và ghi vào phiếu. HS dừng thảo luận. Các nhóm lần lượt báo cáo. Nhận xét, bổ sung. Trả lời: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ. Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn. HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau. Thứ sáu, ngày tháng năm 20 Chính tả Bài : SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT(2) a / b, hoặc BT Ct phương ngữ do GV soạn. II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. HS: Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : - Vì sao cá không biết nói? - Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết : - GV đọc bài lần 1 đoạn viết. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? b) Hướng dẫn cách trình bày : - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? c) Hướng dẫn viết từ khó: GV đọc các từ khó cho HS viết. d) Viết chính tả : e) Soát lỗi : g) Chấm bài : v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. 4. Củng cố – Dặn dò: - Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt. Tuyên dương đội thắng cuộc. Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII Hát - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp. 1 HS tìm 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ưt. - Theo dõi. - Sông Hương. - Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống. - 3 câu. - Các từ đầu câu: Mỗi, Những. Tên riêng: Hương Giang. HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh. - Đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. a) giải thưởng, rải rác, dải núi. rành mạch, để dành, tranh giành. b) sức khỏe, sứt mẻ cắt đứt, đạo đức nức nở, nứt nẻ. - 2 HS đọc nối tiếp. - HS tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút. - HS thi đua tìm từ: Đội nào tìm nhiều từ đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc. Toán Bài : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - BT can làm : BT1, BT3, BT4. II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 3 cm, 4 cm, 5 cm 5 cm, 12 cm, 9 cm 8 cm, 6 cm, 13 cm GV nhận xét 3. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Thực hành: Bài 1 : - Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được. Bài 2 : HS tự làm, chẳng hạn: Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 2 + 4 + 5 = 11(cm) Đáp số: 11 cm. Bài 3 : HS tự làm, chẳng hạn: Chu vi hình tứ giác DEGH là: 4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm) Đáp số: 18cm. v Hoạt động 2: Thi đua: giải bằng 2 cách. Bài 4 : a) Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm) Đáp số: 12cm. b) Bài giải Chu vi hình tứ giác ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm) Đáp số: 12 cm. Chú ý: + Nếu có thời gian, GV có thể liên hệ “hình ảnh” đường gấp khúc ABCDE với hình tứ giác ABCD (độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD). Đường gấp khúc ABCDE nếu cho “khép kín” thì được hình tứ giác ABCD. + Ở bài 2, bài 3: HS làm quen với cách ghi độ dài các cạnh, chẳng hạn: AB = 2cm, BC = 5m, , DH = 4cm, 4. Củng cố – Dặn dò : Trò chơi: Thi tính chu vi GV hướng dẫn cách chơi. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia. Hát - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên. HS tự làm HS sửa bài. HS tự làm HS sửa bài. HS 2 dãy thi đua HS nhận xét HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm). HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. Tập làm văn Bài : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TÀ NGẮN VỀ BIỂN I. Mục tiêu : - Biết đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước BT1. - Viết được những câu trả lời về cảnh biển (đã nói ở tiết Tập làm văn tuần trước – BT2). II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt HS: Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Đáp lời đồng ý. QST, TLCH: - Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau. Tình huống 1 HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Tình huống 2 HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Gọi HS nhận xét. Cho điểm từng HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại. Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành. Nhận xét, cho điểm từng HS. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 2 : - Treo bức tranh. - Tranh vẽ cảnh gì? - Sóng biển ntn? - Trên mặt biển có những gì? - Trên bầu trời có những gì? Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình. Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS. Cho điểm những bài văn hay. 4. Củng cố – Dặn dò : Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII. Hát - 2 cặp HS lên bảng thực hành. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS 1: Đọc tình huống. HS 2: Nói lời đáp lại. Tình huống a. HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./ Tình huống b HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./ Tình huống c HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ - Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. - Sóng biển xanh như dềnh lên./ - Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. - Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn. - Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng. HS tự viết trong 7 đến 10 phút. Nhiều HS đọc. VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
Tài liệu đính kèm: