Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 22 (chi tiết)

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 22 (chi tiết)

 Tập đọc

 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự hình thành của mỗi người, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác.(trả lời được CH2,3,5)HS khá giỏi TL được CH4

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc.

 

doc 23 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 22 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 22:
Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2010
Chào cờ
Tập trung toàn trường 
Tập đọc
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. mục đích yêu cầu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự hình thành của mỗi người, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác.(trả lời được CH2,3,5)HS khá giỏi TL được CH4
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc.
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài: Vè chim
- 2 HS đọc
- Em thích loài chim nào trong vườn vì sao ?
- 1 HS trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất.
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà rừng ?
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Khi gặp nạn chồn như thế nào ?
- Khi gặp nạn, chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì ?
Câu 3: 
- Gà rừng nghĩ ra điều gì ? để cả hai thoát nạn ?
- Gà rừng giả chết rồi bỏ chạy để đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho chồn vọt ra khỏi hang.
Câu 4:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thái độ của chồn đối với gà rừng thay đổi ra sao ?
- Chồn thay đổi hẳn thái độ. Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
Câu 5:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý ?
- Chọn gà rừng thông minh vì đó là tên của nhân vật đang được ca ngợi.
4. Luyện đọc lại:
- Trong chuyện có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, gà rừng, chồn.
- Các nhóm đọc theo phân vai 
- 3, 4 em đọc lại chuyện
 C. Củng cố - dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao ?
- Thích gà rừng vì nó bình tĩnh, thông minh có thể thích chồn vì đã hiểu ra sai lầm của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
Toán
 Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Bảng nhân 2,3,4,5.
- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc,tính độ dài đường gấp khúc.
- Giải toán có lời vănbằng một phép nhân.
II.Đề bài :
Bài 1 :Tính nhẩm.
3 x 2 = 4 x 6 = 
3 x 5 = 4 x 4 =
3 x 8 =	 4 x 7 =
3 x 10= 4 x 9 =
 > = <
Bài 2 : 
4 x 3 ..3 x 4 5 x 8 4 x 8 
4 x 5 ..4 x 6 5 x 7 4 x 8
2 x 9 ..4 x 4 2 x 4 3 x 3
Bài 2 . Mỗi học sinh cắt được 5 lá cờ. Hỏi 8 học sinh cắt được bao nhiêu lá cờ?
Bài 4. Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ sau, biết:
 B C 
A D
a, Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.
b, Đường gấp khúc gồm 2đoạn thẳng.
Bài 5. Đường gấp khúc ABCD có độ dài các cạnh như sau: 
AB = 18 cm; BC = 22 cm; CD = 25 cm.
Hãy tính độ dài của đường gấp khúc ABCD.
III. đáp án.
Câu 1: 2 điểm.
Câu 2: 2 điểm
Câu 3: 2,5 điểm
Câu 4: 2 điểm
Câu 5: 1, 5 điểm
Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2010
Kể chuyện
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu – yêu cầu:
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện(BT1)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2) 
-HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện BT3
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt nạ chồn và gà rừng.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
- 2HS kể
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS nêu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: Đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi cặp để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 2,
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu.
Đoạn 1: Chú chồn kiêu ngạo
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng
Đoạn 4: Gặp lại nhau
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- Dựa vào tên các đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm
- Mỗi HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm kể hay nhất.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Phép chia
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết phép chia trong mỗi quan hệ với phép nhân.
- Biết đọc, tính kết quả của phép chia.
II. Đồ dùng – dạy học:
- Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài kiểm tra một tiết.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nhắc lại phép nhân 2 x 3 = 6
- Mỗi phần có 3 ô. Hỏi hai phần có mấy ô ?
- Có 6 ô.
- Viết phép tính
2 x 3 = 6
2. Giới thiệu phép chia cho 2:
- GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô ?
- Có 3 ô
- Ta đã thực hiện một phép tính mới đó là phép chia ?
- Vậy là 6 : 2 = 3, dấu ( : ) gọi là dấu chia.
3. Giới thiệu phép chia cho 3:
- Vẫn dùng 6 ô như trên.
- 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ?
- 6 ô chia thành 2 phần.
- Ta có phép chia ?
- Sáu chia ba bằng hai viết 6 : 3 = 2
4. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô.
2 x 3 = 6
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.
6 : 2 = 3
- Từ phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia
- 2 phép chia
 6 : 2 = 3
3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
5. Thực hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS đọc và tìm
a)
3 x 5 = 15
15 : 3 = 5
15 : 5 = 3
b)
4 x 3 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
- Nhận xét chữa bài
c)
2 x 5 = 10
10 : 2 = 5
10 : 5 = 2
Bài 2: Tính
- HS làm bài
- Yêu cầu HS làm vào SGK
3 x 4 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
4 x 5 = 20
20 : 4 = 5
20 : 5 = 4
- Nhận xét chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Tiếng việt 
Luyện viết : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I Mục tiêu
	- HS viết đẹp, đúng đoạn 2 trong bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
	- Rèn kĩ năng trình bày
	- Giáo dục HS có ý thức học tập
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn chép
	HS : vở luyện
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
2. Bài mới
- GV treo bảng phụ
- GV đọc đoạn viết một lần
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Những tiếng nào được viết hoa ? Vì sao ?
- GV đọc cho HS chép bài vào vở
- GV chấm một số bài
- Nhận xét bài viết của HS
2 HS đọc bài
+ HS theo dõi
- 2 HS đọc lại bài một lần
- Đoạn viết có 9 câu
- HS nêu những tiếng viết hoa. Vì đó là tiếng đầu câu.
- HS viết bài theo HD của HS
- Đổi vở cho bạn, chữa bài, nhận xét
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà luyện viết thêm
Toán 
luyện viết phép chia từ phép nhân và ngược lại
A- Mục tiêu:
- Củng cố cho hS nắm chắc về phép chia. Hiểu phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
- Rèn KN tính toán cho HS
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức;
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1:
* Cho phép nhân: 3 x 2 = 6. Hãy viết 2 phép chia tương ứng?
* tương tự với các phép nhân khác:
4 x 3 =12
5 x 7 = 35
2 x 9 = 18
3 x 5 = 15
4 x 8 = 32
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2: Tính
- Treo bảng phụ
- nêu thứ tự thực hiện dãy tính?
 Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc yêu cầu?
- Muốn điền số đúng em làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Muốn lập bảng chia ta dựa vào cơ sở nào?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Ta viết được 2 phép chia là:
6 : 3 = 2
6 : 2 = 3
- HS làm vào phiếu hT
- 3 HS làm trên bảng
- HS khác nhận xét, bổ xung
- Ta thực hiện phép nhân trước, phép cộng, phép trừ sau.
3 x 4 + 38 = 12 + 38 = 50
5 x 4 + 80 = 20 + 80 = 100
5 x 9 - 26 = 45 - 26 = 29 
- HS làm phiếu HT
- Điền số vào ô trống.
- Ta thực hiện phép chia, sau đó điền KQ vào ô trống.
- HS làm vở
- Đổi vở- Kiểm tra.
- Nêu KQ
- dựa vào bảng nhân
Thể dục 
 trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy
I. Mục tiêu:
+ Trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, đều, đẹp.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho chơi trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy"
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời
 Lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-5 ph
24-25 ph
5-6 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Chơi trò chơi:
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình hàng ngang, vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để chơi trò chơi )
- Em nào nêu lại luật chơi trò chơi này?
+ HD h/s chơi:
- Sau khi h/s đọc xong tiếng cuối cùng thì: GV hô: Nhóm ba!...rồi hô: Nhóm bảy!
- HD h/s chơi kết hợp đọc vần điệu.
Cho h/s ôn đi đều:
+ GV hô h/s tập 
Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng h/s củng cố bài 
+ Giao bài tập về nhà cho h/s: Ôn các trò chơi đã học
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân)
+Đi theo vòng tròn hít thở sâu tay vung mạnh tự nhiên.
Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, từ đội hình hàng ngang chuyển về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm chuẩn bị chơi trò chơi:
- HS đứng thành nhóm 3người, 7 người.
- Đọc thuộc vần điệu của trò chơi.
" Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba hay là nhóm bảy"
- HS thực hiện
- Chơi thử ( vài lượt).
- Chơi thật 
Học sinh chuyển về đội hình hàng dọc: Đi đều
+ HS tập đi đều( lớp trưởng hô)
+ Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà.
Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
Cò và cuốc
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng(tr ... khác
- HS trả lời
+ 4, 5 HS thi đọc bài văn
IV Củng cố, dặn dò
	- Bài chim rừng tây nguyên hôm nay và bài vè chim học tuần trước cho em nhận xét gì về các loài chim ? ( Có rất nhiều loài chim, trong đó có nhiều loài chim đẹp sống ở nước ta
	- Yêu cầu HS về nhà xem trước ảnh các loài chim, hỏi bố mẹ về tên các loài chim trong ảnh
Toán 
ôn: một phần hai
A- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS khái niệm " một phần hai'
- Nhận dạng nhanh về một phần hai của đơn vị.
- Giải thành thạo bài toán bằng một phép chia.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy hoạc chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức;
2/ Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1:
- Treo bảng phụ
- Hình nào đã tô màu 1/2?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2:
- Hình nào có 1/2 số ô vuông được tô màu?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- Hình nào đã khoanh tròn vào 1/2 số con cá? Vì sao?
* Bài 4:
- Đọc đề?
- Có tất cả bao nhiêu lá cờ?
- Chia đều cho 2 tổ nghĩa là chia ntn?
- Chấm- chữa bài
4/ Củng cố:
- Gv đưa một số hình tô màu một nửa, một số hình không.
- HS thi tìm hình đã tô màu 1/2?
- Tổng hợ KQ- Phân thắng , thua.
* dặn dò: ôn lại bài.
-
- Hình A, C, D
- Hình A, C
- Hìnhb. Vì có tất cả 6 con cá, trong đó 3 con cá được khoanh tròn.
- Có 18 lá cờ
- Nghĩa là chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi tổ được 1 phần
 Bài giải
 Mỗi tổ nhận được số lá cờ là:
 18 : 2 = 9( lá cờ)
 Đáp số: 9 lá cờ
- HS chia 2 đội thi tìm
Hoạt động tập thể
Giáo dục an toàn giao thông
I Mục tiêu
	- HS nắm được các biển báo an toàn giao thông và luật lệ an toàn giao thông
	- HS có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông khi đi trên đường
II Đồ dùng
	- GV : Một số biển báo giao thông đường bộ, tranh ảnh chụp về người và phương tiện giao thông trên đường phố
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
+ GV giới thiệu một số biển báo giao thông
Ví dụ : 
- Biển báo giao thông dành cho người đi bộ
- Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều
- Biển báo giao thông cấm đỗ xe
+ GV cho HS quan sát tranh ảnh, người và phương tiện tham gia giao thông
- Khi đi trên đường em phải đi như thế nào
- Nêu ích lợi của việc thực hiện tốt luật giao thông
+ HS nêu tên các biển báo giao thông
+ HS quan sát, nhận xét
- HS trả lời
IV Hoạt động nối tiếp
	- GV nhận xét giờ học
	- Thực hiện tốt luật giao thông
	- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn
Đáp lời xin lỗi. tả ngắn về loài chim
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
2. Rèn kỹ năng viết đoạn: Biết sắp sếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập 1
- 3 bộ băng giấy mỗi bộ gồm 4 băng, mỗi băng viết sẵn, 1 câu a, b, c.
III. các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực hành nói lời cảm ơn đáp lại lời cảm ơn ở bài tập 2.
- 2 cặp HS thực hành
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đọc lời các nhân vật trong tranh
- Cả lớp quan sát tranh và đọc thầm lời các nhân vật.
- 1 HS nói về nội dung tranh (bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái. Vội nhặt ở và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời "không sao".
- Yêu cầu 2 cặp HS thực hành
- HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lại.
- Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
- Khi làm điều gì sai trái.
- Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào ?
- Tuỳ theo lỗi có thể nói lời đáp khác nhau.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi cặp HS làm mẫu
- HS làm mẫu
HS1: Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.
HS 2: Mời bạn.
- Tương tự phần trên cho nhiều HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp.
- Nhiều HS thực hành
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm
- Câu b: Câu mở đầu
- Xắp xếp lại thứ tự các câu thành đoạn văn
- Câu a: Tả hình dáng
- Câu d: Tả hoạt động 
- Câu c: Câu kết
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS học thuộc bảng chia 2 và rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Học sinh tự nhẩm và điền kết quả vào SGK.
8 : 2 = 4
14 : 2 = 7
- HS đọc nối tiếp.
16 : 2 = 8
20 : 2 = 10
10 : 2 = 5
18 : 2 = 9
6 : 2 = 3
12 : 2 = 6
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK.
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc từng phép tính.
2 x 6 = 12
2 x 2 = 4
12 : 2 = 6
4 : 2 = 2
2 x 8 = 16
2 x 1 = 2
16 : 2 = 8
2 : 2 = 1
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
Tóm tắt:
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Một em tóm tắt 
- Một em giải
Có : 18 lá cờ
Chia đều : 2 tổ
Mỗi tổ : . Lá cờ ?
Bài giải:
Mỗi tổ có số lá cờ là.
18 : 2 = 9 (lá cờ)
ĐS: 9 lá cờ
Bài 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu đề toán.
- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề toán rồi giải.
 Bài giải
Tất cả có số hàng là:
20 : 2 = 10 (hàng )
 ĐS: 10 hàng.
Bài 5: 
Hình nào có số con chim đang bay ?
- Học sinh quan sát hình. 
- Hình a. có 4 con chim đang bay và 4 con chim đang đậu.
Có số con chim đang bay.
- Hinh c. có 3 con chim đang đậu có số con chim đang bay.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Chữ hoa: S
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết chữ:
1. Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng câu Sáo tắm thì mưa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa S đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Sáo tắm thì mưa
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại câu ứng dụng
- 1 HS nhắc lại: Rít rít chim ca
- Cả lớp viết bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa S:
- Chữ S có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li gồm 1 nét viết liền, là kết hợp giữa 2 nét cơ bản, cong dưới ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nối lại cách viết.
2.2. Hướng dẫn cách viết trên bảng con.
- HS tập viết bảng con.
- GV nhận xét sửa sai cho HS
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc: Sáo tắm thì mưa
- Em hiểu nghĩa câu trên như thế nào ?
- Hễ thấy có sáo tắm là sắp có mưa.
3.2. HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét:
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- S, h 
- Chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- Chữ t
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li
- Khoảng cách giữa các chữ ?
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ o.
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Sáo vào bảng con
- HS viết bảng.
4. Hướng dẫn viết vở
- HS viết vở theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát theo dõi HS viết bài.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ S.
Hoạt động tập thể
sơ kết tuần
I Mục tiêu
	- HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
	- Khắc phục những tồn tại
	- Đề ra phương hướng tuần sau
II Tiến hành
1. HĐ1: Các cán bộ lớp nhận xét:
- Các tổ trưởng nhận xét:
- Các lớp phó nhận xét:
- Lớp trưởng nhận xét:
2. HĐ2: Giáo viên nhận xét lớp: 
a Khuyết điểm:
	- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ
	- Có ý thức học tập, chịu khó phát biểu xây dựng bài
b Tồn tạigiờ : 
	- Còn hiện tượng nói chuyện trong 
	- Còn lười chuẩn bị bài, 
- Trong lớp rất lười phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Thiếu dụng cụ học tập và vở viết 
3. HĐ3: Phương hướng tuần sau
- Phát động thi đua chào mừng ngày 3-2
- Thực hiện tốt nội quy ở lớp, thi đua học tập, chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng, quên đồ dùng học tập và phải hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
III Kết thúc
	- GV cho HS vui văn nghệ
Buổi chiều
Tiếng việt ( tăng )
Luyện đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim
I Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện đáp lời cảm ơn
	- ÔN từ ngữ về chim chóc
	- GD HS có ý thức học tập bộ môn
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi một số tình huống đáp lời cảm ơn
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các loài chim mà em biết ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. HĐ1 : Đáp lời cảm ơn
+ GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu
- 1 em cho em mượn chuyện
- 1 em cho em mượn bút
- Bạn cho mượn vở
- Bạn cho kẹo
b. HĐ 2 : Tả ngắn về loài chim
- GV cho HS nói tên từng loại chim trong SGK
- HS nêu
+ HS đọc nội dung
- HS đáp theo cặp đôi từng nội dung
- Nhận xét
+ HS nói tên từng loại chim
- Kể tên các loại chim mà em biết
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
Toán
luyện tập
A- Mục tiêu:
- Học thuộc lòng bảng chia 2. áp dụng bảng chia 2 để giải các bài toán có liên quan. Củng cố về một phần hai
- Rèn trí nhớ và Kn giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành
* Bài 1:
- Đọc bảng chia 2?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2:
- Gọi 2 HS lên bảng . Mỗi HS làm 1 phép nhân và 1 phép chia theo đúng cặp.
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 3:
- Đọc đề?
- Có tất cả bao nhiêu lá cờ?
- Chia đều cho 2 tổ nghĩa là chia ntn?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 4:
- Đọc đề?
- Chữa bài
* Bài 5:
- Hình nào có một phần hai số chim đang bay? Vì sao?
3/ Củng cố:
- Thi đọc bảng chia 2
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS đọc
- Hs làm phiếu Ht
- Nhận xét
- Có 18 lá cờ
- Nghĩa là chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi tổ được 1 phần
 Bài giải
 Mỗi tổ nhận được số lá cờ là:
 18 : 2 = 9( lá cờ)
 Đáp số: 9 lá cờ
- HS đọc đề
- Tự tóm tắt và làm vào phiếu HT
- Nêu bài giải
Hoạt động tập thể
Hát về đảng và bác hồ
I. Mục tiêu:
- HS vui văn nghệ ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
- GD h/s kính yêu Đảng và Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để biểu diễn 
III. Nội dung hoạt động:
 1. Chuẩn bị:
- Các tổ chuẩn bị tiết mục của mình.
2. Vui văn nghệ:
- Cho các tổ chọn tiết mục cử người lên biểu diễn.
- Lớp chú ý nghe, cổ vũ. 
3. Kết thúc:
 - VN sưu tầm thêm một số bài hát khác với chủ đề ca ngợi Đảng và Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 ca sang va chieu.doc