I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới và các từ ngữ quan trọng: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
GV:Lê Thị Thuý Huyên TUẦN 11 Tiết 31 TẬP ĐỌC BÀ - CHÁU I. Mục đích: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu). 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ mới và các từ ngữ quan trọng: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. TIẾT 1 III. Lên lớp: 1- Bài cũ: 2, 3 HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ của bài thơ thương ông, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ. 2- Bài mới: Giới thiệu bài : Bà cháu. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - GVHD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Chú ý các từ ngữ: - Làng, vất cả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm. - Đọc từng đoạn trước lớp. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Bà và cháu rau cháo nuôi nhau / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. TIẾT 2 - Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào? - Sống nghèo khổ nhưng rất thương nhau. - Cô tiên cho hạt đào và nói gì? - Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang. - Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao? - Hai anh em trở nên giàu có. - Thái độ của hai anh em thế nào sau khi trở nên giàu có? - Hai anh em không cảm thấy vui sướng mà ngày càng buồn bã. - Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng? - Hai anh em thương nhớ bà vì vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. - Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Cô tiên hiện lên. Hai anh em òa khóc, cầu xin cô hóa phép cho bà sống lại, dù có trở ngại về cuộc sống khổ sở như xưa. Lâu đài, ruộng vườn biến mất, bà hiện ra đang ôm hai cháu vào lòng. Luyện đọc lại: 2, 3 HS nhóm tự phân vai thi đọc lại toàn truyện. V. Củng cố – dặn dò: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời. Nhận xét giờ học: Chuyện bà cháu. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện. GV:Lê Thị Thuý Huyên Tiết 33 TẬP ĐỌC CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. Mục đích: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cum từ dài. - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu. - Nắm được nghĩa các từ mới, lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy. - Hiểu nội dung bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh họa bài đọc trong SGK, ảnh về cây, quả xoài. III. Lên lớp. 1- Bài cũ: 2 HS đọc hai đoạn của bài bà – cháu. Trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. 2- Bài mới: Giới thiệu bài: Cây xoài của ông em. Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (SGK). - Lẫm chẫm, nở trắng cành, quả to đu đưa, càng nhớ ông, chín vàng, to nhất, dịu dàng, đậm đà, đẹp to, không thứ quả gì ngon bằng. - Đọc từng câu. - Giải nghĩa từ khó: + Xoài cát: + Xôi nếp hương: + Tên một loại xoài rất thơm ngon, ngọt. + Xôi nấu từ một loại gạo rất thơm. - Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát. - Cuối đông hoa nở trắng cành. Đầu hè quả sai lúc lư. Từng chùm quả to đu đưa theo gió. - Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào? - Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp. - Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? - Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn. Luyện đọc lại. VI. Củng cố – dặn dò: Bài văn miêu tả cây xoài của ông em trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. Nhận xét tiết học – Khen ngợi. Chuẩn bị bài sau: “Đi chợ”.
Tài liệu đính kèm: