Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 20 (chuẩn)

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 20 (chuẩn)

A.Yêu cầu

- Lập được bảng nhân 3

- Nhớ được bảng nhân 3.

- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3)

*(Ghi chú: Bài 1, 2, 3 )

B. Chuẩn bị : 10 tấm bìa mỗi tấm có ba hình tròn .

 C. Lên lớp :

 

doc 13 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 20 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn : 17.1.2010
Ngày giảng : 19.1.2010
Tiết 1 : Toán : Bảng nhân 3
A.Yêu cầu
- Lập được bảng nhân 3
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3)
*(Ghi chú: Bài 1, 2, 3 )
B. Chuẩn bị : 10 tấm bìa mỗi tấm có ba hình tròn . 
 C. Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
-Gọi hai học sinh lên bảng đọc bảng nhân 2 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a. GVHDH lập bảng nhân 3:
- Giáo viên đưa tấm bìa có 3 chấm tròn lên và nêu : Có mấy chấm tròn ?
- Ba chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 3được lấy mấy lần ?
-3 được lấy một lần bằng 3 . Viết : 3 x 1= 3đọc là 3 nhân 1 bằng 3.
- Đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
- Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn . Vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 3 được lấy 2 lần ?
- 3 nhân 2 bằng mấy ?
* HDH lập công thức cho các số còn lại 
 3 x 1 = 3 ; 3 x 2 = 6 , 3 x 3 = 9 3 x 10 = 30 
-Ghi bảng công thức trên .
- Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng .
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm (miệng)
-Yêu cầu H nối tiếp neu kết quả
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
-Một nhóm có mấy học sinh? 
- Có tất cả mấy nhóm ?
- Vậy để biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm tn ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh lên giải .
-Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 :Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống (các nhóm chơi tiếp sức)
-YCH đọc xuôi, ngược dãy số
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
3. Củng cố , Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng 
 -Hai học sinh khác nhận xét .
-H quan sát.
- Có 3 chấm tròn .
- Ba chấm tròn được lấy 1 lần .
- 3 được lấy 1 lần .
-Thực hành đọc kết quả : 3 được lấy một lần thì bằng 3
- Quan sát và trả lời :
- 3 chấm tròn được lấy 2 lần . 3 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 3 x 2 
- 3 x 2 = 6
-Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 3 .
- Hai em nhắc lại bảng nhân 3 .
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
-Dựa vào bảng nhân 3 vừa học để nhẩm 
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả điền để có bảng nhân 3
 3 x 1 = 3; 3 x 2 = 6 ; 3 x 3 = 9......
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Một nhóm 3 học sinh .
- Có 10 nhóm .
- Ta lấy 3 nhân 10 .
-Cả lớp làm vào vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải : Số HS mười nhóm có là :
 3 x 10 = 30 (h s )
 Đ/ S :30 HS 
-2N, mỗi nhóm 5h
-Sau khi điền ta có dãy số : 3 , 6 , 9 , 12 , 15 , 18 , 21 , 24 ,27 , 30.
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Bảng nhân 3
-2 học sinh đọc bảng nhân 3 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tiết 2: 
Mĩ thuật : Gv chuyên 
Tiết 3 : kể chuyện : Ông Mạnh thắng thần gió
I. Mục tiêu:
Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (BT1)
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.
*(Ghi chú: HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện(BT2),; đặt được tên khác cho câu chuyện (BT3) 
II. Chuẩn bị:
- 4 tranh minh họa câu chuyện trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ:
- Gọi 6 HS lên bảng, phân vai dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Treo tranh và cho HS quan sát nhớ lại nội dung câu chuyện để sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
- Gọi 1 hs lên sắp xếp lại các tranh.
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- Yêu cầu tập kể lại chuyện trong nhóm (N4)
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
c. Đặt tên khác cho câu chuyện:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tên gọi mà mình chọn.
- Nhận xét các tên gọi mà HS đưa ra. Yêu cầu HS giải thích vì sao lại đặt tên đó cho câu chuyện?
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Hát
- 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe
- 1 hs nêu.
- Quan sát tranh thực hiện theo yêu cầu.
- Thứ tự các bức tranh: 4, 2, 3, 1.
- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
-Các nhóm thi kể. Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 4 : Chính tả (nghe- viết) Gió
Ngày soạn : 19.1.2010
Ngày giảng : 21.1.2010
Buổi chiều :Ti ết 1 : TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.
2Kỹ năng: dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
II. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2. Bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 	
a.Giới thiệu: 
b. Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
3
	x 3
Hỏi: Chúng ta điền mấy vào ô trống? Vì sao?
Viết 9 vào ô trống trên bảng và yêu cầu HS đọc phép tính sau khi đã điền số. Yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập, sau đó gọi 1 HS đọc chữa bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Tiến hành tương tự như với bài tập 3.
4. Củng cố – Dặn dò
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3
Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tốt, thuộc bảng nhân. Nhắc nhở HS còn chưa chú ý học bài, chưa học thuộc bảng nhân.
Dặn dò HS học thuộc bảng nhân 2, 3.
Chuẩn bị: Bảng nhân 4.
Hát
2 HS lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
Điền 9 vào ô trống vì 3 nhân 3 bằng 9.
Làm bài và chữa bài.
Tự làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc chữa bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3
Ti ết 2 : Luyện đọc : Ông Mạnh th ắng Thần Gió
Tiết 3 : 
Tiết1 :Thủ công:
Gấp , cắt , trang trí thiếp chúc mừng ( tiết 2 )
I- MỤc tiêu 
- Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp , cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và trang trí có thể đơn giản. 
II- Lên lớp 
A- Giới thiệu bài 
B- Hướng dẫn Hs thực hành 
1 – Hs thục hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
- Hs nhắc lại quy trình làm thi ếp chuc mừng. Gv ghi bảng 
Bước1 : Cắt , gấp thiếp chúc mừng 
Bước2: Trang trí thiếp chúc mừng. 
Gv treo quy trình gấp , cắt , trang trí thiếp chúc mừng lên bảng 
- Hs thực hành cắt , gấp ,trang trí thiếp chúc mừng . 
- Gv quan sát , giúp đỡ Hs lúng túng
2 – Hs trinh bày sản phẩm 
- Gv chọn một số san phẩm đẹp cho Hs nhận xét.GV tuyên dương 
- Gv đánh giá sản phẩm của từng Hs . 
C- Củng cố, dặn dò 
- Gv nhận xét tinh thần , thái độ chuẩn bị bài của Hs, kĩ năng thực hành và sản phẩm cua Hs 
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn : 20.1.2010
Ngày giảng : 22.1.2010
Tiết 1: Toán : BẢNG NHÂN 5
A. Yêu cầu 
- - Lập được bảng nhân 5
- Nhớ được bảng nhân 5
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5)
- Biết đếm thêm 5.
*(Ghi chú: Bài 1, 2, 3 )
B. Chuẩn bị : 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 5 hình tròn . 
 C. Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
-3H đọc thuộc lòng bảng nhân 4
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
* Lập bảng nhân 5:
- GVđưa tấm bìa gắn 5 hình tròn lên và hỏi :
- Có mấy chấm tròn ?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần ?
-5 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 5 chấm tròn 
-5 được lấy một lần bằng 5 . Viết thành : 5 x 1= 5đọc là 5 nhân 1 bằng 5.
- Đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
- Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 5chấm tròn . Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 5 được lấy 2 lần ?
- 5 nhân 2 bằng mấy ?
* HDH lập công thức cho các số còn lại 
 5 x 1 = 5 ; 5 x 2 = 10 , 5 x 3 = 15 5 x 10 = 50 
-Ghi bảng công thức trên .
-Yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 5 vừa lập được và yêu cầu lớp học thuộc lòng .
- Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng .
* Luyện tập:
Bài 1:Tính nhẩm (miệng)
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Một tuần mẹ đi làm mấy ngày ?
-Vậy để biết 4 tuần mẹ đi làm tất cả bao nhiêu ngày ta làm sao ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh lên giải .
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 :Gọi H đọc bài trong sách giáo khoa .
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?
- Tiếp sau số 5 là số mấy ? Tiếp sau số 10 là số nào ? 
- Gọi một em lên bảng đếm thêm 5 và điền vào ô trống để có bảng nhân 5
-Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước là mấy đơn vị ?
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
3. Củng cố,dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-3 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 4.
-Học sinh khác nhận xét .
- Có 5 chấm tròn .
- Năm chấm tròn được lấy 1 lần .
-Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét 
-Thực hành đọc kết quả : 5 x 1 = 5
- Quan sát và trả lời :
- 5 chấm tròn được lấy 2 lần . 5 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 5 x 2 
- 5 x 2 = 10
-Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 5 .
- Lớp quan sát 
- Hai em nhắc lại bảng nhân 5.
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
-Dựa vào bảng nhân 5 vừa học để nhẩm - Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả điền để có bảng nhân 5
 5 x 1 = 5 ; 5 x 2 = 10 ; 5 x 3 = 15
 5 x 4 = 20 
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Mẹ đi làm 5 ngày .
- Ta tính tích 5 x 4 
-Cả lớp làm vào vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là :
 5 x 4 = 20 (ngày ) 
 Đ/ S :20 ngày
-Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống
-Là số 5
- Tiếp sau số 5 là số 10 . Tiếp sau 10 là số 15
-Một học sinh lên sửa bài .
-Sau khi điền ta có dãy số : 5 , 10, 15, 20 , 25 , 30 , 35 , 40 , 45 , 50 .
- Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước nó 5 đơn vị 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Toán hôm nay học bài “ Bảng nhân 5 “
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tiết 2:Thể dục : Một số bài tập RLTT cơ b ản-
Trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
I- Mục tiêu 
- Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang .
- Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai( hai bàn chân thẳng hướng phía trước) , hai tay đưa ra trước( sang ngang , lên cao chếch chữ V) .
- Làm quen với trò chơi : Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau : Biết cách chơi và tham ra chơi được 
II- Lên lớp : 
A- Phần mở đầu 
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 2’
- Đứng vỗ tay và hát :2’
- Ôn một số động tác của bài thể dục phat triển chung : 1 lần
- Xoay một số khớp : cổ chân , đầu gối, vai , hông : 2’ 
- Trò chơi Có chúng em : 1’ 
B- Phần cơ bản 
1- Đứng kiễng gót hai tay chống hông 5,6 lần 
2- Đứng kiễng gót hai tay dang ngang 5,6 lần 
3- Đứng hai chân rộng bằng vai , hai tay đưa ra trước, sang ngang , lên cao chếch chữ V- về THCB : 2, 4 l ần
4- Trò chơi chạy đổi chỗ vỗ tay nhau : 6-8’
C- Phần kết thúc 
- Cúi người thả lỏng : 4-5 lần 
- Nhảy thả lòng : 4-5 lần
- Đứng vỗ tay và hát:1’
- GV cùng Hs hệ thống bài 
- Gv nhận xét giờ học , giao bài tập về nhà.
Tiết 3: Tập làm văn : TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
A.Yêu cầu
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1)
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về mùa hè (BT2).
B. Chuẩn bị : Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ . Bài tập 1 viết trên bảng lớp . 
C. Lên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ : 
* Xử lí tình huống : 1 H đóng vai ông đến trường tìm cô giáo xin cho cháu mình nghỉ ốm. 1H đóng vai lớp trưởng đáp lời chào và nói chuyện với ông.
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới
 * Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1(miệng): Đọc đoạn văn sau và TLCH:
- GV đọc đoạn văn lần 1 .
- Gọi 3 -5 em đọc lại đoạn văn .
-Bài văn miêu tả cảnh gì ?
- Tìm những dấu hiệu cho em biết mùa xuân đến ?
-Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào ? 
- Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào ?
- Gọi 1 em đọc lại đoạn văn.
Bài 2 : Ở bài tập 1 các em đã biết cách viết về một đoạn văn .Bây giờ các em sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè .
-Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
- Mặt trời mùa hè như thế nào ? 
- Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ra sao ?
-Mùa hè thường có hoa gì ? Hoa đó đẹp ra sao ?
- Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?
- Em có ước mơ mùa hè đến không ?
- Mùa hè này em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp .
- Mời lần lượt HS đọc bài và yêu cầu em khác nhận xét bài của bạn .
- GV chữa bài HS chú ý về lỗi câu , từ .
3.Củng cố,dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà viết đoạn văn vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau .
-2 em lên đóng vai, xử lí tình huống
-Lớp quan sát, lắng nghe nhận xét bạn .
- Một em đọc bài .
- Lắng nghe GV đọc đoạn văn .
- 5 em đọc lại .
- Mùa xuân đến .
- Mùi hoa hồng , hoa huệ thơm nức , không khí ấm áp . Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa , râm bụt cũng sắp có nụ .
- Trời ấm áp , hoa , cây cối xanh tốt và toả ngát hương thơm .
- Nhìn và ngửi .
- Một em đọc lại đoạn văn .
- Lắng nghe GV .
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 trong năm .
- Chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ 
- Cây cam chín vàng , cây xoài thơm nức , mùi nhãn lồng ngọt lịm ...
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
-Chúng em nghỉ hè được đi nghỉ mát , vui chơi.
-Trả lời .
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
- Thực hành viết đoạn văn vào nháp .
- Lần lượt từng em đọc đoạn văn của mình trước lớp .
- Lắng nghe và NX đoạn văn của bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài chép đoạn văn tả cảnh mùa hè vào vở và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4 : Tự nhiên xã hội :
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG.
A.Yêu cầu
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông .
*(Ghi chú: Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa,...)
B. Chuẩn bị : tranh ảnh trong sách trang 42 , 43. Chuẩn bị một số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình .
C. Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Có mấy loại đường giao thông ? kể tên ?
-Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông ?
-GV nhận xét đánh giá 
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài:
-Khi đi các phương tiện giao thông chúng ta cần chú ý điều gì ? 
Hoạt động 1 :Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông 
 * Bước 1: Treo ảnh trang 42.
- Hoạt động nhóm 4.
- Bức ảnh 1vẽ gì ?
- Điều gì có thể xảy ra ?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó chưa ?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? 
Hoạt động 2 : Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông .
-Yêu cầu làm việc theo cặp .
- Treo ảnh trang 43.
- Tranh 1: Hành khách đang làm gì ?Ở đâu? họ đứng gần hay xa mép đường ?
- Tranh 2 : Hành khách đang làm gì ? Họ lên ô tô khi nào ?
- Tranh 3: Hành khách đang làm gì ?Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên ô tô ?
- Tranh 4 : Hành khách đang làm gì ?Họ xuống xe ở cửa bên trái hay bên phải của xe ?
-Làm việc cả lớp : Khi đi xe khách em cần chú ý điều gì ?
 Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức .
- Yêu cầu học sinh vẽ phương tiện giao thông .
- Yêu cầu 2H ngồi gần nhau nói cho nhau nghe về tên loại phương tiện giao thông mình vẽ .
- Phương tiện đó đi trên đường nào .
- Những lưu ý khi đi loại phương tiện này .
-Yêu cầu một số em trình bày trước lớp .
- Lắng nghe bổ sung ý kiến học sinh nếu có .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
-2H lên bảng 
-Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Khi đi các phương tiện giao thông ta cần đi cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn .
- Lớp quan sát và nêu 
- Đại diện các nhóm trình bày .
-Nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Các cặp quan sát hình trang 40 .
-Đại diện của nhóm lên báo cáo 
-Đứng ở điểm đợi xe buýt.Xa mép đường 
- Đang lên xe ô tô khi xe đã dừng hẳn .
- Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe . Không nên đi lại , nô đùa , không thò đầu ra ngoài cửa sổ .
- Đang xuống xe , xuống cửa bên phải xe. 
- Một số em nêu về những lưu ý khi đi xe khách.
- Lớp thực hành vẽ PTGT
- Nêu tên phương tiện giao thông và những lưu ý khi đi loại giao thông này .
- Các đại diện lên thi nói với nhau trước lớp -Lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học và xem trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17(8).doc