Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 23

Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 23

A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )

-Nêu được một số y/c tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu ;nói năng rõ ràng ,lễ phép ,ngắn gọn ;nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

-Biết xử lý một số tình huống đơn giản ,thường gặp khi nhận và gọi điện thoại .

-HS khá giỏi biết : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

B-Đồ dùng dạy học:

-GV: Bảng phụ ghi KL cho HĐ 1.

-HS: VBT

 

doc 37 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ,ngày 25 tháng 01 năm 2010
 Đạo đức Tiết 23
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1)
( CKTKN : 83 ; SGK : )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )
-Nêu được một số y/c tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu ;nói năng rõ ràng ,lễ phép ,ngắn gọn ;nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
-Biết xử lý một số tình huống đơn giản ,thường gặp khi nhận và gọi điện thoại .
-HS khá giỏi biết : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
B-Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ ghi KL cho HĐ 1.
-HS: VBT 
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ :
-Cho HS thực hành tình huống : 
 + Khi nhờ bạn giúp em làm trực nhật .
+ Khi em nhờ bạn giúp em làm bài tập .
-Nhận xét.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
b-Các hoạt động : 
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
-Gọi 1 hs đọc y/c BT1.
-Yêu cầu 2 HS đóng vai Nam và Vinh
+Khi điện thoại reo , bạn Vinh làm gì và nói gì? 
 +Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại thế nào ?
+ Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn ấy không ? Vì sao ?
*Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng.
Hoạt động 2 : Sắp xếp các câu thành đoạn hội thoại .
-Gọi 1 hs đọc y/c và các câu ở BT2
-Cho hs thảo luận nhóm 2.
-Cho hs trình bày KQ
-Nhận xét : Thứ tự 1- 3 -4 -2
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
-Gọi 1 hs đọc y/c và n/d của BT3.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại.
-Cho 1 nhóm trình bày.
-Chốt lại : Các việc làm a, b,d,e là cần thiết.
*Kết luận: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
D. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét giờ học
-Về nhà làm theo bài học.
-Chuẩn bị bài sau.
-2 em thực hành.
-Lớp đọc thầm
-Theo dõi bạn đóng vai.
+Nhấc ống nghe 
+Rất thân mật và lịch sự.
+Nhiều em trả lời.
-Lớp đọc thầm.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện trả lời.
-Nhận xét.
-Lớp đọc thầm.
-Thảo luận nhóm 4.Nên: 
-Các nhóm góp ý.
-Đọc lại các việc cần thiết. ( CN,ĐT)
Thứ hai ,ngày 25 tháng 01 năm 2010
 Tập đọc Tiết 67 ,68
BÁC SĨ SÓI
( CKTKN : 53 ; SGK :41 )
A-Mục tiêu : ( theo CKTKN)
-Đọc trôi chảy từng đoạn , toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hiểu nội dung : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.( trả lời được CH 1,2,3,5 ; HS khá ,giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá)
B- Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ ghi từ,câu HDHS luyên đọc.
-HS: SGK
C.Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : Cò và Cuốc.
-KT 2 hs
-Nhận xét-Ghi điểm.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
-Giới thiệu chủ điểm :
+Y/c hs nhận xét tranh ở SGK/40.
+Cho nhiều em lặp lại chủ điểm.
-Giới thiệu bài đọc : Trong tuần 23, 24 các em sẽ học chủ điểm Muông thú , nói về thế giới các loài thú. Mở đầu chủ điểm là truyện đọc “Bác sĩ sói” – Ghi tựa.
b-Luyện đọc:
-Đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc từ khó: toan xông đến, khoác lên người, giả giọng, lễ phép,
-Hướng dẫn HS đọc từng câu đến hết.
-HDHS nghỉ hơi : đoạn Sói đến gần Ngựa .Lại đây ta xem .
-Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo nhóm.
-Cho thi đọc giữa các nhóm.( CN,từng đoạn)
-Nhận xét.
Tiết 2
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Gọi hs trả lời các CH:
-Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
-Sói làm gì để lừa ngựa? ( gọi hs TB,Y)
-Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
-Tả lại cảnh Sói bị ngựa đá? ( gọi hs K,G)
-Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý?
d-Luyện đọc lại:
-Cho hs ( TB,Y) đọc lại từ khó.
-Hướng dẫn HS thi đọc lại câu chuyện theo vai.
-Nhận xét
D. Củng cố- Dặn dò :
-Sói làm gì để lừa ngựa? 
-Ngựa trị Sói thế nào?
-Nhận xét giờ học
-Về nhà luyện đọc lại, trả lời câu hỏi
-Chuẩn bị bài sau
-Đọc và trả lời câu hỏi
+Quan sát ,nhận xét tranh
-CN
-Theo dõi
-Cá nhân, đồng thanh.
-Nối tiếp.
-Đọc lại ( CN,ĐT)
-Đọc thầm theo
-Luyện đọc theo nhóm4 
-Đại diện nhóm
-Bình chọn
Đọc thầm lại bài và trả lời CH :
-Thèm rõ dãi.
-Giả làm bác sĩ.
-Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp.
-Sói mon men lại phía sau Ngựa
-Anh Ngựa thông minh. 
-CN
-Nhóm 4
-Bình chọn
-Giả làm bác sĩ
-Vờ đau chân để đá Sói
Thứ hai , ngày 25 tháng 01 năm 2010
 Toán Tiết 111
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA – THƯƠNG
( CKTN : 68 ; SGK : 112 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Nhận biết được số bị chia-số chia - thương.
-Biết cách tìm kết quả của phép chia.( Làm được BT1,BT2 ) 
B.Đồ dùng dạy học :
-GV: Bảng lớp kẻ như BT1.
-HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ:
-Cho 2 hs nêu bài làm BT4/111
-Nhận xét-Ghi điểm.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia:
-Nêu và ghi phép chia: 6 : 2 = ?
-Chỉ vào từng thành phần trong phép chia và nêu tên gọi:
 6 : 2 = 3
 | | | 
 Số bị chia Số chia Thương 
-Nêu và ghi 6 : 2 cũng gọi là thương.
b-Thực hành:
BT 1:
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu.
- Hướng dẫn 1HS(K,G) làm lên làm mẫu dòng 1
-Cho hs (TB,Y) lên bảng làm các dòng còn lại.
-Nhận xét chốt lại
-CN
- 6 : 2 = 3
-Lặp lại
-Lặp lại
-Lớp đọc thầm
-Nhận xét.
-Lớp làm vào SGK
 -Nhận xét
Phép chia
8 : 2 = 4
10 : 2 = 5
14 : 2 = 7
18: 2 = 9 
20 : 2 =10
Số bị chia
8
10
14
18
20
Số chia
2
2
2
2
2
Thương
4
5
7
9
10
BT 2: 
-Cho HS nhẩm rồi ghi KQ vào SGK
-Cho hs (TB,Y) trình bày.
-Nhận xét.
-Làm CN
-Nhận xét
D. Củng cố- Dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-HDHS về nhà làm BT 3.
Thứ ba , ngày 26 tháng 01 năm 2010
Toán Tiết 112
BẢNG CHIA 3
( CKTKN : 68 ; SGK : 113 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Lập được bảng chia 3. 
-Nhớ được bảng chia 3.
-Giải được bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 3 )
-Làm được BT1,BT3.
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Các tấm bìa có 3 chấm tròn,bảng cài.
-HS: SGK 
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : 
-HDHS sửa BT3/113
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu phép chia 3:
-Ôn tập phép nhân 3:
 + Gắn 4 tấm bìa ,nêu : mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
-Ghi 3 x 4 = 12
-Y/ C 1 hs ( K,G) lập phép chia 3
-Nhận xét chốt lại : Từ phép nhân 3 x 4 = 12, ta có phép chia 12 : 3 = 4.
-Ghi 3 x 4 = 12 
 12 : 3 = 4.
b-Lập bảng chia 3:
-Giúp hs một vài phép chia như SGK .
-Cho hs tự lập các phép chia còn lại của bảng chia 3
c-Thực hành:
BT 1: 
-Hướng dẫn HS làm vào SGK.
-Gọi hs ( TB,Y) nêu KQ
-Nhận xét
-Miệng.
-Theo dõi
+ 12 chấm tròn.
- 12 : 3 = 4.
-Lặp lại
-Tự lập bảng chia. 
-Học thuộc lòng.
-CN
-Nêu KQ
-Nhận xét.
6 : 3 = 2
9 : 3 = 3
18 : 3 = 6
3 : 3 = 1
12 : 3 = 4
21 : 3 = 7
BT 3:
+ Các em cần tìm thành phần nào của phép chia ? Làm tính gì ?
- Hướng dẫn HS làm vào SGK ; gọi 1 hs lên bảng làm .
-Nhận xét
 KQ : 4,7,9,10,1.5.8,6
D. Củng cố- Dặn dò :
-HDHS về làm BT2/113
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà học thuộc lòng bảng chia 3
- Chuẩn bị bài sau
-Tìm thương ; làm tính chia
- Nhóm 2.
- Nhận xét.
Thứ ba , ngày 26 tháng 01 năm 2010
 Chính tả ( tập chép ) Tiết 45
BÁC SĨ SÓI
( CKTKN:33 ; SGK: 43)
A-Mục tiêu : ( theo CKTKN)
-Chép chính xác bài CT, trình bày đúng tóm tắt bài Bác sĩ sói.
-Làm được BT 2b
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Bamg3 phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép,n/d BT2b.
-HS: SGK, vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : 
-Cho HS viết: gốc cây, rơm rạ
-Nhận xét 
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi tựa. 
b-Hướng dẫn tập chép:
-Đọc mẫu bài chép.
+Tìm tên riêng trong bài CT?
+Lời của Sói được đặt trong dấu gì? 
-HDHS luyện viết từ khó: giả, chữa giúp, tung vó ,trời giáng.
-Cho hs viết bài.
-Hướng dẫn HS dò lỗi.
-Chấm bài 5-7 bài.
c-Hướng dẫn HS làm BT:
BT 2b: 
-Gọi 1 hs đọc y/c .
-Hướng dẫn HS làm làm vào VBT ;gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nhận xét : - ước mong , khăn ướt
 - lần lượt , cái lược
D. Củng cố- Dặn dò :
-Phát bài chấm ,nhận xét.
-HDHS sửa lỗi phổ biến
-Nhận xét giờ học
-Về nhà sửa lỗi.
-Chuẩn bị bài sau.
-Bảng con
- 2 em đọc lại.
+Ngựa, Sói.
+Dấu ngoặc kép.
-Đọc ( CN,ĐT) , viết ở bảng con.
-Nhìn bảng viết vào vở.
-Đổi vở dò.
-Lớp đọc thầm theo .
-Làm CN 
-Nhận xét ,bổ sung
-Bảng con. 
Thứ ba , ngày 26 tháng 01 năm 2010
 Kể chuyện Tiết 23 
 BÁC SĨ SÓI
( CKTKN : 33 ;SGK : 42 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
 Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.( HS khá ,giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện )
B-Đồ dùng dạy học: SGK
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
-KT 2 hs kể từng đoạn
-Nhận xét-Ghi điểm.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi tựa. 
b-Hướng dẫn kể chuyện:
BT1 :Dựa vào tranh , kể lại từng đoạn câu chuyện.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Hướng dẫn HS quan sát nêu tóm tắt các sự việc trong tranh.
+Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+Ở tranh 2 Sói đang làm gì?
+Tranh 3 vẽ cảnh gì?
+Tranh 4 vẽ cảnh gì?
-Cho hs ( K,G) kể mẫu.
-Nhận xét ,uốn nắn.
-Hướng dẫn HS tập kể 4 đoạn câu chuyện theo nhóm 4.
-Cho thi kể giữa các nhóm.( tiếp sức)
-Nhân xét
BT2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
-Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo vai :
+ Câu chuyện có mấy vai ?
+Gồm vai nào ?
-Cho 2 nhóm thi kể .
-Nhận xét,uốn nắn
-Nhận xét-Ghi điểm. 
D. Củng cố- Dặn dò :
-Tuyên dương những HS kể hay.
-Nhận xét giờ học
-Về nhà tập kể lại câu chuyện
-Chuẩn bị bài sau
-Kể nối tiếp 
-Lớp đọc thầm
-Quan sát,nêu nhận xét.
+Thấy Ngựa đang gặm cỏ
+Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ
+Sói ngon ngọt, dụ dỗ,
+Ngựa tung vó đá 1 cú
-Theo dõi ,nhận xét 
-Tập kể trong nhóm.
-Nối tiếp.
-Nhận xét,bình chọn.
+ 3 vai 
+Người dẫn chuyện,Sói,Ngựa 
- 2 nhóm đại diện kể.
- Nhận xét, bình chọn. 
Thứ tư , ngày 27 tháng 01 năm 2010
Thủ công Tiết 23
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT DÁN (T1)
( CKTKN: 108 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học.
-Phối hợp gấp,cắt,dán được ít nhất 1 sản phẩm đã học.
-Với hs khéo tay : 
 +Gấp ,cắt,dán được ít nhất 2 sản phẩm đã học.
 +Có thể gấp, cắt, án được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 
B-Đồ dùng dạy họ ...  01 năm 2010
Tự nhiên và xã hội Tiết 23
ÔN TẬP XÃ HỘI
( CKTKN : 88 ;SGK: 48)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Kể được về gia đình, trường học của em,nghề nghiệp chính của người dân nơi em sinh sống.
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Các phiếu ghi các CH để hs chơi trò chơi.
-HS : SGK 
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : 
 -Gọi hs trả lời câu hỏi:
+Em sống ở xã ,huyện nào? 
+Kể tên các nghề mà em biết của những người dân địa phương mình .
-Nhận xét.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
b-Ôn tập : Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
-Nêu y/c của trò chơi : chơi theo nhóm 4
-Cho hs chơi thử ; nhận xét ,uốn nắn.
-Cho lớp tiến hành chơi.
*Câu hỏi:
+Kể về những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn?
+Kể tên những đồ dùng có trong nhà bạn?
+Chọn 1 trong các đồ dùng để nói về cách bảo quản và sử dụng đồ dùng đó?
+Kể về ngôi trường của bạn?
+Kể về công việc của các thành viên trong trường bạn?
+Bạn nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học?
+Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông có ở địa phương bạn?
+Bạn sống ở huyện nào? Kể tên những nghề chính của huyện mình?
-Nhận xét sau mỗi lượt hs trả lời
D. Củng cố- Dặn dò :
-Nhận xét giờ học
-Về nhà xem lại bài-Chuẩn bị bài sau
-Trả lời .
-Theo dõi
-1 nhóm chơi thử
-Nhận xét
Thứ năm , ,ngày 28 tháng 01 năm 2010
Toán Tiết 114
LUYỆN TẬP
( CKTKN : 69 ; SGK: 115 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Thuộc bảng chia 3. 
-Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 3 )
-Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3, cho 2 ) 
-Làm được BT1,BT2,BT 4
B.Đồ dùngdạy học : SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : 
-Cho HS làm BT 4/114.
-Nhận xét-Ghi điểm.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
b-Luyện tập:
BT 1:
- Hướng dẫn HS làm vào SGK
-Gọi hs ( TB,Y) trình bày.
-Nhận xét.
-Miệng.
-CN
-Nhận xét ,bổ sung
BT 2: 
-Hướng dẫn HS làm vào SGK
-Gọi hs (TB,Y) trình bày.
-Nhận xét
-Nhóm 2.
-Nhận xét,bổ sung.
BT 4:
-Gọi 2 hs đọc đề.
- Hướng dẫn HS làm:
+Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Em làm tính gì ?
-Gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nhận xét
Bài giải
Số kg gạo trong mỗi túi là:
15 : 3 = 5 (kg)
ĐS: 5 kg.
D. Củng cố- Dặn dò:
-HDHS về làm BT2,BT5/115.
-Nhận xét giờ học
-Chuẩn bị bài sau
-Đọc thầm theo.
+ Mỗi túi có mấy kg gạo .
+ 15 kg gạo chia đếu vào 3 túi.
+Chia.
-Làm CN vào vở. 
-Nhận xét
Thứ tư , ngày 27 tháng 01 năm 2010
 Luyện từ và câu Tiết 23
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ. 
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
( CKTKN : 33 ; SGK : 45)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp .( BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào? ( BT2,BT3)
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: thẻ ghi tên các con vật ,bảng lớp chia 2 cột a,b (BT1)
-HS: SGK.VBT
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ : 
-Cho 2 HS làm BT 2 ( T 22).
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi tựa.
b-Hướng dẫn làm bài tập:
BT 1 ( viết ): 
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu.
-Hướng dẫn HS làm theo nhóm 2.
-Cho 1 nhóm lên bảng trình bày.
-Nhận xét :
 a)Thú dữ nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn loài, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác,
b)Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hưu,
BT 2 : ( miệng)
-Gọi 1 hs đọc y/cva2 các CH.
- Hướng dẫn HS hỏi- đáp theo nhóm 2 
- Cho các nhóm thi hỏi –đáp
-Nhận xét :
a- Thỏ chạy nhanh như bay.
b- Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt.
c- Gấu đi lặc lè.
d- Voi kéo gỗ rất khỏe.
BT 3: ( miệng)
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu.
-Hướng dẫn HS làm: Thay bộ phận in đậm bằng cụm từ như thế nào ?
-Cho hs làm bài theo nhóm 2.
-Nhận xét :
a- Ngựa phi như thế nào?
b- Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ Sói thèm như thế nào? 
c- Đọc xong nội quy khỉ Nâu cười như thế nào?
D. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét giờ học
-Về nhà xem lại bài
-Chuẩn bị bài sau
-Đọc bài làm
-Lớp đọc thầm.
-Làm vào VBT
-Nhân xét ,bổ sung.
-Sửa 
-Lớp đọc thầm.
-Miệng 
-Lớp nhận xét ,bổ sung.
-Lớp đọc thầm
-Từng cặp nói câu đã đặt.
-Nhận xét ,bổ sung
Thứ năm , ngày 28 tháng 01 năm 2010
 Chính tả ( Nghe –viết ) Tiết 46
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
( CKTKN :34 ; SGK : 48 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
-Làm được BT2b
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Bảng phụ ghi sẵn BT2b.
-HS: VBT,SGK
C-Các hoạt động dạy học: 
GIAO1 VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS viết: mong ước, ẩm ướt
-Nhận xét 
2- Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi tựa. 
b-Hướng dẫn nghe - viết:
-Đọc mẫu lần 1.
 +Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào?
+Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
-HDHS luyện viết từ khó: Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ –nông ,chiếc váy.
-Đọc mẫu lần 2.
-Đọc cho viết.
-Hướng dẫn HS dò lỗi.
-Chấm bài 5-7 bài.
c-Hướng dẫn HS làm BT:
BT 2b: 
-Gọi 1 hs đọc y/c 
-Hướng dẫn HS làm mẫu cột 1,2.
-Cho hs làm bài theo nhóm 2.
-Gọi 1 hs lên bảng sửa.
-Nhận xét
+ ươt: rượt, lướt, lượt, mượt, mướt, thượt, trượt.
+ ươc: bước, rước, lược, thước, trước.
D. Củng cố- Dặn dò :
-Phát bài chấm , nhận xét.
-HDHS sửa lỗi phổ biến .
-Nhận xét giờ học
-Về nhà sửa lỗi.
-Chuẩn bị bài sau.
-Bảng con
-2 HS đọc lại.
+Mùa xuân.
+ Chữ đầu câu ; Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông. Tên riêng phải viết hoa.
-Đọc ( CN,ĐT) ; viết ở bảng con. 
-Theo dõi
-Viết vào vở. 
-Đổi vở dò.
-Lớp đọc thầm.
-Theo dõi.
-Làm vào VBT
-Nhận xét, bổ sung. 
-Sửa
-Bảng con.
Thứ sáu , ngày 29 tháng 01 năm 2010
Toán Tiết 115
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )
-Nhận biết thừa số ,tích , tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia thừa số kia.
-Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng X x a = b ; a x X = b ( với a, b là các sớ bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học )
-Biết bài giải có 1 phép chia ( trong bảng chia 3 đã học ).
-Làm được BT1,BT2
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
-HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS làm BT3 , BT5/115.
-Nhận xét-Ghi điểm.
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
*Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- Gắn lần lượt 3 tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu chấm tròn.Muốn biết ta làm thế nào ?
- Ghi: 2 x 3 = 6
 | | |
 Thừa số Thừa số Tích
- Y/C hs lập 2 phép chia từ phép nhân vừa lập.
*Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết:
- Nêu và ghi x x 2 = 8 ; x là thừa số chưa biết;
từ phép nhân x x 2 = 8 ta tìm thừa số x bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia (2)
x x 2 = 8
 x = 8 : 2
 x = 4.
-HDHS 3 x x = 15 (tương tự như trên).
-Y/C hs nhận xét cách tìm thừa số chưa biết.
- KL : Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia thừa số kia.
b-Thực hành:
BT 1: 
-Hướng dẫn HS làm vào SGK
-Gọi hs ( TBY) nêu KQ
-Nhận xét.
-Bảng lớp 
- 6 chấm tròn ; 2 x 3 = 6
-Nhiều HS nhắc lại.
- Ghi 6 : 2 = 3 ; 6 : 3 = 2
-Theo dõi
-Nhiều em lặp lại.
-CN
-Nhận xét.
BT 2:
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu
-Hướng dẫn 1 HS làm mẫu ở bảng lớp bài a
-Cho hs làm các bài b,c vào bảng con
-Lớp đọc thầm
-Theo dõi
-CN
b) x x 3 = 12
 x = 12 : 3
 x = 4.
c) 3 x x = 21
 x = 21 : 3
 x = 7.
D. Củng cố- Dặn dò :
-HDHS về làm BT3,BT4.
- Nhận xét giờ học
-Về nhà luyện làm lại bài-Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu , ngày 29 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn Tiết 23
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH. VIẾT NỘI QUY
( CKTKN: 34 ;SGK: 49 )
A-Mục tiêu : ( theo CKTKN)
-Biếp đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp giao tiếp cho trước 
( BT1,BT2) 
B.Dồ dùng dạy học : 
-GV: Bảng nội quy của trường.
- HS: SGK,VBT
C-Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS làm BT 1 ( T 22).
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2- Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi tựa. 
b-Hướng dẫn làm BT:
BT 1( miệng):
-Gọi 1 hs đọc y/c .
- Hướng dẫn HS làm làm theo nhóm 2
-Cho các nhóm trình bày .
BT2: ( miệng ) 
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu.
- Hướng dẫn HS làm làm theo nhóm 4
-Cho các nhóm trình bày .
-Nhận xét ,uốn nắn:
b) HS 1: -Con Báo có trèo cây được không ạ?
 HS2: -Được chứ! Nó trèo giỏi lắm.
 HS1: Nó giỏi quá mẹ nhỉ!
c- HS 1: Thưa bác, bạn Lan có nhà không ạ?
 HS2:-Có. Lan đang học bài trên gác.
 HS 1: -May quá! Cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ!
BT 3: 
-Gọi 2 hs đọc bảng nội quy.
+Bảng nội quy có mấy điều ?
-Gọi 1 hs đọc y/c BT
-Hướng dẫn HS làm làm vào VBT.
-Gọi nhiều em đọc lại.
-Nhận xét .
D. Củng cố- Dặn dò :
-Nhận xét giờ học
-Về nhà làm BT2 vào VBT.
-Chuẩn bị bài sau.
-2 em đọc
-Lớp đọc thầm.
-Thực hành đọc theo vai.
-Lớp đọc thầm.
-Thảo luận nhóm để chọn lời đáp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Lớp đọc thầm theo.
- 10 điều.
-Lớp đọc thầm.
-Cá nhân.
Thứ sáu , ngày 29 tháng 01 năm 2010
Âm nhạc Tiết 23
Học hát : Bài CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
( CKTKN: 95 ;SGK : 20 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
 Biết hát theo giai điệu và lời ca.(HS khá,giỏi biết đây là bài hát nước ngoài )
B-Chuẩn bị:
-GV: Hát thuộc lời và đúng giai điệu.
-HS: Tập bài hát.
C-Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: Hoa lá mùa xuân 
-Cho 2 hs hát và vỗ tay đệm theo phách bài hát.
-Nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
-Y/C hs nhận xét tranh ở bài hát.
-Nêu và ghi tựa.
b.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Dạy bài hát.
-Hát mẫu 1 lần.
-Cho hs đọc lời ca.
-HDHS nắm câu hát : 6 câu;chỗ nghỉ hơi.
-HDHS hát từng câu.
-Cho hs hát cả bài.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
-HDHS một số động tác phụ họa đơn giản.
-Cho hs tập luyện theo nhóm 6
-Cho các nhóm trình bày.
-Nhận xét ,uốn nắn.
D.Củng cố -Dặn dò:
-Cho lớp hát lại bài hát.
-Nhận xét.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tập hát thuộc lời ca và đúng giai điệu.
-Chuận bị bài sau.
-2 em trình bày.
-Chú chim đang đậu trên tay một bạn nhỏ.
-Theo dõi
-Đọc ĐT
-Theo dõi
-Hát theo HD
-Cả lớp thực hiện.
-Theo dõi.
-Tập theo nhóm 6
-Các nhóm lên trình bày.
-Hát ĐT

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A.L2 TUẦN 23.doc