Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2010

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2010

 I . Mục đích yêu cầu:

-Đọc trơn được cả bài.

 -Đọc đúng các từ ngữ khó , các từ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.

 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 -Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

 -Hiểu nghĩa các từ : cái vò , hài lòng , thơ dại , thốt ,

 -Hiểu nội dungbài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan , biết suy nghĩ , đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.

II. Đồ dùng dạy học :

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK

 -Bảng ghi sẵn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng.

 

doc 38 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 ( Từ ngày 30 – 3 -2010 đến ngày 3 – 4 – 2010 )
Ngày, tháng, năm
Môn học
Tiết
Tên bài dạy.
Thứ Hai
 30– 3 -2010
Chào cờ
29
Tập đọc
85
Những quả đào ( Tiết 1 )
Tập đọc
86
Những quả đào ( Tiết 2 )
Toán
141
Các số từ 111 đến 200
Đạo đức
29
Giúp đỡ người khuyết tật ( Tiết 2 )
 Thứ Ba
31 -3-2010
Thể dục
57
TC: Con cóc là cậu ông trời và chuyển bóng giúp sức
Kể chuyện
29
Những quả đào
Chính tả
57
( Tập chép ) : Những quả đào
Toán
142
Các số có ba chữ số
T. N. X. H
29
Một số loài vật sống dưới nước
Thứ Tư
1– 4 - 2010
Hát- nhạc
29
( Giáo viên bộ môn )
Tập đọc
87
Cây đa quê hương
Toán
143
So sánh các số có ba chữ số
L.T - Câu
29
Từ ngữ về cây cối – Đật và trả lời câu hỏi để làm gì?
Thứ Năm
 2 - 4 - 2010
Chính tả
58
(Nghe – viết ) : Hoa phượng
Toán
144
Luyện tập
Tập viết
29
Chữ A hoa kiểu 2
Thủ công
29
Làm vòng đeo tay ( Tiết 2 )
Thứ Sáu
3 - 4 -2010
Thể dục
58
TC : Con cóc là cậu ông trời – Tâng cầu
Mỹ thuật
29
( Giáo viên bộ môn )
Tập. L. văn
29
Đáp lời chia vui – Nghe – Trả lời câu hỏi
Toán
145
Mét
S.H. T. T
29
Ổn định nề nếp học tập 
Ngày soạn : 29 – 3 - 2010
Ngày dạy : 30 – 3 - 2010
Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
 I . Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn được cả bài.
 -Đọc đúng các từ ngữ khó , các từ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 -Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
 -Hiểu nghĩa các từ : cái vò , hài lòng , thơ dại , thốt , 
 -Hiểu nội dungbài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình Oâng rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan , biết suy nghĩ , đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
 -Bảng ghi sẵn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(5’)
(30)
(32’)
(3’)
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài cây dừa 
 +Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn,thân, quả) được so sánh với gì?û 
 +Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào? 
 + Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?
 - GV nhận xét – ghi điểm .
Tiết 1
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
a.Luyện đọc :
 - GV đọc mẫu tóm tắt nội dung : Nhờ những quả đào, mà ông biết tính các cháu . Ôâng hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào .
Đọc từng câu :
* Luyện phát âm:
 -Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó . 
 - GV chốt lại và ghi bảng 
- GV đọc mẫu :
 + Bài này được chia làm mấy đoạn ? Nêu rõ từng đoạn ?
 + Trong bài có mấy nhân vật ?
 - Gọi HS đọc bài . 
 * Từ mới :
 + Em hiểu thế nào là hài lòng ?
 + Em hiểu thốt lên ý nói như thế nào ?
* Hướng dẫn đọc bài : Giọng người kể khoan thai rành mạch, giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng Vân ngây thơ, giọng Việt lúng túng, rụt rè . 
.
 - Đọc từng đoạn .
 - Thi đọc giữa các nhóm .
 - GV nhận xét nhóm có giọng đọc hay nhất 
 -Đọc toàn bài . 
 - Đọc đồng thanh .
Tiết 2
b. Tìm hiểu bài :
 -Gọi HS đọc bài .
 + Người ông dành những quả đào cho ai ?
 + Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
+ Ôâng nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
 + Ôâng nói gì về Vân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
 +Ôâng nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy ?
 + Em thích nhân vật nào ? Vì sao?
Ý nghĩa : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình . Oâng hài lòng về các cháu đặc biệt khen ngợi đứa cháu lòng nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào 
c. Luyện đọc lại :
 - GV gọi HS đọc bài theo vai .
 - GV nhận xét tuyên dương .
3 . Củng cố dặn dò: 
 + Người ông dành những quả đào cho ai ?
 + Các cháu của ông đã làm gì với quả đào của mình ?
-Về nhà học bài cũ , xem trước bài : Cây đa quê hương.
 - Cây dừa .
-3 HS đọc bàivà trả lời câu hỏi .
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- HS đọc từ khó:
. làm vườn , hài lòng, nhận xét, với vẻ tiếc rẻ, thốt lên, trải bàn
 - Bài có 4 đoạn . HS nêu từng đoạn .
 - 4 nhân vật .
 - 1 HS đọc bài.
 - Vài HS trả lời .
 - HS đọc bài . 
 - Vừa ý hay ưng ý .
 - Bật ra thành lời một cách tự nhiên 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
 - Đại diện nhóm thi đọc từng đoạn . 
 - 1 HS đọc toàn bài . 
 - Lớp đọc đồng thanh toàn bài .
 - 1 HS đọc bài . đọc bài, lớp đọc thầm .
 -Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ .
 - Xuân đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn hết phần của mình mà vẫn thèm Việt dành những quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm .
 -Ôâng nói mai sau Xuân sẽ làm vườn gioiû, vì Xuân thích trồng cây .
 -Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn . Aên hết phần của mình mà vẫn thèm .
 -Việt có tấm lòng nhân hậu, biết nhường miếng ngon của mình cho bạn .
 -HS trả lời theo cảm nhận .
 -HS tự phân vai và đọc bài theo vai . 
-HS trả lời .
Ngày soạn : 29 - 3 - 2010
Ngày dạy : 30 – 3 - 2010
Toán
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I . Mục tiêu : Giúp HS biết :
 -Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 là gồm : Các trăm , các chục và các đơn vị.
 -Đọc viết các số từ 111 đến 200.
 -So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100. Các hình chữ nhật mỗi hình biểu diễn 1 chục . Các hình vuông nhỏ , mỗi hình biểu diễn 1 đơn vị .
 -Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ : trăm , chục , đơn vị , viết số , đọc số.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(5’)
(27’)
(3’)
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 Bài 3 : Điền dấu số vào chỗ trống.
 Bài 4 : Viết các số theothứ tự từ nhỏ à lớn 
 - Nhận xét chung.
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
a.Giới thiệu các số từ 111 đến 200
 - Giới thiệu số 111.
 - GV gắn lên bảng hình biểu diễn 100 và hỏi
 + Có mấy trăm ?
 - GV yêu cầu HS viết số 100 vào cột trăm.
 - GV gắn thêm HCN biểu diễn 1 chục và hình vuông nhỏ , hỏi
 + Có mấy chục và mấy đơn vị ?
 - GV yêu cầu HS lên viết 1 chục, 1 đơn vị vào các cột chục , đơn vị.
 - GV : Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
 - GV giới thiệu số 112, 115 tương tự như giới thiệu số 111.
 - GV yêu cầu HS thảo luận và tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng : 
 - GV yêu cầu đọc các số vừa lập được.
b .Luyện tập , thực hành
Bài 1 :Viết theo mẫu .
 - GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -GV yêu cầu HS đổi vở và kiểm tra cho nhau.
Bài 2 :Số ?
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở .
 -Yêu cầu HS đọc tia số vừa lập được .
 -Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó .
Bài 3 : điền dấu >, < , = vào chỗ thích hợp
 - GV : Muốn điền cho đúng chúng ta phải so sánh các số với nhau.
 - GV viết bảng : 123  124
 + Em hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 ?
 + Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124 ?
 + Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 ?
 - GV : Vậy khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 hay 124 lớn hơn 123 và viết: 123 123
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vở bài tập 
 -GV nhận xét sửa sai . 
3 . Củng cố dặn dò: 
 - Đọc các số sau :117, 119, 122 , 136.
-Về nhà học bài cũ , làm bài tập ở vở bài tập . 
 - Nhận xét tiết học
- 1 HS lên điền các số từ 101 đến 110
-103 , 105 , 106 , 107 , 108.
 - có 100.
 - 1 HS viết.
 -1 chục và 1 đơn vị.
 - 1 HS viết.
- HS viết và đọc số 111.
- HS thảo luận để viết các số còn thiếu trong bảng. Sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp ( 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số ).
 - HS đọc.
- HS thực hiện.
-Chữ số hàng trăm đều là 1 
 -Chữ số hàng chục đều là 2
 -Chữ số hàng đơn vị 3 < 4
129 > 120; 126 > 122 ; 136= 136 ; 155<158
120 125 ; 148 >128
- Vài HS đọc.
Ngày soạn:29 – 3 – 2010
Ngày dạy :30– 3 - 2010
Đạo đức
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( T 2 )
I . Mục tiêu : HS hiểu: 
 -Vì sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật .
 -Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật .
 -Trẻ em khuyết tật có quyền đối xử bình đẳng , có quyền được hỗ trợ , giúp đỡ .
 -HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
 -HS có thái độ thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật .
II .Tài liệu và phương tiện .
 -Phiếu thảo luận nhóm ( hoạt động 2 tiết 1 ) 
 -Vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(5’)
(27’)
(3’)
1 .Kiểm tra bài cũ : 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến thái độ .
 - GV đưa ra một số tình huống :
 - Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian .
 -Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc làm của trẻ em .
 - Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm mà mọi người nên làm khi có điều kiện . ... 
 + Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ hoa kiểu 2 và cao mấy li ?
 + Các con chữ còn lại cao mấy li ?
 + Nêu vị trí các dấu thanh trong cụm từ ?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? 
- GV viết mẫu lên bảng và phân tích từng chữ .
-GV theo dõi va sửa sai . 
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết: 
-GV nêu yêu cầu .
- Theo dõi uốn nắn cho HS yếu .
- Thu một số vở bài tập để chấm . 
3. Củng cố dặn dò : 
+ Nêu quy trình viết chữ hoa kiểu 2 ? 
- Trả vở nhận xét sửa sai bài viết cho HS . 
-Về nhà luyện viết lại bài và chuẩn bị bài học tiết sau “Bài 30”.
 - Nhận xét tiết học.
- Chữ Y
- HS lên bảng viết , lớp viết bảng con 
- HS quan sát và nhận xét 
 -Cao 5 li và rộng 5 li.
 -Gồm 2 nét . Là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- HS viết vào bảng con chữ hoa .
- HS đọc : Ao liền ruộng cả.
-Có 4 chữ. Là chữ: Ao, liền, ruộng, cả
 -Cao 2 li rưỡi đó là chữ l , g
-Cao 1 li.
 - Dấu huyền đặt trên chữ ê , dấu hỏi đặt trên chữ a .
- Bằng khoảng cách viết chữ o .
- HS viết chữ o vào bảng con .
HS viết bài vào vở. 
1 HS nêu lại quy trình chữ viết
Ngày soan : 2 – 4 - 2010
Ngày dạy : 3 - 4 - 2010
Thể dục
TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”- TÂNG CẦU
I . Mục tiêu : 
-Tiếp tục học trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời” . Yêu cầu biết cách chơi
-Ôân tâng cầu . Yêu cầu biết thực hiện động tác và đạt số lần tâng cầu liên tục nhiều hơn giờ trước.
II. Địa điểm , phương tiện :
-Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập.
-Còi , quả cầu (mỗi em 1 quả)
III. Nội dung và phương pháp :
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(15’)
(15’)
(5’)
1. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp , phổ biến nội dung bài học :
Tiếp tục học trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời”
Oân Tâng cầu
 - GV tổ chức cho HS xoay các khớp cổ chân , tay , đầu gối , hông , vai.
 - GV tổ chức cho HS chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên
 - GV cho HS đi thường và hít thở sâu.
 - GV ôn các động tác tay , chân , toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản
* Trò chơi “Con cóc là câu ông Trời”.
 - GV nêu tên trò chơi.
 - GV cho HS đọc vần điệu 1 -2 lần.
 - GV tiến hành cho HS chơi trò chơi.
 -GV theo dõi sửa sai . 
* Tâng cầu :
- GV phân tích kỹ thuật động tác .
- GV làm mẫu cách tâng cầu .
 - Tiến hành cho HS tâng cầu.
 - Nhận xét .
3. Phần kết thúc
 - GV tổ chức cho HS đi đều và hát.
 - GV tổ chức cho HS ôn động tác thả lỏng.
 - Hệ thống bài học ( GV cùng HS thực hiện )
-Về nhà tập luyện bài thể dục phát triển chung 
- Nhận xét tiết học. 
-HS thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp .
- HS chơi trò chơi 8- 10 phút . 
- Quan sát làm theo .
- HS thực hành tâng cầu .
- Thực hiện 2- 3 phút .
HS thực hiện
Ngày soạn :2 – 4 - 2010
Ngày dạy : 3 -4 - 2010
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI . NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I . Mục đích yêu cầu: 
-Biết đáp lại lời chia vui của người khác bằng lời của mình.
-Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện “Sự tích hoa dạ lan hươnBiết nghe và nhận xét lời đáp , nhận xét câu trả lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Câu hỏi gợi ý bài 2 trên bảng phụ.
-Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(5’)
(27’)
(3’)
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - GV gọi HS lên thực hành hỏi đáp lời cảm ơn của người khác theo các tình huống của bài tập 1 
 - GV gọi HS đọc bài viết của bài tập 3.
 -Nhận xét chung . 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* HD làm bài tập :
Bài 1 : 
 Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
a. Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em .
b . Bác hàng xóm sang chúc tết .Bố mẹ đi vắng chỉ còn em ở nhà .
c. Em làm lớp trưởng .Trong buổi buổi họp cuối năm cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp .
+ Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em sẽ nói như thế nào ? 
+Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao? 
-GV gọi HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
 - GV yêu cầu HS thể hiện 2 tình huống còn lại.
- GV nhận xét tuyên dương. 
Bài 2 : Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi trong chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”
-GV kể câu chuyện và nêu câu hỏi : 
+ Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
 +Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
 +Về sau cây hoa xin trời điều gì ?
+Vì sao Trời lại cho hoa có mùi hương vào ban đêm ?
- GV yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo các câu hỏi trên.
 -GV nhận xét sửa sai . 
3 . Củng cố dặn dò:
+ Câu chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”có ý nghĩa gì ? 
 -Về nhà thực hành đáp lời chia vui và kể lại câu chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”cho người thân nghe.
 - Nhận xét tiết học.
Đáp lời chia vui - Tả ngắn về cây cối.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Đọc tình huống a .
-Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật ./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
 -Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này , cảm ơn bạn nhiều lắm./ 
 - 2 HS thực hiện trước lớp.
 - 2 HS ngồi cạnh nhau thể hiện.
 -Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó .
 -Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
 -Cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
 -Vì ban đêm là lúc yên tĩnh , ông lão không làm việc có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Từng cặp thực hành hỏi đáp các câu hỏi trên .
- Ca ngợi hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống chăm sóc nó .
Ngày soạn : 2 – 4 - 2010
Ngày dạy : 3 – 4 - 2010
Toán 
MÉT
I. Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m).
-Làm quen với thước mét.
-Hiểu được mối liên quan giữa mét với đêximet , với xentimet.
-Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét.
-Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Thước mét.
-Phấn màu.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(5’)
(27’)
(3’)
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 3 HS lên làm bài tẩp 3 . 
-Nhận xét chung . 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Giới thiệu mét (m)
 - GV đưa ra 1 chiếc thước mét , chỉ cho HS thấy rõ vạch 0 , vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
 - GV vẽ đoạn thẳng dài 1m lên bảng và giới thiệu : Đoạn thẳng này dài 1 mét.
 - Mét là đơn vị đo độ dài . 
- Mét viết tắt là “m”
 - GV yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
 + Đoạn thẳng trên dài mấy đềximét ?
 - GV giới thiệu : 1 m bằêng 10 dm và viết là 
 1 m = 10 dm
 - GV yêu cầu HS quan sát thước mét 
 + 1 mét dài bằng bao nhiêu xentimét ?
 - GV viết lên bảng : 1 m = 100 cm. 
 * Luyện tập , thực hành : 
 Bài 1 :Số ?
Bài toán yêu cầu gì ?
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con 
Bài 2 :Tính .
-GV nhận xét sửa sai . 
- Yêu cầu HS làm vào sgk và lên bảng chữa bài.
Bài 3 : 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt :
Cây dừa : 5 m
Cây thông cao hơn : 8 m
Cây thông cao : ? m
+ Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông ?
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập 
- GV nhận xét sửa sai . 
 Bài 4 : Điền cm hoặc m vào chỗ chấm thích hợp 
 + Muốn điền đúng các em phải ước lượng độ dài của vật được nêu .
3.Củng cố dặn dò: 
+ 1 m bằng bao nhiêu đêximét ?
 + 1 m bằng bao nhiêu xentimét ?
-Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập . 
 - Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên làm bài tập, cả lớp làm giấy nháp. 
- HS quan sát.
- HS đọc và viết bảng con .
- Vài HS lên bảng thực hành đo.
 -10 dm.
 -1 m = 100 cm.
 - HS đọc : 1 mét bằng 100 xentimét.
 -Điền số thích hợp vào chỗ trống.
 - HS quan sát và theo dõi.
 1dm = 10 cm , 100cm = 1m 
 1m = 100 cm , 10 dm = 1m
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
17 m + 6m = 23 m ; 15 m - 6 m = 9 m 
8 m + 30 m = 38 m; 38 m - 24 m = 14m
47m +18m = 65 m ; 74m – 59 m = 15 m 
 -Cây dừa cao 8 m.Cây thông cao hơn cây dừa 5 m.
 -Cây thông cao bao nhiêu mét ?
 -Thực hiện phép cộng 8m và 5m.
Bài giải
Cây thông cao là :
5 + 8 = 13 (m)
 Đáp số : 13 m
 - HS đọc yêu cầu .
a. Cột cờ trong sân trường cao 10 m .
b. Bút chì dài 19cm .
c. Cây cau cao 6 m .
d . Chú tư cao 165 cm .
-Bằng 10 dm.
 -Bằng 100 cm.
Ngày soạn : 2 – 4 – 2010
Ngày dạy : 3 – 4 - 2010
SINH HOẠT LỚP
ỔN ĐỊNH NỀ NẾP HỌC TẬP
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt .
Sách vở dụng cụ đầy đủ, có bao bọc dán nhãn.
Bên cạnh đó vẵn còn một số em chưa tiến bộ.
2. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
3. Sinh hoạt văn nghệ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 29 CKTPK.doc